SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tạo được sản phẩm đẹp trong các hoạt động tạo hình

Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình. Đối với việc giáo dục và phát triển nhân cách cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non, hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển trẻ nhỏ về mọi mặt như: Thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và phản ánh thế giới thông qua các hình tượng nghệ thuật, trong các hình thức họat động nghệ thuật.
Hoạt động tạo hình bao gồm nhiều thể loại như: Vẽ, nặn, cắt, xé dán, gấp giấy, trang trí,… Thông qua hoạt động tạo hình góp phần đáng kể đến việc hình thành ở trẻ những tri thức, ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển, hoàn thiện cảm xúc thẩm mỹ, tính kiên trì, bền bỉ, khéo léo, giáo dục trẻ ý thức tập thể, biết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, cởi mở, hòa đồng và có tinh thần đoàn kết.
Hoạt động tạo hình tạo điều kiện để trẻ phát triển khả năng tri giác đồ vật về hình dáng, cấu trúc, màu sắc, hình thành ở trẻ các thao tác tư duy, phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Biết được tầm quan trọng đó là một người giáo viên chúng ta cần coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiết thực nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực như nhận thức, tình cảm xã hội, thể chất, thẩm mỹ …
doc 25 trang skmamnonhay 11/07/2024 1110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tạo được sản phẩm đẹp trong các hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tạo được sản phẩm đẹp trong các hoạt động tạo hình

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tạo được sản phẩm đẹp trong các hoạt động tạo hình
 Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tạo được sản phẩm đẹp trong các hoạt động tạo hình”
 MỤC LỤC
 Mục Nội dung Trang
 PHẦN A ĐẶT VẤN ĐỀ 2
 I Lý do chọn đề tài. 2
 II Mục đích nghiên cứu của sáng kiến. 3
 PHẦN B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4
 I Cơ sở lý luận. 4
 II Cơ sở thực tiễn 4
 1 Đặc điểm tình hình 4
 1.1 Thuận lợi 5
 1.2 Khó khăn. 5
 III Các biện pháp. 6
 1. Biện pháp 1 Khảo sát khả năng tạo hình của trẻ. 6
 Phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ thông thông qua 6
 2. Biện pháp 2
 môi trường giáo dục. 
 Xây dựng nề nếp học tập trong giờ hoạt động tạo 8
 3. Biện pháp 3
 hình.
 Sưu tầm và sử dụng phối hợp các nguyên liệu tạo 8
 4. Biện pháp 4
 hình. 
 Linh hoạt sáng tạo trong phương pháp, hình thức, 10
 5. Biện pháp 5 nghệ thuật sư phạm và nhận xét sản phẩm trong hoạt 
 động tạo hình.
 6. Biện pháp 6 Hoạt động tạo hình ở mọi lúc mọi nơi. 12
 7. Biện pháp 7 Kết hợp với phụ huynh. 12
 IV Kết quả thực hiện 13
 1 Kết quả 13
 2 Bài học kinh nghiệm 14
 PHẦN C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 15
 1 Kết luận 15
 2 Kiến nghị 15
 PHẦN D TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
 1/23 Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tạo được sản phẩm đẹp trong các hoạt động tạo hình”
 + Về thẩm mỹ: Giúp trẻ hình thành xúc cảm và thị hiếu thẩm mỹ khi trẻ 
tạo hình. Vì vậy, hoạt động tạo hình là phương tiện giáo dục toàn diện rất tích 
cực không thể thiếu được trong chương trình giáo dục trẻ. 
 Vậy giáo viên phải làm gì, làm như thế nào để trẻ có thể cắt, vẽ, nặn, tô 
mầu...và làm đẹp sản phẩm. Nhận thức rõ trách nhiệm to lớn của giáo viên mầm 
non trong giai đoạn phát triển hiện nay tôi rất trăn trở và mong muốn tìm được 
giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ trong các hoạt động tạo hình. Chính vì vậy 
tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tạo được sản phẩm đẹp 
trong các hoạt động tạo hình” để áp dụng trong khi thực hiện đã đạt được kết 
quả tốt hơn.
