SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non
Theo tiến sĩ Nguyễn Thu Cúc, chuyên gia tư vấn của ABS Training cho biết “Kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp.Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ em, là kiến thức để trẻ có khả năng tự lập được”.
Giáo dục kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn là giáo dục trẻ nhận thức những việc nên làm và không nên làm trước những nguy cơ có thể gây nguy hiểm, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực giúp trẻ có được những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ, kỹ năng thích hợp. Những gì mà trẻ lĩnh hội được trong những năm tháng đầu đời sẽ theo trẻ suốt cuộc đời, vì thế nên xây dựng thói quen tốt, kỹ năng cơ bản cho trẻ từ sớm.
Chính vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động rất nhiều phong trào, trong đó phải kể đến một phong trào tiêu biểu, đem lại hiệu quả thiết thực phù hợp với đặc thù của ngành. Đó là phong trào: “Xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ” đối với các bậc học từ mầm non đến phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, với những kế hoạch nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mầm non, Phòng Giáo dục - Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
Giáo dục kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn là giáo dục trẻ nhận thức những việc nên làm và không nên làm trước những nguy cơ có thể gây nguy hiểm, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực giúp trẻ có được những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ, kỹ năng thích hợp. Những gì mà trẻ lĩnh hội được trong những năm tháng đầu đời sẽ theo trẻ suốt cuộc đời, vì thế nên xây dựng thói quen tốt, kỹ năng cơ bản cho trẻ từ sớm.
Chính vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động rất nhiều phong trào, trong đó phải kể đến một phong trào tiêu biểu, đem lại hiệu quả thiết thực phù hợp với đặc thù của ngành. Đó là phong trào: “Xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ” đối với các bậc học từ mầm non đến phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, với những kế hoạch nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mầm non, Phòng Giáo dục - Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục Mầm non là một khoa học và là một nghệ thuật. Khoa học này dạy trẻ không ngừng phát triển. Do vậy đòi hỏi làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ phải có năng lực toàn diện, có những phẩm chất cần thiết mới hoàn thành được nhiệm vụ giao phó, nhiệm vụ đó là đào tạo cho thế hệ trẻ phát triển một cách toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Trong những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội của đất nước ta có sự tiến bộ không ngừng làm cho ngành giáo dục nói chung và ngành học mầm non nói riêng rất được chú trọng. Xã hội phát triển mang đến cho con người cuộc sống nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ. Phần lớn những tai nạn xảy ra cho trẻ nhỏ thường do sự bất cẩn của người lớn, đặc biệt đối với trẻ lứa tuổi mầm non – lứa tuổi hiếu động, nghịch ngơm, thích tìm tòi, khám phá nhưng còn rất non nớt, yếu đuối, chưa có kinh nghiệm sống. Trong nhiều năm gần đây, tình trạng trẻ bị thương tật, tử vong do các nguy cơ không an toàn đang gia tăng. Trẻ có thể gặp nguy hiểm ngay tại gia đình trẻ như bỏng, điện giật, trơn trượt, bắt cóc. Đặc biệt vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em hiện nay đang ngày càng trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết bởi rất nhiều vụ việc vừa được phanh phui. Những câu chuyện đau lòng chính là hồi chuông báo động cho những ai làm cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn nữa đến con em mình. Những nguy cơ không an toàn cho trẻ không chỉ có thể xảy ra ở nhà mà còn xảy ra trong trường mầm non, điểm trông giữ trẻ. Những trường hợp không may như điện giật, ngã trong nhà vệ sinh, bị tủ đựng đồ đè hay mới nhất là tai nạn trẻ bị kẹp trên đồ chơi ngoài trời khiến