SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển thể chất tại Trường Mầm non Dương Hà
Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phúc hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực thông qua phát triển vận động là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non. Phát triển vận động là một trong những điều cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ biết nhiều kỹ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của trẻ được tăng lên, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp thêm cho trẻ rèn một số kỹ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì...Trong quá vận động trẻ còn được phát triển thêm cả về mặt tình cảm xã hội cũng như thẩm mỹ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển thể chất tại Trường Mầm non Dương Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển thể chất tại Trường Mầm non Dương Hà
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG A/ ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2 III/ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2 IV/ ĐÔI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3-16 I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN. 3 II/ THỰC TRẠNG 4 1/ Thuận lợi 4 2/ Khó khăn 4 3/ Điều tra hực trạng 4 III/ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH 4 1/ BP1: HT bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn. 4-5 2/ BP 2: Lập kế hoạch, xây dựng môi trường vận động 5-6 3/ BP 3: Phát triển thể chất cho trẻ thông qua giờ học thể dục 6-7 4/ BP 4: Phát triển thể chất cho trẻ mọi lúc mọi 7-10 5/ BP 5: Phát triển thể chất thông qua trò chơi. 10-11 6/ BP 6:Tăng cường giáo dục dinh dưỡng 11-12 7/ BP 7: Phối kết hợp với phụ nhuynh 13 IV/ HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 13-14 V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 15 C/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15 SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển thể chất làm đề tài cho bản sáng kiến kinh nghiệm của mình. II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Với đề tài này mục đích là giúp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất của nhà trường. Giúp trẻ có thể lực và các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt mạnh dạn, tự tin, tích cực hứng thú tham gia vào hoạt động phát triển thể chất. III/ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: Thời gian nghiên cứu 6 tháng ( Bắt đầu từ tháng 9/2019 đến tháng 2/2020 ) IV/ ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Được sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, to chuyên môn cùng với đồng nghiệp nên tôi tập trung nghiên cứu 30 học sinh tại lớp MG lớn A2 tôi đang giảng dạy. 2/15 SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển thể chất trang, sạch đẹp có đầy đủ các phòng chức năng đặc biệt là phòng thể chất với đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ phát triển vận động góp phần cho việc thực hiện có hiệu quả các bài tập phát triển vận động cho trẻ. - Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để cho giáo viên học tập lẫn nhau qua các buổi kiến tập chuyên đề về phát triển vận động cho trẻ và sinh hoạt to nhóm chuyên môn. - Lớp được phân công 2 cô có thể lực tốt lại yêu thích thể thao, trình độ chuyên môn trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, tích cực chủ động tìm tòi thiết kế các hoạt động sáng tạo, quan tâm phát huy tính tích cực của trẻ. - Lớp có 30 học sinh cùng độ tuổi và đều học qua mẫu giáo nhỡ. - Đa số phụ huynh đều mong muốn con mình khoẻ mạnh vui vẻ khi đến lớp. 2/ Khó khăn - Cây xanh, bóng mát sân trường chưa có nhiều nên việc thực hiện hoạt động vận động vui chơi ngoài sân với các đồ chơi ngoài trời còn hạn chế. - Nhiều trẻ chưa mạnh dạn, hạn chế trong kỹ năng và chưa tự tin vào khả năng của mình, chưa sẵn sàng cho những thử thách mới lạ. Khả năng tiếp thu của trẻ trong lớp không đồng đều. - Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển thể chất cho trẻ. 3/ Điều tra thực trạng. Đứng trước những thuận lợi và khó khăn như vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ nói chung và ứng dụng được phương pháp giáo dục tiên tiến nói riêng, ngay vào đầu năm học khi học sinh đã ổn định, tôi tiến hành khảo sát học sinh để nắm bắt tình hình của trẻ trong lớp ( Phần phụ lục) III/ CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH 1/ Biện pháp 1: Học tập bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn. Trong công tác chăm sóc giáo dục mầm non nói