SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen với văn học một cách tích cực, hứng thú từ việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Văn học thiếu nhi đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung và hình thức; chứa đựng nhiều giá trị nhân văn hướng tới giáo dục và hoàn thiện nhân cách con người. Khi làm quen văn học khi trẻ đọc thơ, kể chuyên, đóng kịch giúp trẻ được trải nghiệm, được sắm vai, được đóng kịch trước đám đông từ đó rèn cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin và phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Hơn nữa, Thông qua bộ môn làm quen các tác phẩm văn học khả năng phát triển trí nhớ, tư duy, khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái tốt cái xấu của mọi vật xung quanh trẻ được phát triển; qua đó giáo dục trẻ biết yêu quý người tốt, ghét kẻ xấu; biết ơn, kính yêu ông bà cha mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ.
Bộ môn văn học nói chung và văn học trẻ thơ nói riêng là kho tàng quý báu được khai thác không ngừng phục vụ cho việc bồi dưỡng tâm hồn trẻ. Đặc biệt là các tác phẩm thơ dành cho trẻ Mầm non với hình tượng nghệ thuật gần gũi phù hợp với nhận thức của trẻ được áp dụng theo từng lứa tuổi, từng bước chắp cánh cho trẻ vươn tới bao ước mơ, bao điều tốt đẹp.
Trẻ mầm non không thể cảm nhận được nội dung nghệ thuật của bài thơ câu chuyện khi thiếu sự tác động của cô giáo và người lớn xung quanh. Bởi trẻ chưa biết đọc mà phải nhờ vào sự tổ chức, hướng dẫn của người lớn qua giọng đọc kể làm cho tác phẩm văn học đến với các cháu trở thành nhân tố giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ, thẩm mỹ, hình thành nhân cách và giáo dục đạo đức cho trẻ.
Văn học có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ như vậy, nhưng việc làm thế nào để thu hút được trẻ tích cực tham gia vào hoạt động này thì trên thực tế hiện nay cho thấy, nhiều giáo viên còn hạn chế trong việc tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động. Cùng với sự thay đổi của các bậc học trong cả nước là sử dụng, đưa các phương pháp, hình thức đổi mới, phương pháp dạy học tích cực vào hoạt động để thu hút trẻ để trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, hiệu quả, không gò ép. Nhận thấy sự cần thiết của việc thu hút trẻ vào hoạt động làm quen tác phẩm văn học. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi muốn được đóng góp một số kinh nghiệm nhỏ bé của mình để nâng cao chất lượng giảng dạy nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với văn học một cách tích cực, hứng thú từ việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
docx 11 trang skmamnonhay 03/04/2025 400
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen với văn học một cách tích cực, hứng thú từ việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen với văn học một cách tích cực, hứng thú từ việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen với văn học một cách tích cực, hứng thú từ việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
 biết đọc mà phải nhờ vào sự tổ chức, hướng dẫn của người lớn qua giọng đọc kể 
làm cho tác phẩm văn học đến với các cháu trở thành nhân tố giúp trẻ phát triển tư 
duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ, thẩm mỹ, hình thành nhân cách và giáo dục đạo 
đức cho trẻ.
 Văn học có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ như vậy, nhưng việc làm thế nào để 
thu hút được trẻ tích cực tham gia vào hoạt động này thì trên thực tế hiện nay cho 
thấy, nhiều giáo viên còn hạn chế trong việc tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt 
động. Cùng với sự thay đổi của các bậc học trong cả nước là sử dụng, đưa các 
phương pháp, hình thức đổi mới, phương pháp dạy học tích cực vào hoạt động để 
thu hút trẻ để trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, hiệu quả, không gò ép. Nhận 
thấy sự cần thiết của việc thu hút trẻ vào hoạt động làm quen tác phẩm văn học. Là 
một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi muốn được đóng góp một số kinh nghiệm 
nhỏ bé của mình để nâng cao chất lượng giảng dạy nên tôi đã mạnh dạn chọn đề 
tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với văn học một cách tích 
cực, hứng thú từ việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
 1.2. Điểm mới và phạm vi áp dụng của đề tài:
 1.2.1. Điểm mới của đề tài:
 - Đề tài tập trung nêu ra những biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với văn 
học một cách tích cực, hứng thú từ việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm 
trung tâm 
 - Đề tài tập trung vào những mặt đã làm được, đề xuất những hình thức mới 
mà giáo viên đã áp dụng phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm để tổ chức cho 
trẻ làm quen với các tác phẩm văn học có hiệu quả mà phương pháp truyền thống 
trước đây chưa làm được. 
