SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn Âm nhạc ở Trường Mầm non Vĩnh Nam
Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em, ở tuổi mẫu giáo, xúc cảm thẩm mĩ của trẻ phát triển khá nhanh, tâm hồn trẻ nhạy cảm, dễ xúc cảm với những cảnh vật xung quanh. Vì vậy trẻ rất dễ nhận ra những vẻ đẹp và cảm thụ cái đẹp, thích học múa, hát và học rất nhanh bằng cách bắt chước. Trẻ đến với nghệ thuật một cách tự nhiên và tác động của nghệ thuật đối với tuổi thơ rất mạnh mẽ. Nhiều công trình khoa học đã khẳng định năng khiếu âm nhạc được nảy sinh từ tuổi ấu thơ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn Âm nhạc ở Trường Mầm non Vĩnh Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn Âm nhạc ở Trường Mầm non Vĩnh Nam

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài: Âm nhạc là loại hình nghệ thuật, là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi người. Âm nhạc phản ánh cuộc sống, phản ánh niềm vui, nổi buồn, ước mơ của con người. Đặc biệt đối với trẻ mầm non âm nhạc có vai trò hết sức quan trọng, là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm của trẻ Vì vậy, giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi này góp phần không nhỏ vào việc phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ. Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động theo nhạc, nghe hát, múa, trẻ chơi âm nhạc, biểu diễn văn nghệ. Đặc biệt đối với trẻ 5-6 tuổi, giáo dục âm nhạc đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản. Mặt khác, trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ, trong sáng nên rất dễ tiếp xúc với âm nhạc. Thế giới âm nhạc muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện: Thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ. Để hun đúc cho các bé có tâm hồn dân tộc, giáo dục nghệ thuật yêu thích những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. Là một giáo viên mầm non tôi luôn tâm huyết với nghề, mong muốn truyền đạt cho các bé thật nhiều kiến thức, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có và điều quan trong hơn cả là giáo viên phải 2 + Phương pháp đàm thoại. 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu Từ tháng 9/2018 đến 5/2019 Tại lớp MGL 5-6 tuổi B trường mầm non Vĩnh Nam PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em, ở tuổi mẫu giáo, xúc cảm thẩm mĩ của trẻ phát triển khá nhanh, tâm hồn trẻ nhạy cảm, dễ xúc cảm với những cảnh vật xung quanh. Vì vậy trẻ rất dễ nhận ra những vẻ đẹp và cảm thụ cái đẹp, thích học múa, hát và học rất nhanh bằng cách bắt chước. Trẻ đến với nghệ thuật một cách tự nhiên và tác động của nghệ thuật đối với tuổi thơ rất mạnh mẽ. Nhiều công trình khoa học đã khẳng định năng khiếu âm nhạc được nảy sinh từ tuổi ấu thơ. Hai nhà tâm lí học Đức là V.Hec-Cơ và I.Xle-hen đã nghiên cứu 411 nhạc sĩ thấy rằng: Có 401 người( 90%) bộc lộ năng khiếu trước 10 tuổi. Sự phát triển mạnh mẽ những xúc cảm thẩm mĩ kết hợp với trí nhớ máy móc vốn có ở trẻ khiến cho lứa tuổi này rất nhạy cảm với văn học nghệ thuật. Những nét tâm lí đặc trưng của tuổi mẫu giáo là tiền đề cho việc tiếp thu, giáo dục âm nhạc. Âm nhạc đã đem lại cho trẻ một thế giới âm thanh nhiều màu sắc, gợi cho trẻ sự thú vị, hấp dẫn và sự hài hoà tinh tế, tạo điều kiện cho trẻ thể hiện chính bản thân mình. Mặt khác âm nhạc được coi là một trong những phương tiện tạo nên sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Cho nên là một giáo viên mầm non việc đầu tiên phải làm là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú, dạy trẻ các kỹ năng cơ bản, đơn giản và thói quen trong các dạng hoạt động âm nhạc như ca hát, nghe, vận động, múa, trò chơi âm nhạc. Giáo viên luôn quan