SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn học tạo hình tại Trường Mầm non Hoa Pơ Lang

Với đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hiếu động, thích tìm tòi khám phá, thích bắt chước người lớn nhưng lại chóng nhớ, mau quên, khả năng tập trung chú ý và ghi nhớ có chủ định còn hạn chế. Vì vậy để đạt được hiệu quả khi cho trẻ tham gia vào hoạt động làm quen tạo hình thì trẻ phải được chuẩn bị tâm thế thoải mái, tự nhiên, môi trường hấp dẫn với nhiều tình huống thu hút trẻ.
Không những thế, để giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen với môn học tạo hình viên cần tích cực tổ chức cho trẻ được hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi, cần tận dụng thời gian và tạo điều kiện cho trẻ được nhận biết, nghe, hiểu, vẽ, tô màu, và phát triễn trí trưởng tượng sáng tạo, được tham gia những hoạt động khám phá, trải nghiệm về tạo hình. Bản thân giáo viên cũng phải phát âm chuẩn, nói đúng từ, đúng câu, rõ ý để trẻ học tập.
Trong thực tế ở trường, lớp tôi hiện nay các giờ làm quen với môn học taọ hình thường khô cứng, nhàm chán, chưa gây được sự mới lạ, lôi cuốn trẻ do đó chưa thu hút, kích thích được tính sáng tạo, chưa phát huy được tính độc lập, chủ động, sự tích cực của trẻ. Xuất phát từ thực tế này để giúp trẻ hứng thú tích cực tham gia và đạt hiệu quả trong hoạt động tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn học tạo hình tại Trường Mầm non Hoa Pơ Lang”
doc 24 trang skmamnonhay 12/10/2024 590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn học tạo hình tại Trường Mầm non Hoa Pơ Lang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn học tạo hình tại Trường Mầm non Hoa Pơ Lang

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn học tạo hình tại Trường Mầm non Hoa Pơ Lang
 Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn học tạo hình tại Trường Mầm non Hoa Pơ Lang 
 Đưa ra một số biện pháp giúp 5-6 tuổi trẻ học tốt môn học tạo hình trong 
Trường Mầm non Hoa Pơ Lang
 - Nhiệm vụ của đề tài:
 + Tìm hiểu và nghiên cứ thực trạng trạng, đưa ra các biện pháp nhằm cải 
thiện thực trạng
 + Áp dụng một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn học tạo hình
 3. Đối tượng nghiên cứu.
 - Giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn học tạo hình
 4. Giới hạn của đề tài.
 - Nội dung nghiên cứu: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn học tạo hình.
 - Lớp lá phân hiệu Buôn Krông Trường Mầm non Hoa Pơ Lang - Xã Duk 
măn - Huyện Krông Ana.
 - Thời gian thực hiện từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 a) Phương pháp nghiên cứu lý luận 
 Sưu tầm tài liệu, đọc, hệ thống, phân tích giải thích, đánh giá số liệu thu được 
thông qua nghiên cứu.
 b) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 + Phương pháp quan sát
 Quan sát những hoạt động của trẻ, cách tổ chức của giáo viên qua giờ học 
tạo hình
 + Phương pháp điều tra
 Điều tra bằng phiếu 
 c) Phương pháp thống kê toán học
 - Dựa trên các tiêu chí để phân tích đánh giá sản phẩm, tổng hợp đối chiếu 
tính %.
 II. Phần nội dung
 1. Cơ sở lý luận.
 Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ 
mẫu giáo, giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì trẻ 
nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây 
cho trẻ những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực. Hoạt động tạo hình là một 
hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát 
triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất 
kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng 
tạo. 
 Người thực hiện: Cao Thị Hạnh- Trường Mầm non Hoa Pơ Lang 2 Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn học tạo hình tại Trường Mầm non Hoa Pơ Lang 
 Kết quả
 TT Nội dung đánh giá Đạt Chưa đạt
 Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ
 (%) (%)
 1 Hứng thú, tích cực trong hoạt động vẽ 13 46,4 15 54
 2 Biết trình bày theo bố cục bức tranh, biết 11 39,2 17 60,7
 cách tô màu
 3 Vẽ các nét cơ bản và đúng qui trình 12 42,8 16 57
 4 Khả năng sáng tạo 13 46,4 15 54
 Qua bảng khảo sát trên, trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy trẻ biết tham 
gia các hoạt động theo hướng dẫn của cô, tuy nhiên trẻ còn thụ động chưa tích cự 
hứng thú, chưa sáng tạo, chưa biết cách trình bày theo bố cục khi tham gia vào 
hoạt động tạo hình.