 1.2.2. Phạm vi áp dụng:
 Đây là một sáng kiến mới được tôi áp dụng lần đầu tiên tại trường năm học 
2019 -2020 và có thể sử dụng rộng rãi đối với các trường Mầm non trên địa bàn 
huyện, các trường mầm non của tỉnh nói riêng và có thể áp dụng cho tất cả các 
trường mầm non trên toàn quốc.
 2. Phần nội dung
 2.1. Thực trạng nội dung cần giải quyết:
 Năm học 2019-2020 bản thân tôi được nhà trường phân công trực tiếp giảng 
dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Từ đầu năm học tôi thấy lớp tôi có nhiều cháu chưa 
chú ý vào giờ hoạt động làm quen văn học, có cháu thì chưa hiểu được nội dung, 
cháu thì chưa thuộc và kể lại được tác phẩm, còn có cháu thì chưa thật sự chú ý 
vào tác phẩm
 Kể từ đó tôi bắt đầu thấy băn khoăn và lo lắng, tìm tòi mình phải làm như thế 
nào để tạo hứng thú cho trẻ, lôi cuốn trẻ vào hoạt động này. Bước vào thực hiện đề 
tài này lớp chúng tôi có được những thuận lợi và gặp một số khó khăn sau:
 2.1.1. Thuận lợi:
 2 Nhận thấy kết quả chất lượng trên của trẻ chưa cao bản thân tôi luôn suy 
nghĩ, tìm ra những biện pháp triển khai đặc biệt là áp dụng hương pháp dạy học lấy 
trẻ làm trung tâm để trẻ được hoạt động cá nhân một cách tích cực, kiến thức của 
trẻ được bổ sung và củng cố phong phú, giúp trẻ tham gia hoạt động hiệu quả hơn.
 2.2. Các giải pháp thực hiện: 
 2.2.1. Công tác tự bồi dưỡng, rèn luyện chuyên môn 
 Bản thân tôi luôn tự nghiên cứu tài liệu về lĩnh vực Phát triển ngôn ngữ (Làm 
quen với các tác phẩm văn học) để tìm hiểu vận dụng có hiệu quả,trau dồi kiến 
thức và tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về chương trình giáo dục mầm non, bồi 
dưỡng thường xuyên do Sở, Phòng, trường tổ chức. Chủ động tìm hiểu nghiên cứu 
ở sách chương trình, hướng dẫn thực hiện, tham khảo một số hoạt động đổi mới 
cho trẻ khi làm quen với các tác phẩm văn học vì thế khi tổ chức các hoạt động tôi 
đã lồng ghép và vận dụng một cách sáng tạo thu hút trẻ tham gia tích cực, nhiệt 
tình.
 Khi tổ chức cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học như thơ, chuyện, ca 
dao, đồng dao, tôi luôn dành thời gian trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ Ban giám 
hiệu, tổ mạng lưới chuyên môn, thảo luận với chị em đồng nghiệp để đưa ra hình 
thức tổ chức hay nhất, phù hợp với trẻ và phù hợp với chủ đề hoạt động.
 Nghiên cứu tài liệu về phương pháp dạy trẻ cảm nhận tác phẩm văn học cho 
trẻ mẫu giáo. Xây dựng kế hoạch phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, thường 
xuyên rèn luyện mình các kỹ năng đọc, kể diễn cảm, diễn rối, sa bàn, kể chuyện 
qua hình ảnh tạo sự hứng thú và giúp trẻ nhớ lâu về nội dung câu chuyện. 
 Thường xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức của người giáo viên, luôn yêu 
nghề mến trẻ, coi trẻ thực sự như con của mình.
 Thường xuyên nghe những băng, đĩa, các câu chuyện mẫu để học hỏi những 
lời kể diễn cảm, cách nhập vai nhân vật
 2.2.2. Tạo môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ:
 Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội 
hình để tạo môi trường học tốt và thoải mái cho trẻ.