tâm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ, tưởng tượng, sự tập trung chú ý, biết nhận xét, có khả năng diễn tả hứng thú và sự lựa chọn phát huy tính tích cực, sáng tạo trong các dạng hoạt động âm nhạc. 4 hoặc chưa cuốn hút được trẻ . Nhận thức được vấn đề trên và tầm quan trọng của việc đưa âm nhạc vào sâu rộng hơn đến với trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Bản thân tôi là một giáo viên đang dạy ở lớp 5 - 6 tuổi, tôi đã chọn đề tài. “ một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc” 3. Thực trạng: a. Những thuận lợi: - 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, đa số đội ngũ giáo viên mầm non có tâm huyết với ngành học, yêu nghề mến trẻ, có phẩm chất nghề nghiệp. - 100% số trẻ đến lớp đều ăn ngủ bán trú tại lớp. - Lớp học sạch sẽ, thoáng mát có đầy đủ ánh sáng để trẻ học tập. b. Khó khăn: Lớp 5-6 tuổi B do tôi phụ trách với số lượng là 31 cháu .Trong đó có 4 trẻ 4 tuổi nên nhận thức không đồng đều. * Về lớp học: - Có góc âm nhạc nhưng hơi chật, chưa phong phú, chưa gây được sự hứng thú tham gia của trẻ. * Về đồ dùng đồ chơi: - Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động âm nhạc chưa được nhiều, đồ dùng chưa đẹp, chưa phong phú, chưa sáng tạo để lôi cuốn hấp dẫn trẻ. - Chưa có nhiều các băng đĩa nhạc theo chủ đề, chủ điểm để bật cho trẻ nghe hàng ngày. * Về phía phụ huynh: - Đời sống còn nhiều khó khăn mặc dù đã quan tâm đến giáo dục xã nhà nhưng vẫn chưa đóng góp được nhiều trong công cuộc xã hội hoá giáo dục. * Về phía giáo viên: 6 *BiÖn ph¸p 1: T¹o m«i trêng kÝch thÝch høng thó häc tËp cña trÎ tham gia ho¹t ®éng âm nhạc. Nh chóng ta ®· biÕt, trẻ 5-6 tuổi là giai đoạn chuẩn bị cho trẻ đến trường tiểu học, trẻ có khả năng tri giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc cùng với những kinh nghiệm được tích luỹ từ trước như nghe hát cùng đàn đệm, xem động tác, điệu bộ. Trẻ có thể chuyển đổi điệu bộ theo âm điệu, biết kết hợp khăng khít giữa thời gian với âm nhạc, vận động phối hợp toàn thân với một trình tự tương đối phức tạp trong các điệu múa hay tái hiện một số tiết tấu khó. Trẻ có ấn tượng sâu sắc khi nghe nhạc qua đài, xem băng đĩa, trẻ rất hào hứng muốn vào góc âm nhạc để tự mình thể hiện mình, hát vận động bằng các nhạc cụ, trang phục. Vì vậy muốn trẻ thích thú hào hứng thì bản thân tôi luôn làm mới góc nghệ thuật bằng nhiều hình thức để kích thích hứng thú của trẻ. Tôi thường xuyên chú ý sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường học thoải mái cho trẻ. * Ví dụ: Khi thực hiện các hoạt động âm nhạc mà trọng tâm là dạy múa minh hoạ thì bằng mọi cách tôi phải bố trí trong lớp không gian rộng rãi để kích thích trẻ thực hiện các động tác thoải mái, giúp trẻ hoạt động tích cực hơn. Ngoài ra tôi luôn thay đổi cách bày trí góc âm nhạc thật sinh động theo chủ điểm để gây sự thu hút tới trẻ. * Ví dụ: Chủ điểm “ Thế giới động vật”: Tôi trang trí bằng những hình ảnh các con vật sống động, con thì cầm đàn đánh, con thì thổi kèn, con thì đánh trống, con thì cầm micrô hát Từ những hình ảnh vui nhộn do cô và trẻ cùng trang trí trẻ rất muốn mình có thể làm được như các bạn, được thể hiện tài năng của bản thân mình. Chính vì lẽ đó góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển các kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo. Tại đây trẻ tự hát hay tự vận động theo nhạc biểu diễn một mình hay cùng một nhóm bạn một cách thích thú. 8 Hình ảnh trẻ biểu diễn cùng với các nhạc cụ : Phách gõ, Xắc xô Bên cạnh việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động âm nhạc trong lớp ở góc nghệ thuật thì môi trường ngoài lớp học cũng rất quan trọng đối với trẻ như góc thiên nhiên, sân