SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ viết thông qua hoạt động giao lưu kết nối trong trường mầm non
Trẻ 5 tuổi học chữ cái dễ nhớ mau quên, chính vì lẽ đó dạy trẻ phát âm đúng chữ, rõ ràng các chữ cái không phải dễ. Đặc biệt, năm học này trẻ lại được tiếp thu kiến thức thông qua video và các buổi giao lưu trực tuyến. Trẻ bộc lộ suy nghĩ, cảm nhận của mình về chữ cái để trẻ ghi nhớ tốt các mặt chữ, hình thành ở trẻ kỹ năng đọc, nhớ.
Trong chương trình giáo dục mầm non hoạt động làm quen chữ viết là nội dung không thể thiếu cho trẻ 5 tuổi. Bởi vì hoạt động này được lồng ghép thông qua nhiều hoạt động khác như: Thơ, truyện, làm quen chữ cái, trò chơi chữ cái… Vậy nên làm quen chữ viết là một hoạt động mang tính tổng thể và sáng tạo rất lớn và cần thiết trong công tác Giáo dục mầm non.
Nhưng với niềm nhiệt huyết với nghề, lòng thương yêu con trẻ mà tôi không ngại khó để thực hiện tốt những kế hoạch của năm học cũng như những kế hoạch giáo dục hàng tháng đề ra để làm sao có thể truyền tải được đầy đủ kiến thức đến cho trẻ.
Xuất phát từ một số lý do trên là một giáo viên được phân công đứng lớp 5-6 tuổi, tôi thấy băn khoăn làm thể nào để có biện pháp tổ chức hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ được tốt nhất vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ viết thông qua hoạt động giao lưu kết nối trong trường mầm non”.
Trong chương trình giáo dục mầm non hoạt động làm quen chữ viết là nội dung không thể thiếu cho trẻ 5 tuổi. Bởi vì hoạt động này được lồng ghép thông qua nhiều hoạt động khác như: Thơ, truyện, làm quen chữ cái, trò chơi chữ cái… Vậy nên làm quen chữ viết là một hoạt động mang tính tổng thể và sáng tạo rất lớn và cần thiết trong công tác Giáo dục mầm non.
Nhưng với niềm nhiệt huyết với nghề, lòng thương yêu con trẻ mà tôi không ngại khó để thực hiện tốt những kế hoạch của năm học cũng như những kế hoạch giáo dục hàng tháng đề ra để làm sao có thể truyền tải được đầy đủ kiến thức đến cho trẻ.
Xuất phát từ một số lý do trên là một giáo viên được phân công đứng lớp 5-6 tuổi, tôi thấy băn khoăn làm thể nào để có biện pháp tổ chức hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ được tốt nhất vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ viết thông qua hoạt động giao lưu kết nối trong trường mầm non”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ viết thông qua hoạt động giao lưu kết nối trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ viết thông qua hoạt động giao lưu kết nối trong trường mầm non
2/15 PHẦN A : ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Giáo dục mầm non là hệ thống giáo dục đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Thông qua các hoạt động học tập, vui chơi ở trường mà khả năng nhận thức của trẻ nâng lên. Trong đó, hoạt động làm quen chữ viết rất cần thiết với trẻ 5- 6 tuổi. Vì nó chính là phương tiện góp phần trong việc giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và đặc biệt hơn nữa là giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Làm quen chữ viết còn là tiền đề vững chắc giúp trẻ có tâm thế tự tin, khi bước vào trường tiểu học, là mở đầu cho một bước ngoặt của quá trình giao tiếp, đồng thời nó cũng là thước đo để đánh giá kết quả học tập và giảng dạy các hoạt động khác. Hoạt động làm quen chữ viết chính là một phương tiện vô cùng quan trọng để phát triển ngôn ngữ trong việc tiếp thu kiến thức cho những cấp học cao hơn sau này. Hình thành và phát triển được những kỹ năng nghe, nói, đọc, viết rất quan trọng. Trên thực tế khi trẻ học trực tiếp tại trường mầm non hiệu quả đạt được ở hoạt động làm quen chữ viết còn thấp, do trẻ không hứng thú, chưa nhớ chữ cái, còn nhầm lẫn giữa các chữ cái, khi