SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn tạo hình trong trường mầm non

Chương trình giáo dục mầm non đều cho rằng giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ mầm non là một nội dung quan trọng trong quá trình giáo dục phát triển toàn diện trẻ mầm non được coi là giai đoạn khởi đầu - giai đoạn “vàng” trong quá trình phát triển của con người. Đây là thời kì thuận lợi để giáo dục phát triển thẫm mĩ cho trẻ, tạo tiền đề quan trọng cho việc giáo dục hình thành nhân cách con người trong tương lai và cũng là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Hoạt động tạo hình là một trong những nội dung phát triển thẩm mỹ, giúp trẻ hình thành các kỹ năng quan sát, so sánh chú ý ghi nhớ có chủ định phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, cảm xúc thẩm mỹ, nó là hoạt động đặc trưng gần gũi và hấp dẫn đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng. Giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng qua đường nét, cách sắp xếp, bố cục các hình khối, phát triển khả năng tri giác về màu sắc, hình dáng, bố cục, đặc biệt hoạt động tạo hình phát triển cảm nhận cái đẹp của nghệ thuật trong thiên nhiên, trong cuộc sống, khơi gợi ở trẻ những cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ và hứng thú tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.
docx 15 trang skmamnonhay 07/01/2025 1052
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn tạo hình trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn tạo hình trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn tạo hình trong trường mầm non
 2
chơi cô chuẩn bị rất nhiều nhưng vẫn mang tính khô khan cứng nhắc và có phần 
gò bỏ đối với trẻ, hạn chế sự tò mò tự tìm hiểu sự phong phú muôn màu muôn 
vẻ của sự vật.
 Chính vì vậy mà tôi đã đặt ra câu hỏi làm thế nào để trẻ tích cực hứng thú 
tham gia hoạt động tạo hình, có kĩ năng tạo hình và tạo ra được sản phẩm đẹp 
nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn tạo hình 
trong trường mầm non”.
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 - Nhằm giúp giáo viên có thêm những phương pháp, biện pháp, thủ thuật 
mới trong việc tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình. 
 - Rèn kỹ năng cho trẻ, giúp trẻ chú ý, hứng thú hơn khi khi tham gia vào 
giờ học đạt kết quả cao.
 - Nâng cao nhận thức, giải quyết những băn khoăn của một số phụ huynh 
khi dạy con hoạt động tạo hình.
 III. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI &THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
 1. Đối tượng nghiên cứu:
 - Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
 2. Phạm vi Thời gian nghiên cứu
 - Phạm vi: Lớp 5 tuổi A1 trong trường mầm non mà tôi công tác.
 3. Thời gian nghiên cứu:
 - Đề tài được tiến hành trong một năm học, từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 
4 năm 2023.
 PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 (NỘI DUNG SKKN )
 I. CƠ SỞ KHOA HỌC
 1. Cơ sở lí luận:
 Chương trình giáo dục mầm non đều cho rằng giáo dục phát triển thẩm mĩ 
cho trẻ mầm non là một nội dung quan trọng trong quá trình giáo dục phát triển 
toàn diện trẻ mầm non được coi là giai đoạn khởi đầu - giai đoạn “vàng” trong 
quá trình phát triển của con người. Đây là thời kì thuận lợi để giáo dục phát triển 
thẫm mĩ cho trẻ, tạo tiền đề quan trọng cho việc giáo dục hình thành nhân cách 
con người trong tương lai và cũng là một trong những mục tiêu quan trọng nhất 
của giáo dục mầm non. Hoạt động tạo hình là một trong những nội dung phát 
triển thẩm mỹ, giúp trẻ hình thành các kỹ năng quan sát, so sánh chú ý ghi nhớ 
có chủ định phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, cảm xúc thẩm mỹ, nó là hoạt động 
đặc trưng gần gũi và hấp dẫn đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói 
riêng. Giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng qua đường nét, cách sắp 
xếp, bố cục các hình khối, phát triển khả năng tri giác về màu sắc, hình dáng, bố 
cục, đặc biệt hoạt động tạo hình phát triển cảm nhận cái đẹp của nghệ thuật 
 SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn tạo hình” 4
 - Do trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, trẻ còn nhút nhát, khả 
năng tập trung chú ý chưa cao, trẻ chưa có kỹ năng tô vẽ , cầm kéo, cắt, dán, xé, 
nặn, in đồ hình
 - Trẻ chưa hứng thú tham gia các hoạt động do cô tổ chức. Vì hình thức tổ 
chức chưa hay hoặc chưa thực sự hấp dẫn trẻ.
 c. Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
 Để đánh giá kết quả sau khi nghiên cứu đề tài, Tôi tiến hành khảo sát thực 
trạng trước khi thực hiện đề tài.
