SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình ở Trường Mầm non Cam Thượng

Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực.
Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng tạo. Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động tạo hình luôn hấp dẫn đối với trẻ mầm non, giúp trẻ phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng và phong phú và hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo.
Hoạt động tạo hình giúp trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng : Vẽ, in, nặn, xé, cắt, dán... Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn trẻ đã sử dụng linh hoạt, khéo léo đôi bàn tay và các ngón tay. Trẻ lứa tuổi này đã có sự ghi nhớ có chủ đích, các đặc điểm đặc trưng hình thành ở trẻ tương đối đầy đủ (hình dáng, màu sắc, kích thước...), lứa tuổi này đang trong giai đoạn phát triển tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng. Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn được nâng cao nhận thức của bản thân đồng thời góp phần nhỏ bé của mình về việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ phát triển toàn diện.
doc 33 trang skmamnonhay 23/03/2025 680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình ở Trường Mầm non Cam Thượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình ở Trường Mầm non Cam Thượng

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình ở Trường Mầm non Cam Thượng
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG Trang
 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
I. Lý do chọn đề tài 1
II. Mục đích nghiên cứu 1
III. Đối tượng nghiên cứu 2
IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm 2
V.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. 2
 1. Phạm vi nghiên cứu 2
 2. Kế hoạch nghiên cứu 2
 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
I. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN: 2
 1. Cơ sở lý luận 2
 2. Cơ sở thực tiễn 2
 3. Thực trạng của vấn đề 3
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 4
 1. Biện pháp 1: Tìm hiểu khả năng tạo hình của trẻ 4
 1.1. Về kỹ năng vẽ, tô màu: 4
 1.2. Kỹ năng nặn: 5
 1.3. Kỹ năng cắt, xé, dán: 5
 1.4. Kỹ năng tạo hình khác: 6
 2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường học tập kích thích sự 7
hứng thú cho trẻ
 3. Biện pháp 3: Xây dựng các hình thức tổ chức tạo hình theo 8
hướng tích hợp và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
 4 . Biện pháp 4: Sử dụng các nguyên vật liệu đẹp, phong phú, đa 10
dạng
 5. Biện pháp 5: Hình thức nhận xét – đánh giá tranh của trẻ 11
 6. Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh 12
III. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 12
 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14
I. Kết luận 14
II. Những khuyến nghị và đề xuất sau quá trình thực hiện đề tài 14
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 CÁC MINH CHỨNG VÀ HÌNH ẢNH MINH HỌA 2
 IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM
 - Trẻ lớp 5 - 6 tuổi A4 trường Mầm non Cam Thượng.
 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 - Phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu lý luận.
 - Phương pháp quan sát, thực nghiệm, tổng kết kinh nghiệm sư phạm,
 - Phương pháp thống kê.
 VI. PHẠM VỊ VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
 1.Phạm vi nghiên cứu: 
 - Đề tài được áp dụng cho lớp 5 - 6 tuổi A4 trường Mầm non Cam 
Thượng.
 2. Kế hoạch nghiên cứu: 
 - Thời gian là từ tháng 9/ 2020 đến tháng 5/2021.
 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN:
 1. Cơ sở lý luận:
 Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ 
mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những 
gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh 
mẽ và gây cho chúng những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực.
 Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự 
tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, 
thể chất và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người như một 
thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng tạo. Trong chương trình giáo dục 
mầm non, hoạt động tạo hình luôn hấp dẫn đối với trẻ mầm non, giúp trẻ phản 
ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng và phong phú 
và hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo. 
 Hoạt động tạo hình giúp trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, 
khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng : Vẽ, in, nặn, xé, 
cắt, dán... Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn trẻ đã sử dụng linh hoạt, khéo léo đôi bàn tay 
và các ngón tay. Trẻ lứa tuổi này đã có sự ghi nhớ có chủ đích, các đặc điểm đặc 
trưng hình thành ở trẻ tương đối đầy đủ (hình dáng, màu sắc, kích thước...), lứa 
tuổi này đang trong giai đoạn phát triển tư duy trực quan hành động và tư duy 
trực quan hình tượng. 
 Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn được nâng cao nhận thức
của bản thân đồng thời góp phần nhỏ bé của mình về việc nâng cao chất lượng 
giáo dục trẻ phát triển toàn diện. 4
 b. Khảo sát phụ huynh về vấn đề quan tâm đến việc trẻ học môn tạo 
hình:
 ST Câu hỏi Kết quả
 T Có Không
 1 Việc con học môn tạo hình có quan trọng không? 33,3% 66,7%
 2 Ở nhà gia đình có dạy cháu học vẽ, nặn, cắt, xé , 25% 75%
 dán không?
 3 Nguyên vật liệu tạo hình có cần phải phong phú, 29,2% 70,8%
 đa dạng không?
 II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
 1. Biện pháp 1: Tìm hiểu khả năng tạo hình của trẻ.
 Ngay từ đầu năm học để tìm hiểu khả năng tạo hình của trẻ, tôi đã tiến 
hành chia lớp ra làm theo 4 nhóm ngồi trong giờ hoạt động tạo hình và thực hiện 
những cuộc khảo sát nhỏ, sau đó cô có những biện pháp phù hợp để rèn luyện 
cho từng cháu. 