các cháu tử vong. Cho thấy mức độ phức tạp và khó khăn trước thực tế đang xảy ra khiến giáo viên mầm non không thể lường trước được. Vì vậy giúp trẻ nhận biết các nguy cơ không an toàn và hướng dẫn trẻ cách phòng tránh là điều vô cùng cần thiết. Đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình. Người lớn chúng ta sẽ trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng để trẻ luôn sẵn sàng ứng phó với những tình huống nguy hiểm. Giáo dục “kỹ năng cho trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn” ngay từ khi còn thơ bé, sẽ giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm. Trẻ có thể hòa nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên. Giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng. Nhưng trong thực tế hiện nay nhiều giáo viên chưa có kinh nghiệm về giảng dạy kỹ năng sống cho trẻ vì vậy kết quả của giáo dục kỹ năng sống, phẩm chất nhân cách, đạo đức cho trẻ em đạt hiệu quả chưa cao, sự phối hợp của gia đình, nhà trường và xã hội chưa chặt chẽ. Là một người giáo viên mầm non, tôi nhận thấy việc trang bị cho trẻ những kiến thức cơ bản về cách nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn cho trẻ là một điều rất cần thiết. Vì vậy ngay từ đầu năm tôi đã đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non” 1 / 18 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Theo tiến sĩ Nguyễn Thu Cúc, chuyên gia tư vấn của ABS Training cho biết “Kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp.Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ em, là kiến thức để trẻ có khả năng tự lập được”. Giáo dục kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn là giáo dục trẻ nhận thức những việc nên làm và không nên làm trước những nguy cơ có thể gây nguy hiểm, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực giúp trẻ có được những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ, kỹ năng thích hợp. Những gì mà trẻ lĩnh hội được trong những năm tháng đầu đời sẽ theo trẻ suốt cuộc đời, vì thế nên xây dựng thói quen tốt, kỹ năng cơ bản cho trẻ từ sớm. Chính vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động rất nhiều phong trào, trong đó phải kể đến một phong trào tiêu biểu, đem lại hiệu quả thiết thực phù hợp với đặc thù của ngành. Đó là phong trào: “Xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ” đối với các bậc học từ mầm non đến phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, với những kế hoạch nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mầm non, Phòng Giáo dục - Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. 2. Cơ sở thực tiễn: Mặc dù được bồi dưỡng về phương pháp dạy kĩ năng cho trẻ nhưng giáo viên còn chưa chú ý nhiều đến việc những kỹ năng cho trẻ và chưa thường xuyên trò chuyện với từng trẻ để phát triển các kỹ năng sống trong thực tế. Do chương trình dạy trẻ kỹ năng sống lồng ghép trong các hoạt động khác nên trẻ chưa có nhiều cơ hội để thực hành tình huống còn chưa có kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn. Khả năng phòng tránh những nguy hiểm với xung quanh còn hạn chế. Trẻ còn thiếu kỹ năng vẫn còn thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách bảo vệ cũng như tìm kiếm sự giúp đỡ. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 3 / 18 Từ kết quả khảo sát và thực trạng của nhóm lớp mình, tôi thấy số lượng trẻ nhận biết và phòng tránh nguy hiểm còn thấp, đa số trẻ chưa biết về những nguy hiểm ở xung quanh trẻ. Vì vậy mà tôi mạnh dạn lựa chọn “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non”. 