vườn trường, trong giờ đón trả trẻ, giờ thể dục sáng * Ví dụ: Ở góc thiên nhiên: Cô có thể tổ chức cho trẻ trồng hoa, chăm sóc hoa, trẻ có thể vừa làm vừa hát “ Hoa trong vườn”( dân ca Thanh Hoá) Trong giờ thể dục sáng, giờ đón, trả trẻ cô có thể mở cho trẻ nghe băng đài tạo cho trẻ không khí của một ngày mới sinh động. Cho nên việc tạo môi trường phù hợp, thoải mái không gò bó đã giúp trẻ yêu thích, hứng thú, tích cực tham gia hoạt động âm nhạc. * BiÖn ph¸p 2: Âm nhạc kết hợp với các môn học khác, trong giờ đón trẻ, ngày lễ, ngày hội và các trò chơi mọi lúc mọi nơi. Với chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay thì phương pháp dạy tích hợp các bộ môn âm nhạc có thể lồng ghép, kết hợp với tất cả các bộ môn khác trở 10 Trong những giờ ổn định tổ chức, hay chuyển hoạt động, tôi ổn định trẻ bằng những bài hát mà trẻ thích, thuộc chủ đề, chủ điểm, chơi các trò chơi dựa trên nội dung bài hát. Đối với trẻ thơ, việc làm quen với âm nhạc thông qua các trò chơi là một biện pháp hữu hiệu nhất. Trò chơi trở thành phương tiện để đem đến cho trẻ các yếu tố nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái, trẻ rất hứng thú để cảm thụ âm nhạc. Vì đặc điểm lứa tuổi mầm non là “Học mà chơi, chơi mà học”, để kích thích trẻ hứng thú trong khi chơi cô phải thay đổi hình thức chơi kết hợp với việc lựa chọn bài hát cho phù hợp với nội dung trò chơi, nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó đã góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc một cách tốt hơn. 12 Tiết mục văn nghệ chào mừng tại UBND xã 14 Chính vì vậy bản thân tôi đã tìm tòi, sáng tác, cải biên một số trò chơi nhằm làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ. a. Trò chơi “nghe thấu hát tài” : Trò chơi giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt, truyền tin cho bạn đúng - Chuẩn bị : Một số câu hát trong các bài hát trong chương trình thuộc chủ đề đang tìm hiểu bài hát mà trẻ đã thuộc. - Cách chơi: Thành viên thứ nhất của 2 đội ra ngoài lớp, cô nói thầm vào tai từng trẻ đại diện của 2 đội một câu hát giống nhau. Sau đó 2 trẻ có trách nhiệm chạy về đội của mình và nói lại câu hát đó cho bạn thứ 2, bạn thứ 2 nói thầm vào tai cho bạn thứ 3...Và cứ thế tiếp tục cho đến trẻ cuối cùng của đội, trẻ cuối cùng lên hát lại câu hát đó. Nếu đội nào hát đúng và nhanh hơn thì thắng cuộc. Ví dụ: Cô nói thầm vào tai trẻ đại diện 2 đội câu hát: “Yêu chú công nhân lớn lên cháu lái máy cày”( thuộc chủ đề nghề nghiệp). Hai trẻ đại diện chạy về nói thầm vào tai cho bạn thứ 2 của đội mình...Và cứ thế cho đến bạn cuối cùng của đội lên hát lại đúng lời của câu hát trên và nhanh trước đội kia là thắng cuộc. b. Trò chơi: “Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ” Trò chơi tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe các âm thanh của các nhạc cụ khác nhau và trẻ hứng thú được khám phá, trải nghiệm các nhạc cụ. - Chuẩn bị : một số nhạc cụ âm nhạc như sau Đàn organ bằng đồ chơi điện tử, kèn nhựa, kèn bằng vỏ ốc, phách gõ bằng tre, bằng vỏ nghêu, dàn gõ bằng tre, trống gõ bằng lon, bằng quả bầu khô... - Cách chơi : Trẻ nghe và phân biệt âm thanh của các nhạc cụ. Cô giới thiệu cho trẻ biết từng loại nhạc cụ và âm thanh của các loại nhạc cụ đó như: + Cô đàn organ và nói cho trẻ biết đó là tiếng đàn organ. + Cô thổi kèn bằng nhựa và cho trẻ biết đó là tiếng kèn bằng nhựa. + Cô gõ phách bằng tre và cho trẻ biết đó là tiếng gõ bằng phách tre... Sau khi giới thiệu hết các loại nhạc cụ, cô lần lượt đánh đàn, gõ các loại nhạc cụ cho trẻ vừa nghe, vừa xem và cô hỏi trẻ tiếng nhạc cụ gì? Khi trẻ đã quen, cô cho 16
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc_tot_mon_am_nhac.doc