SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen chữ viết trong Trường Mầm non Hiệp Thuận

Mục tiêu của giáo dục Mầm Non là nuôi dạy - chăm sóc và giáo dục trẻ phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực. Trong đó hoạt động làm quen chữ viết là một trong những hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng ở lứa tuổi mầm non.
Tôi cũng đã nhận thấy hoạt động làm quen chữ viết còn giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, giao tiếp với mọi người và chuẩn bị cho trẻ vốn từ phong phú làm hành trang “Tiếng việt” vững chắc tự tin để trẻ bước vào lớp một. Nhưng để trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ viết trong trường mâm non tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt hoạt động làm quen chữ viết trong trường mầm non” với mong muốn đưa những hình thức mới lạ, hấp dẫn tới trẻ để trẻ tiếp thu chữ cái, chữ viết một cách dễ dàng tốt nhất và đạt hiệu quả cao.
doc 23 trang skmamnonhay 07/01/2025 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen chữ viết trong Trường Mầm non Hiệp Thuận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen chữ viết trong Trường Mầm non Hiệp Thuận

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen chữ viết trong Trường Mầm non Hiệp Thuận
 2/ 23
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt hoạt động 
 làm quen chữ viết trong trường mầm non”
 SƠ YẾU LÍ LỊCH
 Họ và tên: NGUYỄN THỊ HIÊN
 Ngày tháng năm sinh: 25/03/1993
 Năm vào ngành: 2013
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Hiệp Thuận - Phúc Thọ - Hà Nội
 Trình độ chuyên môn: Đại học 
 Hệ đào tạo: Vừa học vừa làm
 Bộ môn giảng dạy: Lớp 5 - 6 tuổi A5 4/ 23
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngôn ngữ – hệ thống tín hiệu đặc biệt là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất 
của xã hội, và là công cụ tư duy của con người. Nhờ có ngôn ngữ, con người có 
thể giao tiếp, trao đổi với nhau. 
Ngôn ngữ chính là phương tiện để trẻ nói lên cảm xúc của mình, một đứa trẻ 
biết cách bày tỏ cảm xúc, biết nói con đang vui hay đang buồn thường có xu 
hướng trở nên tự tin, hoạt bát và năng động hơn so với những đứa trẻ không biết 
dùng lời nói để bày tỏ nỗi long của bản thân.
Trẻ trong độ tuổi mầm non vô cùng hiếu động và tò mò về thế giới xung quanh. 
Các con không ngừng đặt ra các câu hỏi và nhờ có ngôn ngữ những thắc mắc 
của trẻ được giải đáp, có kiến thức về thế giới xung quanh, sáng tạo và tích cực 
hơn.
- Mục tiêu của giáo dục Mầm Non là nuôi dạy - chăm sóc và giáo dục trẻ
phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực. Trong đó hoạt động làm quen chữ viết là 
một trong những hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng ở lứa tuổi mầm non.
Tôi cũng đã nhận thấy hoạt động làm quen chữ viết còn giúp trẻ nhận biết thế 
giới xung quanh, giao tiếp với mọi người và chuẩn bị cho trẻ vốn từ phong phú 
làm hành trang “Tiếng việt” vững chắc tự tin để trẻ bước vào lớp một. Nhưng để 
trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ viết trong trường mâm non tôi quyết định 
chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt hoạt động làm quen 
chữ viết trong trường mầm non” với mong muốn đưa những hình thức mới lạ, 
hấp dẫn tới trẻ để trẻ tiếp thu chữ cái, chữ viết một cách dễ dàng tốt nhất và đạt 
hiệu quả cao.
 II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
 1. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 5 - 6 tuổi
 2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài thực hiện tại lớp 5 – 6 tuổi A5 với 35 trẻ
 3. Thời gian nghiên cứu đề tài: từ tháng 9/2022 đến hết tháng 3/2023.
 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Việc thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt hoạt động 
làm quen chữ viết trong trường mầm non” nhằm tìm ra phương pháp, hình 
thức giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ viết, dễ dàng nhận biết và phát âm 
chuẩn chính xác 29 chữ cái trong trường mầm non. 6/ 23
 - Bản thân và các giáo viên cùng lớp được đào tạo chính qui, có trình độ 
chuyên môn trên chuẩn, được tham dự các buổi chuyên đề trực tuyến hoạt động 
tạo hình do nhà trường tổ chức. Có một số kỹ năng sử dụng, ứng dụng công 
nghệ thông tin để tạo các trò chơi, bải giảng, quay video gửi phụ huynh hướng 
dẫn con làm hoạt động tạo hình khi nghỉ dịch tại nhà.
 - Phụ huynh rất nhiệt tình, quan tâm đến trẻ.
 - Khoảng 2/3 số trẻ đã qua mẫu giáo nhỡ nên việc rèn nề nếp học tập có 
nhiều thuận lợi, khả năng tiếp thu kiến thức do cô truyền đạt tốt.
