SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua môn làm quen văn học tại Trường Mầm non Hoa Phượng

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có ích, thành những con người mới. Làm tốt việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ sở quan trọng của con người Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể, phát triển toàn diện nhân cách.
Hiện nay bậc học mầm non đã, đang tiến hành đổi mới chương trình giáo dục trẻ mầm non trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyển khích trẻ hoạt động một cách chủ động tích cực, hồn nhiên, vui tươi, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm "Học mà chơi - Chơi mà học" đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện.
Trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt thì văn học là môn rất quan
trọng không thể thiếu đối với trẻ Mầm non, nó giúp trẻ hình thành nhân cách con người và mang lại những hiểu biết về cuộc sống xung quanh qua những câu chuyện thần thoại, chuyện cổ tích…Đặc biệt hấp dẫn trẻ, nhằm nuôi dương tâm hồn trẻ như: tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống thiên nhiên, cảm nhận được cái thiện, cái ác, cái hay, cái đẹp. Giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng, sáng tạo là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, diễn đạt lưu loát, biết sử dụng từ đúng lúc đúng chỗ.
doc 22 trang skmamnonhay 24/07/2024 1530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua môn làm quen văn học tại Trường Mầm non Hoa Phượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua môn làm quen văn học tại Trường Mầm non Hoa Phượng

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua môn làm quen văn học tại Trường Mầm non Hoa Phượng
 Qua bộ môn văn học giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng sáng 
tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ 
phát triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ được mở rộng và phong phú hơn. 
Trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự kiện nào đóbằng 
chính ngôn ngữ của trẻ
 Việc Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi là việc làm hết sức 
quan trọng, để tạo tiền đề vững chắc cho trẻ trong việc học đọc, học viết khi vào 
lớp một phổ thông. Đồng thời giúp trẻ biết diễn đạt rõ ràng những suy nghĩ mong 
muốn của mình với mọi người và thể hiện cảm xúc với Môi trường xung quanh. Từ 
những vấn đề trên, tôi quyết chon đề tài "Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi phát 
triển ngôn ngữ thông qua môn làm quen văn học tại trường mầm non Hoa Phượng". 
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 
 Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là 
bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có 
ích, thành những con người mới. Làm tốt việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ 
thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ sở quan trọng của con người Việt Nam mới, người lao 
động làm chủ tập thể, phát triển toàn diện nhân cách. 
 Hiện nay bậc học mầm non đã, đang tiến hành đổi mới chương trình giáo dục 
trẻ mầm non trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp sự phát 
triển của từng cá nhân trẻ, khuyển khích trẻ hoạt động một cách chủ động tích cực, 
hồn nhiên, vui tươi, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng 
tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách 
linh hoạt, thực hiện phương châm "Học mà chơi - Chơi mà học" đáp ứng mục tiêu 
phát triển của trẻ một cách toàn diện. 
 Trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt thì văn học là môn rất quan
 trọng không thể thiếu đối với trẻ Mầm non, nó giúp trẻ hình thành nhân cách 
con người và mang lại những hiểu biết về cuộc sống xung quanh qua những câu 
chuyện thần thoại, chuyện cổ tíchĐặc biệt hấp dẫn trẻ, nhằm nuôi dương tâm hồn 
trẻ như: tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống thiên nhiên, cảm nhận được 
cái thiện, cái ác, cái hay, cái đẹp. Giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng Phát triển ngôn ngữ cho trẻ được tích hợp trong tất cả các hoạt động giáo dục 
trẻ, và nhất là trong hoạt động Làm quen văn học. Vì vậy, dạy cho trẻ mầm non nói 
chung và cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng biết cảm nhận văn học là cực kỳ quan trọng 
trong việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ. Vì thế giáo viên cần có những kiến thức, kỹ 
năng, phương pháp , biện pháp , linh hoạt trong khi tổ chức hoạt động làm quen 
Văn học để vận dụng vào việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất.
