SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn chữ cái

Trong quá trình trưởng thành của một đứa trẻ, bên cạnh việc phát triển thể chất khỏe mạnh, bình thường, thì phần quan trọng không thể thiếu chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập và vui chơi những hoạt động chủ yếu của trường mầm non. Ngôn ngữ được sử dụng trong tất cả các loại hình giáo dục, ở mọi nơi, mọi lúc. Như vậy, ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động và ngược lại mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển .
Vậy bộ môn làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi, do đó làm quen với chữ cái nó có ý nghĩa quan trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
docx 22 trang skmamnonhay 24/07/2024 700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn chữ cái

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn chữ cái
 SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn chữ cái”
 PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Bác Hồ - Vị lãnh tụ thiên tài, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam cho 
rằng: “Đứa trẻ hiền lành hay độc ác không phải do bản chất vốn có của trẻ mà chính 
là do sự giáo dục của người lớn.”
 “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
 Phần nhiều do giáo dục mà nên”
 Thấm nhuần lời dạy của Bác, công tác giáo dục đào tạo thế hệ mầm non - 
những người chủ tương lai của đất nước đã, đang và sẽ là chủ trương lớn của toàn 
Đảng, toàn dân. Để thực hiện tốt được mục tiêu đó, đòi hỏi người giáo viên mầm non 
phải có tấm lòng yêu nghề mến trẻ một cách thực sự. Bằng tất cả những kiến thức, kỹ 
năng mình đã được đào tạo chuyên ngành, cùng với lương tâm nghề nghiệp, để đầu 
tư trí tuệ, công sức lên mỗi cuốn giáo trình, mỗi trang giáo án .
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trong năm học vừa qua, tôi luôn tìm tòi 
áp dụng mọi hình thức đổi mới và nâng cao phương pháp, quá trình chăm sóc giáo 
dục trẻ. Đặc biệt là trong môn học làm quen với chữ cái, bởi môn học này có vai trò 
rất quan trọng, nó là một phương tiện hỗ trợ cho trẻ lĩnh hội kiến thức sau này.
 Việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi “Làm quen chữ cái” là cơ hội tốt 
để sớm hình thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ, thái độ, phát triển trí 
tuệ, kỹ năng làm quen với chữ cái và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 
mẫu giáo lớn 5-6 tuổi. Chuẩn bị cho trẻ một hành trang “Tiếng việt” vững chắc để trẻ 
bước vào lớp 1.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Trong quá trình trưởng thành của một đứa trẻ, bên cạnh việc phát triển thể chất 
khỏe mạnh, bình thường, thì phần quan trọng không thể thiếu chính là ngôn ngữ. 
Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập và vui chơi những hoạt động chủ yếu của trường 
mầm non. Ngôn ngữ được sử dụng trong tất cả các loại hình giáo dục, ở mọi nơi, mọi 
lúc. Như vậy, ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động và ngược lại mọi hoạt động tạo 
cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển .
Vậy bộ môn làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của việc phát triển 
ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi, do đó làm quen với 
chữ cái nó có ý nghĩa quan trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 1/15 SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn chữ cái”
 PHẦN THỨ HAI : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 Như chúng ta đã biết, trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi khi bước vào trường tiểu học 
là một bước ngoặt lớn và khó khăn đối với trẻ. Vì ở mẫu giáo trẻ đang quen với vui 
chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì học tập lại là vai trò chủ 
đạo. Nên việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở lớp mẫu giáo lớn không phải là đưa 
chương trình tiếng việt của lớp 1 vào dạy, mà ở đây trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi được 
sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt 
động học tập. Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công giảng dạy trẻ 
ở độ tuổi mẫu giáo lớn 5-6 tuổi. Qua việc trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy rằng trẻ 
làm quen với chữ cái không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên 
trì, chịu khó biết vận dụng những linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ 
lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn chữ cái.
 Trước hết làm quen với chữ cái là rèn luyện khả năng nghe, khả năng phát âm, 
khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng việt. Thông qua việc làm quen với chữ cái, trẻ được 
cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh. Cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp 
trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là 
đọc và viết sau này ở trường phổ thông. Thông qua viêc tìm kiếm các chữ cái khác 
nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ 
định. Làm quen với chữ cái còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ, chuẩn 
bị tích cực cho trẻ vào trường tiểu học
 Thấy được tầm quan trọng của hoạt động làm quen với chữ cái, nên tôi luôn 
tìm tòi đưa ra những phương pháp giảng dạy sao cho lượng kiến thức trẻ tiếp thu 
được đạt kết quả cao, trẻ hứng thú, sôi nổi, tích hợp được nhiều nội dung vào giảng 
dạy để giờ học phong phú hơn, tạo sự lôi cuốn đối với trẻ và phù hợp với điều kiện 
trường mình đang công tác. Đối với trẻ mầm non, hoạt động làm quen với chữ cái là 
một trong những hoạt động quan trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ, nó có 
tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng 
phát âm-đọc chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, để phát triển các giác quan và hoàn thiện các 
nhân cách cho trẻ.
