SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen chữ viết trong trường mầm non

Cho trẻ làm quen với chữ viết giúp trẻ nhận và phát âm 29 chữ cái tiếng việt, trẻ nhận biết chữ cái thông qua tri giác bằng các giác quan, nhận biết các chữ in thường, viết thường, in hoa, viết hoa. Trẻ biết liên hệ các chữ cái vừa học với các chữ cái trong từ và tìm ra những chữ cái trong từ, cụm từ đó, biết các kỹ năng ban đầu như tư thế ngồi viết, cách cầm bút, biết cách tô viết chữ, mở xem từng trang sách,…luyện khả năng chú ý có chủ định, biết tập chung lắng nghe, tiếp nhận, biểu lộ cách đọc, tô viết. Mở rộng vốn hiểu biết để hình thành kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho trẻ.
Nhận được tầm quan trọng cũng như những khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động tôi đã cố gắng học hỏi kinh nghiệm ở các đồng nghiệp nghiên cứu những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm truyền thụ đến trẻ sao cho trẻ lĩnh hội một cách nhẹ nhàng, thoải mái hơn tránh được sự gò bó. Là giáo viên chủ nhiệm lớp 5 tuổi A7 Trường mầm non Vạn Thắng hàng ngày tiếp xúc với trẻ, hơn ai hết tôi hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý cũng như khả năng, nhu cầu của trẻ và dựa vào những gì mà tôi đã tích lũy được trong những năm qua nên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen chữ viết trong trường mầm non”.
doc 22 trang skmamnonhay 14/09/2024 850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen chữ viết trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen chữ viết trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen chữ viết trong trường mầm non
 2
 Cho trẻ làm quen với chữ viết giúp trẻ nhận và phát âm 29 chữ cái tiếng 
việt, trẻ nhận biết chữ cái thông qua tri giác bằng các giác quan, nhận biết các 
chữ in thường, viết thường, in hoa, viết hoa. Trẻ biết liên hệ các chữ cái vừa học 
với các chữ cái trong từ và tìm ra những chữ cái trong từ, cụm từ đó, biết các kỹ 
năng ban đầu như tư thế ngồi viết, cách cầm bút, biết cách tô viết chữ, mở xem 
từng trang sách,luyện khả năng chú ý có chủ định, biết tập chung lắng nghe, 
tiếp nhận, biểu lộ cách đọc, tô viết. Mở rộng vốn hiểu biết để hình thành kỹ năng 
nghe, nói, đọc, viết cho trẻ.
 Nhận được tầm quan trọng cũng như những khó khăn trong quá trình tổ 
chức hoạt động tôi đã cố gắng học hỏi kinh nghiệm ở các đồng nghiệp nghiên 
cứu những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm truyền thụ đến trẻ sao cho trẻ lĩnh hội 
một cách nhẹ nhàng, thoải mái hơn tránh được sự gò bó. Là giáo viên chủ nhiệm 
lớp 5 tuổi A7 Trường mầm non Vạn Thắng hàng ngày tiếp xúc với trẻ, hơn ai 
hết tôi hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý cũng như khả năng, nhu cầu của trẻ và dựa 
vào những gì mà tôi đã tích lũy được trong những năm qua nên tôi đã mạnh dạn 
nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm 
quen chữ viết trong trường mầm non”.
 2. Mục đích nghiên cứu:
 - Giúp giáo viên có cơ sở để dạy tốt hơn hoạt động làm quen chữ viết cho 
trẻ và có những đúc kết cho bản thân khi tổ chức hoạt động làm quen chữ viết 
cho trẻ 5-6 tuổi.
 - Giúp trẻ nhận biết 29 chữ cái, luyện cách phát âm chuẩn, không nói 
ngọng không nói lắp, hoàn thiện tiếng mẹ đẻ, giúp trẻ hứng thú tham gia vào giờ 
học đạt kết quả cao.
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tại lớp MG 5 tuổi A7 học tốt hoạt động 
làm quen chữ viết trong trường mầm non.
 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
 30 trẻ lớp 5 tuổi A7 Trường mầm non Vạn Thắng.
 4
 Chính vì vậy hoạt động làm quen chữ viết được coi là phương tiện giáo 
dục, hình thành nhân cách cho trẻ. Thông qua đọc thơ, kể chuyện, tranh ảnh có 
gắn các chữ cái, các trò chơi động, tĩnh với làm quen chữ cáiđể từ đó giúp trẻ 
mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, hứng thú tham gia hoạt động.
