SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình ở trường mầm non

Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và phản ánh thế giới qua những tác phẩm nghệ thuật đó. Ở lứa tuổi mầm non, trí tuởng tượng, sáng tạo, phát triển khả năng tri giác về hình dáng, cấu trúc, màu sắc của đồ vật còn nhiều hạn chế. Do đó, các sự vật hiện tượng các em chỉ có thể dễ nhớ thông qua các hoạt động khi có hình ảnh trực quan. Khi tham gia các hoạt động tạo hình, trẻ nhớ lại bằng hình tượng của đồ vật quen thuộc mà trước đó trẻ đã tri giác được.
Với đặc điểm như vậy nên việc giáo dục qua hoạt động tạo hình ngay từ tuổi mẫu giáo là việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng. Thông qua hoạt động tạo hình sẽ cho trẻ những sản phẩm ngộ nghĩnh, dễ thương, tuy đơn giản nhưng lại khắc họa lại trong tâm trí trẻ những sự vật hiện tượng, những đồ vật vật dụng… và mọi điều của thế giới xung quanh. Qua đó trẻ có cái nhìn đánh giá tổng quan, đưa ra ý kiến của bản thân mình mà không phụ thuộc vào ai.
Mỗi sản phẩm của trẻ đều mang nội dung và tên gọi riêng do trẻ tự sáng tạo ra. Và từ những màu sắc rất tươi sáng, sặc sỡ mà trẻ chọn để thể hiện biểu tượng cho ta thấy tâm hồn trẻ luôn tươi mới, trong sáng hướng tới những điều tốt đẹp. Trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình giúp trẻ pháp triển đức tính tốt như: yêu thích cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp, biết tận dụng những đồ dùng nguyên vật liệu đã bỏ đi, những vật dụng từ thiên nhiên để tạo nên sản phẩm.
Nhận thức được nhiệm vụ và trách nhiệm to lớn ấy trong giai đoạn phát triển hiện nay, bản thân tôi là giáo viên được phân công phụ trách lớp mẫu giáo lớn, lứa tuổi luôn thích tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ từ thế giới thiên nhiên xung quanh trẻ nên tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài:“Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình ở trường mầm non”.
doc 16 trang skmamnonhay 09/07/2024 1050
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình ở trường mầm non
 PHÂN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật giúp 
trẻ nhận thức thế giới xung quanh và phản ánh thế giới qua những tác phẩm 
nghệ thuật đó. Ở lứa tuổi mầm non, trí tuởng tượng, sáng tạo, phát triển khả 
năng tri giác về hình dáng, cấu trúc, màu sắc của đồ vật còn nhiều hạn chế. Do 
đó, các sự vật hiện tượng các em chỉ có thể dễ nhớ thông qua các hoạt động khi 
có hình ảnh trực quan. Khi tham gia các hoạt động tạo hình, trẻ nhớ lại bằng 
hình tượng của đồ vật quen thuộc mà trước đó trẻ đã tri giác được. 
 Với đặc điểm như vậy nên việc giáo dục qua hoạt động tạo hình ngay từ 
tuổi mẫu giáo là việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng. Thông qua hoạt động 
tạo hình sẽ cho trẻ những sản phẩm ngộ nghĩnh, dễ thương, tuy đơn giản nhưng 
lại khắc họa lại trong tâm trí trẻ những sự vật hiện tượng, những đồ vật vật 
dụng và mọi điều của thế giới xung quanh. Qua đó trẻ có cái nhìn đánh giá 
tổng quan, đưa ra ý kiến của bản thân mình mà không phụ thuộc vào ai. 
 Mỗi sản phẩm của trẻ đều mang nội dung và tên gọi riêng do trẻ tự sáng 
tạo ra. Và từ những màu sắc rất tươi sáng, sặc sỡ mà trẻ chọn để thể hiện biểu 
tượng cho ta thấy tâm hồn trẻ luôn tươi mới, trong sáng hướng tới những điều 
tốt đẹp. Trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình giúp trẻ pháp triển đức tính tốt như: 
yêu thích cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp, biết tận dụng những đồ dùng 
nguyên vật liệu đã bỏ đi, những vật dụng từ thiên nhiên để tạo nên sản phẩm.
 Nhận thức được nhiệm vụ và trách nhiệm to lớn ấy trong giai đoạn phát 
triển hiện nay, bản thân tôi là giáo viên được phân công phụ trách lớp mẫu giáo 
lớn, lứa tuổi luôn thích tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ từ thế giới thiên 
nhiên xung quanh trẻ nên tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài:“Một số biện 
pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình ở trường mầm non”.
