SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú trong hoạt động làm quen với Toán

Toán học là hoạt động khoa học cần có độ chính xác cao . Do trẻ ở độ tuổi mẫu giáo chưa có một biểu tượng khoa học nào. Nên nhiệm vụ của giáo viên là phải hình thành cho trẻ các biểu tượng toán học, cung cấp những kỹ năng cơ bản nhất để trẻ có thể vận dụng vào trong thực tế. Để có sự phát triển và hướng tới một nền giáo dục toàn diện. Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc với ông, bà, cha mẹ. ... Và các sự vật hiện tượng đến nhận thức xung quanh. Tất cả những cái trẻ nhìn thấy đều ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ, dần dần trẻ có được những khái niệm giản đơn nhất về thế giới xung quanh có nhu cầu muốn tìm tòi, khám phá về tính chất, đặc điểm của sự vật hiện tượng, tập hợp các số lượng, hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí, sắp xếp của chúng trong không gian.
docx 19 trang skmamnonhay 30/08/2024 741
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú trong hoạt động làm quen với Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú trong hoạt động làm quen với Toán

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú trong hoạt động làm quen với Toán
 2
quá trình phát triển và tư duy, trí tuệ, nhân cách đang từng bước hình thành, trẻ rất 
dễ nhớ nhưng cũng rất mau quên những kiến thức mà cô cung cấp. Vì thế việc 
hình thành cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về hoạt động làm quen với Toán là rất 
cần thiết. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi 
hứng thú trong hoạt động làm quen với toán
2. Mục đích nghiên cứu:
 Đề tài này nhằm giúp cho tôi tìm ra được các giải pháp tốt nhất để nâng cao 
hơn nữa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú trong hoạt 
động làm quen với toán.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú trong hoạt động làm quen với toán
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
 Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi lớp A7 gồm 30 cháu trường mầm non Vạn Thắng.
5. Phương pháp nghiên cứu:
 - Để việc nghiên cứu đề tài trên đạt kết quả tốt, tôi đã sử dụng một số phương 
pháp nghiên cứu sau.
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Phương pháp quan sát tự nhiên
+ Phương pháp điều tra
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm
+ Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
 Đề tài này được tiến hành trong năm học 2020-2021 tại lớp mẫu giáo lớn 5 tuổi 
A7 gồm 30 trẻ do tôi làm chủ nhiệm. Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2020 đến 
tháng 5/2021.
PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề.
 Toán học là hoạt động khoa học cần có độ chính xác cao . Do trẻ ở độ tuổi mẫu 
giáo chưa có một biểu tượng khoa học nào. Nên nhiệm vụ của giáo viên là phải 
hình thành cho trẻ các biểu tượng toán học, cung cấp những kỹ năng cơ bản nhất 
để trẻ có thể vận dụng vào trong thực tế. Để có sự phát triển và hướng tới một nền 
giáo dục toàn diện. Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc với ông, bà, cha mẹ. ... Và 
các sự vật hiện tượng đến nhận thức xung quanh. Tất cả những cái trẻ nhìn thấy 
đều ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ, dần dần trẻ có được những khái niệm giản 
đơn nhất về thế giới xung quanh có nhu cầu muốn tìm tòi, khám phá về tính chất, 
đặc điểm của sự vật hiện tượng, tập hợp các số lượng, hình dạng, màu sắc, kích 
thước, vị trí, sắp xếp của chúng trong không gian. 4
được về hoạt động làm quen với Toán.
 - Bản thân luôn học hỏi đồng nghiệp nên tôi có nắm được một số phương pháp, 
thủ thuật qua các giờ lên lớp, từ đó giúp tôi thực hiện đề tài.
 - Trẻ lớp tôi mạnh dạn, tự tin, thích tham gia khám phá, đặc biệt là hoạt động 
làm quen với Toán.
 - Được sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh về các phế phẩm, tạp chí, lịch cũ, 
dụng cụ học tập...giúp tôi có điều kiện làm một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho 
hoạt động học.
2.2. Khó khăn:
 - Một số cháu chưa mạnh dạn, tự tin, chưa thể hiện hết khả năng của mình.
