SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học
Ngôn ngữ văn học dân tộc làm phong phú những cảm xúc, giáo dục đức tính cho trẻ và trí tưởng tượng, trong những câu chuyện trẻ nhận thức được rõ ràng, chính xác từ, cách diễn đạt sâu sắc, đánh giá nhân vật trong truyện, dạy trẻ kể chuyện theo từng đoạn, theo tranh và tập đóng kịch.
Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là làm quen với tác phẩm nghệ thuật và là nhiệm vụ trọng tâm của ngành học Mầm non đó là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ. Từ những vẻ đẹp nhỏ nhặt thường ngày trong cư xử mang tính người mà nảy sinh ra những hành động cao thượng, tính cách nhân ái vì con người. Những tác phẩm văn học cho trẻ mầm non có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Những hình tượng tươi sáng, những bức tranh giàu chất thơ của thiên nhiên được vẽ lên trong tác phẩm, nhịp điệu của những vần thơ, tính chuẩn xác, biểu cảm của ngôn ngữ được trẻ yêu thích. Cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ từ đó trẻ ghi nhớ và hứng thú đọc và kể lại câu chuyện, bài thơ.
Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là làm quen với tác phẩm nghệ thuật và là nhiệm vụ trọng tâm của ngành học Mầm non đó là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ. Từ những vẻ đẹp nhỏ nhặt thường ngày trong cư xử mang tính người mà nảy sinh ra những hành động cao thượng, tính cách nhân ái vì con người. Những tác phẩm văn học cho trẻ mầm non có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Những hình tượng tươi sáng, những bức tranh giàu chất thơ của thiên nhiên được vẽ lên trong tác phẩm, nhịp điệu của những vần thơ, tính chuẩn xác, biểu cảm của ngôn ngữ được trẻ yêu thích. Cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ từ đó trẻ ghi nhớ và hứng thú đọc và kể lại câu chuyện, bài thơ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học
Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học”. 1. Lý do chọn đề tài. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Là phương tiện nhận thức và giao tiếp hữu hiệu nhất của con người, nhờ có ngôn ngữ con người mới có phương tiện để nhận thức và thể hiện nhận thức của mình, để giao tiếp và hợp tác với nhau. Nói đến sự phát triển của loài người không thể không nói đến vai trò đặc biệt quan trọng của ngôn ngữ. Ngôn ngữ còn là nét văn hóa đặc trưng của một dân tộc, một quốc gia. Thực tế cho thấy dù cho xã hội có thay đổi, đất nước có giàu mạnh, con người có thể tạo ra nhiều máy móc, thiết bị thông tin hiện đại đến mấy thì ngôn ngữ vẫn giữ vai trò quyết định cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Trường mầm non là nơi tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn vẹn nhân cách, trong đó vai trò của giáo viên và hoạt động tích cực của từng cá nhân trẻ có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ của từng trẻ nói riêng. Nên việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ hết sức quan trọng nó giúp trẻ lĩnh hội cả 3 thành phần của ngôn ngữ: “Phát âm, vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc”. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi mầm non là nói mạch lạc, hiểu từ và rõ ý, để thực hiện được điều đó thì người giáo viên mầm non có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp trẻ phát âm đúng bởi khi học nói trẻ đã cần phải nhớ nói như thế nào. Thông qua ngôn ngữ, lời nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng và hiểu những đặc điểm, tính chất, cấu tạo, công dụng của chúng và trẻ học được từ tương ứng (từ và hình ảnh trực quan đi vào nhận thức của trẻ cùng một lúc). Ngôn ngữ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Từ ngữ giúp cho việc cũng cố những biểu tượng đã được hình thành. Thông qua ngôn ngữ, trẻ nhận thức được cái đẹp ở thế giới xung quanh, qua đó làm cho tâm hồn trẻ càng thêm bay bổng, trí tưởng tượng càng phong phú; đồng thời trẻ càng yêu quý cái đẹp và mong được tạo ra cái đẹp. Do đó nhiệm vụ của người giáo viên là tổ chức xây dựng môi trường ngôn ngữ, tổ chức hoạt động để trẻ được nghe, bắt chước và được nói một cách chuẩn mực nhất. Trong quá trình dạy trẻ tôi nhận thấy được đặc điểm của bộ môn văn học rất phù hợp với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Vì vậy mà tôi đã tìm ra “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học” để tạo tiền đề cho trẻ vững bước vào lớp 1. 1.1. Cơ sở lý luận. Chương trình giáo dục mầm non đặt ra nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu thương của trẻ thể hiện thông qua ngôn ngữ. Đặc biệt văn học là một phương tiện có hiệu quả mạnh mẽ đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ cho trẻ, nó ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển và làm phong phú lời nói của trẻ. 1/15 Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học - Năm học 2022 -2023, tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A3 nơi tôi đang công tác. - Với số trẻ là 22 cháu.Trong đó có 8 trẻ gái và 14 trẻ trai. 5. Các phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu lý luận, quan sát, trải nghiệm, lựa chọn tổng hợp nội dung, trò chuyện, kích thích sự hứng thú, rèn nề nếp kỹ năng cho trẻ, tuyên truyền, kiểm tra đánh giá. 6. Phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện đề tài. Từ tháng 9 – 2022 đến tháng 4 - 2023 tại lớp 5 - 6 tuổi A3 nơi tôi công tác. PHẦN II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề: Đối với trẻ 5-6 tuổi đã tích lũy được nhiều vốn từ qua các câu chuyện, bài thơ người lớn giúp trẻ nắm được kĩ năng ghép các từ thành câu theo quy tắc ngữ pháp để ngôn ngữ của trẻ thêm phong phú, diễn đạt lô gic hơn. Hoạt động cho trẻ làm quen văn học là chúng ta đã giúp cho trẻ hình thành, phát triển nhân cách toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ. Trẻ có thể kể theo tranh, đồ chơi hoặc đồ vật mặc dù phần lớn còn bắt chước giọng kể của người lớn. Thông qua các tác phẩm văn học như truyện kể, thơ ca, hò, vè, câu đố, tục ngữ, ca dao. Trẻ đã thực sự bị lôi cuốn vào các hoạt động khác một cách tích cực, có hiệu quả. Qua đó giáo viên có nhiều thuận lợi để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Một giờ dạy hay không chỉ dừng lại ở chỗ trẻ hiểu được điều gì? Trẻ có hứng thú lắng nghe hay không? Mà người giáo viên mầm non cần phải giúp trẻ biết thể hiện những suy nghĩ của mình, giúp trẻ nhập vai cùng nhân vật, sống cùng nhân vật, đặc biệt trẻ biết sử dụng ngôn ngữ của mình để đánh giá nhân vật, trò chuyện, đàm thoại, biết diễn đạt nguyện vọng sự hiểu biết của mình một cách mạch lạc. Trẻ biết kể lại câu chuyện theo tranh, đồ chơi, kể chuyện sáng tạo, biết kể trình tự, diễn cảm, rõ ràng mạch lạc, không nói ngọng, nói lắp Hoạt động cho trẻ làm quen văn học là một lĩnh vực mà qua đó giúp trẻ phát âm chuẩn, trẻ thuộc nhiều bài thơ, biết nhiều câu chuyện, có vốn từ phong phú.Trẻ nói trôi chảy khi diễn đạt ý muốn và cảm xúc tình cảm của mình và có thể sử dụng các từ này vào trong đời sống của mình tôi có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc là một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất, đó cũng là lí do tôi 3/15 Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học Do tình hình dịch bệnh covid -19 nên trẻ phải nghỉ học ngắt quãng cũng gặp không ít khó khăn đến việc học tập và nhận thức của trẻ. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, từ những thuận lợi và khó khăn, tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu tài liệu để tạo điều kiện thuận lợi giúp bản thân mình, các bậc cha mẹ dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học. * Khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài. Bước vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát 22 trẻ lớp 5 tuổi A3 Kết quả STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ % Số trẻ hứng thú 7/22 31,8% 1 Số trẻ chưa hứng thú 15/22 68,2% Đọc thơ to rõ ràng, mạch lạc và diễn cảm - Tốt 4/ 22 18,2% 2 - Khá 8 /22 36,4% - Trung bình 6 / 22 27,2% - Yếu 4 / 22 18,2% Trẻ biết thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu,tính cách nhân vật - Tốt 3 / 22 13,7 % 3 - Khá 6 / 22 27,2 % - Trung bình 6/ 22 27,2 % - Yếu 7 / 22 31,9 % Trẻ mạnh dạn ,tự tin trong giao tiếp - Tốt 5 / 22 22,7 % 4 - Khá 6 / 22 27,3 % - Trung bình 6 / 22 27,3 % Yếu 5 / 22 22,7 % 3. Các biện pháp thực hiện: - Biện pháp 1: Kích thích sự hứng thú của trẻ - Biện pháp 2: Lựa chọn nội dung phù hợp - Biện pháp 3: Dạy trẻ đọc diễn cảm 5/15 Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học Việc trò chuyện với trẻ được tôi tổ chức ở mọi lúc, mọi nơi và thường xuyên trong hoạt động. Khi trò chuyện tôi chú ý đến ngôn ngữ, cử chỉ hành động của trẻ, nhắc trẻ nói đúng câu từ, nói mạch lạc, không ngắt quảng, không nói lắp, nói ngọng. Hình ảnh 3: Cô trò chuyện với trẻ Ví dụ: Tôi cho trẻ xem tranh dê đen và dê trắng và hỏi trẻ: Hình ảnh chú dê đen và dê trắng có trong câu chuyện gì mà cô đã kể cho lớp mình nghe? Trong câu chuyện có điều gì sảy ra khi Dê Đen và Dê Trắng gặp Sói? Qua câu chuyện chúng ta học tập được điều gì?... Câu hỏi đàm thoại được tôi xây dựng có hệ thống, từ cụ thể đến khái quát hoặc từ khái quát đến cụ thể để nhằm giúp trẻ trình bày sự hiểu biết của mình và trẻ biết định hướng khi trả lời. Khi đàm thoại với trẻ, tôi luôn luôn động viên khuyến khích trẻ, khen ngợi trẻ, tạo hứng thú cho trẻ say mê vào hoạt động ở các lần sau. Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch, trò chơi phân vai: Chơi các trò này, giúp trẻ phát triển năng lực đối thoại phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, ngôn ngữ rất cần thiết giúp trẻ giao tiếp với nhau. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, tôi chú ý đến việc giáo dục trẻ về ngôn ngữ tiếng việt chuẩn. Trẻ ở lớp tôi vẫn còn 1 số trẻ nói tiếng ngọng, địa phương . Bản thân tôi là người dân tộc “Nùng” được sinh ra và lớn lên trên quê hương Bắc Kạn thân yêu. Tôi tự tin về ngôn ngữ chuẩn của tôi. Tôi không bị ngọng và không ảnh hưởng tiếng địa phương. Đến năm 2007 tôi đi xây dựng gia đình trên quê hương xã đảo Minh Châu và công tác luôn trên trường làng. Khi sinh sống ở đây tôi thấy người dân quê tôi nói ngọng và chưa chuẩn ngôn ngôn ngữ tiếng việt – tiếng địa phương