SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy tính sáng tạo và tính mạnh dạn tự tin trong trường mầm non

Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy tính sang tạo và tính mạnh dạn tự tin trong trường mầm non” nhằm phát huy tối đa vai trò của nhà giáo dục đồng thời giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo, tích cực chủ động, mạnh dạn tự tin tạo tiền đề thành công cho trẻ trong tương lai.
Thực trạng của việc giáo dục phát huy khả năng sáng tạo, tính mạnh dạn tự tin cho trẻ ở trường mầm non.
Nghiên cứu và tìm ra các biện pháp phù hợp nhằm góp phần vào việc hình thành và phát huy khả năng sáng tạo, tính mạnh dạn tự tin cho trẻ ở trường mầm non.
doc 24 trang skmamnonhay 26/09/2024 740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy tính sáng tạo và tính mạnh dạn tự tin trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy tính sáng tạo và tính mạnh dạn tự tin trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy tính sáng tạo và tính mạnh dạn tự tin trong trường mầm non
 Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy tính sáng tạo và tính mạnh 
 dạn tự tin trong trường mầm non
 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
 Trẻ mẫu giáo lớn lớp 5 - 6 tuổi A3 trong trường mầm non huyện Ba Vì
 Số trẻ: 23 trẻ
 5. Các phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
 Phương pháp nghiên cứu( tổng hợp tài liệu, sách báo có liên quan đến đề 
tài)
 Phương pháp dùng lời
 Phương pháp quan sát sư phạm
 Phương pháp thực hành, thực nghiệm sư phạm
 Phương pháp kiểm tra đánh giá
 Phương pháp khuyến khích động viên
 Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp
 Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin
 6. Phạm vi thực hiện đề tài
 2. Phạm vi triển khai thực hiện:
 Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021. Tại lớp 
A3 khối mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi trong trường mầm non, trong lĩnh vực giáo dục 
mẫu giáo giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo, tính mạnh dạn tự tin cho trẻ là 
trọng tâm.
 2/15 Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy tính sáng tạo và tính mạnh 
 dạn tự tin trong trường mầm non
 Trẻ của lớp tôi khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tỷ lệ suy dinh dưỡng và thấp còi 
thấp, trẻ rất ham học hỏi, thích khám phá những điều mới lạ từ cuộc sống.
 Bản thân tôi là một giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, có 
nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, tiếp xúc với trẻ, nắm được tâm sinh lý của trẻ 
và những xu hướng phát triển của trẻ.
 b. Khó khăn
 Vì trường tôi còn nghèo so với địa bàn huyện Ba Vì, thiếu thốn về điều 
kiện, cơ sở vật chất nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt 
động.
Chưa có nhiều tài liệu sách báo về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 
 Hầu hết trẻ trong lớp được cha mẹ cưng chiều, đi học không đều. Một số trẻ 
hiếu động, chơi với bạn thiếu an toàn như còn tranh giành đồ chơi, cắn bạn vẫn 
còn nên ảnh hưởng đến các hoạt động trong ngày và sự an toàn của các cháu.
 Đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ hoạt động chưa đa dạng. 
Vì vậy không thu hút được hứng thú của trẻ, làm hạn chế kết quả của hoạt động.
 Nhu cầu về kinh tế, mưu sinh được quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tập 
các bậc phụ huynh luôn giao phó cho nhà trường và giáo viên. Thái độ hợp tác 
giáo dục trẻ của phụ huynh chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường. Giáo 
dục trẻ ở gia đình mang tính áp đặt và thiếu gương tốt cho trẻ noi theo.
 2. Số liệu trước khi khảo sát
 Qua tiếp xúc, chăm sóc các con hàng ngày, tôi đã tiến hành xây dựng các 
tiêu chí đánh giá kỹ năng của trẻ lớp mình như sau:.
 Số trẻ lớp tôi chủ nhiệm là 23 cháu.
 * Bảng 1: Khảo sát đánh giá kỹ năng của trẻ lớp A3 đầu năm:
* Kết quả khảo sát trẻ trước khi thực hiện đề tài:
 Kết quả đầu năm học
 Số Nội dung
 trẻ khảo sát
 Chưa đạt
 Đạt
 Tính mạnh dạn 
 8 = 35% 15 = 65% 
 tự tin
 Tính tích cực 
 23 9 = 39 % 14 = 61 % 
 chủ động
 Khả năng
 6 = 26 % 17 = 74 %
 tư duy sáng tạo
 4/15 Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy tính sáng tạo và tính mạnh 
 dạn tự tin trong trường mầm non
từng ngày dựa vào khả năng nhu cầu học tập sở thích của trẻ để điều chỉnh bổ 
sung cho phù hợp. 
 Triển khai nội dung , tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm, hoạt 
động tập thể cho trẻ. 
 * Ví dụ: Kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể.
 Tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể sau:
 * Hoạt động trải nghiệm qua các hoạt động : học, hoạt động vui chơi, 
hoạt động chiều : 
 Trong các hoạt động chung trẻ được làm các thí nghiệm, làm đồ dùng đồ 
chơi, quà...; trong các giờ hoạt động ngoài trời trẻ được trải nghiệm ở khu biển 
đảo, khu vui chơi cát nước, khu vườn cổ tích....