 2. Khảo sát thực trạng:
 Trường mầm non tôi làm việc là trường có cơ sở vật chất tốt của Huyện 
Ba Vì và là một trong những trường tiên tiến trong khối mầm non của Huyện 
nhà.
 2.1. Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm của phòng Giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường 
thường xuyên quan tâm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
 - Cơ sở vật chất của nhà trường khang trang, sạch đẹp.
 - Giáo viên chủ nhiệm có trình độ chuyên môn vững vàng, thường xuyên 
được bồi dưỡng nâng cao năng lực nhận thức, kĩ năng chuyên môn, giáo viên 
nắm vững phương pháp, linh hoạt khi thực hiện tổ chức các hoạt động cho trẻ.
 - Được sự quan tâm và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh cùng 
phối kết hợp với nhà trường trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy trẻ tốt.
 - Giáo viên đạt trình độ chuẩn. Nhiệt tình công tác, đoàn kết giúp đỡ nhau 
trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
 2.2. Khó khăn:
 - Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin.
 - Trẻ trong cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu không đồng đều.
 - Khả năng chú ý, ghi nhớ và khả năng diễn đạt của trẻ còn hạn chế.
 - Các học liệu cho trẻ trong mọi hoạt động còn ít, chưa phong phú, đa 
dạng.
 - Khả năng gây hứng thú của giáo viên còn hạn chế, chưa mạnh dạn đổi 
mới phương thức dạy học.
 2.3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện (Tổng là 30 trẻ).
 (Minh chứng 1)
 6
thời gian quan tâm đến từng trẻ, từng nhóm, cả lớp, biết cung cấp cơ hội để tạo 
sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với nhau. Biết sắp xếp lớp học theo cách 
khuyến khích trẻ hoạt động, tạo cơ hội để phát huy tư duy, phát triển các kỹ 
năng nhận thức xã hội, phát triển ngôn ngữ, hứng thú trong học tập và khám phá 
thế giới xung quanh.
 Tận dụng những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học, đầu tư đồ dùng 
dạy học phục vụ cho hoạt động. Đổi mới cách trang trí lớp tạo môi trường học 
tập theo hướng mở phù hợp từng chủ đề, tạo cơ hội để trẻ hoạt động trải nghiệm 
với đồ dùng trang trí để lĩnh hội kiến thức. Các đồ dùng, đồ chơi, hình ảnh trang 
trí không dán cố định mà được bố trí trẻ có thể dễ lấy sử dụng theo ý thích, ý 
tưởng của trẻ.
 Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ đẹp mắt hấp dẫn là gây được sự chú 
ý của trẻ. Vì thế việc tạo môi trường làm quen chữ viết trong lớp học rất cần 
thiết. Hàng ngày vào những lúc vui chơi hay giờ rảnh rỗi tôi và trẻ thường cắt 
dán chữ cái, các loại quả hay con vật để trang trí theo chủ đề, sự kiện. 
 Ví dụ: Góc “ Bé cùng làm quen chữ cái” tôi lựa chọn cắt dán để phù hợp 
với chủ đề. Ví dụ như chủ đề thực vật thì tôi cắt bìa thành một cây to sau đó cho 
trẻ vẽ, cắt dán hoặc sưu tầm họa báo tranh ảnh về các loại lá cây và các chữ 
cái sau đó cho trẻ cắt các chữ cái l, m, n, h, k rồi dán vào lá cây sau đó gắn lên 
cây dưới sự hướng dẫn của cô. 
 Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của 
trẻ để trang trí lớp, ở đó trẻ được tìm những chữ cái đã học, những chữ cái giống 
nhau, gắn tên các con vật, tên trẻ, tìm những từ còn thiếu,thông qua đó trẻ 
được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm, nên trẻ rất thích thú.
 (Minh chứng 2) Sản phẩm của trẻ ở góc chữ cái.