chung và giáo dục phát triển thể chất cho trẻ nói riêng, muốn đáp ứng được nhu cầu giáo dục của thời đại thì việc bồi dưỡng chuyên môn và tự học hỏi chau rồi kiến thức là không thể thiếu. Bản thân tôi là một giáo viên mầm non đã trải qua nhiều năm giảng dạy, được phân công dạy lớp MG lớn lại là một lớp về điểm chuyên đề “ Phát triển thể chất” vì vậy: - Ngay từ đầu năm tôi đã dựa vào kế hoạch của nhà trường để xây dựng, lập kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng một cách khoa học.Trong kế hạch tôi xác định rõ mục tiêu, nội dung, hình thức và thời gian tự học, tự bồi dưỡng. - Tận dụng thời gian rảnh dỗi tôi đọc sách báo, xem truyền hình, mạng internet các trương trình giáo dục mầm non để chọn lọc, học tập kinh nghiệm để áp dụng phù 4/15 SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển thể chất được rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục thể chất, họ quan tâm hơn đến sự vận động của con mình: con mình thực hiện được đến đâu, có thực hiện tốt bài tập không, có mạnh dạn tự tin khi tham gia vận động không. 3/ Biện pháp 3: Phát triển thể chất thông qua giờ học thể dục. To chức hoạt động thể dục giờ học là nội dung thiết yếu trong quá trình phát triển thể chất cho trẻ mầm non, vì vậy khi lựa chọn nội dung bài tập cho trẻ tôi luôn tuân thủ theo các nguyên tắc: - Bám sát chương trình giáo dục mầm non hiện hành để lựa chọn nội dung, mục tiêu phù hợp độ tuổi. - Đảm bảo tính liên tục và tính hệ thống. Sự kết hợp hợp lý giữa các vận động có tính chất động và tĩnh, phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và địa phương. Để đạt được những kỹ năng kỹ xảo vận động có mục đích và hình thành những kỹ năng vận động đúng thì thể dục giờ học được coi là hình thức cơ bản để tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho trẻ. Ớ mỗi hình thức tuỳ theo từng nội dung bài dạy mà tôi có thể lựa chọn phương pháp đồ dùng dụng cụ luyện tập khác nhau Theo chương trình giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non cấu trúc một tiết học giáo dục thể chất bao gồm 3 phần: Khởi động, trọng động và hồi tĩnh. Tuy mỗi phần đều giải quyết một nhiệm vụ nhất định, có tác dụng và hỗ trợ lẫn nhau nhưng thực tế cho thấy rằng tiết thể dục nào trẻ cũng tập như vậy dẫn đến trẻ sẽ chán, uể oải trong giờ học, không phát huy tính tích cực vận động ở trẻ. Trong quá trình dạy trẻ tôi nhận thấy rằng trẻ rất thích những bài hát mới đặc biệt là các bài hát, bản nhạc có tiết tấu vui nhộn. Chính vì vậy mà để khắc phục tình trạng uể oải trong giờ học tôi đã lựa chọn các bài hát khác nhau làm nhạc nền cho các phần trong tiết học phù hợp với từng chủ đề nhỏ giúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia tiết học thể dục. Ví dụ: Chủ đề: Động vật + Phần khởi động: Kết hợp bài hát “ chicken dance” + Phần trọng động: Kết hợp với bài “ Con cào cào” + Phần hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng kết hợp với bai hát “ cò lả” hoặc những tiếng nhạc du dương của gió, tiếng suối chảy róc rách. Đặc biệt trong giờ học tôi dùng một loại tín hiệu thống nhất để khỏi ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ, bên cạnh đó tôi luôn sử dụng khẩu lệnh, mệnh lệnh như: “Nghiêm”, “Nghỉ”, “Đi”, “Chạy”, “Dừng lại”, mệnh lệnh, khẩu lệnh rõ ràng, dứt khoát và lôi cuốn sự tập trung chú ý của trẻ. Hiệu quả của việc phát triển tính tích cực vận động không chỉ phụ thuộc vào cách lựa chọn các phương SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển thể chất pháp dạy học, mà con phụ thuộc đáng kể vào các hình thức to chức cho trẻ luyện tập. Vì vậy trong giờ thể dục giờ học tôi đã sử dụng linh hoạt các hình thức cho trẻ luyện tập: 6/15 SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển thể chất Âm nhạc là sự hỗ trợ đắc lực nhất cho các bài tập thể dục buổi sáng. Chỉ cần nghe tiếng nhạc vui nhộn là các bé đã muốn nhún nhảy, chuyển động. Những bé còn đang ngái ngủ cũng không thể ngồi yên một chỗ nữa, phải bật dậy tham gia cùng các bạn khác. Tùy vào chủ đề sự kiện trong tháng sẽ cho trẻ tập những bài tập khác nhau kết hợp với các bài hát, bản nhạc phù hợp hoặc kết hợp những bài tập dân vũ mới lạ như: Dân vũ rửa tay, hello... giúp trẻ hứng thú hơn không những vậy thể lực của trẻ được nâng cao, hoạt động của các cơ quan tích cực hơn thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn. Ảnh 2: Bé tập thể dục sáng. 4.2/ Phát triển thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động. * Với HĐ tạo hình và LQCC. Khi tổ chức các môn học khác như vẽ, cắt, xé dán