vẫn chiếm ưu thế. Vì vậy tôi hiểu tiếng của trẻ hơn và từ đó tôi đã tìm được phương hướng giúp những trẻ đó nói tiếng phổ thông chuẩn dễ dàng hơn thông qua những buổi trò chuyện, trao đổi với trẻ. Bồi dưỡng thêm cho trẻ trả lời câu hỏi nhiều hơn, kể chuyện theo tranh, kể chuyện sáng tạo vào các buổi chiều hoặc mọi lúc mọi nơi để trẻ nói tiếng phổ thông rõ ràng, mạch lạc hơn. Ví dụ: Khi tôi đưa hình ảnh cây rau cải và hỏi trẻ đây là gì? Hầu như các con trả lời : Con thưa cô đây là cây “do” cải ạ. Thì tôi sẽ sửa lại cho trẻ “ do” là tiếng địa phuong khi trả lời theo tiếng Việt phổ thông con phải nói là “rau”.Sau đó tôi luyện cho trẻ phát âm chuẩn. Tôi đưa hình ảnh con lợn và hỏi trẻ: Đây là con gì? Một số trẻ nói ngọng trả lời : Con thưa cô đây là con “ nợn”. Thì tôi sẽ sửa lại cho trẻ phát âm chuẩn là con “lợn” , trẻ phát âm số “bẻ” cô sửa cho trẻ là số “bảy”, trẻ nói “bà vãi” tôi sửa là “bà ngoại”... 7/15 Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học Hình ảnh 4: Trẻ đọc thơ trên ti vi bằng hình ảnh động Khi đọc thơ theo hình thức đọc rap cho trẻ nghe tôi đọc nhiều lần, ngắt nghỉ đúng nhịp của bài thơ để trẻ diễn đạt 1 cách tốt nhất. Khi cho trẻ đọc thơ cô hướng dẫn trẻ đọc, đúng từ, đúng câu thơ trong bài thơ, giúp trẻ thể hiện giọng đọc một cách tốt nhất, hay nhất, đọc đúng theo âm điệu, nhịp điệu của bài thơ. Khi đọc thuộc thơ sẽ làm cho ngôn ngữ của trẻ thêm sinh động, vốn từ nhiều. Hình ảnh 5 : Trẻ đọc thơ : Mèo đi câu cá theo hình thức đọc ráp Khi dạy trẻ đọc thơ giọng của cô phải chuẩn xác, diễn đạt trôi chảy phù hợp với từng bài, cô phát âm chuẩn, đọc đúng theo nhịp điệu của từng bài thơ. Giảng giải những từ khó cho trẻ, đọc chuẩn những từ khó để trẻ đọc tốt hơn. Khi dạy trẻ đọc thơ tôi chú ý nghe trẻ đọc và phát hiện ra trẻ nói ngọng, đọc sai để sửa cho trẻ kịp thời. Dạy trẻ nói đủ câu, tôi nói trước trẻ nhắc lại nhiều lần hoặc cho trẻ khác giúp đỡ các bạn. Đối với những trẻ phát âm lẫn tiếng địa phương tôi chú ý hơn khi trẻ đọc và trả lời câu hỏi để sửa sai kịp thời cho trẻ. Ví dụ: Bài thơ “Gà mẹ đếm con”. Bạn Đông khi trả lời câu hỏi của cô: Bài thơ nói về con gì? Bạn trả lời nhanh là “Coong ngà” trong khi cả lớp trả lời là “Con Gà”, bạn Đông còn phát âm chưa chuẩn: Từ “con Gà ” thành từ “coong ngà”. Tôi đã phát hiện ra lỗi sai cho bạn Đông và cho bạn Đông phát âm lại cho chuẩn từ. Tổ chức cho trẻ đọc thơ theo nhiều hình thức khác nhau như: Tổ,theo nhóm và cá nhân trẻ, luyện tập cách đọc ngắt nghỉ theo đúng nhịp điệu, đọc thơ theo hình thức đọc rap. Tạo không khí thi đua trong tổ, nhóm, cá nhân, tuyệt đối không chê bai trẻ mà phải nhẹ nhàng động viên khích lệ trẻ kịp thời, đúng lúc. Ví dụ: Bài thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa”. Cho trẻ đọc theo nhịp thơ 2/2, đọc rõ ràng, chuẩn xác và dứt khoát. “Mưa rơi / mưa rơi Lộp bộp / lộp bộp .......................... Vẫn đi / vẫn đi Chân dồn / dập bước”. Trong giờ học tôi luôn chú ý bao quát chung để tìm hiểu đặc điểm của từng trẻ để gần gũi động viên trẻ giúp đỡ những trẻ còn yếu kém, đưa trẻ vào hoạt động với các bạn có nề nếp hơn, hứng thú hơn. Tổ chức cho trẻ đọc thơ theo tranh ở hoạt động góc, trẻ được cùng đọc, thay nhau đọc. Trẻ được nghe và phát hiện xem bạn nào đọc chưa đúng từ và sửa cho bạn, thi nhau đọc thơ theo cách khác nhau. 9/15
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_phat_trien_ngon_ngu.docx