 Như vậy tạo môi trường lớp đẹp, thân thiện ở trong mỗi góc chơi, nhóm 
chơi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên kèm trẻ còn yếu hoặc củng cố kỹ 
năng cho trẻ. Giúp trẻ phát triển hơn về khả năng tưởng tượng sáng tạo từ đó trẻ 
mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt động. Môi trường học tập là yếu tố rất 
 8
 Hoặc với trò chơi “ Tìm đồ dùng học tập” tìm các đồ dùng học tập có 
chứa chữ cái mà các con đã học, cô đã chuẩn bị rất nhiều chữ cái ở phía trên, cô 
sẽ chia lớp mình thành 2 đội khi có hiệu lệnh các con phải nhảy vào các ô chữ 
mà chúng mình đã học rồi chạy lên lấy ngay đồ dùng có chứa chữ cái đó dán 
vào bảng cô đã chuẩn bị.
 (Minh chứng 3) Trẻ đang chơi trò chơi chữ cái
 Ví dụ: Trẻ có chữ ô thì phải lấy ô tô, cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “ Vịt 
con học chữ”. Sau đó cô kiểm tra số trẻ lấy đúng đồ dùng và cho trẻ nói tác dụng 
của từng đồ dùng đó. 
 Trong khi dạy muốn trẻ ghi nhớ các chữ cái được lâu hơn cô cần phải 
liên hệ thực tế hỏi trẻ chữ cái đó giống cái gì hay con gì hay đồ vật gì? để phát 
huy tính tích cực và tư duy của trẻ.
 Ví dụ: Khi trẻ phát âm chữ l-n, trẻ rất khó nhận biết hay lẫn lộn nên phát 
âm thường sai nên tôi hướng dẫn kỹ cách phát âm.
 l: Đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong và đưa sát vào lợi rồi phát âm.
 n: Đọc thẳng lưỡi, lưỡi sát với hàm dưới rồi phát âm.
 Bên cạnh đấy để giờ học trở nên hứng thú, thay đổi giữa động và tĩnh tôi 
đã đưa trò chơi vào để giúp trẻ củng cố sâu hơn kiến thức. Nếu trò chơi không 
mới lạ, không hấp dẫn dễ gây cho trẻ cảm giác nhàm chán, vì vậy tôi đã không 
ngừng đổi mới sáng tạo, đưa các trò chơi hấp dẫn vào tiết học. Ví dụ tiết làm 
quen với chữ e, ê tôi cho trẻ chơi trò chơi: “Ai nhanh hơn”
 + Luật chơi: Đội gia đình đông con sẽ đứng xếp thành hình chữ ê. Đội gia 
đình ít con đứng xếp thành chữ e. Trong thời gian một bản nhạc đội nào đứng 
xếp nhanh đúng và đẹp sẽ là đội chiến thắng.
 + Cách chơi: Các thành viên trong đội chơi sẽ thảo luận, bàn bạc để sắp 
xếp các chỗ đứng sao cho tạo thành chữ cái theo yêu cầu. 
 Với trò chơi này không chỉ giúp trẻ có biểu tượng về chữ e,ê mà còn 
giúp trẻ có sự đoàn kết, biết phân công sắp xếp, bàn bạc theo nhóm. 
 10
 Khi vào một tiết học làm quen chữ cái tôi thường tích hợp hoạt động văn 
học, khi tích hợp một câu chuyện hay một bài thơ có các nhân vật, sự vật, con 
vật có tên gọi trong đó có chứa chữ cái mà cô sẽ cho trẻ làm quen.
 Ví dụ: Chủ đề “ ngành nghề” tôi đã kể câu chuyện sáng tạo “Ước mơ” có 
hai anh em ước mơ em thì lớn lên thích làm nghề lái tàu, còn anh thì thích làm 
nghề chữa bệnh và cô cho trẻ quan sát tranh 2 nghề đó gắn thẻ chữ rời và cho trẻ 
làm quen hai chữ cái u, ư.
 Hoặc cô dùng những bài thơ, ca dao, hò vè dễ nhớ, dễ đọc cũng gây sự 
hứng thú cho trẻ như bài “ Gánh gánh ghồng ghồng”, “ Rềnh rềnh ràng ràng”
 * Lồng ghép với hoạt động khám phá khoa học:
 Một trong những hoạt động được lồng ghép nhiều nhất là hoạt động khám 
phá khoa học, muốn cho trẻ làm quen chữ cái một cách hiệu quả phải có tranh 
ảnh mô hình, vật thật có chứa các chữ cái mà cô muốn cho trẻ làm quen.