 * Hoạt động ngoại khóa: 
 - Thứ 3, thứ 5: Hoạt động ngoại khóa rèn kỹ năng múa chuyên biệt theo từng 
nội dung do giáo viên năng khiếu thực hiện.
 - Thứ 2, thứ 4: Hoạt động ngoại khóa học tạo hình chuyên biệt theo từng nội 
dung 
 - Thứ 6 : Tổ chức hoạt động tập thể : chơi trò chơi dân gian, biểu diễn văn 
nghệ.
 - Thống nhất kế hoạch, nội dung hoạt động của nhà trường, của tổ khối 
chuyên môn chúng tôi đưa ra các nội dung cụ thể chi tiết cho từng tháng, tuần và 
thống nhất cách thức tổ chức và thực hiện sao cho phát huy tối đa được khả 
năng sáng tạo, tính chủ động tích cực, mạnh dạn tự tin ở trẻ. 
 Giáo viên nghiên cứu kế hoạch hoạt động của nhà trường, điều kiện thực 
tế của địa phương từ đó lên kế hoạch phù hợp với nhóm lớp mình phụ trách.
 Giáo viên gần gũi quan tâm quan sát trẻ nắm bắt tính tích cực chủ động, 
mạnh dạn tự tin, khả năng sáng tạo trong các hoạt động trải nghiệm của trẻ để 
xây dựng kế hoạch cho phù hợp với trẻ tại nhóm lớp
 ( Hình ảnh giáo viên xây dựng kế hoạch )
 3.3. Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng rèn kỹ năng sáng tạo, tính mạnh 
dạn tự tin, tích cực chủ động trong hoạt động học tập vui chơi qua hoạt 
động trải nghiệm. 
 * Trong hoạt động học :
 6/15 Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy tính sáng tạo và tính mạnh 
 dạn tự tin trong trường mầm non
 * Tham quan dạo chơi hình thành biểu tượng và rèn kỹ năng sáng 
tạo cho trẻ: 
 Chúng tôi thường xuyên cho trẻ dạo chơi ngoài trời, giúp làm quen với 
môi trường xung quanh tạo cho trẻ có tư duy tưởng tượng, óc sáng tạo, từng 
bước cung cấp các biểu tượng cho trẻ tự khám phá bằng cách huy động các 
giác quan các quá trình tâm lý khác nhau đồng thời cho trẻ tự khám phá so 
sánh, tổng hợp những đặc điểm chung dưới sự điều chỉnh của cô giáo. 
 Chúng tôi cũng tăng cường các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng 
những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy 
nghĩ, thăm dò, tìm cách tư duy sáng tạo. các câu hỏi chúng tôi thường sử dụng 
để kích thích trẻ tư duy sáng tạo : “ Điều gì sẽ sảy ra” “Nếu như vậy thì sao”, 
“Vì sao cháu lại biết”, “Cháu có suy nghĩ gì”, “ Hay có cách nào khác để”...
 Chúng tôi cũng cho trẻ thỏa sức sáng tạo khi tham quan dạo chơi ngoài 
trời qua các hoạt động trải nghiệm với cát, sỏi, làm thí nghiệm đổi màu của 
nước, trồng và chăm sóc rau, hoa, cây cảnh....
 Chúng tôi thường cho trẻ trải nghiệm theo nhóm để kích thích trẻ sáng 
tạo, đoàn kết, chia sẻ và học tập kinh nghiệm từ nhau để vốn kiến thức của trẻ 
phong phú hơn.
 Giáo viên tích cực chủ động, linh hoạt , kiên trì, tạo điều kiện cho trẻ có cơ 
hội đạt được kết quả hoạt động theo mong muốn của trẻ, ghi nhận những 
thành công nhỏ của trẻ để tạo cho trẻ niềm tin ở chính mình khi tham gia trải 
nghiệm sáng tạo
 Giáo viên phải lựa chọn nội dung trải nghiệm dựa trên sự quan tâm và thấu 
hiếu đặc điểm cá nhân từng trẻ của giáo viên để lựa chọn nội dung trải nghiệm cho 
phù hợp với cá nhân trẻ
 Không gian, đồ dùng học liệu an toàn cho trẻ hoạt động
 (Hình ảnh các hoạt động trải nghiệm của trẻ)
 3.4. Biện pháp 4: Phát huy khả năng sáng tạo, tính tích cực chủ động 
của trẻ trong các hội thi.
 Để trẻ mạnh dạn tự tin trong các hội thi của trường tổ chức, tại lớp học 
cuối mỗi tuần mỗi tháng chúng tôi thường tổ chức các cuộc thi nhỏ ngay tại lớp 
 8/15 Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy tính sáng tạo và tính mạnh 
 dạn tự tin trong trường mầm non
đầy đủ thành viên trẻ trong lớp. Tôi trao đổi và tuyên truyền về cách phòng dịch 
nói chung và kĩ năng giúp trẻ phát huy tính sáng tạo và tính mạnh dạn tự tin cho 
trẻ nói riêng. Giáo viên gửi nội dung bài học, video, trao đổi trên nhóm rất sôi 
nổi và hiệu quả. 