 Bản thân tôi đã cố gắng thực hiện tốt chuyên đề học hỏi kinh nghiệm ở các 
đồng nghiệp, nghiên cứ0u các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm truyền thụ đến trẻ sao 
cho trẻ lĩnh hội một cách nhẹ nhàng thoải mái hơn tránh được sự gò bó. Và tôi đã 
chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn chữ cái”.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
 1/15 SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn chữ cái”
3 Tô viết trùng khít lên chữ 
 chấm mờ hoàn thành vở tập 2 4,4 10 22,2 33 73,4
 tô sạch sẽ.
4 Kỹ năng tô viết, tư thế ngồi, 
 cách cầm bút 3 6,7 12 26,6 30 66,7
III. BIỆN PHÁP:
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài và qua thực tế của nhà trường, tôi xin đưa ra 
một số biện pháp sau:
 Biện pháp 1: Tạo môi trường làm quen chữ cái.
 Biện pháp 2: Dạy trẻ làmquen với chữ cáiở mọi lúc mọi nơi.
 Biện pháp 3: Dạy trẻ làmquen với chữ cái trên tiết học.
 Biện pháp 4: Dạy trẻ làmquen với chữ cái bằng các trò chơi.
 Biện pháp 5: Lồng ghép tích hợp các môn học khác.
 Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ làm quen với chữ cái.
 Biện pháp 7: Giáo dục cá nhân trẻ và phối kết hợp với phụ huynh.
Biện pháp 1: Tạo môi trường làm quen chữ cái.
Môi trường có tác dụng tốt đến quá trình giáo dục trẻ. Đặc biệt với trẻ mẫu giáo thì 
những gì mới lạ, đẹp mắt, hấp dẫn sẽ gây được sự chú ý của trẻ. Để trẻ được làm quen 
với chữ cái ở mọi góc trong và ngoài lớp, tôi luôn cố gắng tạo môi trường thật đẹp để 
cuốn hút trẻ. Ở lớp tôi trang trí các góc chơi bằng chính các sản phẩm của cô và trẻ.
 Riêng góc học tập -sách tôi luôn dành các mảng tường mở với bài tập sáng tạo, tái 
tạo để cho trẻ được tự do làm các bài tập theo khả năng, sở thích của mình, tự tin phát 
âm, tô vẽ các chữ trẻ đã học, được ghi tên mình, vẽ các câu truyện theo trí tưởng tượng 
sáng tạo.
 Không chỉ ở góc “Bé học chữ cái” mà xung quanh lớp tôi đều viết tiếng và từ 
tương ứng, như hộp đựng hoá lá, rổ đựng hình . Hoặc dán xung quanh lớp các cụm từ 
như : Bút chì thông minh, bảng thời tiết, bé lên lớp, tên của trẻ, tất cả những cái đó 
đều phải vừa tầm nhìn với trẻ. Hoặc có những bức vẽ của trẻ được viết tên trẻ vào phía 
trái. Làm như thế trẻ được sử dụng ngay trên hoạt động làm quen chữ cái trẻ học, đến 
nhóm chữ cái gì tôi cho trẻ tìm xung quanh lớp nhóm chữ cái đó, phía dưới tôi đặt giá 
 1/15 SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn chữ cái”
phải hết sức ngắn gọn ,dễ hiểu, tránh sự rập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước 
khi lên lớp một tiết dạy làm quen với chữ cái tôi phải chuẩn bị đồ dùng chu đáo, nghiên 
cứu bài soạn kỹ lưỡng .
- Trong khi dạy muốn trẻ ghi nhớ các chữ cái được lâu hơn cô cần phải liên hệ thực 
tế hỏi trẻ chữ cái đó giống cái gì hay con gì hay đồ vật gì? Để phát huy tính tích cự và 
tư duy của trẻ. Ví dụ: Chữ o giống quả trứng, quả cam.
- Song song với việc làm quen với mặt chữ tôi còn phải hướng trẻ cách cầm bút đúng 
, cách mở sách, cách tô sao cho đúng , tô trùng khít chữ. Khi tô các con phải ngồi ngay 
ngắn lưng thẳng, đầu hơi cúi, cầm bút bằng tay phải bằng ba ngón tay, mở sách từ từ 
nhẹ nhàng không làm rách, quăn mép sách. Ví dụ: Tô chữ o các con đặt bút chì từ đỉnh 
giữa chữ o tô từ trái qua phải theo vệt chấm mờ thành một vòng tròn khép kín.
Biện pháp 4: Dạy trẻ làm quen với chữ cái bằng các trò chơi.
- Muốn trẻ hiểu bài nhanh nhớ lâu, thì trẻ phải được trực tiếp tham gia vào các hoạt 
động. Tôi đã sưu tầm, sáng tác được một số trò chơi khi cho trẻ làm quen với chữ cái 
để trẻ tăng hứng thú, cũng cố kỹ năng cụ thể như sau:
 *Trò chơi: “Gạch chân chữ cái đã học”
 - Chuẩn bị: Các hình ảnh và bài thơ ,từ dưới tranh.