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Tôi thực hiện đề tài này với mong muốn tìm ra các biện pháp nâng cao 
chất lượng giáo dục tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi một cách có hệ thống từ dễ đến 
khó, phù hợp với khả năng, nhận thức của từng trẻ từ trẻ yếu đến trẻ khá, giỏi 
để cải thiện phần nào tình hình khó khăn trong việc giáo dục tạo hình cho trẻ. 
Đồng thời, có cơ sở khoa học để tuyên truyền cho các bậc phụ huynh phối hợp 
rèn luyện cho trẻ thêm ở nhà một cách có hiệu quả. 
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 - Trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Chu Minh Trong thực tế việc tổ chức các hoạt động tạo hình theo phương pháp hiện 
hành cũng đã mang lại hiệu quả tới việc phát triển thẩm mỹ cho trẻ.
 Xong chất lượng đạt chưa cao và khả năng sang tạo còn hạn chế. Giáo 
viên dạy còn mang tính áp đặt, dập khuôn theo mẫu, sao chép, trẻ chưa phát huy 
hêt khả năng tư duy sáng tạo và sự linh hoạt của trẻ.
 Các hoạt động học chưa thu hút được sự hứng thú của trẻ. 
 3. Thực trạng của vấn đề:
 3.1. Thuận lợi:
 - Cảnh quan nhà trường thoáng mát, có sân chơi rộng cùng với nhiều loại 
hoa cây cảnh, góp phần rất lớn cho trẻ quan sát từ đó cung cấp cho trẻ những 
biểu tượng về thế giới xung quanh.
 - Luôn được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm giúp đỡ về mọi mặt, đi 
sâu, sát uốn nắn về nội dung, phương pháp, chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. 
 - Đã có đồ dùng phục vụ cho hoạt động tạo hình.
 - Phụ huynh luôn quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ các cô.
 - Đa số trẻ thích thú khi tham gia hoạt động tạo hình cùng cô.
 3.2. Khó khăn:
 - Đa số phụ huynh hiện nay do công việc bận rộn không có nhiều thời 
gian dành cho con tìm hiểu về thế giới xung quanh  vì thế mà sự hiểu biết của 
trẻ về thế giới xung quanh, được tiếp xúc với các đối tượng còn hạn chế.
 - Trang thiết bị đồ dùng còn chưa phong phú, đa dạng.
 - Nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình còn nghèo nàn.
 - Một số trẻ từ lớp mẫu giáo tư thục, nên các kỹ năng tạo hình vẫn còn 
yếu.
 3.3. Khảo sát thực tế đầu năm:
 a. Khảo sát trên trẻ đầu năm:
 STT Nội dung khảo sát Tổng số Sô trẻ đạt Tỷ lệ %
 trẻ
 1 Kỹ năng vẽ, tô màu 30 21 70%
 2 Kỹ năng cắt, xé, dán 30 19 63,3%
 3 Kỹ năng nặn 30 21 70%
 4 Kỹ năng tạo hình khác 30 20 66,6%
 5 Trẻ thể hiện sự sáng tạo 30 13 43,3%
 mà trẻ định vẽ theo ý tưởng của mình. Từ đó, trẻ sẽ tự tin thể hiện bản thân hơn, 
các bức tranh của trẻ được sáng hơn 
 1.2. Kỹ năng nặn:
 Để thu hút sự tò mò, khám phá của trẻ, tôi luôn tạo nhiều sự bất ngờ trong 
tiết dạy như đọc câu đố, chơi trò chơi, Khi chơi trò chơi, tôi tạo bất ngờ cho 
trẻ bằng cách bịt mắt trẻ sau đó cho trẻ sờ nắmđể trẻ cảm nhận và đoán được 
đồ vật giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng qua các sản phẩm của trẻ định làm ra.
 Để giúp trẻ có kĩ năng nặn thuần thục và thao tác nhanh, tôi đã phân chia 
những trẻ khá ngồi gần những trẻ yếu để trẻ có thể giúp đỡ nhau. Những bạn yếu 
có thể quan sát các bạn khá làm và từ đó có thể khắc ghi trong đầu những thao 
tác nặn.
 Trong lớp có rất nhiều trẻ đã nắm được kĩ năng nặn nhưng bên cạnh đó 
một số trẻ từ lớp tư thục chuyển vào, nên kĩ năng nặn còn hạn chế, trẻ chưa hình 
dung ra mình định nặn gì và nặn như thế nào. Xác định được điều này, nên tôi ra 
sức tìm cách giải quyết. Để lôi cuốn được trẻ tham gia vào hoạt động theo ý 
muốn của mình thì trước tiên ngôn ngữ và phong cách lên lớp phải thật tự tin, 
vui vẻ, ngộ nghĩnh, đáng yêugây được sự chú ý của trẻ vào hoạt động của 
mình. Điều đáng nói hơn hết là sản phẩm mẫu của cô phải đẹp mắt, nhiều 
nguyên vật liệu gần gũi với trẻ và mang tính nghệ thuật cao. Khi hướng dẫn trẻ 
những kỹ năng nặn, cô cần nói rõ ràng, chậm rãi để trẻ có thể nắm bắt kỹ năng 
một cách chính xác nhất. 
