SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hình thành biểu tượng Toán học trong không gian
Thông qua hoạt động làm quen với toán giúp trẻ hình thành các biểu tượng sơ đẳng ban đầu về toán như: Số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng trong không gian, thời gian, hình thành và phát triển khả năng nhận thức các biểu tượng ban đầu về toán, các thao tác tư duy: quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, khả năng tranh luận, phán đoán, tìm cách giải quyết vấn đề và cũng góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ hiểu và vận dụng một số từ ngữ về toán như: to - nhỏ; cao - thấp; phải - trái; nhiều hơn - ít hơn - ít nhất...cung cấp những kiến thức gần gũi liên quan đến cuộc sống thực tế của trẻ từ đó giúp trẻ có những phản ứng nhanh nhạy xẩy ra trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt là hoạt động dạy trẻ xác định vi trí trong trong không gian giúp trẻ xác định đúng các vị trí trên - dưới, trước - sau, phải - trái của mình và của đối tượng khác trong không gian, không những thế mà còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, biết sử dụng đúng các từ ngữ toán học như phía phải, phía trái, phía trên, phía dưới.... Từ đó tạo tiền đề cho trẻ tự tin vững vàng bước vào lớp 1 với hoạt động chính là hoạt động học.
Tuy nhiên trên thực tế một số giáo viên trong trường thường chỉ chú trọng vào việc dạy cho trẻ làm quen với con số và phép đếm bên cạnh đó là do nhận thức và mong muốn của phụ huynh luôn quan tâm đến việc cho trẻ làm quen với con số, hình dạng, kích thước mà những kiến thức khác của hoạt động làm quen với toán bị xem nhẹ và ít được quan tâm nên trẻ nhận thức về những vấn đề này chưa sâu nhất là vấn đề định hướng trong không gian cho trẻ. Nên nhiều trẻ tới cuối độ tuổi vẫn còn nhầm lẫn các phía của bản thân và của đối tượng khác (có sự định hướng) và sử dụng các từ ngữ toán học chưa chuẩn xác.
Tuy nhiên trên thực tế một số giáo viên trong trường thường chỉ chú trọng vào việc dạy cho trẻ làm quen với con số và phép đếm bên cạnh đó là do nhận thức và mong muốn của phụ huynh luôn quan tâm đến việc cho trẻ làm quen với con số, hình dạng, kích thước mà những kiến thức khác của hoạt động làm quen với toán bị xem nhẹ và ít được quan tâm nên trẻ nhận thức về những vấn đề này chưa sâu nhất là vấn đề định hướng trong không gian cho trẻ. Nên nhiều trẻ tới cuối độ tuổi vẫn còn nhầm lẫn các phía của bản thân và của đối tượng khác (có sự định hướng) và sử dụng các từ ngữ toán học chưa chuẩn xác.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hình thành biểu tượng Toán học trong không gian", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hình thành biểu tượng Toán học trong không gian

Môt số biên pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hình thành biểu tượng toán học trong không gian không gian đạt kết quả caotrẻ hứng thú tham gia hoạt động và đặc biệt là khả năng định hướng trong không gian của trẻ tốt hơn. Do đó tôi đã lựa chọn đề tài“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hình thành biểu tượng toán học trong không gian ” tại lớp mẫu giáo lớn 5 tuổi trong Trường mầm non. II. MỤC ĐÍCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Mục đích nghiên cứu: Đối với bản thân người viết: Nghiên cứu, tìm kiếm "Một số biên pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian”từđó giúp trẻ định hướng trong không gian hay nói một cách khác là xác định vị trí trong không gian đạt hiệu quả tốt hơn Đối với trẻ: Có một số kỹ năng xác định vị trí và diễn đạt vị trí của các đối tượng trong không gian: Xác định vị trí các vật trong không gian so với người. Xác định vị trí của người so với các vật trong không gian. Xác định vị trí các vật trong không gian so với nhau. Trẻ yêu thích bộ môn toán, hứng thú và hoạt động tích cực khi tham gia vào hoạt động xác định vị trí trong không gian. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: “Một số biên pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi hình thành biểu tượng toán học trong không gian” Một số vấn đề cho trẻ làm quen với toán và xác định vị trí trong không gian Thực trạng của việc chỉ đạo và dạy học đối với việc cho trẻ làm quen với toán và hình thành các biểu tượng toán không gian Đề xuất biện pháp chỉ đạo và dạy hoạt độnglàm quen với toán “ xác định vị trí trong không gian” cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VINGHIÊN CỨU VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU. 1. Đối tượng nghiên cứu Trẻ 5 - 6 tuổi trong trường Mầm non 2. Phạm vị nghiên cứu. Lớp mẫu giáo lớn 5TA2 trường mầm non tôi đang công tác 3. Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu trong năm học 2021- 2022. Từ tháng 9/2021 đến tháng 4/2022 2 Môt số biên pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hình thành biểu tươns toán học trong không gian chính xác, khoa học. Do vậy khi tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với toán yêu cầu phải phải mềm dẻo, linh hoạt và trẻ phải được trải nghiệm nhiều trong tiết học và đặc biệt là trong những tiết dạy trẻ định hướng trong không gian, cần phát huy được tính tích cực của trẻ Trong những năm gần đây mặc dù Phòng Giáo Dục và Nhà trường đã tổ chức nhiều chuyên đề cho trẻ làm quen với toán bồi dưỡng cho giáo viên đăc biệt trong năm học 2017 -2018 Phòng Giáo Dục và Nhà trường đã tổ chức nhiều chuyên đề đổi mới hình thức cho trẻ làm quen với toán. Tuy nhiên, các tiết học đạt kết quả chưa cao, giáo viên chủ yếu dựa vào chương trình để thực hiện nội dung được biên soạn cho độ tuổi, chứ chưa mở rộng được một số nội dung trong thực tế. Hình thức tổ chức cho trẻ còn gò bó, giáo viên chưa vận dụng linh hoạt việc đổi mới hình thức cho trẻ làm quen với toán, đặc biệt là việc cho trẻ rèn kỹ năng định hướng trong không gian chưa nhiều, khả năng chú ý của trẻ còn phân tán nhiều trẻ còn lúng túng trong việc xác định các hướng, tiết dạy có lúc chưa thu hút được sự chú ý của trẻ. Đối với bản thân tôi cũng chưa cập nhật tốt đổi mới hình thức tổ chức trẻ làm quen với toán, đặc biệt là chưa đi sâu nghiên cứu tài liệu “ Bồi dưỡng thực hiện chương trình giáo dục mầm non điều chỉnh và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển nhận thức” do Sở Giáo Dục và đào tạo ban hành.Từ đó trẻ mất hứng thú không tích cực hoạt động. Trong một tiết học bao giờ hứng thú và tính tích cực hoạt động của trẻ cũng được đặt lên hàng đầu.Trẻ có hứng thú thì việc tiếp thu kiến thức mới đạt hiệu quả cao.Vì vậy cần linh họat trong việc tổ chức hoạt động làm quen với toán nói chung và hướng dẫn cho trẻ xác định vị trí trong không gian nói riêng, tạo hứng thú cho càng nhiều trẻ và càng lâu càng tốt để trẻ phát huy tối đa tính tích cực hoạt động. Do đó giáo viên cần phải tìm tòi những biện pháp hay, mới để thu hút trẻ và đạt kết quả cao hơn, giúp trẻ nhạy bén khi định hướng trong không gian. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu và đã tìm ra “Một số biên pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hình thành các biểu tượng toán học về không gian”. Trong quá trình thực hiện tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: a) Thuận lợi: Đã nhiều năm tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn.Tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm từ việc từ việc dạy trẻ hoạt động làm quen với toán nói chung và hoạt động dạy trẻ xác định vị trí trong không gian nói riêng và đây cũng chính là hoạt động dạy mà tôi yêu thích. Trường nằm ngay ở trung tâm dân cư, thuận lợi cho việc đưa đón, trả trẻ của phụ huynh. 4 Môt số biên pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hình thành biểu tươns toán học trong không gian Trẻ liên hệ được với thực tế xung quanh và 29,26 24,39 24,39 21,96 12 10 10 9 diễn đạt bằng lời kết % % % % quả tìm được Qua khảo sát bảng đánh giá như trên tôi thấy kết quả trên trẻ chưa cao cụ thể như sau: Số trẻ có hứng thú tham gia hoạt động làm quen với toán: số trẻ được xếp loại tốt mới có 14 trẻ chiếm 34,14%. Chưa được 50% tổng số trẻ của lớp vẫn còn nhiều trẻ xếp loại kém và trung bình. Số trẻ có kỹ năng xácvị trí trong không gian: Tốt là 14 trẻ trên tổng số 41 trẻ chiếm tỷ lệ 34,14% ; xếp loại khá là 10 trẻ chiểm 24, 39 % chưa được 50% trên tổng số trẻ của lớp và vẫn còn nhiều trẻ có kỹ năng kém và trung bình. Số trẻ liên hệ được với thực tế xung quanh và diễn đạt bằng lời kết quả tìm được xếp lọai tốt là 12 chiếm 29,26% , xếp loại khá là 10 trẻ chiếm 24,39% chiếm tỉ lệ thấp cẫn còn nhiều trẻ xếp loại trung bình và kém. Thông qua thực tế điều tra như vậy tôi đã nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp để khắc phục như sau. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. a) Nghiên cứu ch ương trình GDMN. Để có được những phương pháp phù hợp, hình thức tổ chức linh hoạt trong việc dạy trẻ định hướng về không gian, cần phải có những kiến thức chính xác nhất về các nội dung khi dạy trẻ định hướng về không gian. Vì đây là bộ môn toán nên càng cần đòi hỏi có sự chính xác cao. Do đó để đạt được kết quả cao trong việc cho trẻ xác định được vị trí trong không gian điều trước tiên tôi đã đi sâu nghiên cứu kĩ chương trình giáo dục mầm non và đặc biệt là phương pháp dạy hình thành biểu tượng toán học về không gian cho trẻ 5-6 tuổi Nghiên cứu kĩ chương trình nhằm: Nắm vững hệ thống kiến thức về tâm lý, sinh lý độ tuổi, kiến thức về giáo dục và chăm sóc trẻ mầm non nói chung để thực hiện tốt công tác chuyên môn ở trường. Đặc biệt nghiên cứu sâu lĩnh vực phát triển nhận thức mà hoạt động làm quen với 6 Môt số biên pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hình thành biểu tượng toán học trong không gian tôi nhận thấy trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng, đều hứng thú và học tốt hơn với các tiết học có nhiều sáng tạo. Tôi luôn suy nghĩ và đặt ra câu hỏi mình phải làm gì? làm như thế nào? để nâng cao nghệ thuật giảng dạy, gây hứng thú, phát huy được tính tích cực của trẻ và giúp trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng sâu sắc, đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy khi tổ chức các hoạt động cho trẻ tôi luôn thay đổi hình thức tổ chức, đa dạng với các thể loại dưới dạng vui chơi, sáng tạo mà vẫn đảm bảo kiến thức cho trẻ mới thu hút, hấp dẫn trẻ tham gia vào giờ học đạt kết quả cao. Trong quá trình nghiên cứu chương trình giáo dục mầm non tôi nhận thấy rằng để tổ chức tốt một tiết học dạy trẻ định hướng trong không gian đạt kết quả cao thì cần phải phải nắm chắc phương pháp, nội dung, và hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán nói chung và hình thành các biểu tượng toán về không gian nói riêng. 2. Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ xác định vị trí trong không gian. Để khắc sâu kiến thức cho trẻ về nhận biết, xác định vị trí trong không gian, đồng thời hình thành các kỹ năng, hành vi giúp trẻ thực hành tốt nội dung giáo dục tôi đã tạo môi trường trong và ngoài lớp học phong phú, sáng tạo, thay đổi phù hợp với từng chủ đề, sự kiện để trẻ tìm tòi, khám phá và trải nghiệm. * Môi trường trong lớp: Lớp học là môi trường trẻ được tiếp xúc, sống và trải nghiệm nhiều nhất trong thời gian trẻ đến trường. Để có một môi trường lớp học thu hút được trẻ, tôi đã thường xuyên vệ sinh phòng học sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động. Trang trí, sắp xếp đồ dùng đồ chơi các góc gọn gàng, ngăn nắp, khoa học để thu hút trẻ. Khi hoạt động với các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, không chỉ kích thích trẻ tìm tòi, khám phá để phát triển các giác quan, phát triển nhận thức cho trẻ mà tôi có thể tận dụng cách sắp xếp đó để tích hợp dạy trẻ xác định vị trí trong không gian, xác định được các vị trí trên dưới, phải trái, trước sau của trẻ. Ví dụ: Đối với chủ đề, sự kiện “Những con vật nuôi trong gia đình” tôi đã trang trí và tận dụng các bài tập trên các mảng tường để ôn luyện củng cố những kiến thức về toán không gian cho trẻ: Trên mảng tường ở góc tạo hình, tôi cho trẻ quan sát bức tranh vẽ về đàn gà đang nhặt thóc trên sân, trong bức tranh có ngôi nhà, cây, đống rơm... Tôi hỏi trẻ phía trước ngôi nhà có gì? Bên trái ngôi nhà có gì? Những con gà ở phái nào của ngôi nhà?Ngôi nhà ở phía nào của đàn gà? Cái cây ở phía nào ngôi nhà?... 8 Môt số biên pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hình thành biểu tươns toán học trong không gian nào?... tôi hỏi trẻ nhiều hướng và lần lượt cho những trẻ khác lên (đổi các đồ vật ở các hướng khác nhau sau mỗi lần trẻ khác lên), cho trẻ đứng quay mặt nhiều hướng để xác định. Hoặc với những đồ chơi trên các giá góc tôi sắp xếp các con vật ( con hươu, con thỏ, con gà, con voi, ....) ở các vị trí khác nhau sau đó tôi hỏi trẻ. Ví dụ: con hươu ở phía nào của con thỏ? Phía trên con lợn có những con vật nào? Phía dưới con thỏ có những con vật nào? Con lợn ở phía nào con hươu?.... Một số con vật được sắp xếp trên giá góc Bên cạnh đó tôi luôn tận dụng đồ chơi cho trẻ chơi trò chơi “Hãy sắp xếp các đồ dùng đồ chơi theo các hướng khác nhau đối với bản thân trẻ” như: nhóm đồ dùng để học tập ở bên phải, đồ dùng vệ sinh cá nhân bên trái, đồ chơi nấu ănở phía trước con? Đồ dùng, đồ chơi bác sĩ ở phía sau con? Sau đó tôi nâng cao yêu cầu sắp xếp các nhóm đồ dùng đồ chơi theo các hướng đối với người khác ( một trẻ lên đứng và trẻ khác lên sắp xếp các nhóm đồ dùng theo các hướng của bạn). Chính vì cách tôi xây dựng môi trường trong lớp học như vậy nên trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia hoạt động làm quen với toán đề tài: “Xác định vị trí trong không gian” do đó trẻ đã khắc sâu được kiến thức định hướng trong không gian. 10
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hinh_thanh_bieu_tuon.docx
SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hình thành biểu tượng toán học trong không gian.pdf