 Khi thực hiện các hoạt động làm quen văn học tôi luôn tận dụng không 
gian lớp học để trưng bày các dụng cụ kể chuyện, như khung sân khấu, rối dẹt, rối 
tay sắp đặt tranh và các con rối theo chủ đề chủ điểm sao cho trẻ dễ sử dụng, kích 
thích trẻ hoạt động tích cực hơn.
 Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện giọng kể, cách 
sử dụng tranh, hình ảnh, rối mô hình... để giúp trẻ cảm thụ được tác phẩm văn học 
đó là một cách tốt nhất.
 Ví dụ: Ở chủ đề “nghề nghiệp” tôi dán tranh ảnh có nội dung về anh em nhà 
thỏ trồng rau để trẻ có thể kể chuyện theo trình tự và sáng tạo, trưng bày các con 
rối theo các nhân vật trong chuyện vừa tầm với trẻ để trẻ có thể lấy và diễn rối hay 
các bộ trang phục về các chú Thỏ để trẻ mặc và đóng kịch theo nội dung câu 
chuyện. Ở chủ đề “ Thế giới động vật” tôi cho trẻ làm quen bài thơ’’ Mèo đi câu 
 4 rối dẹt của thỏ sẽ ra khỏi nhà như vậy trẻ vừa xem được những hình ảnh vừa nhớ 
được nội dung cô kể một cách hấp dẫn và dễ nhớ.
 2.2.4. Tổ chức ôn luyện mọi lúc mọi nơi, ôn luyện thông qua lễ hội.
 Ôn luyện mọi lúc mọi nơi cũng là biện pháp giúp trẻ ổn định, thông qua các 
hoạt động tổ chức ngày lễ hội tổ chức cho trẻ hoạt động kể chuyện, đóng kịch, theo 
một chương trình biểu diễn văn nghệ mà 100% trẻ được tham gia nhằm giúp trẻ 
hứng thú với bộ môn làm quen với văn học thể loại truyện kể cho trẻ.
 Ví dụ : Nhân ngày sinh nhật của Bác nhà trường tổ chức hội thi” Bé kể 
chuyện Bác Hồ” thì trẻ được tham gia hội thi một cách tích cực, mạnh dạn, tự tin 
và kể diễn cảm hay ngày tết 1-6 kể về Bác Hồ với thiếu nhi , hay ngày 22-12 trẻ 
kể chuyện sáng tạo về chú bộ đội , hoặc hội thi bé kể chuyện giỏi.
 2.2.5 Dạy trẻ đóng kịch
 Đóng kịch là một loại hình nghệ thuật được trẻ rất yêu thích, nó được xem 
như kim chỉ nam của việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong 
việc cho trẻ làm quen tác phẩm văn học; đồng thời nó có ý nghĩa giáo dục toàn 
diện nhân cách cho trẻ, giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm sống qua trải nghiệm các 
nhân vật trong tác phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển ngôn ngữ và sự 
phát triển xúc cảm tình cảm thẩm mỹ ở trẻ. Bởi qua trò chơi đóng kịch trẻ tự hoàn 
thiện mình về đạo đức, trẻ sẽ học được ở đó lòng dũng cảm, tính trung thực, lòng 
yêu quê hương đất nước, yêu những điều thiện, bênh vực kẻ yếu, lên án những cái 
xấu, cái ác Đặc biệt trò chơi đã phát triển ở trẻ tính tích cực cá nhân, tính độc lập 
sáng tạo.
 Trước tiên cô giáo phải cho trẻ làm quen với tác phẩm mà trẻ được đóng 
kịch, tạo cảm giác thoải mái, tinh thần tập thể hòa đồng với bạn bè cũng là hình 
thức phát triển ngôn ngữ, phát triển trí nhớ nhằm khắc sâu tác phẩm văn học cho 
trẻ, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, con vật trong nội dung câu chuyện đồng thời 
giúp trẻ thể hiện sắc thái ngữ điệu. Khi dạy trẻ đóng kịch, cô giáo phải hướng dẫn 
và cùng làm với trẻ về cách hóa trang và bố trí sân khấu.