 Thời gian nghiên cứu thực hiện: Năm học 2020-2021
 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA SÁNG KIẾN. 
 Tìm hiểu thực tế kỹ năng hoạt động tạo hình của trẻ tại lớp mẫu giáo 5– 6 
tuổi của trường mầm non .
 Đưa ra một số biện pháp áp dụng vào các hoạt động tạo hình, nhằm nâng 
cao chất lượng các sản phẩm, giúp trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non hoàn 
thành nhiệm vụ trong hoạt động tạo hình và tạo được sản phẩm đẹp.
 3/23 Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tạo được sản phẩm đẹp trong các hoạt động tạo hình”
mẫu giáo nhỡ có 2 lớp, mẫu giáo bé có 2 lớp, nhà trẻ có 2 nhóm, với tổng số 330 
học sinh.
1.1 Thuận lợi:
 - Về phía PGD: Phòng giáo dục huyện Gia Lâm luôn tạo điều kiện mở 
các lớp tập huấn hoặc các lớp bồi dưỡng chuyên đề, các buổi kiến tập để chị em 
tham gia học hỏi rút kinh nghiệm lẫn nhau để hoàn thành công việc, vì sự nghiệp 
giáo dục của huyện nhà.
 - Về phía BGH nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo 
điều kiện về cơ sở vật chất để cho trẻ học tập và tổ chức các hoạt động vui chơi, 
hoạt động ngoài trờigiúp trẻ phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của mình trong 
hoạt động tạo hình.
 - Về phía giáo viên: Giáo viên trong lớp đều trẻ có trình độ chuyên môn 
trên chuẩn, yêu nghề mến trẻ. Bản thân tôi, ngay từ bé đã rất yêu thích và có 
năng khiếu về hội họa, tôi được bố mẹ cho tham gia các lớp học vẽ. Khi lớn lên 
niềm đam mê hội họa của tôi vẫn luôn cháy bỏng và tôi rất muốn đem niềm đam 
mê, sự sáng tạo hội họa đó đến với các học sinh của tôi.
 Là một người giáo viên trẻ, được đào tạo chính quy tôi luôn tâm huyết 
yêu thương trẻ và nhiệt tình với sự nghiệp giáo dục mầm non. Năm học 2017-
2018 tôi đã tham gia trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, phát huy những 
thành tích đã đạt được tôi luôn cố gắng tìm tòi sáng tạo các nguyên vật liệu mới, 
các hình thức tạo hình mới giúp trẻ tạo được sản phẩm đẹp trong các hoạt động 
tạo hình.
 - Về phía trẻ: Các cháu đều ở cùng lứa tuổi, khả năng nhận thức đồng đều 
như nhau nên việc truyền đạt, kĩ năng của cô cũng dễ dàng hơn. 
 - Về phía phụ huynh: Phụ huynh luôn đồng hành, ủng hộ nhiệt tình các hoạt 
động giáo dục ở tại lớp và có sự kết hợp một cách đều tay trong mọi hoạt động.
1.2 Khó khăn.
 - Cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn.( sơn dầu, giá vẽ, bút dạ hay phòng 
chức năng riêng cho trẻ hoat động)
 - Tài liệu tham khảo còn hạn chế.
 - Các bậc phụ huynh còn quá chú trọng đến việc làm ăn kinh tế ít quan 
tâm đến việc học tập của con nên khả năng tiếp cận nghệ thuật tạo hình của trẻ 
chưa tốt.
 - Môi trường giáo dục trong gia đình chưa sát sao cũng ảnh hưởng đến 
tâm hồn của trẻ khi cảm thụ trước cái đẹp.
 - Đa số trẻ vẫn chưa tích cực và chủ động trong học tập. Một số trẻ còn 
cầm bút vẽ bằng tay trái nên các kĩ năng vẽ, đánh nền tô mầu còn ẩu.