 * Ưu điểm: Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn, 
tìm tòi, sáng tạo trong các bài tập tạo hình phục vụ cho tiết học, thường xuyên học 
hỏi các đồng nghiệp qua các buổi dự giờ hoạt động và tìm hiểu qua các loại sách 
báo đồng thời có kế hoạch sắp xếp hoạt động tạo hình theo từng chủ đề với sự 
hứng thú của trẻ.
 * Hạn chế: Vì lớp học do tôi phụ trách 99% số học sinh là trẻ đồng bào dân 
tộc thiểu số, nên việc nghe và hiểu tiếng phổ thông của trẻ còn hạn chế: Vì vậy đã 
ảnh hưởng phần nào đến chất lượng trên trẻ so với mặt bằng chung của trẻ 5-6 
tuổi.
 - Nuyên nhân chủ quan: Một số phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa 
thực sự hấp dẫn, chưa lôi cuốn trẻ, trẻ chưa sáng tạo. Giáo viên chưa có kiến thức 
sâu, rộng, chưa nhiều kinh nghiệm vì đa số giáo viên mới vào trường, giáo viên 
chưa có sự đầu tư đồ dùng dạy học trong giờ tạo hình, thông qua các giờ học khác, 
trong giờ học tạo hình, giờ hoạt động ngoài trời thăm quan dạo chơi, giờ hoạt động 
góc.
 - Nguyên nhân khách quan: Vì là phân hiệu lẽ nằm trong vùng khó khăn nên 
cơ sở vật chất còn thiếu thốn trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho môn học tạo hình 
con thiếu như: màu nước, đất nặn, tranh ảnh diện tích lớp học chật hẹp, chưa 
đúng điều lệ quy định trường mầm non.
 Thời gian dành cho việc thiết kế các bài tập tạo hình còn ít, hơn nữa các bài 
tập tạo hình phải luôn thay đổi theo từng chủ đề. 
 Một số trẻ trong lớp còn có tính thụ động ít sáng tạo trong giờ học.
 Người thực hiện: Cao Thị Hạnh- Trường Mầm non Hoa Pơ Lang 4 Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn học tạo hình tại Trường Mầm non Hoa Pơ Lang 
 Bên ngoài lớp học là “ Vườn cây của bé ” với những cây, hoa, rau. Cô cùng 
trẻ đi quan sát sau đó gợi ý hướng dẫn trẻ cách vẽ lại vườn hoa học vườn rau trẻ 
thích, bên cạnh đó trẻ có thể vẽ sáng tạo thêm những chi tiết trẻ thích
 * Tạo môi trường trong lớp học
 Đối với việc trang trí lớp tạo môi trường cho trẻ hoạt động là một việc làm 
hết sức quan trọng vì theo tôi nghĩ môi trường có gần gũi, có thân thiện thì học 
sinh mới hứng thú tham gia vào các hoạt động, chính vì vậy nên tôi rất chú ý đến 
phần trang trí môi trường trong lớp học. Việc trang trí lớp học cho trẻ 5 tuổi khác 
hẳn so với việc trang trí ở lớp mầm và chồi, đó là trên mỗi góc đều có hình ảnh 
gợi mở được làm từ nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau và đươc thay đổi theo 
chủ đề.
 + Góc trang trí chủ đề thường xuyên thay đổi phù hợp theo chương trình 
 Khi trang trí chủ đề “Nước và hiện tượng tự nhiên” tôi thực hiện như sau:
 Chuẩn bị: Bút màu, giấy vé, hồ dán, kéo, các hình ảnh trên hoạ báo, tạp chí, 
xốp màu, giấy màu...
 Cách trang trí: Tôi cho trẻ vẽ, tô màu hay cắt hình ảnh về hiện tượng thiên 
nhiên trong báo, tạp chí.
 Cách sử dụng: Trẻ có thể tự vẽ hoặc cắt rời những nguyên vật liệu đó sau đó 
ghép lại 
 Từ những nguyên vật liệu phế thải tưởng như đã vứt đi như các loại giấy vụn, 
các loại lá cây, chai nhựa comfort, vỏ hộp sữa, chai dầu nhớt, chai nước mắm, vỏ 
chai nước rửa chén, xốp vụn, các que kem, thìa sữa chua, các túi nilon, vải vụn, 
len vụn, vỏ hộp sữa chua, vỏ hộp bánh, vỏ ngao, cát mịn, ống hútCác cô đã thu 
lượm, góp nhặt không những giúp bảo vệ môi trường mà có thể sử dụng sáng tạo 
và làm sáng tạo thêm những bài tập tạo hình thật ngộ nghĩnh phục vụ cho hoạt 
động tạo hình của trẻ.