4. Các biện pháp đã tiến hành Để tháo gỡ những băn khoăn ấy và nhằm giúp cho bản thân có thêm tư liệu trong việc giáo dục trẻ, đồng thời giúp cha mẹ biết cách giáo dục trẻ một cách đúng phương pháp, theo khả năng của trẻ cũng như sự phát triển toàn diện cho trẻ sau này, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp sau: Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung giáo dục phòng tránh nguy hiểm cho trẻ phù hợp với độ tuổi. Việc lựa chọn nội dung dạy trẻ kỹ năng để nhận biết và phòng tránh nguy hiểm phù hợp với độ tuổi là một điều quan trọng trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục trẻ. Bởi vì khi lựa chọn được nội dung phù hợp thì trẻ sẽ dễ tiếp thu kiến thức với nội dung làm trẻ hứng thú hơn trong hoạt động. Giáo viên thiết kế các hoạt động dễ dàng hơn. Bản thân tôi trong quá trình nghiên cứu chương trình giáo dục mầm non, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 4-5 tuổi và cùng đồng nghiệp xây dựng phiên chế thì tôi thấy việc đưa các nội dung giáo dục về an toàn cần phù hợp với độ tuổi. Thời gian tổ chức của nội dung phù hợp với độ tuổi không quá dài, không quá ngắn, nó đảm bảo các yêu cầu và mức độ nhận thức của trẻ. Qua đó, trẻ biết những nguy hiểm tới tính mạng và cách phòng tránh. Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, phiên chế chương trình, tôi đã lựa chọn những nội dung giáo dục để xây dựng kế hoạch dạy theo các tháng như sau: Kế hoạch Nội dung giáo dục Mục đích giáo dục - Trẻ nhận biết được những loại đồ Không sử dụng các dùng an toàn và những loại đồ dùng đồ dùng, vật dụng không an toàn với bản thân, không chèo Tháng 9 sắc nhọn. lên bàn, ghế, lan can. Không leo trèo bàn, - Trẻ biết không được cười đùa nói ghế, lan can. chuyện trong khi ăn, uống, hoặc khi ăn các loại quả có hạt... Không đến gần các đồ dùng có nguy cơ gây bỏng: phích - Trẻ nhận biết các vật gây bỏng như nước, bếp đang bếp đang đun, phích nước... đun Tháng 10 Chạm tay vào các ổ điện, nguồn điện. Không tự ý lấy thuốc - Trẻ biết không tự ý lấy thuốc uống. Tháng 11 uống. Trẻ biết hỏi ý kiến người lớn trong việc 5 / 18 - Nếu là con con sẽ làm gì? - Vì sao con làm như vậy? H1.Bài tập nguy hiểm Qua việc lựa chọn nội dung giáo dục và các bài tập thực hành tôi thấy được hiệu quả rõ rệt. Trẻ lớp tôi rất thích được chơi qua các bài thực hành ở các giờ hoạt động chiều. Qua đó trẻ sẽ được giáo dục kỹ năng nhận biết và phòng tranh nguy cơ không an toàn một cách liền mạch, cụ thể từng nội dung giáo dục sẽ nâng cao mức độ lên dần nhưng vẫn phù hợp với trẻ một cách hợp lí nhất. Biện pháp 2:Sưu tầm và áp dụng trò chơi, bài thơ, câu chuyện, bài hát có nội dung giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy hiểm. Từ thực tiễn tôi nhận thấy nếu dạy trẻ nhận biết và phòng tránh về các nguy cơ không an toàn chỉ bằng “thực hành miệng” thì nhiều khi trẻ sẽ không hình dung ra được. Và tôi nhận thấy các trò chơi, câu chuyện đem lại hiệu quả rất tốt trong việc giáo dục trẻ, giúp trẻ nhận biết một cách dễ dàng nhất, dễ hiểu nhất, giáo viên sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi truyền đạt kiến thức. Từ đó tôi đã sưu tầm các trò chơi, bài thơ, câu chuyện có nội dung giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy hiểm để tổ chức giáo dục kỹ năng cho trẻ.Tôi tổ chức các trò chơi, bài thơ, câu chuyện này trong phần trò chơi ôn luyện các giờ học khám phá, giờ hoạt động chiều để góp phần giáo dục trẻ một cách hiệu quả nhất. Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể chuyện. Nội dung các câu chuyện thường để lại ấn tượng cho trẻ khó phai mờ. Chính vì vậy tôi đã sáng tác một số câu chuyện lồng vào đó các tình huống để giáo dục trẻ. Giúp trẻ tiếp nhận một cách hứng thú, tự nguyện. Ví dụ: Tháng 9: Qua bài thơ: “Bé ơi” của nhà thơ Phong Thu Bé này, bé ơi! Đừng cho chân chạy Đừng chơi đất cát Buổi sáng ngủ dậy Hãy vào bóng mát Rửa mặt đánh răng Khi trời nắng to Sắp đến bữa ăn Sau lúc ăn no Rửa tay đã nhé Bé ơi, bé này Tôi sẽ giáo dục trẻ một số cách tự bảo vệ mình như rửa tay trước khi ăn, không chêu đùa trong và sau khi ăn, biết đi vào trong nhà khi trời mưa và tránh xa đất cát. Tháng 10: Với đề tài gia đình: Qua trò chơi: “Tôi hỏi bạn trả lời” là trò chơi mà trẻ lớp tôi rất hứng thú. Cách chơi: Cô sẽ đưa ra 1 số tình huống và hỏi trẻ ví dụ: - Khi gặp ấm nước đang sôi con sẽ làm gì? - Khi gắp bếp ga đang đun con sẽ làm gì? 7 / 18
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_nhan_biet_va_phong_t.docx