 - Việc tổ chức các hoạt động học ở lớp nhìn chung còn chưa phong phú, sinh 
động, chưa kích thích trẻ phát huy sáng tạo. Tài liệu nghiên cứu còn hạn chế
 - Một vài phụ huynh còn coi nhẹ việc học tập của con vì chỉ nghĩ các cháu 
đến trường mầm non chủ yếu là vui chơi và ăn ngủ thường cho con nghỉ học tùy 
tiện nên ít nhiều làm ảnh hưởng tới kết quả học tập của lớp.
 - Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động còn chưa phong phú.
 Từ những thuận lợi trên và nhằm khắc phục những khó khăn, tôi đã mạnh 
dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú trong hoạt động 
làm quen với toán” nhằm có biện pháp phù hợp để giúp trẻ đạt kết quả cao hơn.
2.3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện ( Tổng là 30 trẻ).
 Năm học 2020-2021 nhà trường đã giao cho tôi làm giáo viên chủ nhiệm lớp 5 
tuổi A7. Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng trên 30 trẻ lớp tôi để nắm bắt được 
hoạt động làm quen với toán của trẻ và từ đó có biện pháp hướng dẫn trẻ. Qua 
khảo sát đầu năm học kết quả như sau:
( Minh chứng 1: Bảng khảo sát đầu năm học)
3. Các biện pháp thực hiện.
 Để trẻ hứng thú và tích cực trong hoạt động làm quen với toán tôi đã đưa ra 
một số biện pháp sau.
3.1. Biện pháp 1: Tạo môi trường toán học cho trẻ.
3.2. Biện pháp 2: Dạy trẻ làm quen với các biểu tượng sơ đẳng về toán thông qua 
mọi lúc mọi nơi.
3.3. Biện pháp 3: Sưu tầm, sáng tạo, ứng dụng một số trò chơi cho trẻ làm quen 
với toán.
3.4. Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ.
3.5. Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh để dạy trẻ học tốt hoạt động làm quen 
với toán.
4. Các biện pháp thực hiện (biện pháp từng phần): 6
đầy đủ mà các hoạt động học khác cũng có nhiều, vì tận dụng được tranh ảnh sưu 
tầm nhiều loại, nhiều dạng, dùng không được việc dạy thì để trang trí lớp, để cho 
cháu tự chơi, tự cắt, tự vẽ theo, tự dán...., nhiều cô trong tổ, trong trường cùng 
nhau thực hiện. Qua đó tôi thấy chất lượng ở lớp tôi có rất nhiều tiến bộ.
4.2. Biên pháp 2: Dạy trẻ làm quen với các biểu tượng sơ đẳng về toán thông 
qua mọi lúc mọi nơi
Trẻ nhỏ không học các khái niệm toán học bằng cách học vẹt hay bằng các quy 
tắc. Trẻ được khuyến khích trong quá trình học, biết tìm kiếm các chuẩn mực. Giải 
quyết các vấn đề nếu ta chỉ đơn thuần dạy trẻ xác định vị trí trong không gian nhận 
biết hình khối, đếm, so sánh, thêm bớt, chia theo hình thức thông thường, một số 
tiết học về số lượng nội dung lặp đi lặp lại như thế sẽ rất nhàm chán và đơn điệu, 
cứng nhắc, sự hứng thú của trẻ sẽ giảm đi. Do vậy cô cần có sự linh hoạt thay đổi 
các hình thức tiết học để trẻ học không nhàm chán.
*Gây hứng thú cho trẻ ở phần giới thiệu bài
Trong hoạt động làm quen với toán, việc sử dụng lời nói đầu, dẫn dắt vào bài mới 
lạ, gây ấn tượng thì mới thu hút sự chú ý của trẻ, làm cho trẻ hứng thú, tinh thần 
thoải mái khi học.