 Văn học là một loại hình nghệ thuật đến với trẻ rất sớm và cũng được trẻ yêu 
thích. Nó không chỉ giúp trẻ cảm nhận được nghệ thuật mà qua đó giúp trẻ phát 
triển ngôn ngữ, nhận thức, năng lực cảm xúc, tưởng tượng, tính sáng tạo, sự tập 
trung chú ý, khả năng diễn tả đạt... Khác với các môn học khác văn học hoàn toàn 
xác định rõ những hình ảnh và ngôn ngữ cụ thể, cùng với thời gian đã thu hút, làm 
thỏa mãn nhu cầu, mong muốn, tình cảm của trẻ .
 Văn học là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển lời 
nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm ....đối với trẻ. Văn học là một thế giới kỳ 
diệu đầy màu sắc, đầy cảm xúc. Trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ, trong sáng 
nên tiếp xúc với văn học là một nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ.
 Mục tiêu của công tác chăm sóc giáo dục mầm non phát triển và hình thành 
nhân cách cho trẻ, việc dạy trẻ tiếp cận với tác phẩm văn học là cho trẻ cơ hội được 
thể hiện mình, tự tin, mạnh dạn và trẻ phát triển vốn từ, trẻ nói đúng ngữ pháp.
 2. Thực trạng
 2.1. Thuận lợi – khó khăn
 * Thuận lợi 
 Trường Mầm non Hoa Phượng đóng trên địa bàn thị trấn, điều kiện cơ sở vật 
chất tương đối đầy đủ giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn, nhiệt tình, yêu 
nghề, mến trẻ; có khả năng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn; hiểu được 
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. 
 Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu, nhà trường đã thường xuyên 
tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và các đợt chuyên đề văn học, hội thi đồ dùng, đồ 
chơi cho giáo viên học tập và rút kinh nghiệm. Một số trẻ chưa mạnh dạn còn nhút nhát, thiếu tự tin, nhận thức hạn chế 
dẫn đến khả năng tiếp thu văn học chưa cao.
 Giáo vên đôi lúc chưa thật sự linh hoạt, chất giọng kể còn hạn chế.
 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu
 * Mặt mạnh
 Đồ dùng và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động làm quen văn học tương 
đối đầy đủ.
 Giáo viên nhiệt tình, yêu thương trẻ, chịu khó học hỏi để nâng cao chất 
lượng hoạt động làm quen văn học. 
 Học sinh hứng thú với hoạt động làm quen văn học đặc biệt là giờ kể chuyện; 
 Trẻ có cơ hội để thể hiện mình trước mọi người, được kể chuyện, được thảo 
luận với bạn. 
 Rèn cho trẻ kỹ năng kể chuyện mạch lạc và diễn cảm để phát triển ngôn ngữ
 * Mặt yếu
 Khả năng chú ý tiếp thu của trẻ còn hạn chế, một số trẻ chưa mạnh dạn, 
thiếu tự tin, kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn.
 Giáo viên chưa thật sự linh hoạt, sáng tạo trong khi tổ chức hoạt động 
 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 Phương pháp cho trẻ làm quen văn học còn rập khuôn, cứng nhắc, chưa 
đồng loạt trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với văn học nói chung xoay 
quanh chủ đề . 
 Giáo viên thường tổ chức cho trẻ chơi để nhằm đạt một số kỹ năng theo yêu 
cầu bài học.
 Trong khi dạy trẻ giáo viên thường hay chú ý đến kết quả dạy trẻ, để nhận 
xét, đánh giá mà chưa chú ý đến quá trình hoạt động của trẻ. 
 * Khảo sát đầu năm về khả năng thể hiện ngôn ngữ của trẻ Một yêu cầu đối với giáo viên khi dạy trẻ làm quen với văn học là kiến thức 
truyền đạt đến trẻ phải ngắn gọn, dễ hiểu, luôn sáng tạo, đổi mới, ngoài ra để tạo 
hứng thú và sự tập trung chú ý của trẻ thì cô giáo phải có nghệ thuật lên lớp, ngôn 
ngữ diễn đạt phải diễn cảm, logic...
