SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú với hoạt động thể chất trong trường mầm non
Các hoạt động thể chất và các bài tập thể dục rất quan trọng với trẻ nhỏ. Các hoạt động luyện tập ngoài việc giúp trẻ phát triển các kĩ năng vận động thô và vận đông tinh còn giúp trẻ có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, không những thế còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức. Trong quá trình hoạt động, trẻ lắng nghe lời hướng dẫn của cô, thực hiện các động tác, các vận động theo hướng dẫn, đồng thời trẻ có thể được trao đổi cùng cô, trao đổi với bạn bè về nội dung bài tập, được nghe và biết thêm những từ mới, những kiến thức nới ở trong các hoạt động đó rất giúp ích cho việc phát triển ngôn ngữ, đồng thời các hoạt động còn giúp tạo ra các cơ hội để trẻ thực hành ngôn ngữ nhất là trong các hoạt động vận động ở mọi lúc mọi nơi, trò chơi vận động, trẻ vừa có thể đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi, vừa vận động vừa hát, đọc thơ, ca dao, đồng dao hay thể hiện những câu nói của vai mà trẻ đang thể hiện. Vì vậy cần trang bị cho trẻ những kĩ năng vận động cơ bản cần thiết giúp trẻ có sự chuẩn bị tốt cho việc sẵn sàng đi học ở trường phổ thông.
Là giáo viên dạy lớp 5 tuổi những ngày đầu nhận trẻ đến lớp tôi, tôi thường tập trung đến thể lực, sức khỏe và các vận động của trẻ. Vì vận động là một trong những điều kiện cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ càng biết được nhiều động tác, biết nhiều kĩ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh, tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của trẻ tăng lên đồng thời khi thực hiện các yêu cầu vận động cũng giúp thêm cho trẻ rèn một số kĩ năng nhận thức sự chú ý, tính kiên trì và cẩn thận. Vì vậy giáo viên phải tốn nhiều thời gian để củng cố lại các kĩ năng vận động cho trẻ để giúp trẻ có những kĩ năng vững kĩ năng và dạy trẻ những kĩ năng mới: Trẻ có thể đứng co một chân trong khoảng thời gian 10 giây; vừa đi vừa đập và bắt bóng và có thể dùng kéo cắt hình theo đường thẳng, đường tròn... Chính vì thể giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo lớn là nhằm củng cố và phát triển tốt các kĩ năng vận động, tăng cường sức khỏe tạo tiền đề cơ sở vật chất cho cơ thể để chuẩn bị đi học. Xuất phát từ những lí luận thực tiễn của trẻ cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám hiệu và phụ huynh tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi hứng thú với hoạt động thể chất trong trường Mầm non”
Là giáo viên dạy lớp 5 tuổi những ngày đầu nhận trẻ đến lớp tôi, tôi thường tập trung đến thể lực, sức khỏe và các vận động của trẻ. Vì vận động là một trong những điều kiện cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ càng biết được nhiều động tác, biết nhiều kĩ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh, tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của trẻ tăng lên đồng thời khi thực hiện các yêu cầu vận động cũng giúp thêm cho trẻ rèn một số kĩ năng nhận thức sự chú ý, tính kiên trì và cẩn thận. Vì vậy giáo viên phải tốn nhiều thời gian để củng cố lại các kĩ năng vận động cho trẻ để giúp trẻ có những kĩ năng vững kĩ năng và dạy trẻ những kĩ năng mới: Trẻ có thể đứng co một chân trong khoảng thời gian 10 giây; vừa đi vừa đập và bắt bóng và có thể dùng kéo cắt hình theo đường thẳng, đường tròn... Chính vì thể giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo lớn là nhằm củng cố và phát triển tốt các kĩ năng vận động, tăng cường sức khỏe tạo tiền đề cơ sở vật chất cho cơ thể để chuẩn bị đi học. Xuất phát từ những lí luận thực tiễn của trẻ cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám hiệu và phụ huynh tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi hứng thú với hoạt động thể chất trong trường Mầm non”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú với hoạt động thể chất trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú với hoạt động thể chất trong trường mầm non

A - ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1. Cơ sở lí luận. Trong những năm gần đây cùng với sự lớn mạnh của nền kinh tế Thế Giới và các nước trong khu vực đã tạo tiền đề thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam đi trên con đường công nghiệp hoá đất nước. Để làm tốt điều này Đảng và nhà nước ta đã không ngừng quan tâm đến giáo dục và phát triển giáo dục. Sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đòi hỏi giáo dục phải tạo ra những con người phát triển toàn diện về trí dục, đức dục, thể dục, mỹ dục và nghề nghiệp. Vì vậy giáo dục thể chất (GDTC) trong hệ thống giáo dục nói chung và trong nhà trường nói riêng có ý nghĩa rất to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người, góp phần không nhỏ nâng cao thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hoá và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam, tăng cường và giữ vững an ninh quốc phòng cho đất nước. Giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Chúng ta đều biết tầm vóc của trẻ lớn lên hằng ngày bởi vì cơ thể của trẻ là cơ thể đang lớn, đang phát triển không ngừng theo từng giai đoạn. Sự phát triển thể chất của trẻ được đánh giá dựa vào một số chỉ số thông thường như: Chiều cao, cân nặng, vòng ngực, tỉ lệ các phần của cơ thể. Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phát triển vận động là một trong những nội dung giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. Giáo dục phát triển vận động có ý nghĩa to lớn trong việc rèn luyện thể lực cho trẻ. Rèn luyện thể lực đều đặn và có hệ thống sẽ giúp cho cơ thể phát triển toàn diện, nâng cao khả năng đề kháng. Rèn luyện các cơ bắp sẽ giúp duy trì sự cân bàng bền vững hơn trong nội tạng cơ thể, làm cho việc trao đổi chất được tốt hơn, củng cố hệ tuần hoàn và hô hấp, nhờ vậy mà thể lực được nâng cao.Trẻ khỏe mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ nhanh nhẹn, tích cực trong mọi hoạt động, trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kĩ năng nhờ đó trẻ sẽ phát triển về mọi mặt. Chính vì thế giáo dục phát triển vận động cho trẻ là một nội dung quan trong, cần thiết. Vận động là một trong những điều kiện cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ càng biết được nhiều động tác, biết nhiều các kĩ năng vận động trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh, tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia các hoạt động và trẻ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó. Trong quá trình giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non, hình thức giáo dục phát triển vận ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những 1/15 đồng dao hay thể hiện những câu nói của vai mà trẻ đang thể hiện. Vì vậy cần trang bị cho trẻ những kĩ năng vận động cơ bản cần thiết giúp trẻ có sự chuẩn bị tốt cho việc sẵn sàng đi học ở trường phổ thông. Là giáo viên dạy lớp 5 tuổi những ngày đầu nhận trẻ đến lớp tôi, tôi thường tập trung đến thể lực, sức khỏe và các vận động của trẻ. Vì vận động là một trong những điều kiện cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ càng biết được nhiều động tác, biết nhiều kĩ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh, tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của trẻ tăng lên đồng thời khi thực hiện các yêu cầu vận động cũng giúp thêm cho trẻ rèn một số kĩ năng nhận thức sự chú ý, tính kiên trì và cẩn thận. Vì vậy giáo viên phải tốn nhiều thời gian để củng cố lại các kĩ năng vận động cho trẻ để giúp trẻ có những kĩ năng vững kĩ năng và dạy trẻ những kĩ năng mới: Trẻ có thể đứng co một chân trong khoảng thời gian 10 giây; vừa đi vừa đập và bắt bóng và có thể dùng kéo cắt hình theo đường thẳng, đường tròn... Chính vì thể giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo lớn là nhằm củng cố và phát triển tốt các kĩ năng vận động, tăng cường sức khỏe tạo tiền đề cơ sở vật chất cho cơ thể để chuẩn bị đi học. Xuất phát từ những lí luận thực tiễn của trẻ cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám hiệu và phụ huynh tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi hứng thú với hoạt động thể chất trong trường Mầm non” II. MỤC ĐÍCH VIẾT SÁNG KIẾN Việc giúp trẻ 5 tuổi hứng thú với hoạt động thể chất nhằm giúp trẻ lứa tuổi mầm non nắm được kiến thức, hình thành và rèn luyện những kỹ năng cần thiết của môn học phát triển vận động. Trẻ khỏe mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ nhanh nhẹn, tích cực trong mọi hoạt động, tích cực tham gia tìm hiểu khám phá qua các trải nghiệm trong hoạt động, trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng nhờ đó phát huy được tính sáng tạo của trẻ. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU. 1/ Đối tượng nghiên cứu Trẻ lớp 5 tuổi A5 Trường mầm non Liên Hà - Huyện Đan Phượng . 2/ Khách thể nghiên cứu - Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ ở trường mầm non Liên hà IV. KẾ HOẠCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. - Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài được tiến hành trong 1 năm học từ tháng 9/2020 đến tháng 3/2021 - Phạm vi áp dụng: Đề tài được áp dụng ở trường mầm non Liên Hà, lớp 5 tuổi A5 3/15 B - NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. KHẢO SÁT THỰC TẾ. 1.Tình trạng khi chưa thực hiện. Trẻ 5- 6 tuổi đã có khả năng chạy, nhảy nhịp nhàng, đã biết ném xa, ném trúng đích. Chúng ta rất cần quan tâm đến sự luân phiên giữa các trò chơi và bài tập, trò chơi ồn ào cần xen kẽ với trò chơi yên tĩnh. Quá trình tập luyện nên tập từ khối lượng nhỏ, tăng dần và tiến hành một cách hệ thống, đặc biệt luôn luôn chú ý đến các đặc điểm cá nhân của từng trẻ. Các hoạt động thể chất có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển nhận thức của trẻ, các bài tập vận động giúp cho cơ thể phát triển. a. Thuận lợi: - Luôn được sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của ban giám hiệu nhà trường. Nhà trường xây dựng và triển khai chuyên đề “Phát triển vận động của trẻ trong nhà trường và các nhóm lớp”. Trường đã có một góc vận động với rất nhiều đồ dùng đồ chơi để cho trẻ tham gia vận động ở đó. các hành lang của các lớp có các ô bật tách chụm để cho trẻ bật. Nhà trường còn chỉ đạo giáo viên tích cực cho trẻ chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian như: Đá bóng, kéo co, nhảy dây, mèo đuổi chuột... - Đã được đi kiến tập về hoạt động phát triển vận động ở các trường: Tân Lập, Liên Hồng, và kiến tập chuyên môn tại trường - Trường mầm non Liên Hà mới được xây dựng rộng rãi khang trang, có đội ngũ giáo viên trẻ nên việc nắm bắt thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học khá dễ dàng. Các phòng học thoáng mát, sân chơi rộng , thuận tiện cho trẻ tham gia các hoạt động vận động - Bản thân luôn tự tìm tòi và trao dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm để thêm tiến bộ. Luôn cố gắng làm sao rèn cho các em kỹ năng vận động,các bài tập vận động phù hợp với lứa tuổi của trẻ giúp các em có một cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe phát triển toàn diện để trở thành con người năng động, sáng tạo phù hợp với một xã hội ngày đang phát triển. b. Khó khăn: - Đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động ngoài trời còn ít - Học sinh mới chuyển lên lớp 5 tuổi còn nhiếu bỡ ngỡ, bạn mới, cô giáo mới các em khá rụt rè chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến, trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, trong các hoạt động và với người lạ. - Phụ huynh một số em trong lớp con nuông chiều con quá, ngược lại có một số phụ huynh vì bận nhiều công việc không có thời gian nói chuyện nhiều 5/15 chấn thương, nhưng chúng ta hãy quan sát các loại vật nuôi trong gia đình như mèo chẳng hạn. Mèo mẹ thường tập luyện cho mèo con lăn lộn, chạy, nhảy, leo trèo và tập bắt mồi khi mèo con còn rất nhỏ. - Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp dạy, thường xuyên tổ chức các hoạt động phát triển vận động và các trò chơi vận động một cách thích hợp nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực của trẻ, giáo viên cần phải biết khai thác phát huy tiếm năng, năng khiếu, kĩ năng vận động, sự sáng tạo của trẻ. Vì mỗi đứa trẻ là một nhân vật đặc biệt, phải tổ chức các bài vận động như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái, hứng thú tham gia các hoạt động. - Giáo viên cần giúp trẻ có được những mối kiên kết mật thiết với các bạn