*Ví dụ: Dạy bài nhận biết khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu, khối trụ. Phần giới 
thiệu bài tôi nói: “Các cầu thủ bóng đá của lớp ta vừa đi thi đấu về, sau đây là lễ 
trao giải.” Tiếng nhạc nổi lên, hai đội đi ra giơ tay vẫy. Giải quả bóng và ng được 
trao cho cầu thủ Anh Tú, các cháu thấy bạn Anh Tú nhận được quả bóng như thế 
nào? vào giờ học xung quanh chủ đề thể thao, cho trẻ xếp gôn bằng các khối và 
tập đá bóng bằng các khối cầu. Trẻ rất hứng thú chơi nhưng không biết là mình 
đang học một tiết toán về các khối. Hoặc ta dạy bài khối vuông, khối chữ nhật 
trong chủ đề gia đình, cho trẻ đến thăm khu chung cư nhà bạn Thỏ, cô chuẩn bị 
mô hình khu trung cư có nhiều nhà, xích đu, cầu trượt...được ghép từ các khối 
vuông, khối chữ nhật.
 *Ví dụ: Dạy trẻ đo dung tích của một đối tượng bằng các đơn vị đo khi vào 
bài tôi cho trẻ xem tình huống của bạn Tí và Sửu chơi đá banh không may banh bị 
rơi xuống hố và nhờ trẻ hãy cùng nghĩ cách để lấy được quả bóng mà không dùng 
que để chọc quả bóng. Khi trẻ được xem tình huống đó trẻ rất hứng thú và muốn 
tìm cách để lấy được quả bóng đó là đổ nước vào hố cứ như vậy tôi dẫn 8
cung cấp kiến thức cho trẻ nhanh hơn, trẻ thì nhớ rất lâu. Sau khi đã cùng trẻ khám 
phá kiến thức của bài mới thì phần ôn luyện tôi thiết kế các trò chơi dưới hình thức 
nhóm và cá nhân trẻ. Lúc này giúp trẻ không những biết hợp tác mà còn phải tự 
biết phát huy hết khả năng tư duy của mình. Qua hình thức hoạt động nhóm tôi 
nhận thấy kết quả đạt được trên trẻ lớp tôi rất tốt và phát huy được sự tự tin, biết 
nêu quan điểm của mình.
Trong các giờ dạy trẻ hoạt động làm quen với toán kiến thức cung cấp cho trẻ về 
bài tập hợp số lượng tập đếm và phép đo còn ít, đồng thời cách rèn trẻ còn nhiều 
khi phụ thuộc vào thời gian qui định của tiết học. Vì thế muốn trẻ ghi nhớ, khắc 
sâu hơn các kĩ năng trên tôi cho trẻ hoạt động dưới hình thức trò chơi, tạo tình 
huống, giao nhiệm vụ ở mọi lúc mọi nơi, giờ ăn, giờ ngủ, giờ đón trả trẻ...
Ví dụ: Trong giờ đón, trả trẻ tôi cho trẻ giải câu đố về số lượng. Cho trẻ chơi, xếp 
hột hạt, xếp que tính thành đoàn tàu, xếp thuyền bằng mấy hình tam giác, mấy hình 
vuông, xếp bông hoa có số lượng các cánh theo yêu cầu
Hay ở Góc xem lịch hàng ngày trẻ sẽ biết hôm nay là thứ mấy, ngày bao nhiêu và 
tự lên gắn số tương ứng
 ( Minh chứng 5: Tranh bé tập xem lịch)
Trong giờ hoạt động góc: Góc học tập là góc được tôi chú trọng nhất và luôn được 
đặt ở vị trí trung tâm của lớp. Để hình thành biểu tượng cho trẻ về độ dài tôi cho 
trẻ so sánh độ dài của các que tre trong trò chơi dân gian “chơi chuyền”, tập vẽ 
hình để chơi ô ăn quan, trẻ vẽ 2 cạnh dài và 2 cạnh ngắn, tạo thành hình chữ 
nhật...Trẻ chơi tìm nhà số lượng, chắp cánh cho hoa từ 6 - 8 cánh một hoa. Trẻ vẽ, 
tô màu các biểu tượng toán về số lượng trong vở bé làm quen với toán. Ngoài ra ở 
góc toán trẻ được tạo nhóm có số lượng từ 1-10, thêm bớt các đối tượng trong 
phạm vi 1-10, phân chia các nhóm đối tượng ra làm 2 phần, sắp xếp quy tắc, in đồ 
chữ số. Mặt khác trẻ có thể sử dụng đất nặn, phấn, ... nặn, vẽ tạo những chữ số đã 
học
 ( Minh chứng 6: Hình ảnh bé hoạt động góc)
Giờ hoạt động ngoài trời: Khi cho trẻ đi hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ nhặt lá 
rụng trên sân sau đó tôi sẽ cho trẻ chơi với những chiếc lá trẻ đã nhặt được. Tôi 
yêu cầu trẻ xếp những chiếc lá thành hình mà trẻ thích
 ( Minh chứng 7: Hình ảnh trẻ xếp lá thành các hình)
 Giờ vệ sinh-ăn trưa: Khi đến giờ ăn trẻ được tự xếp đĩa và khăn cho mỗi bàn, 
trẻ phải biết lấy đủ số đĩa cho mỗi bàn, như thế trẻ đã biết sắp xếp tương ứng 1 - 
1, hay tôi cho trẻ thay phiên nhau trực nhật đếm và chia thìa vào mỗi nhóm bàn 
tương ứng với số các bạn ngồi ở nhóm đó....