 - Cách chơi: Trong thời gian một bài hát đội nào gạch đúng chữ cái cô yêu cầu 
và gạch được nhiều chữ cái thì đội đó thắng cuộc .
 *Trò chơi: “Chọn chữ theo yêu cầu”
 Cô phát âm, nói cấu tạo chữ cái hay cho chữ cái nào biến mất thì trẻ phải lắng 
nghe hoặc quan sát để chọn chữ cái đó và phát âm.
 Trò chơi này có tác dụng luyện cho trẻ sự tinh nhanh, khả năng ghi nhớ và tư 
duy về cấu tạo chữ để nhặt chữ đúng và phát âm chuẩn.
 *Trò chơi: “ Côn trùng hái lá”
 - Luật chơi: Trẻ hái đúng trong vòng 3 phút, đội nào hái được nhiều chiếc lá 
có chữ cái là đội thắng cuộc.
 - Cách chơi: Trẻ đóng vai một số côn trùng, trẻ chạy đến cây hái những chiếc 
lá có chữ cái theo yêu cầu của cô mang về đổ vào rổ của đội mình. Đội nào hái được 
nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc.
 *Trò chơi : “Câu cá”
 - Cách chơi: Trẻ dùng cần câu câu những con cá mang trên mình chữ cái. Khi 
câu được con cá mang chữ gì phải phát âm chữ cái đó. Nếu phát âm đúng mới được 
 1/15 SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn chữ cái”
Hay cô có thể kể môt câu truyện sáng tạo để lồng ghép ví dụ chủ đề “Nghề nghiệp” 
cô có thể kể câu truyện sáng tạo “ Ước mơ”. Có hai anh em ước mơ, em thì lớn lên 
thích làm nghề “Lái tàu” Còn anh thì thích làm nghề “Chữa bệnh” và cô cho trẻ quan 
sát tranh 2 nghề đó gắn thẻ chữ rời và cho trẻ làm quen 2 chữ u và ư.
 Và các chữ cái khác cũng vậy tôi thường sử dụng thơ ca hò vè câu đố đề gây 
hứng thú. Thơ ca hò vè dễ nhớ, dễ đọc rất gây sự hứng thú cho trẻ như bài “ Gánh 
gánh gồng gồng” “Rềnh rềnh ràng ràng”, “Vè con cua”, “ Cây đào”... hay một số bài 
thơ cô tự sáng tác.
Ví du: Chữ “v”
 Quả gì tên gọi dịu êm
 Như dòng sữa mẹ nuôi em thủa nào?
 (Quả vú sữa)
 * Tích hợp bộ môn tạo hình:
 Trong mỗi tiết học của trẻ thường xen kẽ động và tĩnh, mà trong tiết học trẻ 
được hoạt động nhiều rồi thì bộ môn tạo hình rất phù hợp với trạng thái tĩnh. Tôi cho 
trẻ cắt dán tô màu chữ theo yêu cầu của cô để làm tranh dán vào góc tạo hình.
 * Tích hợp môn môi trường xung quanh.
 Một trong những bộ môn được tích hợp nhiều nhất là môn môi trường xung 
quanh. Mà môn chữ cái muốn cho trẻ làm quen chữ cái một cách hiệu quả phải có 
tranh ảnh, mô hình vật thật có chứa các chữ cái mà cô sẽ cho trẻ làm quen .
 Ví dụ: Khi dạy một tiết chữ cái i-t-c, chủ đề “Động vật”. Tôi cho trẻ tìm hiểu 
chữ t qua từ “con tôm” trẻ được quan sát con tôm và sẽ biết thêm về đặc điểm bên 
ngoài của con tôm, từ đó làm tăng thêm hứng thú cho trẻ .
 Hoặc trò chơi “Thi gắn chữ cái”, trẻ cầm một chữ cái nào đó gắn lên hình các 
loại hoa quả, hay các con vật hoặc phương tiện giao thông có chứa chữ cái đó trong 
tên gọi, phù hợp chủ đề sẽ làm tăng thêm sự hiểu biết của trẻ. Trẻ vừa nhớ được chữ 
cái vừa khắc sâu được hình ảnh về thế giới xung quanh.
 * Tích hợp bộ môn làm quen với toán:
 Với trẻ, học phải đi đôi với hành và khi kết hợp lồng ghép môn toán với tiết chữ 
cái, tôi thường được đưa vào trò chơi như: “Thi đội nào nhanh”. Trẻ thi đua nhau gắn 
chữ cái, đếm số lượng và cùng kiểm tra kết quả đội nào nhiều hơn, nhiều hơn là mấy. 
Cô cùng trẻ đọc chữ cái và đếm xem gạch được bao nhiêu chữ cái .
 1/15

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc_tot_mon_chu_cai.docx