viết còn bị ngược. Trò chơi với chữ cái chưa đặc sắc chưa thu hút trẻ nên nhàm chán không gây được hứng thú với trẻ. Từ đó trẻ nắm bắt chưa sâu, trẻ không hứng thú tham gia hoạt động nên các kỹ năng của trẻ chưa được rèn luyện, kết quả của hoạt động học chưa cao. Với việc tổ chức hoạt động trực tiếp trên lớp đã khó khăn như vậy thì việc giúp trẻ làm quen chữ viết thông qua các hoạt động giao lưu trực tuyến trong tình hình dịch bệnh hiện nay thì gặp khó khăn gấp nhiều lần. Năm học 2021- 2022 là năm học thật đặc biệt trong sự nghiệp trồng người của tôi khi mà dịch covid 19 bùng phát, cả đất nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh, cấp học mầm non và các cấp học khác nghỉ học ở nhà. Ở cấp học mầm non không tổ chức dạy học trực tuyến nhưng các cô giáo vẫn thường xuyên gửi các video bài học, trò chuyện với trẻ thông qua các buổi giao lưu kết nối để truyền tải cho trẻ những kiến thức cơ bản trong hoạt động làm quen chữ viết. Trẻ 5 tuổi học chữ cái dễ nhớ mau quên, chính vì lẽ đó dạy trẻ phát âm đúng chữ, rõ ràng các chữ cái không phải dễ. Đặc biệt, năm học này trẻ lại được tiếp thu kiến thức thông qua video và các buổi giao lưu trực tuyến. Trẻ bộc lộ suy nghĩ, cảm nhận của mình về chữ cái để trẻ ghi nhớ tốt các mặt chữ, hình thành ở trẻ kỹ năng đọc, nhớ. 4/15 ràng mạch lạc được chuẩn bị sẵn sàng để vào lớp 1. Đặc biệt hơn hoạt động phát triển chữ viết còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ nhận biết được các mặt chữ cái để phát âm chính xác khi nói mà còn tạo cho trẻ hứng thú học tiếng mẹ đẻ, tạo tiền đề cho trẻ thích ứng với việc tập đọc, tập viết ở lớp 1. Trong thời gian nghỉ dịch phòng chống covid nhiều trường học lo ngại trẻ quên kiến thức. Với mục đích không để trẻ 5-6 tuổi bước vào lớp 1 gặp khó khăn trong quá trình nhận biết mặt chữ cái. Các trường mầm non đã chủ động phân công giáo viên quay video bài dạy để gửi cho trẻ thông qua nhóm zalo, youtobe, facebook. Các video cần phải đảm bảo 4 yếu tố: Theo chương trình khung của Bộ giáo dục, có tính khoa học, có tính thực tiễn và giáo dục cao. Hoạt động làm quen chữ viết không phải là vấn đề mới, là công việc thường xuyên của mỗi giáo viên. Ta cũng thấy đây là một hoạt động khó, phức tạp, đa dạng. Trong quá trình hình thành kỹ năng cho trẻ không tránh khỏi những khó khăn và sai lầm. Vì vậy giáo viên chúng tôi là cầu nối giữa trẻ với kiến thức mới, với bài học mới, trẻ có thể thực hiện yêu cầu của bài học tốt hơn, hứng thú hơn khi tham gia vào hoạt động. 2. Cơ sở thực tiễn: Năm học này là một năm học tôi thấy vô cùng khó khăn khi mà từ đầu năm học đến nay cô và trẻ chưa một lần gặp mặt trên lớp, chỉ được nhìn thấy trên màn hình thông qua hoạt động giao lưu kết nối trên zoomeeting. Nên việc nắm bắt tình hình học tập của trẻ và khả năng tiếp thu bài học, thực hiện được những kỹ năng, yêu cầu của bài học không được đảm bảo. Bên cạnh đó cha mẹ trẻ đa phần là nông dân và làm kinh doanh nên không có nhiều thời gian cho trẻ để giúp đỡ trẻ trong việc kết nối cùng cô giáo. Nhiều gia đình điều kiện còn khó khăn không trang bị đủ các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính Có những phụ huynh không biết sử dụng công nghệ thông tin. Vẫn còn một số cha mẹ chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của chữ viết đối với trẻ 5 tuổi, còn xem nhẹ việc học của con em mình. Chưa thấy được tầm quan trọng của hoạt động làm quen chữ viết với sự phát triển của trẻ. Vẫn xem thường hoạt động làm quen chữ viết của con là hoạt động bình thường như các hoạt động khác. Trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc quay video và hoạt động kết nối còn hạn chế. Xuất phát từ những cơ sở thực tiễn trên nên tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ viết thông qua hoạt động giao lưu kết nối trong trường mầm non”. 