SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi mạnh dạn tự tin thông qua các hoạt động ở trường mầm non

Một trẻ tự tin sẽ duy trì được khả năng học hỏi, khám phá trong học tập và luôn sẵn sàng đón nhận những thách thức mới, luôn mong muốn được yêu quí, được đón nhận và đó chính là khởi đầu tuyệt vời để trẻ gần gũi hơn với mọi người. Để trẻ có được sự tự tin và mạnh dạn nhất là đối với trẻ mầm non, nó không chỉ mang lại cho trẻ những kĩ năng quan hệ xã hội để giao tiếp, những hành vi đúng đắn mà đó còn là sự chủ động, sáng tạo của nhân cách con người trong tương lai. Chính vì lý do đó mà tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi mạnh dạn, tự tin thông qua các hoạt động ở trường mầm non” trong học 2020 - 2021 để làm đề tài nghiên cứu của mình.
doc 28 trang skmamnonhay 19/06/2024 3030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi mạnh dạn tự tin thông qua các hoạt động ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi mạnh dạn tự tin thông qua các hoạt động ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi mạnh dạn tự tin thông qua các hoạt động ở trường mầm non
 1/16
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Lý do chọn đề tài:
 Chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì sự mạnh dạn tự tin vẫn là 
điều cần thiết để giúp con người vượt qua sự nhút nhát, gò bó. Với trẻ Mầm non 
sự mạnh dạn tự tin sẽ giúp trẻ hòa đồng với bạn bè và với mọi người xung 
quanh. Trẻ học cách làm chủ bản thân, học cách nhận biết và đối phó với cảm 
xúc của mình cũng như của người khác.
 Xã hội càng phát triển con người càng phải hoàn thiện, một con người
hoàn thiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà cần phải có cả đức.
Nhân cách của con người muốn được xây dựng và phát triển cần phải được
bắt đầu ngay từ khi mới sinh ra và đặc biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghế
nhà trường. Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con
người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích
cực, còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, nhất là trẻ
em.
 Tuổi thơ ấu của con người là một giai đoạn tràn đầy hạnh phúc trong
vòng tay của ông bà, cha mẹ. Song do sự phát triển của xã hội nên trẻ đã được
gửi tới trường mầm non để học tập nhằm giúp các bậc phụ huynh làm
việc, tham gia vào lao động xã hội. Điều này cho thấy thời gian ở
trường của trẻ rất lâu, bằng 2/3 số thời gian trẻ thức trong ngày. Làm thế nào
để giúp trẻ sống trong một tập thể đông đúc có nề nếp, ngoan ngoãn, hiểu biết
mà vẫn hồn nhiên, mạnh dạn, linh hoạt như ở gia đình, đó là nhiệm vụ rất khó
khăn. Tự tin đóng vai trò như chiếc chìa khóa cơ bản nhất để mở cánh cửa thành 
công của bạn, thế nhưng để có được sự tự tin không đơn giản chỉ nằm trong suy 
nghĩ, tự tin phải gắn liền với khả năng thực, giá trị thực của mỗi con người hãy 
tìm ra những ưu điểm của mình, mạnh dạn nhìn thẳng và thừa nhận những điểm 
yếu để làm tiền đề cho lòng tin của mình. 
 Một trẻ tự tin sẽ duy trì được khả năng học hỏi, khám phá trong học tập 
và luôn sẵn sàng đón nhận những thách thức mới, luôn mong muốn được yêu 
quí, được đón nhận và đó chính là khởi đầu tuyệt vời để trẻ gần gũi hơn với mọi 
người. Để trẻ có được sự tự tin và mạnh dạn nhất là đối với trẻ mầm non, nó 
không chỉ mang lại cho trẻ những kĩ năng quan hệ xã hội để giao tiếp, những 
hành vi đúng đắn mà đó còn là sự chủ động, sáng tạo của nhân cách con người 
trong tương lai. Chính vì lý do đó mà tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp 
trẻ 5-6 tuổi mạnh dạn, tự tin thông qua các hoạt động ở trường mầm non” 
trong học 2020 - 2021 để làm đề tài nghiên cứu của mình. 3/16
trách lớp 5 tuổi A2 với số trẻ là 33 trẻ. Qua một thời gian làm quen, trò chuyện, 
dạy học và gần gũi trẻ tôi nhận thấy đa số trẻ còn khá rụt rè và nhút nhát khi thể 
hiện những cảm xúc của bản thân, đối với những hoạt động trẻ tỏ ra thích thú 
nhưng khi được cô hỏi han, quan tâm thì trẻ thể hiện một cách không thoải mái và 
chưa được tự tin nói còn nhỏ nữa và chưa biết cách diễn tả thể hiện cảm xúc của 
mình. Từ những lý do trên tôi luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm ở các 
đồng nghiệp, nghiên cứu những biện pháp hữu hiệu nhất với mục đích giúp trẻ 
có được sự tự tin , mạnh dạn ban đầu và phát triển được những ưu điểm của bản 
thân vào những hoạt động sau này của trẻ. Giúp các con bạo dạn, tự tin trong 
giao tiếp, biết quan tâm chia sẻ và học cách làm chủ bản thân, học cách nhận 
biết và đối phó với cảm xúc của mình cũng như của người khác, cách xử sự sao 
cho phù hợp với môi trường xung quanh, kỹ năng quan hệ xã hội như làm thế 
nào để mạnh dạn tự tin với mọi người, để giao tiếp, để chọn hành vi đúng đắn, 
đoàn kết với bạn bè.