 Ví dụ: Khi dạy một tiết chữ cái i, t, c chủ điểm động vật tôi cho trẻ tìm 
hiểu chữ t qua từ “Con tôm” trẻ được quan sát con Tôm và sẽ biết thêm dặc 
điểm bên ngoài của con Tôm từ đó làm tăng thêm hứng thú cho trẻ. Hoặc trò 
chơi 
 “Thi gắn chữ cái” nếu trẻ cầm một chữ cái nào đó lên tôi sẽ gắn các hoa 
quả, hoa lá, hay các con vật hoặc phương tiện giao thông phù hợp chủ đề tăng 
thêm sự hiểu biết vừa nhớ được chữ cái vừa khắc sâu được hình ảnh về thế giới 
xung quanh.
 * Lồng ghép với hoạt động giáo dục thể chất:
 Giáo dục thể chất trọng tâm là khởi động, trọng động, hồi tĩnhthì việc 
sử dụng làm quen chữ cái không kém phần quan trọng, nó góp phần trong việc 
dạy trẻ ôn lại, nhớ lại những chữ cái đã học để khắc sâu những kiến thức mà 
giáo viên đã dạy trẻ.
 Ví dụ: Với đề tài “ Bật chụm, tách chân”. Giáo viên lồng ghép chữ cái o, 
ô, ơ, a, ă, â, khi trẻ bật vào ô có chữa chữ cái nào thì sẽ phát âm chữ cái đó và 
lên lấy chữ cái đó để vào rổ của đội mình.
 12
Chẳng hạn trong giờ làm quen với nhóm chữ có 3 chữ cái như i, t, c hoặc b, d, đ 
thì đương nhiên cô phải dùng 3 tranh và 3 bảng gài chữ có gắng các thẻ chữ rời 
tương ứng với bức tranh, lại chưa kể đến các thẻ chữ to cho trẻ nhìn rõ, nhưng 
khi ứng dụng CNTT vào tiết chữ cái thì không chỉ giúp trẻ tiếp cận với tin học 
mà còn giúp tôi tiết kiệm được thời gian và kinh phí cho việc làm đồ dùng đồ 
chơi, hiệu quả và chất lượng giáo dục vẫn được đảm bảo.
 Ứng dụng CNTT vào hoạt động làm quen với chữ viết đã mang lại cho trẻ 
hứng thú và kích thích trẻ tham gia vào hoạt động. Bởi trên màn hình có các 
hình ảnh xuất hiện và mất đi kèm theo các hiệu ứng mới lạ, hấp dẫn theo ý muốn 
của cô giáo, trẻ sẽ tập trung chú ý trước những điều mới lạ, tiết học càng đạt 
hiệu quả cao hơn. 
 Ví dụ: Tiết làm quen với chữ cái p, q ở chủ đề giao tôi coppy hình ảnh 
“Qua đường”, “Bến phà” từ mạng Internet, dưới mỗi hình ảnh đó tôi đánh chữ 
tương ứng. Khi dạy đến chữ nào thì hình ảnh đó xuất hiện kèm theo từ, trẻ chọn 
chữ cái nào học rồi thì khi nháy chuột chữ cái đó sẽ chuyển màu. Khi tôi giới 
thiệu chữ p thì hiệu ứng sẽ chuyển màu và xuất hiện ở phông chữ to hoặc khi 
cho trẻ so sánh chữ p, q những nét nào giống nhau thì sẽ xuất hiện và có màu 
giống nhau.
 (Minh chứng 7) Trẻ đang học chữ cái p, q
 4.5. Biện pháp 5: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh. 
 Sự kết hợp giữa cô giáo và phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ là 
hết sức quan trọng và cần thiết. Thấy được điều đó tôi đã dành thời gian trao đổi 
về tình hình của trẻ thông qua giờ đón trẻ và trả trẻ hoặc các buổi họp phụ 
huynh, hai phía cùng cố gắng phối kết hợp giúp trẻ hứng thú và học tốt hoạt 
động làm quen với chữ viết. 
 Hiện nay không chỉ ở thành phố mới có hiện tượng cho con đi học, luyện 
chữ (Học trước chương trình lớp 1) mà ngay cả ở nông thôn cũng bắt đầu xuất 
hiện. Phụ huynh cho con đi luyện chữ trước tuổi đến trường với kỳ vọng chuẩn 
bị trước vì sợ con không theo kịp các bạn khi vào lớp 1. Tuy nhiên kỳ vọng này 
của cha mẹ chưa rõ có lợi đến đâu mà lại hại cho quá trình phát triển của trẻ, 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc_tot_hoat_dong_la.doc