 5/23 Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tạo được sản phẩm đẹp trong các hoạt động tạo hình”
của những tác phẩm ấy. Điều đó có thể nói rằng, trẻ luôn có những xúc cảm rất 
đặc biệt với những sự vật hình tượng xung quanh, nó mang lại cảm xúc và ấn 
tượng mạnh đối với trẻ. Đây cũng là một trong những biện pháp quan trọng bởi 
vì xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là trực quan sinh động thì thu hút và 
hấp dẫn trẻ, thúc đẩy trẻ hoạt động tích cực tốt hơn, để đạt được điều đó tôi cho 
trẻ xem nhiều tranh, nhiều tác phẩm tạo hình có giá trị như tranh vẽ, hay xem 
băng đĩa có các cảnh quan đẹp rõ nét. Đồng thời hướng dẫn trẻ quan sát để nhận 
thấy cái đẹp đơn giản nhất trong những tác phẩm đó... Căn cứ vào cấu trúc 
phòng học của lớp, đặc điểm tâm lí của trẻ 5-6 tuổi cũng như số lượng và thời 
gian thực hiện chủ đề tôi tiến hành như sau:
 - Trò chuyện: cùng trẻ trò chuyện để tìm hiểu xem trẻ đã biết và chưa 
biết điều gì về chủ đề sau đó mở rộng thêm vốn hiểu biết cho trẻ bằng cách cho 
trẻ xem tranh ảnh, băng hình, chơi trò chơi Giao một số nhiệm vụ cho trẻ thực 
hiện: tô, vẽ, cắt dán để làm tranh chủ đề, mang các nguyên vật liệu gia đình sẵn 
có như tranh ảnh, chai, lọ, vỏ sò, ốc các loại để trang trí lớp theo chủ đề.
 - Sử dụng sản phẩm của trẻ để trang trí lớp. Môi trường xunh quanh lớp 
chủ yếu là nơi cho trẻ hoạt động được trang trí đơn giản, màu sắc hài hòa, đều 
được trang trí theo hình thức mở và được thay đổi thường xuyên theo các chủ 
đề.một hoạt động tạo hình. Vì như thế sẽ làm cho một giờ hoạt động khô khan 
và không đạt ở trẻ sự hứng thú tích cực, mà đặc biệt với sự áp dụng chương trình 
giáo dục mầm non mới nó đòi hỏi một giờ hoạt động phải nhẹ nhàng và chủ động 
trên trẻ nhiều hơn trong đó người giáo viên chỉ là người định hướng cho trẻ. Vì vậy 
tôi để trẻ lựa chọn nguyên liệu và ý tưởng tạo hình của trẻ trong giờ “hoạt động tạo 
hình, hoạt động góc (ở góc tạo hình), góc khám phá, hoạt động ngoài trời” để trẻ 
được thỏa sức thể hiện ý tưởng của mình mà không theo một khuôn mẫu nào. Tôi 
đưa STEM vào góc tạo hình để trẻ học hỏi tìm hiểu cái mới. Vì vậy xây dựng môi 
trường hoạt động tạo hình phong phú, hấp dẫn là khâu rất quan trọng giúp trẻ hình 
thành tốt khả năng quan sát, trí tưởng tượng, sáng tạo, yêu thích cái đẹp. Vì vậy 
trong lớp tôi đã trang trí tranh ảnh cô và trẻ tự làm bằng các nguyên vật liệu khác 
nhau với nội dung phong phú và phù hợp với các chủ đề trên các mảng tường.
 Ở góc hoạt động tôi luôn trang trí trên mảng tường đảm bảo thẩm mỹ, 
thân thiện với các tên gọi gần gũi như “Sản phẩm của bé, bé là họa sĩ tí hon,.”. 
và một số những bức tranh và những đồ dùng, đồ chơi tự tạo trong chủ điểm. 
 Từ những trải nghiệm thực tế đó cùng với sự gợi mở của cô tôi thấy trẻ 
lớp lôi rất say mê tạo ra sản phẩm trong các hoạt động. 