 + Đối với giáo viên :
 Ngay từ đầu năm tôi đã thực hiện 4 tiết dạy về các hoạt động tạo hình và 
mời BGH dự giờ đánh giá và kết quả đạt được như sau:
 STT Phân loại Số tiết Tỷ lệ % Ghi chú
 1 Tốt 0 0%
 2 Khá 3/4 75,0 %
 3 Trung bình 1/4 25,0%
 + Đồng thời tôi tiến hành khảo sát với số cháu là 50 trẻ:
 Kết quả như sau:
STT Các tiêu chí Đạt Chưa đạt
 Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ %
 1 Trẻ tích cực, hứng thú tham gia 25/50 50% 25/50 50%
 hoạt động tạo hình
 2 Trẻ có các kỹ năng vẽ, nặn, xé 20/50 40% 30/50 60%
 dán, xếp hình.
 3 Trẻ tạo ra được sản phẩm đẹp có 18/50 36% 22/50 64%
 bố cục hài hoà, cân đối và sáng tạo
 4 Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm, biết 20/50 40% 30/50 60%
 nhận xét, giữ giùn sản phẩm của 
 mình và của bạn.
 * Nguyên nhân dẫn đến thực trạng:
 - Giáo viên còn hạn chế trong việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực 
vào hoạt động. Khả năng tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ của giáo viên chưa 
có sự đổi mới, sáng tạo, chưa ứng dụng phương pháp dạy học tiên tiến Steam 
vào hoạt động.
 - Giáo viên chưa chú ý dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, chưa chú ý đến rèn kỹ năng 
cho trẻ
 - Các góc còn sơ sài, đồ dùng phục vụ cho hoạt động còn chưa đẹp, chưa 
thu hút sự hứng thú của trẻ cũng như phụ huynh. 
 SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn tạo hình” 6
hoạt động tạo hình đa dạng và phong phú, mà với trẻ 5-6 tuổi thì các nguyên vật 
liệu rất quan trọng tạo cho trẻ niềm phấn khởi nên tôi đã sưu tầm: Lõi giấy vệ 
sinh, vỏ bánh kẹo, ống hút, túi nilon, giấy báo, tạp chí, bìa.Và để kho 
nguyên liệu được phong phú hơn nữa còn có thể sưu tầm các nguyên liệu từ các 
sản phẩm của nhà nông như các loại hạt ngũ cốc, rau củ quả tươi và khô, lá khô, 
hoa khô cành cây khô, các loại vỏ trai, ngao..
 Tuy nhiên khi sưu tầm các loại nguyên liệu trên tôi đã cân nhắc để kho 
nguyên liệu cần đảm bảo tính an toàn, không độc hại, không nhọn, không sắc 
cạnh đảm bảo an toàn cho trẻ. Các nguyên vật liệu dễ cầm kích cỡ vừa với tay 
trẻ. Dễ bảo quản cất giữ, phục hồi khi trẻ tiếp xúc trực tiếp khi chơi. Khi thu tập 
được các nguyên vật liệu tôi sẽ vệ sinh sạch sẽ, phân loại các nguyên vật liệu 
vào mỗi rổ riêng và dán mác tên của các nguyên vật liệu đó và luôn để ở trạng 
tái mở để trẻ có thể tiếp xúc thường xuyên.
 (Ảnh 1: Ảnh góc tạo hình)
 Không chỉ ở góc tạo hình, các nguyên vật liệu còn được sử dụng ở các góc 
như góc học tập (sử dụng hộp sữa chua để trẻ học toán, cho số lượng các quả 
bông tương ứng với các chữ số trên mỗi vỏ hộp sữa chua). Góc bán hàng sử 
dụng vỏ hộp sữa chua để làm những chiếc mũ, chai nước ngọt, dạ màu, bìa 
thùng sữa, vải vụn để làm đồ chơi. Góc kỹ năng sử dụng ống hút để xâu dây, 
chai nhựa, hộp sữa chua để đong nước. Góc xây dựng sử dụng ống hút làm hàng 
rào, bàn ghế, vỏ hộp sữa làm ngôi nhà, vỏ sữa chua để trồng cây trang trí.
 - Môi trường ngoài lớp học.
 Để tạo môi trường cho trẻ hoạt động tôi tham mưu với ban giám hiệu bố 
trí khu vực chơi sao cho phù hợp, đảm bảo có đủ sân chơi và các góc hoạt động. 