 Trong giờ hoạt động chiều:. Đối với bài tập luyện chung của cả lớp tôi lựa 10
 + Nhóm 3: Quy trình các bước rửa tay
 * Trò chơi 2: “Xúc xắc vui nhộn”
 Mục đích trò chơi
 - Giúp trẻ ôn số lượng từ 1-7
 - Trẻ được vận động cơ thể.
 Cách tiến hành:
 - Cách chơi: Mỗi trẻ lấy cho mình 1 thẻ số theo ý thích (từ số 1 - 7) sau đó 
đứng thành vòng tròn. Trẻ đọc bài “Xúc xắc reo” đến câu cuối cô sẽ đổ quân xúc 
xắc khi đó mặt trên cùng của quân xúc xắc có bao nhiêu chấm tròn thì trẻ có thẻ 
số tương ứng giơ lên và đọc tên số đó .
 - Luật chơi: Bạn nào giơ sai thẻ số thì thua cuộc
 * Trò chơi 3: “Bé thông minh ”
 Mục đích trò chơi
 - Giúp trẻ ôn số lượng từ 1-10
 - Trẻ biết so sánh 3 nhóm đối tượng trong phạm vi 10
 - Rèn khả năng khéo léo cho trẻ.
 Cách tiến hành:
 - Cách chơi : Chia trẻ về 7 nhóm, mỗi nhóm 4 bạn các nhóm sẽ dùng bi búng 
vào lỗ, xâu vòng, đổ quân xúc xắc, móc... sao cho số lượng tương ứng với thẻ số 
mà các trẻ lựa chọn. Sau đó trẻ so sánh kết quả của 4 bạn trong mỗi nhóm với 
nhau.
 Nhóm 1: Cắp cua bỏ giỏ, Nhóm 2: Búng bi vào lỗ, Nhóm 3: Gẩy chun vào 
vòng, Nhóm 4: Quân xúc xắc lấy que xếp và gắn thẻ số, Nhóm 5: Móc số lượng 
tương ứng, Nhóm 6: Xâu hạt vòng, Nhóm 7: Kẹp số lượng tương ứng
 * Trò chơi 4: “Trái tim yêu thương ”
 Mục đích trò chơi
 - Giúp trẻ ôn số lượng trong phạm vi 8
 - Trẻ biết tách, gộp trong phạm vi 8
 - Phát triển tư duy cho trẻ.
 Cách tiến hành:
 - Cách chơi : Cô tặng cho mỗi trẻ 1 nửa trái tim yêu thương có gắn các thẻ 
số. Sau đó cô cho trẻ đứng thành vòng tròn giơ nửa trái tim yêu thương của mình 
ra phía trước để các bạn khác cùng quan sát. Thời gian dành cho trẻ quan sát là 1 
bản nhạc sau đó từng trẻ phải đi tìm nửa trái tim còn lại của mình nhưng khi ghép 
nửa trái tim đó phải có đúng số lượng là 8.
 - Luật chơi: Thời gian là 1 bản nhạc bạn nào tìm được nửa trái tim của mình 
chính xác giành chiến thắng

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hung_thu_trong_hoat.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú trong hoạt động làm quen với Toán.pdf