 3. Giải pháp, biện pháp
 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 
 Khi dạy trẻ một bài thơ hoặc câu chuyện , cô giáo phải nghiên cứu kỹ bài 
thơ, câu chuyện đó trước khi đọc, kể cho trẻ nghe để thể hiện giọng, ngữ điệu phù 
hợp với diễn biến tâm trạng, hành động của mỗi nhân vật để truyền đạt cho trẻ một 
cách hấp dẫn, sinh động, tạo sự hứng thú cho trẻ , để trẻ lắng nghe và lĩnh hội trọn 
vẹn câu chuyện, bài thơ một cách tốt nhất.
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 Để giải quyết được những vấn đề trên, trước mỗi tiết dạy cô phải chuẩn bị 
chu đáo giáo án, đồ dùng trực quan phong phú để gây hứng thú cho trẻ như tranh 
ảnh, con rối, mô hình, sưu tầm các bài vè, bài thơ dân gian, bài hát dân ca, câu đố, 
giáo dục môi trường phù hợp để lồng ghép vào từng tiết dạy.
 Tự học, tự rèn luyện để có kỹ năng đọc, kể tự tin, diễn cảm dành nhiều 
thời gian để nghiên cứu tác phẩm, xem nội dung tác phẩm đó giáo dục trẻ những gì, 
đó có thể là con người cũng có thể là các loài vật với những tính cách đạo đức khác 
nhau như: hiền hay ác, nhanh hay chậm, nhút nhát hay dũng cảm, khiêm tốn hay 
kiêu ngạo,  để lồng ghép giáo dục một cách nhẹ nhàng mà có hiệu quả.
 Ví dụ: Bài thơ "Hoa kết trái" giáo dục trẻ vẻ đẹp của các loại hoa và không 
được hái hoa, bẻ cành để hoa làm đẹp cho cuộc sống, hoa cho quả ngot... 
 Ví dụ: Truyện "Rùa và Thỏ" giáo dục trẻ không nên chủ quan, coi thường 
người khác. Nhờ sự thông minh, kiên trì của "Chú Rùa" chậm chạp đã về đích 
trước. Còn “Chú Thỏ” kiêu ngạo bị thua cuộc. Khi kể tôi phải xác định câu chuyện đó thuộc loại nào, cổ tích hay ngụ 
ngôn... để tìm hiểu ý của từng đoạn mà thể hiện giọng đọc, kể cho phù hợp với tính 
cách của mỗi nhân vật. Cùng một nhân vật nhưng trong các bối cảnh khác nhau, sắc 
thái ngôn ngữ cũng khác nhau. Bằng những biện pháp nhân hoá gắn với kỹ thuật 
cường độ, nhịp điệu, ngắt giọng, cử chỉ, ánh mắt để thể hiện rõ nét.
 VD: câu chuyện "Cáo, Thỏ, Gà trống" thì giọng của " Cáo" khi đuổi "Bầy 
Chó và bác Gấu" giọng nói to, nhấn mạnh giọng và nhanh, còn lúc gặp "chú Gà 
Trống" lúc này "Cáo" sợ hãi nên thế hiện giọng nhỏ hơn và chậm lại, run sợ. 
 Khi kể chuyện, đọc thơ cô cần sử dụng cử chỉ điệu bộ ánh mắt để hỗ trợ 
thêm cho giọng kể, đọc của mình. 
 *Biện pháp 3: Đàm thoại theo nội dung bài thơ câu chuyện chuyện.