6/15 4 Tô viết trùng khít lên chấm mờ 7 27 19 73 III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện, xây dựng các bài tập chữ cái thông qua một số phần mềm như phần mềm Quizizz , Educandy, kahoot. Năm học đặc biệt nhất trong nghề giáo viên của tôi đó là tổ chức hoạt động dạy bằng hình thức là quay video bài dạy để truyền tải kiến thức đến với trẻ mà vẫn đảm bảo theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm. Hoạt động dạy học thông qua bài tập tôi sử dụng các phần mềm như Quizizz, educandy, kahoot thiết kế một số bài tập trên phần mềm và quay video gửi lên nhóm zalo của lớp nên tôi khi truyền tải kiến thức mới có thêm một số bài tập để trẻ có thể trả lời nhằm củng cố kiến thức vừa học giúp trẻ khắc sâu bài học. Ví dụ 1: Bài tập 1 “Bé tập tô chữ cái”: Trong video tôi sẽ hướng dẫn trẻ bài tập tô chữ cái vừa học đó khi trẻ ở nhà, các con sẽ nhờ bố mẹ viết chữ cái rỗng và các con tô màu phần rỗng của chữ cái. Hình ảnh 1: Bài tập “ Bé Tập tô chữ cái”. Khi thiết kế bài tập đó tôi sẽ nhắc các con làm bài tập và nhờ phụ huynh chụp ảnh gửi lên nhóm lớp. Như vậy tôi có thể nhận xét khen và động viên khuyến khích trẻ. Ví dụ 2: Bài tập 2 “ Tô chữ cái theo nét chấm mờ”: Sau mỗi video bài học tôi gửi cho trẻ một số bài tập tô chữ cái theo nét chấm mờ lên nhóm lớp cho phụ huynh in để cho các con thực hiện làm bài tập. Để thực hiện được tôi sẽ nhắc các bậc phụ huynh chuẩn bị đồ dùng học tập cho trẻ. Sau khi trẻ thực hiện xong chụp ảnh hoặc quay video rồi gửi lên nhóm zalo của lớp. Nhờ vậy tôi có thể nắm bắt được tình hình trẻ học và kỹ năng tô kín nét chấm mờ được hay không. Để tôi có thể nhận xét đánh giá trẻ và khen động viên khuyến khích kịp thời. Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số bài tập nhỏ theo đi kèm để đa đạng các loại bài tập, hình ảnh đẹp, cho trẻ thấy thích thú trong khi thực hiện bài tập. Cùng với các nội dung bài tập trên tôi tích cực cho trẻ sử dụng với các nguyên vật liệu có sẵn trong nhà như: Hột hạt, cúc áo, lego, ghép nút để trẻ xếp hình tạo thành chữ cái đã học. cách làm này giúp trẻ vừa chơi đồ chơi vừa học sẽ tạo sự hứng thú và khắc sâu bài học hơn cho trẻ. Ví dụ 3: Bài tập 3: Xếp chữ cái A: Nguyên vật liệu gồm các nguyên vật liệu có sẵn, tôi sẽ hướng dẫn trẻ cách xếp chữ cái A. Khi trẻ xếp xong nhờ bố 8/15 tưởng gì để đặt tên cho trò chơi này. Cô gợi ý một số tên như: Ai nhanh nhất Hãy tìm tên tôi, Tôi thiếu chữ gì, Điền từ còn thiếu Cô chốt tên trò chơi và nói cách chơi: Cô có hình ảnh, dưới hình ảnh có từ thể hiện đầy đủ các chữ cái tên của hình ảnh đó và dòng dưới có tên hình ảnh thiếu 1 chữ cái, nhiệm vụ của trẻ là hay đọc to hoặc giơ thẻ chữ cái còn thiếu đó. Thời gian suy nghĩ sẽ là 5 giây. Sau đó cô sẽ gọi trẻ trả lời. Trong trò chơi này tôi sử dụng những hiệu ứng nhạc, hình ảnh rõ nét, chữ cái đúng font chữ cái tiếng việt, giúp trẻ nhận biết các mặt chữ cái đã học, phát âm đúng và chuẩn hơn. Có thêm âm thanh sẽ vui nhộn hơn trẻ sẽ hứng thú hơn. Khi chiếu kết quả tôi chèn thêm hiệu ứng vỗ tay khen trẻ để tạo sự cổ vũ khuyến khích trẻ. Từ trò chơi này giúp củng cố lại kiến thức đã học cho trẻ, kích thích phản xạ nhanh nhẹn, chú ý quan sát cho trẻ. Từ đó giúp trẻ khắc sâu kiến thức hơn và trẻ hào hứng khi tham gia hoạt động và tương tác với cô và các bạn nhiều hơn. Hình ảnh 4 : Trò chơi “Điền từ còn thiếu” 3. Biện pháp 3: Tích hợp hoạt động làm quen chữ viết vào hoạt động giao lưu kết nối. Thông qua hoạt động giao lưu kết nối tôi đã lồng ghép tổ chức cho trẻ thực hiện các kỹ năng ghi nhớ, phát âm đúng chuẩn chữ cái cho trẻ. Bởi hoạt động làm quen chữ viết là hoạt động học khô khan so với