trong lớp, biết chia sẻ chăm sóc, biết đoàn kết với bạn. 2. Biện pháp 2: Tạo môi trường phát triển vận động cho trẻ. - Ở trường có phòng thể chất riêng cho trẻ, cô thường xuyên cho trẻ hoạt động ở phòng thể chất theo lịch được phân công để trẻ được hoạt động và vui chơi như: Cho trẻ ném túi cát xem bạn nào ném xa nhất, cho trẻ chơi trò chơi “Cướp cờ”, cho trẻ thi đua bật tách chụm, vượt qua các chướng ngại vật, hút xà đơn, đấm bốc, - Cho trẻ chơi các đồ dùng đồ chơi ngoài trời khi trẻ tham gia hoạt động ngoài trời - Những kĩ năng vận động của trẻ được tôi ghi lại và trao đổi với phụ huynh sau mõi giờ đón và trả trẻ - Tôi lên kế hoạch từng giai đoạn, từng tháng để phụ huynh biết và cùng cô củng cố các kĩ năng cho trẻ thêm ở nhà. 3. Biện pháp 3: Cụ thể hóa nội dung của những bài tập cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ. Ở trường mầm non sử dụng hình thức giáo dục phát triển thể chất qua các tiết học thể dục (Phát triển vận động). Thể dục sáng và các tiết thể dục, các trò chơi vận động được tiến hành với tất cả các lớp mẫu giáo, nhưng trong các hình thức đó đòi học giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định - Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp: Cho trẻ tập các bài tập này vào thể dục sáng và bài tập phát triển chung trong hoạt động phát triển vận động + Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước sang 2 bên (Kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân) hoặc co và duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao. + Lưng, bụng, lườn: Ngửa người ra sau kết hợp đưa tay lên cao, chân bước sang phải, sang trái. Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông hoặc 2 tay 7/15 Để tiến hành một giờ thể dục sáng thành công giáo viên cần cố gắng tìm hiểu dựa vào khả năng, đặc điểm của trẻ để lựa chọn những bài tập sao cho phù hợp, gây được hứng thú của trẻ. Việc lựa chọn số lượng bài tập, số lần tập các động tác cũng rất quan trọng bởi nếu bài tập quá dài và số lần tập nhiều trẻ sẽ rất mệt mỏi và không còn hứng thú ở các hoạt động khác. Để gây được hứng thú cho trẻ và giúp trẻ vận động nhịp nhàng giáo viên cho trẻ tập các động tác kết hợp với nhịp bài hát, vỗ tay hoặc cho trẻ tập với dụng cụ như vòng, gậy Giáo viên có thể lựa chọn các bài hát theo từng chủ đề để dạy trẻ. + Ví dụ: Ở chủ điểm “Trường mầm non” có thể lựa chọn bài hát “Trường chúng cháu là trường màm non” như ở chủ đề “Những con vật đáng yêu” cô cho trẻ tập bài thể dục sáng trên nền nhạc bài hát “Con gà trống” Trong mỗi buổi tập thể dục sáng giáo viên cần chú ý đến tâm sinh lý của trẻ. Những trẻ mới ốm dậy hoặc có dấu hiệu mệt mỏi có thể không cho trẻ tập hoặc cho trẻ tập các động tác nhẹ nhàng và không nhất thiết phải thực hiện các bài tập từ đầu đến cuối. Khuyến khích những trẻ ít vận động tập thể dục sáng cùng cô. * Hoạt động học có chủ định: Giáo viên lựa chọn nội dung hình thức tổ chức, các hoạt động được thức hiện theo hướng “tích hợp các chủ đề” một các linh hoạt khi nội dung của chủ đề phù hợp với nội dung của bài tập vận động. Đối với các hoạt động phát triển vận động giáo viên cần linh hoạt phối kết hợp các biện pháp và hình thức để dạy trẻ các bài tập vận động thì trẻ hào hứng tích cực tham gia các vận động, giáo viên cần khéo léo dẫn dắt lôi cuốn. - Ví dụ: Bài vận động “Bò díc dắc bằng bàn tay cẳng chân” cô cho trẻ thi tài bò giống những chú cua và lấy con vật theo yêu cầu của cô. Trong khi trẻ thực hiện các VĐCB cô kết hợpbật nhạc các bài hát về thế giới động vật, trẻ rất hứng thú và chủ động chạy nhanh để lên gắn được nhiều con vật theo yêu cầu của cô trong thời gian một bản nhạc. Khi giáo viên biết phối hợp nhiều biện pháp, linh hoạt, gợi mở một cách nhẹ nhàng làm trẻ hào hứng, vận động không nhàm chán. Nội dung phong phú được đan quyện chặt chẽ trong một thể thống nhất, giúp cho quá trình giáo dục phù hợp với quá trình nhận thức và phát triển toàn diện của trẻ. Từ đó trẻ thấy thoải mái khi tham gia các hoạt động phát triển vận động, trẻ cảm thấy thực sự học bằng chơi - chơi mà học. 9/15
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hung_thu_voi_hoat_do.doc