SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn Khám phá khoa học tại Trường Mầm non Bình Minh-Buôn Tuôr A-Đray Sáp-Krông Ana-Đăk Lăk

Mục tiêu của giáo dục mầm non mới trong thời kì hiện nay là giúp trẻ phát triển toàn diện (thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - quan hệ xã hội). “Học mà chơi” “chơi mà học”. Trẻ mầm non vốn ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh. Hoạt động khám phá khoa học thỏa mãn nhu cầu phát triển đó của trẻ. Qua hoạt động khám phá, trẻ có khả năng quan sát, so sánh, phân loại…Từ đó, trẻ phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo nhiều cách khác nhau. Trẻ có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh. Việc giúp trẻ học tốt hoạt động khám phá khoa học là hết sức cần thiết và quan trọng, quyết định đến cả quá trình trẻ tiếp thu bài tốt hay không. Thực tế hiện nay, việc giúp trẻ học tốt hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non còn rất hạn chế về hình thức, phương pháp và nội dung vào bài. Vì vậy khi vào bài trẻ chưa hứng thú tham gia vào hoạt động do vậy hoạt động chưa đạt kết quả cao. Khám phá khoa học là một trong những nội dung đóng vai trò hết sức quan trọng trong cung cấp những kiến thức, kỹ năng sống cho trẻ trước khi vào lớp 1.
doc 25 trang skmamnonhay 16/04/2024 970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn Khám phá khoa học tại Trường Mầm non Bình Minh-Buôn Tuôr A-Đray Sáp-Krông Ana-Đăk Lăk", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn Khám phá khoa học tại Trường Mầm non Bình Minh-Buôn Tuôr A-Đray Sáp-Krông Ana-Đăk Lăk

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn Khám phá khoa học tại Trường Mầm non Bình Minh-Buôn Tuôr A-Đray Sáp-Krông Ana-Đăk Lăk
 Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa học
 Tại trường MN Bình Minh- Buôn Tuôr A- Đray Sáp- Krông Ana- Đăk Lăk
cao chất lượng môn học, vận dụng linh hoạt trong hình thức đổi mới một cách khoa 
học. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi 
người dân tộc thiểu số học tốt môn Khám phá khoa học tại trường MN Bình Minh- 
buôn Tuôr A- Dray Sáp- Krông Ana- Đăk Lăk”
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
 a.Mục tiêu của đề tài
 Giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm 
xã hội, thẩm mĩ, hình thành tình yêu đối với thiên nhiên cuộc sống xung quanh trẻ.
 b. Nhiệm vụ của đề tài:
 Nghiên cứu nhằm tìm ra một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn khám phá 
khoa học và giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác chăm sóc 
cho trẻ Mầm non ở độ tuổi 5- 6 tuổi, sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần giúp trẻ 
học tốt môn Khám phá khoa học.
 3. Đối tượng nghiên cứu 
 Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn Khám 
phá khoa học.
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 
 Trẻ 5 – 6 tuổi người dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh - Xã 
Dray sap- Huyện Krông Ana-Tỉnh Dăk Lăk. 
 5. Phương pháp nghiên cứu
 a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: 
 Nghiên cứu tài liệu tâm lý học và gáo dục học để hiểu đặc điểm tâm lý trẻ. 
 b. Phương pháp thực nghiệm
 Phương pháp quan sát
 Người viết: Nguyễn Thị Tươi - Đơn vị: Mầm non Bình Minh - 2 – Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa học
 Tại trường MN Bình Minh- Buôn Tuôr A- Đray Sáp- Krông Ana- Đăk Lăk
 2.1. Thuận lợi, khó khăn.
 * Thuận lợi.
 Được sự quan tâm tạo điều kiện của Phòng GD&ĐT huyện cùng Ban giám 
hiệu nhà trường, lãnh đạo xã và sự quan tâm nhiệt tình của Ban tự quản thôn, buôn 
nơi tôi đang công tác mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt 
động tương đối đầy đủ, sạch sẽ bảo đảm an toàn cho trẻ.
 Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên sắp xếp tạo điều kiện cho tôi được 
tham dự các buổi tập huấn bồi dưỡng chuyên môn và đi dự giờ các đợt chuyên đề 
hoạt động khám phá khoa học cũng như chuyên đề của các môn học khác do cấp 
trên tổ chức.
 Bản thân có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. Có 
khả năng dạy trẻ tham gia vào các hoạt động khám phá khoa học và biết định hướng 
cho trẻ tham gia vào các hoạt động có hiệu quả, tạo môi trường hoạt động ở lớp 
tương đối phong phú. Có trình độ sử dụng vi tính, tạo các bài giảng điện tử thu hút 
trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động ở trường, lớp tích cực. 
 Giáo viên trong trường đoàn kết, giúp đỡ nhau nhiệt tình trong các hoạt động 
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
 Phụ huynh học sinh tín nhiệm và tin cậy nhà trường, giáo viên khi gửi con em 
mình đến lớp.