Thiết kế khoảng sân chơi có khoảng trống rộng rãi, sạch sẽ và ranh giới rõ ràng 
giữa các khu vui chơi của trẻ. Ngoài ra tại góc sáng tạo, tôi và giáo viên cùng 
lớp tạo các góc cho trẻ hoạt động, chúng tôi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, nguyên 
liệu cho trẻ để phát triển khả năng tạo hình của trẻ như là: giá vẽ, khung chiếu 
bóng, bàn chiếu bóng để trẻ làm tranh chiếu bóng, các nguyên vật liệu sưu 
tầm: lá cây, hột hạt, que kem  để trẻ làm các con vật, đồ dùng mà trẻ thích. 
Cũng tại khu này tôi dành một góc nhỏ để cho trẻ hoạt động trải nghiệm và sáng 
tạo ra những sản phẩm về nghề đúc tượng thạch cao ở quê trẻ, tôi chuẩn bị 
những khuân tượng, bột thạch cao, các nguyên liệu để trẻ đổ tượng và trang trí 
tượng Ảnh 2 – Môi trường bên ngoài lớp học
 => Kết quả: Sau khi áp dụng giải pháp này đã thu hút, khơi dậy trí tò mò 
của trẻ, trẻ hứng khởi hơn mỗi ngày đến lớp, đến trường. Khi trẻ được nhìn thấy 
một không gian mới lạ với rất nhiều nguyên vật liệu cũng kích thích khả năng 
thẩm mỹ của trẻ, giúp trẻ có nhiều ý tưởng để thực hiện sản phẩm của mình. 
Qua cuộc thi xây dựng môi trường lớp học mà nhà trường phát động, lớp tôi đã 
đạt giải nhất và được ban giám hiệu nhà trường đánh giá rất cao, điều đó giúp 
 SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn tạo hình” 8
 - Việc sử dụng tranh mẫu, sản phẩm mẫu, làm tăng tính tích cực sáng tạo, 
ham hiểu biết của trẻ là song cũng cần kết hợp với lời giải thích chỉ dẫn để trẻ dễ 
hiều hơn và sáng tạo hơn. 
 VD: Với đề tài “ Tranh Đinh Len”, tôi cho trẻ tìm hiểu các chất liệu từ các 
hoạt động trò chuyện trước, để trẻ có thể biết được rõ hơn và khắc sâu hơn về 
chất liệu để tạo ra 1 bức tranh đinh len hoàn chỉnh. 
 ( Ảnh 4- Trẻ làm tranh đinh len ...)
 => Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp này tôi đã thu được kết quả sau: 
98% trẻ hứng thú hơn khi tham gia hoạt động tạo hình, trẻ thích thú khi được 
trải nghiệm và sử dụng vật mẫu của cô, trẻ đã tạo ra được sản phẩm có sự sáng 
tạo. 
 Biện pháp 3: Nâng cao các kĩ năng tạo hình cho trẻ thông qua các hoạt 
động.
 Ở lứa tuổi mẫu giáo các kĩ năng tạo hình của trẻ chủ yếu là vẽ, nặn, cắt xé 
dán và xếp hình. Kĩ năng là yếu tố rất quan trọng giúp trẻ tạo ra các sản phẩm 
tạo hình và tùy vào từng thể loại, đề tài mà tôi cung cấp các kĩ năng tạo hình phù 
hợp cho trẻ như:
 * Đối với hoạt động học:
 + Với thể loại vẽ: Tôi rèn trẻ các kĩ năng cầm bút bằng ba đầu ngón tay, kĩ 
năng ngồi sau đó đến các kĩ năng vẽ như: Vẽ vật thật, vẽ chân dung, vẽ phối hợp 
các hình học cơ bản (hình tròn, ovan, vuông, chữ nhật), vẽ phối hợp các 
đường nét (nét thẳng, nét xiên, nết ngang...) kĩ năng tô màu, phối hợp các màu 
sắc để tạo ra một bức tranh đẹp. 
 + Với thể loại nặn: Tôi thường xuyên cho trẻ chơi và thao tác với đất nặn, 
dạy trẻ các kĩ năng làm mềm đất, làm lõm, bẻ loe miệng, dàn mỏng, dỗ bẹt, vuốt 
nhọnTập cho trẻ kĩ năng ước lượng tỉ lệ giữa các phần sao cho phù hợp để khi 
tạo ra sản phẩm sẽ hài hòa và cân đối.
 + Thể loại cắt, xé, dán: Tôi rèn trẻ các kĩ năng cầm kéo để cắt, kĩ năng xé 
(xé dải, xé vụn, xé tua, kĩ năng phết hồ để dán. Tôi sưu tầm các họa báo, tranh 
ảnh, sử dụng các mảnh giấy màu để trẻ cắt, xé, dán thành bức tranh và làm 
thành album, cho trẻ đặt tên cho sản phẩm VD: Trang phục biển cho bé, bộ đồ 
dùng gia đình, các con vật đáng yêu
 Ngoài ra tôi còn lồng ghép các kỹ năng tạo hình trong các tiết học khác 
như:
 + Họat động làm quen với toán: Tôi cho trẻ vẽ tô màu trang trí khối vuông, 
khối cầu, khối trụ.để rèn kỹ năng vẽ cho trẻ. 