các hoạt động khác. Bởi vậy để giúp trẻ có hứng thú tích cực tham gia hơn trong giờ hoạt động làm quen chữ viết, thì cô giáo là người sẽ sáng tạo, xác định chủ để lên được kế hoạch tổ chức tích hợp các bộ hoạt động khác vào hoạt động làm quen chữ viết một cách hợp để đạt hiệu quả tạo sự hứng thú cho trẻ giúp trẻ tích cực hào hứng tham gia hoạt động một cách say mê hơn. Việc lồng ghép chữ cái vào các hoạt động khác cũng rất quan trọng * Tích hợp hoạt động tạo hình: Trong mỗi hoạt động đều xen kẽ giữa động và tĩnh, hoạt động tạo hình rất phù hợp với trạng thái tĩnh. Tôi hướng dẫn trẻ cắt dán, tô màu, nặn khi trẻ ở nhà. Ví dụ : Tuần này trẻ vừa học xong chữ a, b, c. Trong hoạt động tạo hình tiết “Nặn” khi trẻ trả lời về nội dung bức tranh cô đưa chữ ra cho trẻ đọc và hỏi trẻ trong những từ đó có chữ cái nào vừa học, sau đó cho trẻ sử dụng đất nặn để nặn chữ cái đã học...Từ đó giúp trẻ khắc sâu kiến thức về các chữ cái đã học và nâng cao chất lượng làm quen chữ viết cho trẻ. Hình ảnh 5: Ảnh trẻ nặn chữ cái * Tích hợp hoạt động âm nhạc: 10/15 củng cố đó là trò chơi. Trò chơi luôn là đề tài nổi bật vì đối với trẻ mầm non học qua chơi, chơi mà học, nên sau giờ học bài mới sẽ có trò chơi giúp trẻ khắc sâu bài học mới. Tôi thường tô chức trò chơi như : “Ô số bí mật”, tôi thiết kế 6 ô số trên phần mềm powerpoint, sau mỗi ô số là 1 chữ cái, thông qua video tôi lựa chọn trò chơi này, khi ô số nào mở ra thì trẻ sẽ đọc to chữ cái đó lên. Hình ảnh 9: “ Trò chơi “Ô số bí mật” 4. Biện pháp 4: Quan tâm đặc biệt đến một số trẻ tiếp thu chậm trong hoạt động làm quen chữ viết. Trong quá trình tổ chức hoạt động giao lưu kết nối với trẻ, tôi nhận thấy lớp tôi có một số trẻ còn nhận thức kém về hoạt động làm quen chữ viết, như chữ cái chưa thuộc, phát âm còn chưa chuẩn, phát âm chưa đúng những chữ khó như: N- L, X- S, R- D, V- D, nhận biết chữ cái nhầm lẫn giữa chữ p, q, b, d. Khi tổ chức các hoạt động giao lưu tôi thường quan sát trẻ và hỏi trẻ, cho trẻ phát âm nhiều lần, qua những trò chơi trên hoạt động giao lưu kết nối tôi sẽ tạo thêm nhiều bài tập về luyện phát âm, so sánh chữ cái. Tôi trao đổi với phụ huynh về những trẻ tiếp thu kém, chưa thuộc chữ cái để phụ huynh quan tâm đến trẻ nhiều hơn và cùng cô giúp con tiếp thu nhận biết chữ cái tốt hơn. Riêng đối với cách dạy thông qua video bài dạy này tôi chỉ tổng hợp các kiến thức cơ bản để giúp trẻ lĩnh hội dễ dàng. Khi đặt hệ thống câu hỏi tôi phải nghiên cứu kỹ câu hỏi đặt cho đối tượng nào sao cho trong một video hoạt động để tất cả trẻ trong lớp đều nắm được, sau đó đến buổi giao lưu kết nối tôi sẽ hỏi lại trẻ về bài học chữ cái đó và hỏi trẻ. Đảm bảo cho trẻ tích cực tương tác để tất cả trẻ trong lớp đều nắm được bài học, thuộc hết được nhóm chữ của bài học đó. 5. Biện pháp 5: Phối kết hợp giữa giáo viên và gia đình trong việc giúp trẻ học tốt làm quen chữ viết. Tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động làm quen chữ viết. Năm học năm nay tất cả các hoạt động đều là thông qua trực tuyến. Để truyền tải kiến thức được đến với trẻ thì cần có sự nhiệt tình, quan tâm của phụ huynh, có như vậy trẻ mới được xem những video bài học khi tôi gửi lên nhóm lớp nhất là hoạt động làm quen chữ viết này. Vì thế, giáo viên cần thường xuyên trao đổi với phụ huynh về vấn đề cho trẻ làm quen chữ viết thông qua nhóm zalo của lớp. Ngay từ đầu năm học, tôi đã nhấn mạnh tầm quan trọng hoạt động chữ viết để phụ huynh hiểu có nhận thức sâu sắc hơn về hoạt động này. Hoạt động làm quen chữ viết giúp trẻ hình thành một số kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 không gò bó hay ép trẻ phải học trước chương trình.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_lam_quen_chu_viet_th.doc