 Giải pháp 2: Giúp trẻ hứng thú tích cực hoạt động tạo hình trong giờ học, 
thông qua các môn học khác, hoạt động góc, mọi lúc mọi nơi.
 * Hoạt động tạo hình trong giờ học
 Trên thực tế, tiết tạo hình này đang được coi là hình thức quan trọng, được 
các trường mầm non quan tâm nhiều nhất.
 Có nhiều loại tiết học tạo hình:
 Tiết học tạo hình theo nhóm nhỏ:
 Tiết học theo nhóm nhỏ: Là tiết học tổ chức cá nhân hoặc với những trẻ gặp 
khó khăn trong bộ môn tạo hình. Nội dung của tiết học này không theo một hệ 
thống chặt chẽ, tuy nhiên vẫn cần chuẩn bị và có kết quả từ trước.
 Tiết học theo nhóm lớp: Nội dung của tiết học này cũng bám sát vào chương 
trình tạo hình. Sự tham gia của trẻ vào các tiết học này không phải là bắt buộc đối 
với toàn lớp trên các giờ học này, giáo viên lần lượt làm việc với từng nhóm, cung 
 Người thực hiện: Cao Thị Hạnh- Trường Mầm non Hoa Pơ Lang 6 Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn học tạo hình tại Trường Mầm non Hoa Pơ Lang 
của chúng, cô lên hướng dẫn cho trẻ nhận xét được các bộ phận của con gà theo 
những hình khối đơn giản để khi trẻ vẽ sẽ dễ dàng hơn.
 VD: Xé dán đàn cá bơi
 Qua tiết tìm hiểu môi trường xung quanh cung cấp cho trẻ về cấu tạo hình 
dáng của con cá.
 Trong khi cho trẻ đi dạo đi tham quan tôi nhắc trẻ chú ý quan sát, đàn cá 
xem chúng bơi như thế nào, các con cá bơi ở gần hình dáng so với các con cá bơi 
ở xa có gì khác biệt. Trẻ được quan sát tri giác các hình ảnh cụ thể rất thuận tiện 
cho việc trẻ thực hiện sản phẩm. trẻ biết được con cá ở gần thì to, con cá ở xa thì 
nhỏ, bước đầu trẻ biết sắp xếp hợp lý các sản phẩm cô cùng trẻ thảo luận trao đổi 
về luật xa gần và thể hiện màu sắc sáng tạo diễn cảm của động vật trong không 
gian một cách sống động. Rèn cho trẻ trí tượng tượng, sáng tạo: Các con nhìn xem 
mắt cá tròn hay dẹt? Duôi cá giống hình gì? Cô luôn tạo cảm xúc thực sự trước cái 
đẹp. Tạo cho trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng hứng thú, say mê để trẻ tạo ra sản 
phẩm đẹp phong phú đa dạng.
 Để cung cấp những kiến thức cơ bản cho các hoạt động tạo hình, giáo viên phải 
tích hợp các bộ môn, các hoạt động ngoài tiết học vào quá trình dạy tạo hình.
 - Trong khi hướng dẫn tôi luôn cùng trẻ trao đổi bố cục bức tranh.
 VD: Trong lúc quan sát môi trường thiên nhiên hay tranh ảnh nghệ thuật đẹp 
tôi luôn lấy trẻ làm trung tâm tôi khuyến khích trẻ bằng những câu hỏi gợi mở cho 
trẻ thể hiện cái ý muốn cảm xúc của trẻ đối với hiện tượng xung quanh.
 VD: Con nhìn thấy bạn Y Phong hôm nay chơi đồ chơi gì trong lớp? Hôm qua 
được nghỉ học Bố mẹ đã cho các con đi chơi ở đâu? Ở đó con thấy có gì đẹp 
không? Hãy kể cho cô và các bạn nghe nào.
 Cô tăng cường sử dụng các câu hỏi gợi mở, giúp trẻ củng cố vận dụng những 
kinh nghiệm đã lĩnh hội được ở các hoạt động khác nhau và môi trường xung 
quanh trẻ và môi trường cô đã cung cấp, tôi luôn khuyến khích trẻ suy nghĩ tìm 
cách giải quyết.
 VD: Con cho cô biết con sẽ nặn thêm gì cho con cá?. Có cách nào khác để nặn 
con cá không?
 Muốn nặn con cá đẹp con phải nặn thêm những chi tiết gì vào nữa? đồng thời 
thăm dò khả năng của trẻ để trẻ mưu tả những gì trẻ sẽ làm.
 VD: Con nặn thêm gì cho con Gấu?
 Đồng thời dùng những câu hỏi vui, dí dỏm, ngôn ngữ nghệ thuật biểu cảm 
cùng với cử chỉ điệu bộ nét mặt đã tạo cho trẻ hứng thu say mê sáng tạo.