 Trẻ đi học chuyên cần, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, ngoan, lễ phép. Có tính tìm 
tòi khám phá và rất hiếu động.
 * Khó khăn: 
 100% số trẻ trong lớp là người dân tộc thiểu số, nề nếp học tập cũng như kiến 
thức của trẻ còn hạn chế, sử dụng tiếng mẹ đẻ là chủ yếu, vốn từ tiếng Việt còn 
nghèo nàn nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ. Một số 
 Người viết: Nguyễn Thị Tươi - Đơn vị: Mầm non Bình Minh - 4 – Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa học
 Tại trường MN Bình Minh- Buôn Tuôr A- Đray Sáp- Krông Ana- Đăk Lăk
 sự vật, hiện tượng xung .
 - Trẻ thích khám phá các sự vật, hiện 16/30 trẻ = 53,3%
 tượng xung quanh
 - Giải thích được mối quan hệ giữa 13/30 trẻ = 43,3%
 nguyên nhân và kết quả đơn giản trong 
 cuộc sống hằng ngày 
 2.2. Thành công, hạn chế
 Trước khi vận dụng một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số 
học tốt môn khám phá khoa học thì có những thành công và hạn chế sau.
 *Thành công.
 100% trẻ là người dân tộc thiểu số nhưng có khoảng 70% trẻ nói tiếng phổ 
thông tương đối lưu loát.
 Trẻ đã có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật và hiện tượng xung 
quanh.
 Thái độ học tập tích cực, không có biểu hiện mệt mỏi.
 Giáo viên có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, biết lựa chọn hoạt động 
cho trẻ tham gia phù hợp với lứa tuổi, chủ đề, chủ điểm và tâm sinh lý của trẻ.
 Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động, giáo viên và trẻ có thể tự tạo.
 * Hạn chế. 
 Khoảng 30% trẻ nhút nhát chưa mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động.
 Một số phụ huynh học sinh thờ ơ với việc đưa con em mình đến lớp. Cho trẻ ở 
nhà đi lên nương, lên rẫy theo bố mẹ.
 Một số đồ dùng phục vụ cho các hoạt động khám phá còn chưa có như: kính 
lúp,..và môi trường hoạt động chưa phong phú.
 Người viết: Nguyễn Thị Tươi - Đơn vị: Mầm non Bình Minh - 6 – Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa học
 Tại trường MN Bình Minh- Buôn Tuôr A- Đray Sáp- Krông Ana- Đăk Lăk
 100% trẻ có bố, mẹ là nông dân ở vùng khó khăn, người dân tộc thiểu số, ít có 
thời gian quan tâm đến con cái. Đa số trẻ còn nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn tham 
gia vào một số hoạt động ở trường, lớp. Trẻ hạn chế về tiếng Việt, nói năng diễn đạt 
còn hạn chế.
 Trẻ cùng một độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ chưa được đồng đều. Trẻ phát 
âm chưa chuẩn chiếm 30 %, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi vẫn còn cao so với 
những khu vực khác nên tình trạng sức khỏe trẻ không ổn định cũng là yếu tố ảnh 
hưởng ít nhiều đến thực trạng của đề tài.
 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.
 Như chúng ta đã biết thực trạng về việc “Giúp trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu 
số học tốt môn khám phá khoa học” đã đặt ra rất nhiều vấn đề đòi hỏi người thực 
hiện đề tài cần phải phân tích, đánh giá để người đọc hiểu được thực trạng cần thiết 
của vấn đề.
 Từ thực trạng thuận lợi, thành công, mặt mạnh của đề tài đã tạo được môi 
trường hoạt động khám phá khoa học ở lớp cho trẻ tương đối phong phú. Tạo được 
sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh học sinh khi gửi con em mình đến trường, 
lớp. Tỉ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp 100%, tăng so với các năm trước. Giáo viên chọn hoạt 
động cho trẻ khám phá khoa học phù hợp theo đặc điểm của trẻ vùng dân tộc thiểu 
số. Luyện cho trẻ quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý. Dạy trẻ tích lũy 
vốn từ về các sự vật, hiện tượng, con người xung quanh trẻ chính xác phù hợp với 
từng hoạt động. Luôn quan tâm đến việc sử dụng câu từ, cách phát âm của trẻ, sửa 
sai kịp thời. 
 Ví dụ: Khi tham gia hoạt động khám phá khoa học, một số trẻ phát âm chưa 
đúng từ như: “Con khỉ” trẻ phát âm thành “con khi”, chữ “hôm qua” trẻ phát âm 
thành “hôm toa” cô sửa sai và cho trẻ phát âm lại nhiều lần theo cô.
 Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp đặc biệt là những đồng 
nghiệp giảng dạy lâu năm trong trường nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Tuy nhiên 
 Người viết: Nguyễn Thị Tươi - Đơn vị: Mầm non Bình Minh - 8 – Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa học
 Tại trường MN Bình Minh- Buôn Tuôr A- Đray Sáp- Krông Ana- Đăk Lăk
 Thúc đẩy quá trình học tập của trẻ ở trường lớp ngày càng đạt kết quả tốt hơn. 