 Ví dụ: Đề tài “Nặn con vật sống trong rừng” đối với dạng bài này tôi phải 
chuẩn bị một số vật mẫu của mình to hơn trẻ nhiều đồng thời cũng chuẩn bị một 
số vật mẫu nhỏ để cho trẻ quan sát kĩ hơn, chuẩn bị một bàn xoay để trẻ có thể 
quan sát tất cả các hướng của chú thỏ, bác voi, bạn hươu cao cổ và tôi cho trẻ 
ngồi đội hình vòng cung. Thông qua việc đàm thoại về màu sắc và cách chọn 
màu, cách chia tỉ lệ đất cũng như việc tưởng tượng để kết hợp nhiều nguyên vật 
liệu giúp trẻ thực hiện tốt hơn bài làm của mình. Sản phẩm của trẻ sẽ bắt mắt 
hơn.Thông qua đó tôi cũng lồng ghép nội dung giáo dục nhằm phát triển tình 
cảm đạo đức cũng như tình cảm xã hội ở trẻ. Từ những cảm xúc tạo hình, trẻ bắt 
đầu cảm nhận, phân biệt hình dạng và thể hình dáng của các vật mẫu, phát triển 
các thao tác tạo hình (Hình ảnh 5).
 1.3. Kỹ năng cắt, xé, dán:
 Với tiết học cắt, xé, dán là tiết học khiến trẻ không cảm thấy hứng thú 
nhất. Tôi đã tìm hiểu và động viên để trẻ yêu thích với tiết học này hơn. 
 Đầu tiên tôi sẽ tìm cách để gây hứng thú trước khi học một tiết cắt, xé, 
dán nào đó. với tiết học này, tôi thường cho trẻ làm quen với các nguyên vật liệu tạo hình sử 
dụng thực hiện cho hoạt động ở mọi lúc mọi nơi để trẻ có thể định hình ý tưởng 
cho tiết học và nắm bắt được kĩ năng tạo hình. Với những kĩ năng này, cô hướng 
dẫn kĩ năng phải thật tỉ mĩ, rõ ràng để trẻ nắm bắt kĩ năng một cách chính xác 
nhất. Và thường xuyên cho trẻ được rèn luyện để kĩ năng thuần thục. Khi trẻ đã 
nắm bắt được kĩ năng thì cô là người động viên, gợi mở cho trẻ những ý tưởng 
sáng tạo hơn nữa.
 Ví dụ: Tiết học “In màu tạo bức tranh hoa lá”. Tôi cho trẻ làm quen với 
những nguyên vật liệu in màu tạo hoa và hướng dẫn trẻ sử dụng các nguyên vật 
liệu đó để in màu tạo hoa trước. Sau đó cho trẻ làm quen tới cách in màu tạo lá 
và hướng dẫn trẻ kết hợp hai cách in màu này để tạo thành bức tranh về hoa lá. 
Ngoài ra, để kích thêm sự sáng tạo của trẻ, tôi sẽ cho trẻ sử dụng một số sản 
phẩm tạo hình của trẻ để trang trí thêm cho bức tranh như con ong, con sâu được 
in màu từ ngón tay...
 Đây là loại tiết học đòi hỏi sự sáng tạo, có rất nhiều các kĩ năng đan xen 
nên các sản phẩm tạo ra rất đẹp mắt và hấp dẫn trẻ. 
 2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường học tập kích thích sự hứng thú. 
 Như chúng ta đã biết tư duy của trẻ ở giai đoạn này là tư duy trực quan 
hình tượng. Trẻ rất muốn được tiếp xúc sờ mó, được xem xét, khám phá, tìm tòi 
và nêu ý kiến của mình một cách tự nhiên về mọi cái mà trẻ phát hiện ra để rồi 
bộc lộ cảm xúc của mình đối với những đối tượng đó.
 Vì vậy cho trẻ hoạt động tạo hình, tôi trang trí sắp xếp lớp học phù hợp, 
hài hòa, thường xuyên thay đổi theo chủ đề sự kiện hợp lý, kích thích trẻ và phụ 
huynh quan sát sẽ tạo được sự chú ý hấp dẫn lôi cuốn trẻ, với các góc mở chủ 
yếu là sản phẩm của cô và trẻ tự làm từ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, 
hay nguyên liệu do cô và trẻ sưu tầm được. Từ đó trẻ được vẽ, cắt, xé, dán, nặn 
bằng sự tưởng tượng của chính mình.
