SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao khả năng kể chuyện sáng tạo trong hoạt động làm quen với văn học

Hiện nay, việc thực hiện chương trình giáo dục nói chung và giáo dục văn học nói riêng đã tạo điều kiện linh hoạt cho giáo viên được chủ động xác định, lựa chọn và tổ chức các hoạt động một cách phong phú, đa dạng, lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho trẻ phát triển khả năng sáng tạo tốt nhất. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy giáo viên lựa chọn dạy trẻ làm quen với văn học thường chỉ dừng lại ở các hình thức: Kể chuyện cho trẻ nghe, cho trẻ kể lại chuyện cùng cô hoặc cho trẻ đóng kịch. Giáo viên chưa đưa các hình thức cho trẻ kể chuyện sáng tạo vào chương trình, kế hoạch giảng dạy. Vì bản thân giáo viên ngại khó khăn sợ trẻ không thực hiện được, ngại đầu tư thời gian vào việc định hướng, dạy trẻ kể chuyện sáng tạo. Từ đó, làm hạn chế khả năng sáng tạo của trẻ, trẻ ngại thể hiện mình và trở nên thụ động, nhút nhát hơn.
Là giáo viên mầm non, tôi nhận thấy ở lứa tuổi này trẻ luôn tràn ngập cảm xúc; trí tưởng tượng bay bổng và khả năng liên tưởng phong phú. Đây là giai đoạn tối ưu, là “mảnh đất” màu mỡ nhất để khả năng sáng tạo tiềm ẩn của trẻ được phát triển. Do đó, để trẻ phát triển ngôn ngữ, kích thích trẻ tư duy, sáng tạo, giúp trẻ biết yêu quí và hướng tới cái đẹp. Trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vât hay sự kiện nào đó bằng chính ngôn ngữ của trẻ…Tôi mạnh dạn chọn sáng kiến và đưa ra: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi nâng cao khả năng kể chuyện sáng tạo trong hoạt động làm quen với văn học” để phối hợp với giáo viên cùng lớp thực hiện.
doc 29 trang skmamnonhay 07/01/2025 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao khả năng kể chuyện sáng tạo trong hoạt động làm quen với văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao khả năng kể chuyện sáng tạo trong hoạt động làm quen với văn học

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao khả năng kể chuyện sáng tạo trong hoạt động làm quen với văn học
 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
 TÊN SÁNG KIẾN: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi nâng cao khả 
 năng kể chuyện sáng tạo trong hoạt động làm quen với văn học”.
 I . LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN
 Trẻ em chính là trang sách mở đầu của mỗi cuộc đời, là nơi đặt những 
 viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng nhân cách của con người. Một trong 
 những yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân 
 cách của trẻ đó chính là ngôn ngữ. Đặc biệt, trong môi trường giáo dục trẻ mầm 
 non hoạt động làm quen với văn học là một trong những hoạt động giúp trẻ phát 
 triển khả năng ngôn ngữ một cách hiệu quả nhất trong đó có hoạt động kể 
 chuyện sáng tạo.
 Hoạt động kể chuyện sáng tạo giữ vai trò quyết định đến sự phát triển tâm 
 lý của trẻ. Là phương tiện phát triển năng lực tư duy, khả năng sáng tạo của trẻ. 
 Hướng tới cái đẹp và lấy cái đẹp để giáo dục trẻ một cách toàn diện như phát 
 triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá.
 Hiện nay, việc thực hiện chương trình giáo dục nói chung và giáo dục 
 văn học nói riêng đã tạo điều kiện linh hoạt cho giáo viên được chủ động xác 
 định, lựa chọn và tổ chức các hoạt động một cách phong phú, đa dạng, lấy trẻ 
 làm trung tâm, tạo điều kiện cho trẻ phát triển khả năng sáng tạo tốt nhất. Tuy 
 nhiên trên thực tế cho thấy giáo viên lựa chọn dạy trẻ làm quen với văn học 
 thường chỉ dừng lại ở các hình thức: Kể chuyện cho trẻ nghe, cho trẻ kể lại 
 chuyện cùng cô hoặc cho trẻ đóng kịch. Giáo viên chưa đưa các hình thức cho 
 trẻ kể chuyện sáng tạo vào chương trình, kế hoạch giảng dạy. Vì bản thân giáo 
 viên ngại khó khăn sợ trẻ không thực hiện được, ngại đầu tư thời gian vào việc 
 định hướng, dạy trẻ kể chuyện sáng tạo. Từ đó, làm hạn chế khả năng sáng tạo 
 của trẻ, trẻ ngại thể hiện mình và trở nên thụ động, nhút nhát hơn.