 Sau khi áp dụng biện pháp tạo môi trường cho trẻ hoạt động tạo hình tôi 
nhận thấy sản phẩm của trẻ có nhiều nét tiến bộ. Trẻ chủ động tạo ra sản phẩm 
trong giờ hoạt động tạo hình, hoạt động góc, hoạt động chiều hay những buổi 
 7/23 Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tạo được sản phẩm đẹp trong các hoạt động tạo hình”
 + Giúp trẻ nhận biết màu sắc độ tương phản làm nổi bật sản phẩm tạo 
hình, tạo nên sản phẩm có sức sống hơn.
 + Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay giúp các cơ khớp vận động linh 
hoạt hơn. Như vậy phối hợp hài hòa các nguyên vật liệu tạo hình là tạo ra sản 
phẩm có hồn, có sức sống, tạo ra sự đa dạng phong phú và phát triển ở trẻ óc tư 
duy và khả năng sáng tạo của trẻ.
 Ví dụ: Với bài vẽ trang phục của bé trẻ vẽ, tô màu xong cô có thể gợi ý 
cho trẻ gắn thêm các khuyu áo cho sản phẩm hấp dẫn hơn.
 Nguyên liệu tạo hình không chỉ là màu nước, vẽ trên giấy, sử dụng trên 
giấy thông thường mà cô luôn tìm tòi những nguyên liệu tạo hình đa dạng khác 
cho trẻ hứng thú hoạt động.
 Nguyên vật liệu phụ kiện là những loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm. Có thể 
trẻ tự kiếm như lá cây, cánh hoa, phế liệu, vỏ hộp, thùng cát tông, quần áo cũ, 
bông, vải vụn, các loại củ quả  Đồ dùng được sản xuất như: giấy, hồ dán, 
kéo,.. Sự đa dạng của nguyên vật liệu tạo hình để trẻ lựa chọn và để khuyến 
khích khả năng sáng tạo của trẻ.Vì từng đồ dùng, đồ chơi còn nhiều hạn chế tôi 
luôn huy động phụ huynh tìm kiếm những nguyên vật liệu, phế thải có sẵn ở địa 
phương để cho trẻ hoạt động tạo hình vào những bài sắp tơi được thuận lợi hơn. 
 Ví dụ cho trẻ in hình các con vật đồ vật, đồ chơi như lá cây, các loại vỏ, 
củ, quả đã được cắt làm đôi hoặc để nguyên hoặc cô có thể khắc những củ, quả, 
xốp, nhựa, gỗ tạo nên hình các con vật, đồ vật, đồ chơi, hình người cho trẻ chấm 
màu và in trên giấy. Cô có thể gợi ý cho trẻ vẽ tranh bằng dấu vân tay, hình bàn 
tay, bàn chân của trẻ, tranh thổi màu nước, chuẩn bị những vật thật như lọ hoa, 
quả bóng ấm pha trà, cái cốc, cho trẻ tạo hình theo vật thật Như vậy ngoài 
việc phối hợp các nguyên liệu tạo hình sao cho phù hợp thì việc sưu tầm và gợi 
ý cho trẻ sử dụng những nguyên liệu trong hoạt động tạo hình là điều rất quan 
trọng giúp trẻ tạo được nhiều sản phẩm đẹp và phong phú.
 Kết quả khi trẻ đã biết phối hợp các nguyên liệu tạo hình tôi thấy trẻ tạo ra 
sản phẩm có nhiều nét sáng tạo, màu sắc hài hòa, sản phẩm đa dạng phong thú 
và trẻ rất thích thú khi sản phẩm của mình được phối hợp các nguyên liệu tạo 
hình khác. Trẻ phải tri giác khi bắt đầu tạo sản phẩm xem nguyên liệu phối hợp 
là gì sau đó trẻ sẽ tìm màu sắc để đánh màu, đánh nền và hình ảnh vẽ, cắt, xé 
dán, trang trí không quá nhỏ để trẻ phối hợp các nguyên liệu khác được rễ dàng 
và hợp lý cho sản phẩm.
 Cách sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình.
 + Đối với những nguyên liệu nhẹ dễ dán như: Khuyu áo, nhũ màu, hạt 
gạo, hạt đỗ loại nhỏ tôi sử dụng hồ dán.
 9/23

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_tao_duoc_san_pham_de.doc