 Tôi sắp xếp các vật liệu sao cho trẻ có thể thấy rõ và lấy được dễ dàng để 
thực hiện ý tưởng của mình, vào bất kỳ lúc nào mà trẻ thích và có thể trưng bày 
các sản phẩm của mình. Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: Bày đồ 
chơi đẹp, sắp xếp các nguyên vật liệu một cách hợp lý đẹp mắt. Tôi cũng sắp 
xếp chỗ ngồi cho trẻ theo nhiều hình thức khác nhau để các con có thể hoạt động 
nhóm, hoặc hoạt động cá nhân khi thực hiện sản phẩm của mình.
 Ví dụ: Như hoạt động làm thiệp tặng mẹ, sau khi hỏi ý tưởng của trẻ tôi 
mời trẻ về chỗ ngồi của mình. Thay vì ngồi theo nhóm 8 bạn, thì tôi sắp xếp bàn nóng – màu lạnh, màu xa – màu gần, màu sáng – màu tối, biết cách phối hợp 
màu để tạo nên bức tranh có màu sắc hài hòa.
 - Hoạt động tạo hình được tiến hành mọi lúc, mọi nơi, ở ngoài trời, ở các 
góc, ở hoạt động chiều. Nhưng với hình thức nào thì giáo viên sẽ luôn luôn là 
người hướng dẫn cho trẻ sẽ tự tạo nên những sản phẩm nghệ thuật của chính bản 
thân mình. Mặt khác hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động bổ trợ 
cho các hoạt động khác .
 Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Bó hoa tặng cô” thì sau khi dạy xong cô củng cố 
giáo dục trẻ tình cảm đối với các thầy cô giáo thì giáo viên gợi ý cho trẻ vẽ bông 
hoa hoặc bó hoa để tặng các cô.
 3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin:
 Ngày nay, lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển với tốc độ nhanh 
chóng, tôi cũng cập nhật thông tin từ internet để download hình ảnh, video clip 
ứng dụng vào dạy trẻ. Trẻ được chính xác hóa các biểu tượng, hấp dẫn, cuốn hút 
trẻ vào giờ hoạt động hơn. Đặc biệt là giúp giảm bớt đồ dùng không cần thiết, 
giảm bớt sức lao động của giáo viên và giảm bớt chi phí. Tôi thiết kế bài giảng 
trên phần mềm Gokids, bài giảng powerpoint.
 Ví dụ: Đề tài: “ In màu tạo bức tranh hoa lá”. Vào bài tôi có thể cho trẻ 
xem video về những bông hoa. Cô cho trẻ xem trên màn hình Qua đoạn video cô 
cung cấp kiến thức cho trẻ bằng những câu hỏi và giáo dục trẻ. Tiếp theo cô cho 
trẻ xem một vài bức tranh mà các bạn khác in màu tạo hoa. Sau đó cho trẻ nhắc 
lại kĩ năng in màu tạo hoa và cô hướng dẫn kĩ năng mới in màu tạo lá cây. Sau 
đó cô hỏi trẻ nêu ý tưởng in màu của mình, giáo viên khuyến khích trẻ nói lên vẻ 
đẹp của mình về mỗi bức tranh, sau đó hỏi trẻ nêu những ý định của trẻ in gì? 
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tạo hình làm cho hoạt động 
thêm sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào hoạt động thật sự thoải mái, nhẹ 
nhàng, trẻ được hòa vào một thế giới nghệ thuật. 
 Nói chung nhờ có các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình theo hướng 
tích hợp và kết hợp với áp dụng công nghệ thông tin vào các bài giảng đã góp 
phần tới việc kích thích hứng thú học tập của trẻ, giúp trẻ tạo ra những sản phẩm 
đẹp và mở rộng sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh.
 4. Biện pháp 4: Sử dụng các nguyên vật liệu đẹp, phong phú, đa dạng.
 Khi thực hiện hoạt động tạo hình thì nguyên vật liệu không thể thiếu 
được. Vậy để hoạt động tạo hình có hiệu quả, việc sưu tầm và sử dụng nguyên 
vật liệu là vô cùng quan trọng.
 Muốn dạy trẻ tạo ra những sản phẩm đẹp, hấp dẫn trước hết tôi cần phải 
định hướng một số nguyên vật liệu cần thiết sẵn có ở địa phương mà trẻ có thể 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc_tot_hoat_dong_ta.doc