 a. Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm của Phòng GDĐT huyện Gia Lâm , UBND xã, BGH nhà 
trường, các cấp lãnh đạo tạo điều kiện về cơ sở vật chất, 100% nhóm lớp được 
trang bị đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị học tập theo đúng Thông tư 02/2010/TT - 
BGDĐT, đồ dùng dạy học được trang bị ngày càng phong phú hơn. Các lớp đều 
có máy tính được kết nối mạng Internet, phục vụ cho hoạt động dạy và học có 
hiệu quả. Xây dựng và cải tạo lại môi trường tạo không gian cho trẻ hoạt động là 
khu không gian sáng tạo và khu trải nghiệm cho trẻ.
 - Đầu năm học nhà trường đã tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung 
xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm, tích cực xây dựng các hoạt 
động trẻ được tự sáng tạo, trải nghiệm và thể hiện cảm xúc của bản thân hình 
thành sự tự tin cho trẻ khi tham gia các hoạt động.
 - Nhà trường tổ chức tập huấn kỹ năng mềm, trường học, lớp học hạnh 
phúc cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
 - Các tổ, khối chuyên môn thường xuyên có những buổi sinh hoạt, tọa đàm 
chuyên đề cùng nhau chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm tìm ra các biện pháp hướng 
dẫn tác động giúp hình thành sự tự tin cho trẻ.
 - Bản thân là một giáo viên mầm non tâm huyết với nghề, với 25 năm kinh 
nghiệm và nhiều năm là giáo viên chủ nhiệm lớp 5 tuổi với lòng yêu thương trẻ, 
tận tình với công việc luôn có ý thức phấn đấu vươn lên thường xuyên tìm tòi, 
nghiên cứu tài liệu để áp dụng vào việc chăm sóc và giáo dục trẻ hàng ngày nhất 
là việc rèn trẻ tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp . 5/16
môn.
 Tôi đã đọc được một câu nói: “Nếu tự tin ở bản thân, bạn sẽ truyền niềm 
tin đến người khác”. Chính vì câu nói này nên tôi đã nghĩ nếu tôi muốn hình 
thành sự tự tin cho trẻ thì trước tiên tôi phải có sự tự tin và có những vốn hiểu 
biết nhất định của bản thân để có thể mang lại những cách giáo dục tích cực nhất 
đến cho trẻ.
 Trẻ nhỏ đôi khi lại mang đến cho bạn những điều mà bạn nghĩ rằng mình 
đã vô tình bị lãng quên bởi cuộc sống bận bịu như tiếng cười, sự hồn nhiên 
nhưng có những lúc chính trẻ lại là nguồn lực thôi thúc bản thân tôi phải tìm 
hiểu nhiều hơn nữa, nghiên cứu và trau dồi bản thân nhiều hơn để mang lại 
những điều tốt đẹp nhất cho trẻ. 
 Những năm gần đây phương pháp giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” đang 
được đẩy mạnh nên qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, khối chúng tôi tích 
cực đưa ra các ý kiến, các biện pháp và xây dựng các tiết học, môi trường làm 
sao để đẩy mạnh lên được tính tự tin cho trẻ. Từ đó làm tăng hiệu quả các hoạt 
động lấy trẻ làm trung tâm như đưa các câu hỏi mang tính thảo luận để cùng đưa 
ra nhiều ý kiến:
 + Một đứa trẻ tự tin là như thế nào?
 + Tự tin mang lại điều gì tốt cho trẻ?
 + Cần hình thành sự tự tin cho trẻ thông qua các hoạt động như thế nào?
 + Xây dựng môi trường như thế nào để mang lại sự tự tin hoạt động của trẻ? 