 Đây là phương pháp đàm thoại giữa cô và trẻ trong đó cô giữ vai trò chủ 
động. Để đặt ra những câu hỏi cho trẻ trả lời và đồng thời cô gợi ý nếu trẻ gặp khó 
khăn và khuyến khích trẻ trả lời những câu hỏi cao hơn so với trình độ của trẻ, để 
nhằm phát huy tính tích cực, tư duy của trẻ. Câu hỏi của cô đặt phải ngắn gọn, rõ 
ràng, rõ ý. Cô đặt câu hỏi chung cho cả lớp yêu cầu trẻ suy nghĩ và trả lời. Sau đó 
yêu cầu trẻ giơ tay, gọi một trẻ trong số các trẻ giơ tay trả lời, cô nhắc cho cả lớp 
nghe câu trả lời của bạn và kiểm tra lại ý kiến của mình. Có thể gọi thêm một vài 
trẻ khác trả lời hoặc nhận xét câu trả lời của bạn nhằm khuyến khích sự mạnh dạn 
tự tin ở trẻ. Sửa những câu trả lời không đúng, thiếu chính xác bằng các câu nói nhẹ 
nhàng (Bạn đã có tinh thần xung phong, bạn trả lời gần đúng rồi đấy...Vậy bạn nào 
có nhận xét khác không nào?; ...)
 Ví dụ: trong chuyện “Quả bầu tiên” cô đặt câu hỏi: Trong chuyện có những 
nhân vật nào? Các con có nhận xét gì về các nhân vật? Các con yêu nhân vật nào? 
Vì sao? 
 Đàm thoại có tác dụng lớn đối với giáo dục trẻ. Vì trẻ thích tìm tòi, thắc mắc, 
ngược lại trong khi đàm thoại giúp cho tôi đánh giá được trình độ nhận thức của trẻ 
và biết được khả năng lĩnh hội kiến thức của từng trẻ cũng như khả năng diễn đạt 
bằng ngôn ngữ của từng trẻ. Trong khi trẻ kể cô theo sửa những chỗ cháu chưa thể hiện đúng giọng điệu, 
tính cách nhân vật hay khi ngắt giọng... 
 * Biện pháp 5: Lồng ghép đọc thơ, kể chuyện vào các môn học khác
 Cô giáo là người xác định chủ đề lên kế hoạch tổ chức lồng ghép các môn 
học một cách hợp lý để trẻ phát huy hứng thú, khuyển khích trẻ tích cực chủ động 
trong tiết học. 
 Với lời kể diễn cảm, hấp dẫn nhưng biết tích hợp các môn học khác thì sẻ 
hay hơn vì nó làm thay đổi không khí, làm thay đổi trạng thái khi kể chuyện. Bằng 
những lời ca, lời đối thoại, những câu đố, những bài đồng dao, ca dao hay một số 
trò chơi xen lẫn.
 Ví dụ: Bài thơ “Thỏ Bông bị ốm”, “Ong và Bướm”.hoặc cho trẻ đọc thuộc 
các một số bài đồng dao, ca dao “Vè chim”, “Đi cầu đi quán”. 
 Việc tích hợp các môn học khác giáo viên phải linh hoạt, lựa chọn nội dung, 
kết hợp nhuần nhuyễn sao cho phù hợp với nội dung câu chuyện, giúp trẻ tham gia 
vào hoạt động một cách tích cực và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh nhất.
 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
 Giáo viên phải nỗ lực hết mình và dành nhiều thời gian nghiên cứu và đầu tư 
vào việc giảng dạy, xây dựng kế hoạch cụ thể, đi sâu nội dung bài dạy.
 Tự bản thân của mỗi giáo viên phải không ngừng học tập để cập nhật thông 
tin, kiến thức.
 Giáo viên cần được sự hỗ trợ về thiết bị dạy học thiết thực và hiệu quả cùng 
với việc linh hoạt, chủ động làm đồ dùng dạy học.
 Điều quan trọng hơn hết, mỗi giáo viên phải có tâm huyết với nghề.
 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
 Để thực hiện thành công của một tiết dạy, chúng ta cần vận dụng phối hợp 
các giải pháp, biện pháp một cách hài hòa, phù hợp với mục tiêu bài, điều kiện, 
trình độ, khả năng...của học sinh, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_phat_trien_ngon_ngu.doc