 - Họat động làm quen văn học:
 Ví dụ sau khi học xong bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” cho trẻ vẽ về 
nghề mà bé thích, nặn các sản phẩm của nghề..
 - Họat động làm quen với chữ cái. 
 SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn tạo hình” 10
hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động. Trong quá trình tổ chức hoạt động, trẻ 
sẽ tự khám phá, tự chơi, tự học dưới sự quan sát của giáo viên trên tinh thần tôn 
trọng sự tự do của trẻ. Trẻ học theo hứng thú và sở thích của mình. Tức là, trẻ 
được tự do lựa chọn cách thức thực hiện, cách khám phá, tìm hiểu sự vật, hiện 
tượng, nguyên liệu học tập hay bất kì thứ gì trẻ sáng tạo ra.
 Giáo viên giúp trẻ nắm lấy STEAM bằng cách yêu cầu trẻ đưa ra các câu 
hỏi, chia sẻ trong sự phấn khích của trẻ và tạo cho trẻ nhiều cơ hội khám phá. 
Do đó, tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình theo phương pháp STEAM chính là 
cách giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình có tính tích hợp, lồng ghép nhiều kiến 
thức, lĩnh vực cùng một lúc với nhau chứ không đơn thuần là một hoạt động tạo 
hình thiên về lĩnh vực nghệ thuật. Chính vì vậy trong năm học này tôi đã ứng 
dụng phương pháp dạy học này trong hoạt động tạo hình như sau: 
 - Tôi tích hợp hoạt động tạo hình với lĩnh vực Khoa học được thể hiện như: 
 + Ước lượng về số lượng, kích thước: Tôi hỏi trẻ “Con sẽ lấy bao nhiêu đất 
nặn để nặn được quả nhãn? Trẻ học được cách dự đoán, thử nghiệm và phản 
ánh. Sau đó, tôi khuyến khích trẻ lấy lượng đất nặn đã dự đoán để nặn thành quả 
nhãn. Hay ở hoạt động “Đổ tượng” tôi hỏi trẻ con ước lượng bao nhiêu cốc 
nước, kết hợp với bao nhiêu cốc bột để có thể làm mềm bột đổ vào khuân 
tượng. Việc làm này chứng minh dự đoán của trẻ như thế nào, đồng thời cũng 
góp phần hình thành tính chủ động trong nhân cách trẻ.
 - Tích hợp hoạt động tạo hình với lĩnh vực Công nghệ. Công nghệ không 
chỉ bao gồm máy tính, thiết bị di động... mà giáo viên có thể sử dụng những gì 
gần gũi với trẻ có trong lớp như đèn, điện thoại, thiết bị gia dụng hay chỉ là gọt 
bút chì... Tôi cho trẻ thảo luận về cách sử dụng công nghệ, tại sao nó quan trọng 
và làm sâu sắc thêm suy nghĩ của trẻ về những vấn đề mà nó giải quyết. Tôi có 
thể cho phép trẻ trải nghiệm công nghệ trong khi cung cấp, hỗ trợ và hỏi trẻ về 
trải nghiệm của trẻ. Ví dụ: “Con hãy sử dụng điện thoại để chụp bức tranh con 
yêu thích”, “Cô thấy con đang dùng bút chì. Con dùng bút chì làm gì vậy?” ... 
 - Tích hợp hoạt động tạo hình với lĩnh vực Kĩ thuật tôi hướng dẫn trẻ xây 
dựng, đổi mới và thay đổi vật thể hoặc vật liệu trong lớp học thông qua các bước 
như: + Xác định, lựa chọn vấn đề và phát triển một kế hoạch. Ví dụ: Các con 
cần phải qua một con sông để đến trường. Kế hoạch là gì? Làm việc cùng nhau 
và thiết kế cây cầu để đi qua.
 + Mở rộng kế hoạch thông qua việc đọc tương tác. Ví dụ: Tôi cho trẻ xem 
một cuốn sách về những cây cầu lớn để trẻ có thể nắm bắt được diện mạo, kích 
thước và mục đích của chúng. 
 + Xây dựng, thử nghiệm, thiết kế lại. Ví dụ: tôi cho trẻ suy nghĩ về vật liệu, 
phương pháp cũng như cách tiếp cận để làm cầu. Sau khi thử nghiệm, cho trẻ 
nói lên ý tưởng của mình về cách làm cho cây cầu hoạt động 
 SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn tạo hình”

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc_tot_mon_tao_hinh.docx