 - Trẻ nhanh nhẹn, khỏe mạnh tích cực tham gia các hoạt động của lớp.
 b. Khó khăn:
 - Bên cạnh những thuận lợi trên, tôi cũng có một số khó khăn sau:
 - Trang thiết bị đồ dùng dạy học chưa hiện đại: Tivi chưa kết nối được internet, 
mạng wifi không ổn định,...
 - Một số phụ huynh còn chưa quan tâm tới con em mình, chưa tích cực phối 
hợp với giáo viên rèn trẻ ở nhà, phụ huynh dùng từ địa phương nhiều sẽ gặp 
nhiều khó khăn trong việc rèn việc phát âm của trẻ.
 - Một số trẻ quá hiếu động nên cũng ảnh hưởng tới việc học tập.
 c. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài 
 - Bảng khảo sát đối với trẻ: (Số trẻ: 35 trẻ)
 KẾT QUẢ
 STT NỘI DUNG
 Đạt Tỷ lệ Chưa đạt Tỷ lệ
 Trẻ hứng thú 
 tích cực tham 
 01 gia hoạt động 19 54,3% 16 45,7%
 làm quen chữ 
 cái
 Trẻ nhận biết và 
 phát âm được 
 02 18 51,4% 17 48,6%
 các chữ cái đã 
 học
 Trẻ phát âm 
 03 chuẩn, chính 14 40% 21 60%
 xác 8/ 23
 Môi trường hoạt động có tác dụng tốt đối với quá trình giáo dục trẻ. Với trẻ 
mẫu giáo những gì mới lạ đẹp mắt hấp dẫn sẽ gây sự chú ý của trẻ. Để trẻ được 
làm quen chữ viết ở mọi lúc, mọi nơi cả trong và ngoài lớp học, tôi luôn cố gắng 
tạo môi trường chữ viết để thu hút trẻ. Ở mỗi góc chơi tôi thường trang trí những 
hình ảnh đẹp và gắn tên các góc chơi theo kiểu chữ in thường mà trẻ được học, 
để trẻ thường xuyên nhìn thấy và phát âm, tạo sự gần gũi yêu thích các chữ cái. 
 Ở góc chữ viết tôi cho trẻ gắn tranh có gắn từ chứa chữ cái để trẻ được trải 
nghiệm, cho trẻ tô chữ cái rỗng để gắn lên góc chữ cái, việc trang trí góc chữ cái 
tôi thực hiện thay đổi theo chủ đề sự kiện, góc bé ngoan tôi gắn kí hiệu của trẻ 
bằng các chữ cái và chữ số để trẻ phân biệt và nhận diện mặt chữ. Các loại cốc, 
sách vở, bút màu tôi đều đánh kí hiệu riêng của từng trẻ. Vì thế việc tạo môi 
trường làm quen chữ cái trong lớp học rất cần thiết để trẻ học mọi lúc mọi nơi.
 Hình ảnh: Trang trí các góc trong lớp học
 Ngoài môi trường chữ viết trong lớp, tôi còn phối hợp với các giáo viên trong 
khu cùng nhau xây dựng môi trường chữ viết ngay cả ở hành lang, các góc chơi 
ngoài trời nhằm giúp trẻ nhận biết và phát âm tốt các chữ cái đã học mọi lúc, 
mọi nơi.
 Hình ảnh: Chữ viết ở các góc chơi ngoài trời
 Ngoài sân trường, tôi cùng các cô tạo môi trường chữ cái bằng các trò chơi 
như: Làm kí hiệu trẻ chơi các góc chơi ngoài sân là các chữ cái, mỗi trẻ 1 vé 
tương ứng với ký hiệu góc chơi, ai có vé chữ cái nào vào góc chơi đấy. 
 Ngoài ra, các cây xanh, hoa trên sân trường đều được gắn tên cho từng loại, 
để trẻ làm quen với từ.
 Hình ảnh: Các chữ gắn tên cây
 Vì vậy, việc tạo môi trường chữ cái cho trẻ làm quen nhằm lôi cuốn được trẻ 
tham gia một cách tích cực vào các hoạt động làm quen chữ viết và khắc sâu 
những chữ cái đã học.
 Biện pháp 3: Vận dụng sưu tầm trò chơi chữ cái sáng tạo.
 Đối với trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi mà học” đây là phương pháp giáo 
dục chủ đạo và phù hợp với trẻ vì sự phát triển tâm lý của trẻ đang ở trong thế 
giới của các trò chơi. “Học bằng chơi, chơi mà học” là sự kết hợp hài hòa giữa 
học tập và vui chơi. Đối với trẻ ở tuổi mầm non không gì làm trẻ thích thú hơn 
là tham gia các trò chơi cùng bạn bè khi ở lớp. Vì vậy, các hoạt động giáo dục 10/ 23
 - Ở góc tạo hình tôi cho trẻ xếp hình có viết chữ phía trên, dưới hình; cho trẻ 
thả hình vào nặn các chữ cái đã và đang học, in đồ và trang trí chữ rỗng. 