 ( hình ảnh: Hoạt động có ứng dụng zoom và zalo của lớp A3)
 Với điều kiện phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại như ngày nay việc ứng 
dụng các phương tiện hiện đại như tivi, máy tính, máy chiếu, đàn trong giảng 
dạy cũng được tôi sử dụng thường xuyên. Tôi thường lựa chọn những đề tài và 
lựa chọn cách ứng dụng công nghệ thông tin một cách phù hợp để đổi mới 
phương pháp giảng dạy, kích thích sự chú ý, hứng thú của trẻ vào mỗi hoạt 
động. Với các kỹ năng giúp trẻ sáng tạo và mạnh dạn tự tin tôi có thể vào các 
trang Youtube, google... gõ những nội dung, kỹ năng cần cho trẻ xem là có, với 
những hình ảnh bắt mắt, gần gũi với trẻ giúp trẻ rất hứng thú khi xem hay những 
giờ học ứng dụng công nghệ thông tin giúp trẻ chú ý hơn. 
 3.6. Biện pháp 6 : Tăng cường công tác tuyên truyền, phối kết hợp với 
các bậc phụ huynh trong công tác giáo dục trẻ.
 Ngay từ những ngày đầu năm học mới căn cứ vào nhiệm vụ năm học tôi 
đã chủ động trong công tác tuyên truyền, tham mưu và phối hợp với ban phụ 
huynh của lớp xây dựng môi trường hoạt động trải nghiệm cho các con cụ thể :
 Thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm và trao đổi trực tiếp với phụ 
huynh trong giờ đón và trả trẻ giáo viên chúng tôi đã tuyên truyền đến các bậc 
cha mẹ những lợi ích của việc phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ, đưa ra một số kỹ 
năng mà trẻ có thể thực hiện được và có thể làm 
 Tuyên truyền với phụ huynh thông qua trong hội thi: Trao đổi và cùng xây 
dựng hoặc đưa ra , phương án, kế hoạch hỗ trợ giúp đỡ các con tham gia hội 
thi đạt kết quả cao.
 Tuyên truyền qua bảng thông tin của nhà trường, của lớp bằng nội dung thực 
hiện và các hình ảnh. Nội dung và hình ảnh tuyên truyền thay đổi thường xuyên 
phù hợp với chủ đề chủ điểm, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
 Huy động phụ huynh, khuyến khích phụ huynh sưu tầm các đồ dùng 
nguyên vật liệu phế thải, đồ dùng sinh hoạt không sử dụng, ý tưởng sáng tạo của 
phụ huynh để phối hợp cùng cô giáo trong việc làm đồ dùng , đồ chơi tự tạo 
phục vụ cho các hoạt động trải nghiệm
 10/15 Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy tính sáng tạo và tính mạnh 
 dạn tự tin trong trường mầm non
 4. Kết quả đạt được:
 Sau khi áp dụng một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo, tính mạnh 
dạn tự tin qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể cho trẻ 5-6 tuổi lớp 
A3 tại trường Mầm non, tôi thấy kết quả như sau:
 Kết quả cụ thể về khả năng sáng tạo, tính mạnh dạn tự tin, tích cực chủ 
động của trẻ trong các hoạt động sau khi sử dụng các giải pháp nêu trên:
 Kết quả đầu năm học Kết quả cuối năm học
 Số Nội dung 
trẻ khảo sát
 Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt
 Tính 
 mạnh dạn 8 = 35% 15 = 65 % 23 = 100 % 0 
 tự tin
 Tính tích 
23 cực chủ 9 = 39 % 14 = 61 % 23 = 100% 0 
 động
 Khả năng 
 tư duy 6 = 26 % 17 = 74 % 21 = 91,4 % 2 = 8,6 % 
 sáng tạo
 Nhìn vào bảng số liệu tôi thấy kết quả đã tăng lên rõ rệt
 Sau một năm không ngừng nỗ lực nghiên cứu và áp dụng đề tài, tôi thấy:
 - Hiệu quả về mặt xã hội: 
 + Đối với giáo viên: 
 Nắm được mục đích, phương pháp và có nhiều hình thức phong phú. Giúp 
người giáo viên năng động, sáng tạo hơn trong chuyên môn nghiệp vụ, có tính 
kiên trì, quyết tâm thực hiện từng bước và liên tục trong suốt quá trình giảng dạy 
nói chung và phát huy những năng khiếu, khả năng sáng tạo của trẻ nói riêng.
 Đẩy mạnh việc thực hiện phong trào thi đua xây dựng môi trường giáo 
dục “ Lấy trẻ làm trung tâm” phát huy tối đa vai trò của người học, Mỗi cô 
giáo tâm huyết, và trách nhiệm hơn trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách 
cho học sinh. Giáo viên không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn. Nghiệp 
vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đến khả năng sự nhận thức của học sinh.
 12/15

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_phat_huy_tinh_sang_t.doc