 Là giáo viên mầm non, tôi nhận thấy ở lứa tuổi này trẻ luôn tràn ngập cảm 
 xúc; trí tưởng tượng bay bổng và khả năng liên tưởng phong phú. Đây là giai 
 đoạn tối ưu, là “mảnh đất” màu mỡ nhất để khả năng sáng tạo tiềm ẩn của trẻ 
 được phát triển. Do đó, để trẻ phát triển ngôn ngữ, kích thích trẻ tư duy, sáng 
 tạo, giúp trẻ biết yêu quí và hướng tới cái đẹp. Trẻ biết trình bày ý kiến, suy 
 nghĩ, kể về một sự vât hay sự kiện nào đó bằng chính ngôn ngữ của trẻTôi 
 mạnh dạn chọn sáng kiến và đưa ra: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi nâng 
 cao khả năng kể chuyện sáng tạo trong hoạt động làm quen với văn học” để 
 phối hợp với giáo viên cùng lớp thực hiện.
Tên đề tài: SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi nâng cao khả năng kể chuyện 
 sáng tạo trong hoạt động làm quen với văn học”. 3
 sáng tạo rất cao. Vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên là nắm bắt, thấu hiểu khả năng 
 sáng tạo của trẻ và tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện khả năng sáng tạo của mình. 
 Từ đó, đưa ra những biện pháp thiết thực trong quá trình tổ chức cho trẻ kể 
 chuyện sáng tạo, kích thích trí tưởng tượng, khả năng tư duy sáng tạo của trẻ khi 
 hoạt động. Tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động nhận thức sau này. Thông qua 
 hoạt động kể chuyện sáng tạo trẻ được trải nghiệm, vui chơi, hợp tác, chia sẻ, 
 được tự do sáng tạo ra một nội dung câu chuyện tạo ra cấu trúc logic được thể 
 hiện trong hình vẽ (Lời nói kết hợp với sử dụng đồ dung trực quan), trẻ mạnh 
 dạn tự tin hơn khi tham gia hoạt động. Đồng thời qua các câu chuyện trẻ có thể 
 cảm thụ được cái hay, cái đẹp về cuộc sống con người và môi trường xung 
 quanh một cách gần gũi, thân thiện.
 2. Cơ sở thực tiễn
 - Là giáo viên nhiều năm phụ trách lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Trong quá 
 trình hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động, tôi nhận thấy trẻ có nhận thức còn 
 nhiều hạn chế, khả năng chú ý của trẻ còn chưa ổn định. Vốn từ và các kỹ năng 
 tổng hợp của trẻ còn hạn chế vì vậy khả năng truyền đạt ý nghĩ, ngôn ngữ của 
 trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Khi nói trẻ hay bỏ bớt âm, bớt từ, vẫn còn nói 
 ngọng, không đủ câunói nhỏ không rành mạch. Trẻ nói và phát âm sai do ảnh 
 hưởng của người lớn xung quanh trẻ và ngôn ngữ của địa phương. Trẻ chưa 
 mạnh dạn trong việc thể hiện mình.
 - Các bậc phụ huynh còn chưa giành nhiều thời gian để trò chuyện và trao 
 đổi cùng trẻ về các câu truyện mà trên lớp trẻ đã được học, chưa tạo môi trường 
 cho trẻ để trẻ được kể chuyện sáng tạo cũng như giao tiếp, phát triển khả năng 
 diễn đạt và ngôn ngữ khi ở nhà.
 3. Khảo sát thực trạng khi chưa thực hiện sáng kiến
 a. Thuận lợi:
 - Tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của ban giám hiệu, của tổ 
 chuyên môn. Sự phối hợp nhịp nhàng của giáo viên cùng lớp tạo điều kiện cho 
 tôi được học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn để tôi thực hiện tốt chương 
 trình giáo dục mầm non mới. 