Bởi vì khi trẻ tham gia vào tất cả các hoạt động thì bắt buộc trẻ phải tư duy, nhận 
biết, ghi nhớ và đó cũng là tiền đề để trẻ tiếp tục phát triển ở phổ thông sau này. 
Giáo dục trẻ sống gần gũi với thế giới xung quanh trẻ.
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
 Biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số trường MN Bình Minh học 
tốt môn Khám phá khoa học là luyện cho trẻ tư duy, ghi nhớ về thế giới xung quanh 
trẻ. Muốn cho trẻ đạt được kết quả cao nhất chúng ta cần phối hợp sử dụng các giải 
pháp, biện pháp sau:
 *Biện pháp 1: Làm giàu vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh.
 Biểu tượng về thế giới xung quanh đa dạng đến với trẻ qua nhiều hình thức: 
Câu đố, bài hát, ca dao, tục ngữ, đồng dao, tranh ảnh, đồ vật, vật thật  Giúp trẻ 
không bị nhàm chán, lại dễ tiếp thu để trẻ ghi nhớ và chính xác hoá thành biểu tượng 
của mình.
 Ví dụ: Cho trẻ làm quen với con cua, ta đặt câu đố: 
 “ Con gì tám cẳng hai càng.
 Đầu thì không có bò ngang cả đời”
 Trẻ đoán ngay được đó là con cua vì trong đầu trẻ, biểu tượng về con cua 
được hiểu chính xác là con cua có hai càng to, có tám chân, lại bò ngang nữa .
 Cho trẻ làm quen với con cá, tôi dùng câu đố:
 “Con gì có vẩy có vây
 Không đi trên cạn mà đi dưới hồ ”
 Trẻ trả lời đó là con cá. Nhưng trẻ lại biết thêm con cá có đặc điểm cụ thể, có 
vây có đuôi, vẩy, môi trường sống của chúngTừ đó trẻ có thể so sánh xem con cá 
 Người viết: Nguyễn Thị Tươi - Đơn vị: Mầm non Bình Minh - 10 – Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa học
 Tại trường MN Bình Minh- Buôn Tuôr A- Đray Sáp- Krông Ana- Đăk Lăk
 * Biện pháp 2: Cho trẻ tiếp xúc nhiều lần với đối tượng cần khám phá.
 Cho trẻ tiếp xúc nhiều lần với với đối tượng cần khám phá bằng cách nhìn, sờ, 
nếm, ngửi.các vật thật nhằm kích thích trẻ ghi nhớ, tích lũy kiến thức.
 Ví dụ: Cho trẻ quan sát hai bình nuôi cá, một bình có nước và một bình không 
có nước. Sau một thời gian quan sát xem điều gì xảy ra (bình cá không có nước thì 
cá sẽ chết). Từ thí nghiệm trên, trẻ sẽ biết được sự cần thiết của nước đối với đời 
sống động vật, thực vật. Qua đó, giáo dục trẻ nếu ở nhà có nuôi cá thì không được 
bắt cá lên để chơi và thường xuyên phải thay nước để tạo môi trường sống sạch sẽ 
cho cá.
 Ngoài ra, cô có thể cho trẻ biết lợi ích của việc nuôi cá cảnh (nuôi cá cảnh 
không chỉ để làm cảnh mà còn để tiêu diệt bọ gậy, hạn chế sự sinh trưởng của muỗi 
vằn góp phần giảm bệnh sốt xuất huyết).
 Đối với các loại quả, giáo viên cho trẻ quan sát vật thật như sờ, ngửi, nếm rồi 
cho trẻ đưa ra nhận xét các loại quả có đặc điểm, mùi vị, màu sắc, hình dáng như thế 
nào, dạy trẻ cách ăn quả cho hợp vệ sinh, kỹ năng ăn uống có văn hóa.
 Qua các buổi dạo chơi, thăm quan, hoạt động ngoài trời, dã nngoại  khi trẻ 
quan sát tôi hướng trẻ sử dụng mọi giác quan để trẻ có thể chỉ ra trọn vẹn đối tượng 
đó.
 Ví dụ: Cô và trẻ quan sát cây hoa hồng, hướng trẻ nhận biết màu sắc cánh hoa. 
Cho trẻ sờ cánh hoa thấy mịn và nhẵn, các mép của lá có răng cưa. Ngửi hoa có mùi 
thơm.
 Trẻ được quan sát kỹ, có được đầy đủ các đặc điểm của đối tượng nên trẻ so 
sánh rất tốt và phân loại rất nhanh .
 * Biện pháp 3: Tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm, suy luận, phán đoán và 
đưa ra kết luận.
 Cho trẻ xem một số thí nghiệm thông qua các chủ đề như sau: 
 Người viết: Nguyễn Thị Tươi - Đơn vị: Mầm non Bình Minh - 12 –

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_nguoi_dan_toc_thieu.doc