 Hình ảnh: Trẻ chơi góc chữ viết
 Với trò chơi động tôi cho trẻ chơi trò chơi “Về đúng nhà”. Có các ngôi nhà 
gắn 1 chữ cái vừa học. Mỗi trẻ cầm 1 thẻ chữ khác nhau trên tay đi vòng tròn và 
hát khi có hiệu lệnh tìm nhà. Trẻ chạy nhanh về nhà có chữ cái giống thẻ chữ trẻ 
cầm trên tay.
 Với việc vận dụng các trò chơi như vậy trẻ lớp tôi tích cực tham gia hơn 
trong hoạt động LQCV.
 Biện pháp 4. Tổ chức tốt các hoạt động LQCV mọi lúc mọi nơi.
 Trong quá trình học nói, việc đầu tiên và quan trọng nhất là trẻ cần phải học 
được cách phát âm chuẩn. Chỉ khi phát âm chuẩn trẻ mới có thể dễ dàng nói lưu 
loát và từng bước hoàn thiện khả năng về ngôn ngữ trong tương lai. Chính vì 
vậy, muốn trẻ đọc phát âm chuẩn các chữ cái thì tôi nghĩ giáo viên phải là người 
phát âm chuẩn, to, rõ ràng để phát âm mẫu cho trẻ nghe và bắt chước. 
 * Trong hoạt động LQCV
 Trong hoạt động LQCV l - n, ê - ơ tôi thấy trẻ lớp tôi còn phát âm nhầm lẫn 
nhiều lên tôi đặc biệt lưu ý và sửa sai cho trẻ nhiều, bằng cách phát âm chuẩn và 
phân tích khẩu hình khi phát âm cho trẻ quan sát.
+ N: Đọc thẳng lưỡi, lưỡi sát với hàm dưới
+ L: Đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong đưa sát vào mái ngói hàm trên
+ Ê: Đọc hàm dưới đưa ra phía trước, hơi đẩy ra 
+ Ơ: Đọc khẩu hình mở to, lưỡi co lại
 Hình ảnh: Cô giáo luyện phát âm cho trẻ 
 Ngoài phát âm chuẩn, để trẻ khắc sâu chữ cái đã học trong đầu. Tôi còn cho 
trẻ ghép nét các chữ cái trong khi kết thúc phần so sánh chữ cái. 
 Hình ảnh: Trẻ ghép nét chữ cái g, y trong HĐ LQCV
 * Ngoài hoạt động LQCV:
 Ngoài những trẻ phát âm chưa chuẩn còn có một số trẻ phát âm còn nhỏ, 
chưa rõ ràng do trẻ còn nhút nhát chưa tự tin. Tôi giúp trẻ phát âm to rõ ràng qua 
các trò chơi tự chọn.
 Ví dụ: Trò chơi “Hãy làm theo tôi”
- Cách chơi như sau: Chia trẻ làm các nhóm mỗi nhóm cử một bạn phát âm 
chuẩn để phát âm mẫu các bạn còn lại phát âm theo. 12/ 23
 Tôi cũng lưu ý với phụ huynh các chữ cái mà địa phương hay nói ngọng và 
cũng đề xuất phụ huynh phải tập phát âm chuẩn sau đó mới dạy trẻ.
 Hình ảnh: Cô giáo trao đổi về tình hình học chữ cái của trẻ với phụ huynh
 Với biện pháp này trẻ lớp tôi chăm học chữ viết hơn, thuộc và nhớ chữ cái 
nhiều hơn phụ huynh cũng lắm rõ tình hình học chữ cái của con mình nên rất vui 
và yên tâm.
 III. Kết quả thực hiện
 Sau một năm học thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học 
tốt hoạt động làm quen chữ viết trong trường mầm non” bản thân tôi luôn cố 
gắng lên đã đạt được những kết quả đáng kể song cũng không tránh khỏi những 
hạn chế tồn tại do khách quan cũng có, chủ quan cũng có.
 Qua quá trình áp dụng và thực hiện một số biện pháp trên tôi đã đạt được kết 
quả như sau:
 - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động LQCV hơn so với đầu năm học.
 - Trẻ nhận biết các chữ cái, phát âm chuẩn, chính xác hơn.
 Đầu năm Cuối năm
 T Nội dung
 Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt
 T đánh giá
 SL % SL % SL % SL %
 Trẻ hứng thú tới 
 hoạt động làm 19 54,3 16 45,7 35 100 0 0
 1 quen chữ cái
 Tăng (+)
 + 16 + 45,7 - 16 - 45,7
 Giảm (-)
 Trẻ nhận biết và 
 phân biệt được các 18 51,4 17 48,6 34 97,1 1 2,9
 2 chữ cái đã học
 Tăng (+)
 + 16 + 45,7 - 16 - 45,7
 Giảm (-)
 Trẻ phát âm chuẩn 
 14 40,0 21 60,0 33 94,3 2 5,7
 chính xác
 3
 Tăng (+)
 + 19 + 54,3 - 19 - 54,3
 Giảm (-)
 - Tôi đã đổi mới nhiều hình thức tổ chức để trẻ không thấy nhàm chán. Đã 
lên được một tiết dạy thực sự gây hứng thú cho trẻ.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc_tot_hoat_dong_la.doc