 1.1. Về kỹ năng vẽ, tô màu:
 Đa số trẻ trong lớp đều có kỹ năng vẽ và tô màu, tuy nhiên vẫn còn một số 
trẻ vẫn còn rất yếu về kỹ năng này nên tôi đã chú tâm và dành thời gian giúp đỡ 
trẻ để trẻ tiến bộ hơn. Điều tôi đặt ra đầu tiên là tôi dạy trẻ các kĩ năng vẽ đơn 
giản nhất như: vẽ các nét cơ bản, vẽ các hình Từ những lần vẽ đơn giản ấy tôi 
bắt đầu giúp trẻ vẽ những cái nâng cao hơn như: con người, ngôi nhà, hoa lá, cỏ 
cây, Cô hướng dẫn tỉ mỉ những kĩ năng cơ bản của vẽ để trẻ nắm vững thao 
tác. Cô rèn luyện các kĩ năng tạo hình thông qua các hoạt động mọi lúc mọi nơi 
như hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều hay đưa ra bài tập để 
trẻ thực hiện ở nhà...(Hình ảnh 1). Trẻ có thể tự mình vẽ theo ý thích thì tôi lại 
giúp trẻ kỹ năng tô màu bức tranh. Vì một bức tranh vẽ đẹp đến đâu nếu như 
không biết cách tô màu cho đẹp thì cũng không thể thu hút cái nhìn của mọi 
người được. Và từ những lần đó, tôi đã rèn cho trẻ kĩ năng tô màu trùng khít, 
không lem ra ngoài. Hơn nữa để bức tranh đẹp trong mắt mọi người thì tôi còn 
hướng dẫn trẻ phối hợp màu sao cho phù hợp.
 Khi tôi cảm thấy có thể để trẻ tự mình vẽ được theo ý tưởng riêng của 
mình thì tôi đã đưa ra các đề tài gần gũi để trẻ tự vẽ theo cảm nhận riêng của trẻ.
 Ví dụ: Ở đề tài vẽ người thân trong gia đình, trẻ đã đưa ra được ý tưởng. 
Trẻ biết sử dụng kĩ năng vẽ các nét như nét cong tròn, nét xiên, nét thẳng để 
vẽ được người thân mà trẻ yêu quý. Trẻ biết kết hợp các màu sắc và tô màu cho 
bức tranh thật đẹp (Hình ảnh 2). 6
 Đầu tiên tôi sẽ tìm cách để gây hứng thú trước khi học một tiết cắt, xé, 
dán nào đó. 
 Ví dụ: Tiết “Xé dán hoa”, trước khi dạy tiết học đó, buổi sáng tôi dẫn trẻ 
đi thăm quan vườn hoa của trường. Khi thăm quan tôi để cho trẻ tự cảm nhận 
được sự vật, hiện tượng, cảnh vật trước mắt trẻ. Và cho trẻ tha hồ ngắm nghía, 
quan sát vườn hoa đó. Đến buổi chiều khi dạy tiết học này tôi mới bắt đầu hỏi 
suy nghĩ của trẻ về cảnh vật lúc sáng vừa được quan sát: Vườn hoa như thế nào? 
Có những loại hoa gì? Hoa có những bộ phận nào? Bông hoa có màu gì?... 
 Với tiết học có kĩ năng cắt và dán, tôi giúp các cháu biết cách cầm kéo 
đúng cách, thực hiện được các kĩ năng cắt nhát thẳng, cong, tròn, cách gấp và 
cắt giấy sao cho ngay ngắn, cách ước lượng và sắp xếp bố cục lên bức tranh và 
phếch hồ sao cho thẳng và đều, không làm đọng hồ trên mặt giấy. Với kĩ năng 
cắt gây nhiều khó khăn cho trẻ, cô có thể tìm giấy đã qua sử dụng (giấy A4 in bị 
hư, giấy báo) cho cháu tập cắt từng kĩ năng cùng cô vào mọi lúc mọi nơi để 
trẻ có nhiều cơ hội cầm kéo thực hiện kĩ năng cắt hoàn thiện hơn. Sau đó trẻ sẽ 
dần được nâng cao kỹ năng cắt dán bằng cách cắt dán bức tranh bằng các 
nguyên liệu khác (Hình ảnh 6.)