 Ví dụ: Khi đóng kịch “Chú Dê đen”
 Cho trẻ đàm thoại về nội dung câu chuyện:
 + Trong chuyện có những nhân vậy nào?
 + Sói là con vật như thế nào?
 + Dê đen là nhân vật như thế nào?
 + Vì sao Dê trắng bị Sói ăn thịt?
 Cho trẻ chọn vai mình thích, cô giúp trẻ dựng cảnh sân khấu, cô làm người 
dẫn chuyện hoặc một trẻ nào đó dẫn chuyện.
 Cô hướng dẫn cho trẻ vào vai, với hình thức này trẻ rất thích học và đạt kết 
quả cao.
 2.2.6 Dạy trẻ đọc thuộc thơ bằng nhiều hình thức.
 6 ki, các loại chai lọ để làm thêm các loại đồ dùng dạy học và để trang trí môi trường 
trong lớp.
 Ở bảng tuyên truyền của lớp tôi thông báo rõ thời gian biểu, kế hoạch giảng 
dạy chủ đề lớn, chủ đề nhánh, trao đổi trực tiếp với phụ huynh trong các giờ đón và 
trả trẻ, mời phụ huynh tham quan lớp, tham quan triển làm đồ dùng đồ chơi tự làm, 
dự giờ một số tiết dạy để phụ huynh hiểu rõ sự cần thiết của việc trang trí môi 
trường và việc làm đồ dùng đồ chơi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Từ đó, 
phụ huynh tự nguyện đóng góp nhiều loại sách báo, tranh ảnh, các loại nguyên vật 
liệu trong gia đình có thể tái sử dụng được như chai nhựa các loại lon .......Trong 
từng chủ đề, nhiều phụ huynh còn sưu tầm trên mạng nhiều cách làm đồ dùng cho 
trẻ đem đến cho giáo viên. 
 Ngoài ra, tôi trao đổi và vận động phụ huynh cố gắng dành thời gian để tâm 
sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói, khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng mạch lạc, tốc 
độ vừa phải để trẻ nghe cho rõ, cha mẹ người thân phải cố gắng phát âm đúng cho 
trẻ bắt chước.
 Khuyến khích phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh không 
nói tiếng địa phương, cần tránh cho trẻ nghe những hình thái ngôn ngữ không 
chính xác.
 Trong các phiên họp phụ huynh giữa năm, tôi thường nêu gương những 
phụ huynh có ý tưởng sáng tạo cùng với giáo viên làm đồ dùng đồ chơi, sưu tầm 
nguyên vật liệu để tạo thêm động lực cho phụ huynh trong việc phối kết hợp với 
giáo viên nhằm thực hiện tốt việc chăm sóc giáo dục các cháu.
 Tóm lại: Với sự giúp đỡ nhiệt tình của chị em đồng nghiệp, cùng sự chỉ đạo 
sát sao của ban giám hiệu nhà trường, tổ mầm non phòng và đặc biệt sự phấn đấu 
nổ lực của bản thân, tôi đã tìm ra các giải pháp để giải quyết những khó khăn và 
vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện hoạt động ở lớp tôi nên năm học này tôi đã 
đạt được một số kết quả như sau: 
 * Kết quả đạt được. 
 Qua quá trình thực hiện với những biện pháp và cách làm trên, tôi đạt được 
những kết quả trong việc gây hứng thú giúp trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với văn học. Cụ 
thể là:
 - Đối với giáo viên: 
 Thời gian qua, tôi đã phát hiện và bồi dưỡng được 7 cháu có năng khiếu về 
kể chuyện, 12 cháu có năng khiếu đọc thơ diễn cảm, các cháu đã biết phối hợp 
cùng nhau và cùng cô giáo đọc thơ, kể chuyện. 
 Trình độ chuyên môn của tôi được nâng lên rõ rệt. Bản thân tôi đã có năng 
khiếu về kỹ năng tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, đã tham gia dạy 
các tiết chuyên đề, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường đều được đánh giá 
đạt kết quả cao, đã làm được nhiều đồ dùng đồ chơi có giá trị như sân khấu rối, các 
 8

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_lam_quen_voi_van_hoc.docx