 - Nhà trường thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là 
 bồi dưỡng các nội dung kiến thức về phương pháp làm quen văn học cho trẻ.
 - Bản thân tôi luôn cố gắng, tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để 
 đưa ra các biện pháp giúp trẻ nâng cao khả năng kể chuyện sáng tạo của mình.
 - Trường lớp khang trang, sạch sẽ thoáng mát. Có đủ đồ dùng trang thiết 
 bị phục vụ cho việc dạy và học của cô và trẻ.
Tên SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi nâng cao khả năng kể chuyện sáng tạo 
 trong hoạt động làm quen với văn học”. 5
  Từ những hạn chế trên, tôi đưa ra “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi 
 nâng cao khả năng kể chuyện sáng tạo trong hoạt động làm quen với văn học” 
 để hoạt động làm quen với văn học đạt kết quả cao hơn.
 II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng năng lực của bản thân. Xây dựng kế hoạch.
 Xây dựng kế hoạch là bước rất quan trọng vì nó đóng vai trò quyết định 
 chất lượng của hoạt động. Để có thể xây dựng kế hoạch, bản thân tôi đã luôn 
 tích cực tham gia lớp tập huấn “Dạy học theo phương pháp đổi mới” do Sở Giáo 
 dục và Đào tạo tổ chức với thời gian là 5 buổi. Tham dự các chuyên đề xây dựng 
 môi trường giáo dục tại trường mầm non Thạch Bàn - Long Biên, trường mầm 
 non Yên Sở - Hoài Đức, trường mầu giáo Việt Triều... và các chuyên đề do 
 Phòng giáo dục tổ chức tại trường mầm non Long Xuyên, Trạch Mỹ Lộc, Võng 
 Xuyên A... Đây là cơ hội giúp cho những giáo viên như chúng tôi cũng nhau 
 trao đổi, chia sẻ những vướng mắc trong quá trình thực hiện lồng ghép phương 
 pháp Steam trong giảng dạy. Đồng thời tôi tự tìm tòi tham khảo thông qua các 
 kênh thông tin như: ,... báo mạng và các tài liệu: Hướng dẫn tổ chức thực hiện 
 chương trình giáo dục mầm non, Tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
 mầm non theo hướng tích hợp,... để nắm vững phương pháp, hình thức tổ chức mới 
 khi tổ chức hoạt động kể chuyện sáng tạo cho trẻ. Từ đó, tôi dễ dàng xây dựng 
 được kế hoạch các hoạt động.
 (MC1: Hình ảnh bồi dưỡng CM do nhà trường tổ chức, tài liệu tham khảo)
 Ngay từ đầu năm học tôi đã cùng các chị em đồng nghiệp trong tổ xây 
 dựng kế hoạch giáo dục. Và phối kết hợp với giáo viên cùng lớp xây dựng một 
 số câu chuyện sáng tạo đưa vào kế hoạch riêng của lớp để nâng cao khả năng kể 
 chuyện sáng tạo cho trẻ lớp mình. 
 Kế hoạch cụ thể như sau:
 * Ở hoạt động trò chuyện buổi sáng: Tôi cho trẻ kể chuyện với đồ dùng, 
 đồ chơi có sẵn phù hợp với chủ đề sự kiện của tuần, tháng.
 Ví dụ: 
 - Tháng 9/2022: Sự kiện “Tết trung thu của bé”: Tôi cho trẻ kể chuyện với 
 chiếc đèn ông sao, đồ chơi mà trẻ được ông bà, bố mẹ mua cho..
 - Tháng 11/2022: Sự kiện “Gia đình của bé”: Tôi cho trẻ kể chuyện với 
 một số dùng gia đình như: cái quạt điện, cái tivi.
Tên SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi nâng cao khả năng kể chuyện sáng tạo 
 trong hoạt động làm quen với văn học”. 7
 * Hoạt động ăn trưa (Sau khi trẻ ăn cơm xong), hoạt động trả trẻ: 
 Tôi đưa ra những tình huống phù hợp với sự kiện của tuần, tháng và cho 
 trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm hay cho trẻ kể lại một sự việc đã diễn ra. 