 Với tiết học có kĩ năng xé dán, tôi dạy các cháu nắm được kĩ năng xé dọc, 
xé vụn, xé cong lượn, cong tròn. Kĩ năng này nhiều trẻ chưa thành thạo, vì thế 
cô phải hết sức kiên nhẫn dạy cháu kiên trì thực hiện nhiệm vụ được giao, tuyệt 
đối không nhờ bạn làm giúp hoặc hấp tấp vội vàng cho xong. Trẻ rất hay xé 
bằng cách cầm 2 đầu giấy và xé thẳng theo chiều dọc tờ giấy, cô cần chỉ cho trẻ 
cách xé bằng 2 ngón tay (cái và trỏ của 2 bàn tay ), xé nhích từng tí một và đề ra 
yêu cầu là khi xé nét thẳng hay nét cong thì sản phẩm không nhăn, không bị đứt, 
nét xé mịn, sắp xếp bố cục đều, dán phẳng. Cô cũng có thể chuẩn bị cho trẻ tập 
xé ở mọi lúc mọi nơi qua cách xé theo hình ảnh sưu tầm trên giấy báo, tranh 
ảnh để rèn dần kĩ năng xé giấy cho trẻ. (Hình ảnh 7)
 Việc dạy trẻ nắm vững các kỹ năng, rèn luyện các kỹ xảo có tính chất kỹ 
thuật cần đòi hỏi sự ôn luyện bền bỉ và có hệ thống. Trẻ nắm tốt kỹ thuật thì quá 
trình tạo hình đối với trẻ sẽ trở nên dễ dàng, thú vị, sản phẩm tạo hình của trẻ sẽ 
đẹp và nhờ đó mà làm tăng hứng thú của trẻ đối với hoạt động, làm phát triển 
khả năng sáng tạo của trẻ. 
 1.4. Kỹ năng tạo hình khác:
 Ngoài các kỹ năng tạo hình ở trên thì còn rất nhiều kỹ năng tạo hình khác 
nữa như kĩ năng in màu, thổi màu, vẩy màu, sơn màu... Đây là những kĩ năng 
mới và khó, là một hoạt động tạo hình đòi hỏi kĩ năng và sự sáng tạo của trẻ 8
 Ví dụ: Như hoạt động làm thiệp tặng mẹ, sau khi hỏi ý tưởng của trẻ tôi 
mời trẻ về chỗ ngồi của mình. Thay vì ngồi theo nhóm 8 bạn, thì tôi sắp xếp bàn 
cho trẻ ngồi 2 bạn 1 bàn. Như vậy, trẻ sẽ có không gian hoạt động cá nhân hơn, 
yên tĩnh hơn để có thể thoải mái thể hiện sự sáng tạo của mình (Hình ảnh 10).
 Tôi còn bố trí không gian góc tạo hình ở phía cửa ra vào của lớp để tận 
dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và giúp trẻ có được trạng thái cảm xúc tích cực 
khi tham gia vào các hoạt động tạo hình. Hoạt động tạo hình là một hoạt động 
mang tính yên tĩnh vì vậy tôi bố trí xa các góc ồn ào, như góc xây dựng, góc 
phân vai, để không làm phân tán sự chú ý của trẻ khi tham gia vào hoạt động, vì 
vậy tôi đã tạo ra khoảng cách đủ rộng để đảm bảo cho trẻ hoạt động dễ dàng 
trong góc chơi đồng thời có lối đi lại thuận tiện để mở rộng các mối quan hệ 
trong khi chơi (Hình ảnh 11).
 Việc tạo môi trường và xây dựng góc nghệ thuật là một trong những biện 
pháp hỗ trợ đắc lực trong việc tạo hứng thú cho trẻ với hoạt động tạo hình, vì khi 
trẻ được hoạt động ở góc nghệ thuật thì cảm giác như là một thế giới riêng ở đây 
trẻ được tự do bộc lộ cảm xúc mãnh liệt.
 3. Biện pháp 3: Xây dựng các hình thức tổ chức tạo hình theo hướng 
tích hợp và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
 3.1. Xây dựng hoạt động tạo hình theo hướng tích hợp:
 Với phương pháp dạy trẻ theo chương trình mầm non mới như hiện nay 
thì việc dạy trẻ các kĩ năng tạo hình theo chủ đề, sự kiện tích hợp các nội dung 
nhẹ nhàng, phù hợp với hoạt động gây ấn tượng cho trẻ khi hướng dẫn trẻ thực 
hiện một số hoạt động có chủ đích. Tôi thực hiện như sau:
 - Cho trẻ quan sát sự vật, hiện tượng thiên nhiên, cuộc sống ở mọi lúc mọi 
nơi, rồi gợi hỏi để nói lên sự cảm nhận của mình về vẻ đẹp đa dạng, đọc đáo, 
muôn màu muôn vẻ xung quanh trẻ. 
 - Cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật tạo bằng các nguyên liệu 
khác nhau: ví dụ như: sứ, gỗ, thủy tinh... Trẻ sẽ quan sát và nói lên tổng thể hình 
dáng hoặc miêu tả một số đặc điểm nổi bật của đồ vật. Khi cho trẻ tiếp xúc với 
các đồ dùng, đồ chơi, các sản phẩm tạo hình cần cho trẻ được sờ, được ngắm 
nghía, xem xét và nêu những ý kiến của mình một cách tự nhiên về mọi cái mà 
trẻ phát hiện ra. 
 - Thể hiện chiều sâu, các tầng cảnh trong bố cục tranh. Cho trẻ làm quen 
với một số nguyên tắc đơn giản của luật phối cảnh (phối đường nét, phối không 
gian).

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc_tot_hoat_dong_ta.doc