 Phải nói rằng việc tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân 
là một việc hết sức quan trọng. Bên cạnh đó giáo viên nắm vững những kĩ năng 
hình thành sự tự tin cho trẻ thì việc tổ chức các hoạt động giáo dục có lồng ghép 
kĩ năng đó sẽ mang lại hiệu quả cao và trẻ sẽ tiếp thu một cách dễ dàng .
 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học tạo sự tự tin cho trẻ.
 Đối với trẻ, một môi trường học tập vui chơi thoải mái, thân thiện và gần 
gũi là điều kiện không thể thiếu để giúp trẻ hòa mình và tự tin hoạt động trong 
môi trường đó. Vì vậy tôi chú trọng xây dựng môi trường tạo sự tự tin cho trẻ 
dựa trên 2 yếu tố đó là xây dựng môi trường vật chất và môi trường tinh thần.
 Trên lớp như thực hiện chế độ bữa ăn gia đình cho trẻ. Trẻ được học rèn kĩ 
năng dùng bát sứ, dùng đũa, thức ăn chia vào đĩa theo nhóm, trẻ tự lấy thức 
ăn...thông qua tiết học .
 * Xây dựng môi trường vật chất.
 Môi trường vật chất là nơi để trẻ hoạt động, được tham gia vào các hoạt động 
trẻ thích, vì vậy đây là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc khuyến khích trẻ 
chủ động tham gia vào hoạt động góp phần hình thành sự tự tin trong trẻ. 7/16
tiếp với trẻ, bởi tôi nhận thấy nói chuyện nhiều với trẻ, cô giao tiếp với trẻ, trẻ 
giao tiếp với cô sẽ dần hình thành sự tự tin trong giao tiếp cho trẻ. Ban đầu khi 
nói chuyện với trẻ thì trẻ tỏ ra khá rụt rè và thường lảng tránh các câu hỏi của cô 
nhưng tôi có cách riêng đó là thỉnh thoảng sẽ khen ngợi một vài đặc điểm đặc 
biệt của bản thân trẻ ví dụ như quần, áo, đồ mới trẻ sẽ chủ động nói chuyện và 
chia sẻ với tôi về các đồ dùng mình có và những câu chuyện khác sẽ được bắt 
đầu một cách tự nhiên và thoải mái.
 Khi xử lí các tình huống của trẻ như 2 trẻ tranh giành đồ chơi, tôi sẽ lắng 
nghe và khuyến khích trẻ tự trình bày ý kiến của bản thân, sau khi lắng nghe tôi 
phân tích và giảng giải cho trẻ hiểu hành động của trẻ là tốt hay chưa tốt, sau đó 
gợi ý cho trẻ cách giải quyết vấn đề đó theo hướng tích cực. Với cách giải quyết 
này tôi cảm nhận được sự tin tưởng của trẻ để lần sau có vấn đề gì trẻ sẽ tìm tới 
cô và còn biết tìm đến sự trợ giúp từ người khác. Đôi khi tôi đặt bản thân mình 
vào trẻ, cùng trẻ chơi đùa, cùng trẻ trò chuyện như: “Hôm nay bạn Bảo Anh có 
gì vui thế, kể cho cô nghe được không?” hay tôi gợi ý cho trẻ những trò chơi 
mới, khuyến khích trẻ đặt tên cho trò chơi và có thể là những cách chơi khác mà 
tự trẻ nghĩ ra và hướng dẫn tôi chơi.
 Thường xuyên khuyến khích, động viên trẻ kịp thời
 Với trẻ nhỏ việc được khen ngợi, khuyến khích và động viên kịp thời tạo 
được những hiệu ứng tích cực. Với các hoạt động trên lớp được diễn ra xuyên 
suốt một ngày thì có rất nhiều cách, thời điểm để ta động viên, khuyến khích trẻ.
 Ví dụ: Như trường hợp của một bạn gái lớp tôi, con tới lớp với một bộ váy 
theo như lời mẹ nhắn với tôi là do nhà đông con nên thường mặc lại đồ của chị. 
Hôm đó con đến lớp với gương mặt không mấy hào hứng, dù qua trao đổi với 
phụ huynh nắm bắt được vấn đề nhưng tôi vẫn tới bên trẻ và hỏi nguyên nhân:
 + Vì sao con buồn? “Vì con không thích cái váy này ạ!”
 + Con không thích chiếc váy này ở điểm nào? “Con thích váy mới cơ.”
 + Cô thấy chiếc váy này rất đẹp mà, chiếc váy này có những bông hoa, con 
chim mà cô chưa thấy bao giờ, hình như cô chỉ thấy ở những chiếc váy của các 
cô công chúa trong câu chuyện cổ tích thôi, giống công chúa gì nhỉ (tạm thời 
cho trẻ quên đi nỗi buồn).