 Ví dụ: - Tháng 10: Với sự kiện “Tôi lớn lên như thế nào?”: Tôi đưa ra tình 
 huống: Một bạn nhỏ không chịu ăn hết suất của mình hay một bạn không thích ăn 
 rauvà cho trẻ đưa ra câu chuyện sáng tạo của mình về những tình huống đó.
 - Tháng 02: Với sự kiện về “Ngày tết cổ truyền”: Tôi cho trẻ kể về ngày tết ở 
 gia đình nhà mình: Trẻ đã làm gì để chuẩn bị cho ngày tết? Trẻ được đi đâu chơi?....
 - Tháng 03: Với sự kiện “Bé thực hành tham gia giao thông”: tôi đưa ra 
 tình huống: Một cụ già sang đường một mình, một bạn nhỏ vừa đi trên vỉa hè 
 vừa đá bóng, Một chú lái xe máy vượt đèn đỏ
 => Kết quả sau khi áp dung biện pháp: Việc xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp 
 với mục tiêu phát triển ngôn ngữ của trẻ, bản thân tôi nhận thấy trẻ hứng thú tham gia 
 hoạt động, trẻ luôn cảm thấy mới mẻ, từ đó càng kích thích tích cực tư duy, sáng tạo của 
 trẻ trong các giờ hoạt động. Qua đó chất lượng các giờ hoạt động được nâng cao hơn.
 2. Biện pháp 2: Tạo môi trường và làm đồ dùng sáng tạo.
 2.1. Tạo môi trường cho trẻ kể chuyện sáng tạo.
 Tạo môi trường cho trẻ kể chuyện sáng tạo là một việc làm vô cùng quan trọng 
 bởi nó là điều kiện để trẻ kể chuyện sáng tạo. Nếu giáo viên tạo được môi trường cho 
 trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích được sự hứng thú cũng như tạo cảm xúc cho trẻ khi 
 tham gia hoạt động kể chuyện sáng tạo. Nắm bắt được điều đó, tôi đã tận dụng không 
 gian và môi trường của lớp mình, tôi sắp xếp các góc một cách hợp lý tạo môi trường 
 hoạt động đẹp và sáng tạo cho trẻ. Tôi sử dụng những con rối ngộ nghĩnh; Tranh ảnh 
 các câu chuyện cùng với nhân vật rời theo từng sự kiện, định hướng để cho trẻ cùng 
 nhau trang trí ở góc ngôn ngữ, tạo cảm xúc cho trẻ hoạt động tốt nhất và đạt hiệu quả. 
 Ngoài ra, tôi dành riêng cho trẻ một khu vực nhỏ ở góc ngôn ngữ cho trẻ sắp xếp 
 trang trí những con vật, rối do trẻ tự làm, những bức tranh minh họa hay sơ đồ câu 
 chuyện do trẻ tự vẽ để giúp trẻ luôn hứng thú trong việc kể chuyện sáng tạo. Trên những 
 kệ sách nhỏ, tôi luôn gợi ý để trẻ sắp xếp thêm những quyển truyện tranh dân gian, 
 truyện tranh khám phá, truyện tranh giải trí cùng những quyển tạp trí dành cho lứa tuổi 
 mầm non do phụ huynh ủng hộ và bản thân sưu tầm được để cho trẻ xem vào các giờ 
 hoạt động góc, hoạt động chơi tự chọn. 
 (MC2: Khu vực giành cho trẻ trang trí rối và tranh truyện ở góc văn học)
 => Tôi nhận thấy với những mảng tường được sắp xếp trang trí, hấp dẫn đã 
 giúp trẻ dễ tri giác, tưởng tưởng. Từ đó, giúp trẻ hứng thú, sáng tạo hơn khi cùng bạn 
 thảo luận về những câu truyện, đoạn truyện và cùng nhau sáng tạo và kể chuyện. 
Tên SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi nâng cao khả năng kể chuyện sáng tạo 
 trong hoạt động làm quen với văn học”.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_nang_cao_kha_nang_ke.doc