hoặc cho trẻ làm quen chữ cái để giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi của trẻ tôi đã cho trẻ vận động “phút thể dục” theo bài: “ Cúi mãi mỏi lưng; Viết mãi mỏi tay; Thể dục thế này; Là hết mệt mỏi”. Hay tôi cho trẻ xoay cổ tay , nghiêng người về hai bên theo nhịp đếm của cô. *Trong giờ làm quen văn học (LQVH): Do đặc điểm của trẻ mầm non rất thích được nghe kể chuyện, đọc thơ...qua đó giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rèn luyện khả năng ghi nhớ có chủ định, phát triển tình yêu thiên nhiên, con người, biết phân biệt giữa thiện và ác, giữa cái tốt và xấu... cho nên khi dạy trẻ làm quen với các tác phẩm văn học tôi thường lồng ghép, tổ chức các trò chơi vận động nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng mà đạt hiệu quả cao. Ví dụ : Chủ đề “Gia đình” khi dạy trẻ kể chuyện “Hai anh em” đến cuối tiết học tôi cho trẻ chơi trò chơi “Hái bông”: Cô chia trẻ làm 3 đội thi đua mỗi đội đều phải bật qua vật cản rồi phải đi theo con đường dích dắc, cho trẻ thi đua trong một bản nhạc đội nào lấy được nhiều bông hơn đội đó thắng cuộc. * Trong giờ làm quen với toán ( LQVT): Môn LQVT thường được coi là môn học khô khan, đòi hỏi sự tập trung cao độ của trẻ, cho nên trẻ rất dễ bị nhàm chán, khó tập trung. Do vậy để kích thích được sự hứng thú cho trẻ đối với môn toán thì trước hết giáo viên phải biết vận dụng các phương pháp hình thức linh hoạt, phải biết xen kẽ giữa động và tĩnh, để phát huy được tính tích cực vận động của trẻ vì vận động là một trong những điều kiện cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ càng biết nhiều kỹ năng vận động thì vốn kiến thức của trẻ càng tăng, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động trẻ được rèn một số kỹ năng nhận thức: 8/15 SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển thể chất đa; Lúa ngô là cô đậu nành... giúp trẻ giúp trẻ vừa phát triển vận động vừa phát triển ngôn ngữ. Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định vì thế hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Khi thực hiện tôi luôn chú ý lựa chọn các trò chơi vận động cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động. 5/ Biện pháp 5: Phát triển thể chất thông qua trò chơi. 5.1/Sử dụng trò chơi vận động Trò chơi vận động thuộc nhóm các trò chơi có luật có vai trò rèn luyện, củng cố các vận động cơ bản như: Đi, chạy, nhảy, ném. và các tố chất vận động nhanh, mạnh, bền bỉ và khéo léo. Mỗi loại trò chơi thường đòi hỏi người chơi phải thực hiện 1 - 2 loại vận động cùng với những tố chất nhất định. Trò chơi vận động đòi hỏi trẻ phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt. Trẻ phải có sức khỏe mới có thể vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng động. Trẻ 5 - 6 tuổi rất hào hứng với các trò chơi mang tính thể thao và có yếu tố thi đua như trò chơi “ Thi xem to nào nhanh”, “Cướp cờ”, “ Đôi bạn khéo”, “ Kéo co”... Trong những trò chơi này trẻ không chỉ được rèn luyện về mặt vận động mà cả các phẩm chất xã hội như tính trung thực, tinh thần đồng đội cũng có cơ hội được rèn luyện và thử thách. Qua một thời gian cho các cháu hoạt động và tham gia các trò chơi vận động theo các phương pháp trên tôi nhận thấy các cháu trở nên nhanh nhẹn, linh hoạt, thông minh, sáng tạo, tích cực, chủ và mạnh dạn, tự tin hơn trong mọi hoạt động trải nghiệm khám phá của mình cũng như các bài tập phát triển thể chất.Các cháu đã chủ động đưa ra những câu hỏi lý thú có tính suy luận cho cô, cho bạn trả lời, đưa ra những tình huống hay những cách vận động khác cùng với một đồ dùng, vận dụng được nhiều hơn các bộ phận cơ thể vào cùng một vận động. Hình thành cho trẻ được tình yêu với các hoạt động cá nhân, hoạt động tập thể, yêu thích được vận động chạy nhảy không những vậy trẻ còn được phát triển thêm cả về mặt tình cảm xã hội cũng như thẩm mỹ. Ví dụ 1: Trò chơi “ Vượt chướng ngại vật” - Mục đích: Phát triển ở trẻ tố chất khỏe mạnh, khéo léo - Chuẩn bị: 1 bước đệm chân có ô số,1 bước đệm chân có ô chữ, 3 dòng suối có kích thước tăng dần(40 cm - 45 cm - 50 cm), vạch xuất phát. - Cách chơi: Hai đội thi đua với nhau, một đội bạn trai, một đội bạn gái, mỗi đội 5 bạn. Các bạn lần lượt di chuyển dồn bước ngang trên ô đệm số hoặc chữ, sau đó bật qua 3 dòng suối. - Luật chơi: Trẻ chơi theo luật tiếp sức. 5.2/Sủ dụng trò chơi dân gian 10/15
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_phat_trien_the_chat.docx
- SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển thể chất tại Trường Mầm non Dương Hà.pdf