 VD: Con nhìn xem con Gấu của bạn H’ Si na có vòng cổ đẹp không?
 Để trẻ tích cực sáng tạo trong giờ hoạt động tạo hình trong các tiết vẽ theo ý 
thích, tiết vẽ theo đề tài, tiết vẽ theo đề tài tôi không bao giờ vẽ mẫu.
 Người thực hiện: Cao Thị Hạnh- Trường Mầm non Hoa Pơ Lang 8 Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn học tạo hình tại Trường Mầm non Hoa Pơ Lang 
 - Trong văn học trẻ học xong bài thơ “Cây dừa” cho trẻ vẽ cây dừa
 * Hoạt động tạo hình thông qua hoạt động góc
 Qua hoạt động góc giúp trẻ được cũng cố và làm quen kiến thức mới tăng 
thêm vốn kiến thức, kỷ năng hơn trong hoạt động chung
 VD: Với chủ đề thế giới động vật ở góc tạo hình nặn một số con vật, xé, tô 
màu Đây là con gì? cô nặn như thế nào? đây là bức tranh gì? tranh được làm từ 
chất liệu gì?
 Khi thực hiện đề tài nặn con vật,vẽ con gà trẻ đã có vốn kiến thức hiểu 
biết qua các sản phẩm trẻ sẽ tự tin hơn.
 Với chủ đề: Bản thân tôi chuẩn bị một số tranh ảnh vẽ, xé dán, trang phục 
bạn nam bạn nữ, chấm màu tô trang phục của bé cung cấp kiến thức cùng với các 
nguyên vật liệu phù hợp với tranh tôi cung cấp cho trẻ
 + Góc học tập: Trong góc học tập luôn có nội dung cung cấp cho trẻ về 
toán và môi trường xung quanh thong qua các môn hoc đó giáo viên thiết kế lựa 
chọn các trò chơi, nội dung cũng cố cung cấp cho trẻ từ đó giáo viên có thể lồng 
ghép rèn luyện kỷ năng tạo hình cho trẻ.
 VD: Tô màu theo nội dung yêu cầu của cô thì giáo viên kết hợp rèn luyện 
kỷ năng cầm bút và kỷ năng tô màu
 VD: Với nội dung môi trường xung quanh cô cho trẻ được cắt dán tranh 
ảnh đồ dùng theo chủ đề kết hợp kỷ năng cầm kéo, cắt, phết hồ, dán. 
 Khi trẻ vào hoạt động góc cần tạo sự hứng thú cho trẻ, đố trẻ cô có bức 
tranh gì đây? bức tranh được cô vẽ và tô màu như thế nào? sau đó cô cho trẻ tả về 
bức tranh cuối cùng cô khái quát lại, với những trẻ chưa thể hiện được cô có thể 
hướng dẫn trẻ tỉ mĩ hơn hoặc kết hợp làm cùng trẻ thực hiện, động viên khuyến 
khích trẻ tạo cho trẻ tin thần thoái mái vui chơi, học mà chơi chơi mà học từ đó sẽ 
dần cũng cố kiến thức được hình thành trong tâm trí trẻ. Từ đó giúp trẻ hình thành 
khả năng tạo hình không chỉ có góc tạo hình mới phát huy được khả năng tạo hình 
của trẻ mà góc chơi khác giáo viên có thể rèn luyện kỷ năng tạo hình cho trẻ.
 * Hoạt động tạo hình mọi lúc mọi nơi
 Trẻ được làm quen với môi trường xung quanh khi đi dạo chơi trẻ được ngắm 
nhìn vật thật, được sờ nắm khi cho trẻ hoạt động ngoài trời cô có thể phát phấn để 
trẻ có thể vẽ lên nền
 VD: Trẻ dùng phấn để vẽ hoa vẽ cây, vẽ những biểu tượng trẻ thích. Khi 
hoạt động ngoài trời tôi yêu cầu trẻ lượm những lá khô cành cây khô để làm vật 
liệu cho trẻ học tạo hình. Giờ sinh hoạt chiều, tôi cho trẻ kể về những con vật trẻ 
thích, hoạt động góc trẻ có thể chơi vẽ nặn xé dán. Góc nghệ thuật trẻ có thể vẽ tạo 
nên một bức tranh..
 Bên cạnh học tạo hình ở lớp tôi thường gợi ý cho trẻ tạo hình ở nhà bằng cách 
trao đổi với phụ huynh về nhà, nhắc nhỡ động viên trẻ hướng dẫn trẻ một vài bài 
 Người thực hiện: Cao Thị Hạnh- Trường Mầm non Hoa Pơ Lang 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc_tot_mon_hoc_tao.doc