 + Các bạn thấy hôm nay bạn Thu Trang mặc chiếc váy như thế nào? Cô thì 
thấy chiếc váy này rất đẹp và bạn Thu Trang mặc chiếc váy này rất xinh nữa 
chứ, con có thể đứng lên biểu diễn thời trang một vòng cho các bạn xem được 
không!
 Cô và trẻ cùng tự trải nghiệm là các cô người mẫu biểu diễn thời trang vừa 
tạo sự vui vẻ hứng khởi cho trẻ đồng thời tạo sự tự tin cho trẻ, sau cùng tôi 9/16
những quyết định sau này của bản thân trẻ. 
 Qua nhiều năm công tác tôi nhận thấy có rất nhiều trẻ thường có thói 
quen sử dụng tay trái khi cầm nắm các đồ vật và dễ dàng thao tác với đồ vật 
đó, tuy nhiên một số phụ huynh thường hay phàn nàn và nhờ các cô chỉnh 
sửa giúp trẻ, bản thân phụ huynh coi đó là một khuyết điểm của con em 
mình nhưng với bản thân tôi qua học hỏi, tìm tòi và dựa vào kinh nghiệm 
thực tế tôi nhận thấy hãy cứ để trẻ được thực hiện theo những điều trẻ cảm 
thấy thoải mái và tự tin khi thực hiện, vì khi chúng ta có ép trẻ chuyển đổi 
thói quen thì trẻ sẽ cảm thấy mất tự tin và thường lo sợ khi thực hiện
 Như hoạt động dạy trẻ kĩ năng sử dụng đũa, tôi vẫn tiến hành cho trẻ thực 
hiện và làm quen với kĩ năng này, không quá nặng nề vào việc trẻ phải cầm đúng 
theo chuẩn mà tôi được biết vì khả năng tiếp thu mỗi trẻ là khác nhau, thói quen sử 
dụng và bản năng của trẻ cũng khác nhau, có trẻ sử dụng ngón trỏ là ngón chính khi 
cầm, có trẻ sử dụng ngón giữa, tôi khuyến khích và tạo dựng cho trẻ thói quen và 
cách sử đụng đũa nhưng cho trẻ được thao tác với cách nào trẻ cho là phù hợp nhất 
với bản thân miễn sao trẻ có thể cầm và gắp được đồ vật, thức ăn một cách tốt nhất 
và không quá sai so với cách cầm đũa thông thường.
 Hay những hoạt động hàng ngày khi chia nhóm trẻ, tôi khuyến khích trẻ được 
tự chọn nhóm chơi, nếu các nhóm có sự chênh lệch nhau về số lượng tôi sẽ giảng 
giải cho trẻ hiểu để trẻ tự cân bằng số lượng nhóm chơi nhưng nếu trẻ không thích 
thì tôi vẫn sẽ tôn trọng nhóm trẻ chọn lựa khi chơi .
 Xây dựng môi trường lao động vui vẻ, tự giác.
 Ngay từ đầu năm học tôi xây dựng cho trẻ nề nếp biết lao động và thích lao 
động tự phục vụ cho các hoạt động của chính trẻ. Lao động ở đây đối với tôi đó là 
“ Điều gì cô làm được trẻ cũng sẽ làm được” và được xây dựng trên tinh thần và 
cách thức phù hợp với trẻ, hỗ trợ tương tác giữa cô với trẻ, trẻ với trẻ. Các hoạt 
động lao động tôi phân trẻ theo nhóm trên tinh thần tự nguyện và xung phong 
của trẻ. Như các hoạt động cần sử dụng bàn, tôi khuyến khích các trẻ cùng 
giúp đỡ cô, trẻ giúp đỡ nhau trong hoạt động kê bàn học, kê bàn ăn có sự giúp 
đỡ của cô, dần dần khi thành thói quen trẻ tự biết sắp xếp và bố trí các bàn, 
nhóm bàn. Hay hoạt động lấy khay, lấy khăn tôi cũng hình thành cho trẻ biết 
lao động tự phục vụ khi giờ ăn đến trẻ sẽ biết tự phân công nhau đi làm nhiệm 
vụ của mình một cách vui vẻ, rất nhiều các hoạt động khác trong ngày như 
phơi khăn, lau bàn, chuẩn bị đồ dùng ngủ trưa, vệ sinh tủ đồ dùng, đồ 
chơitrẻ đã hình thành được thói quen tự lao động phục vụ mình một cách tự 
giác và đầy hào hứng. 
 Như vậy với cách xây dựng không khí môi trường lớp học trên tinh thần 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_manh_dan_tu_tin_thon.doc