SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào Lớp 1 trong thời gian nghỉ dịch tại nhà
Hiện nay, khi điều kiện kinh tế phát triển, sự quan tâm, đầu tư của nhiều bậc phụ huynh chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 lại càng mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Đó là một biểu hiện thực sự đáng mừng. Tuy nhiên, chuẩn bị những gì cho trẻ, đầu tư như thế nào cho đúng cái trẻ cần khi bước vào lớp 1 lại là vấn đề đang rất cần trao đổi, định hướng. Thực tế cho thấy rất nhiều phụ huynh vì quá lo lắng, quá nóng vội nên đã “sắm sửa” cho trẻ những “hành trang” không cần thiết, thậm chí rất sai lệch bắt con đánh vần, tập viết, làm toán, hoặc cho con đến cô giáo lớp 1 dạy viết chữ mặt khác không ít những phụ huynh lại phó mặc con mình cho trường Mầm non dẫn đến việc không tạo ra được sự thống nhất trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, điều này đã làm cho hiệu quả chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 không cao. Đa số trẻ có tâm trạng lo lắng nếu không theo kịp bạn bè các bạn sẽ cười chê khiến cho trẻ lúc nào cũng căng thẳng nhiều trẻ khả năng giao tiếp, ứng xử còn yếu, trẻ còn dụt dè nhút nhát, chưa tự tin không dám bày tỏ ý kiến, suy nghĩ của mình cho người khác, trẻ nói ngọng, chưa rõ ràng, mạch lạc, đủ ý đủ câu.
Vậy làm thế nào để trẻ có một kiến thức, một hành trang vững vàng để trẻ mạnh dạn tự tin, sẵn sàng bước vào một môi trường mới không hụt hẫng về tâm lý cũng như có những tố chất sẵn sàng cho việc học lớp 1? Đó là một câu hỏi không chỉ khiến tôi và các bạn đồng nghiệp trăn trở mà đó là câu hỏi cho cả gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào lớp 1 trong thời gian nghỉ dịch tại nhà”
Vậy làm thế nào để trẻ có một kiến thức, một hành trang vững vàng để trẻ mạnh dạn tự tin, sẵn sàng bước vào một môi trường mới không hụt hẫng về tâm lý cũng như có những tố chất sẵn sàng cho việc học lớp 1? Đó là một câu hỏi không chỉ khiến tôi và các bạn đồng nghiệp trăn trở mà đó là câu hỏi cho cả gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào lớp 1 trong thời gian nghỉ dịch tại nhà”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào Lớp 1 trong thời gian nghỉ dịch tại nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào Lớp 1 trong thời gian nghỉ dịch tại nhà
2/22 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như Bác Hồ đã nói “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Đúng vậy, trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là thế hệ mầm non tương lai của đất nước, là những chủ nhân sẽ thừa kế và phát huy những gì tốt đẹp nhất của loài người. Hiện nay dịch bệnh Covid - 19 đang diễn biến rất phức tạp, trẻ mầm non không thể đên trường được. Với lứa tuổi mầm non, đối với trẻ mẫu giáo lớn sắp bước vào lớp 1, chuẩn bị bước sang một bước ngoặc vô cùng quan trọng đối với trẻ, trẻ đang sống trong một môi trường được sự chăm lo chu đáo của các cô giáo mầm non giống như người mẹ thứ hai. Chuyển sang giai đoạn hoàn toàn mới một cách đột ngột trẻ sẽ khó thích nghi. Chế độ học tập đã có sắp xếp, có hoạch định, tất cả mọi hoạt động đều dưới sự chỉ đạo của thầy cô. Thích nghi hay không? Thất bại hay thành công là từ bước đầu ở lớp 1, lớp nền tảng của bậc tiểu học, lần đầu tiên trẻ đến trường Tiểu học có nhiều ảnh hưởng rất lớn về tâm lý của trẻ, làm thế nào để vượt qua giai đoạn này? Và giúp trẻ có thể hoà nhập với một môi trường mới của bậc tiểu học. Người giáo viên dạy lớp 5 - 6 tuổi đóng vai trò quyết định trong việc giúp trẻ chuẩn bị tốt trước khi vào lớp 1. Như chúng ta đã biết chuẩn bị tâm thế cho trẻ mầm non vào lớp 1 là rất cần thiết, bắt buộc không chỉ cô giáo mà cả phụ huynh cũng phải quan tâm đến việc chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ. Bởi vì, nếu không thì trẻ sẽ dễ bị bỡ ngỡ, lo lắng, sợ sệt và trẻ tiếp thu kiến thức ở trường tiểu học đạt kết quả không cao. Nếu trẻ được chuẩn bị chu đáo về tâm thế trước khi vào lớp 1 sẽ giúp trẻ mạnh dạn tự chủ động, tự tin đạt kết quả tốt nhất khi học tập ở lớp 1. Hiện nay, vấn đề chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là vấn đề có tính thời sự và thu hút sự quan tâm của xã hội. Hầu hết các bậc cha mẹ đều nhận thấy sự cần thiết của việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Vậy chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 - 6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1 là cần phải chuẩn bị những gì? Đó chính là chuẩn bị về mặt thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng xã hội, kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập. Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phúc Thọ đã rất quan tâm đến vấn đề này. Và đặc biệt trong kế hoạch nhiệm vụ năm học 2021 -2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phúc Thọ, trường Mầm non, đều xác định việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, đẩy mạnh phổ cập cho trẻ em 5 tuổi, quán triệt nghiêm túc việc giáo viên không được dạy trước chương trình: “Tuyệt đối không dạy trẻ tập tô, viết chữ” giúp trẻ phát triển toàn diện, tạo nền tảng vững vàng bước vào lớp 1 là một trong những nhiệm vụ giáo dục của người giáo viên. Hiện nay, khi điều kiện kinh tế phát triển, sự quan tâm, đầu tư của nhiều bậc phụ huynh chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 lại càng mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Đó là một biểu hiện thực sự đáng mừng. Tuy nhiên, chuẩn bị những gì cho trẻ, đầu tư như thế nào cho đúng cái trẻ cần khi bước vào lớp 1 lại là vấn đề đang rất cần trao đổi, định hướng. Thực tế cho thấy rất nhiều phụ huynh vì quá lo lắng, quá nóng vội nên đã “sắm sửa” cho trẻ những “hành trang” không cần thiết, 4/22 lứa, dẫn đến tâm lý sợ học và mặc cảm. Thực ra, việc làm này tưởng chừng như có lợi nhưng ngược lại. Theo các công trình nghiên cứu khoa học, trẻ em dưới 6 tuổi cơ tay còn yếu, khi cầm bút chỉ viết được những nét sổ, nghiêng, cong. Vì thế, trẻ chỉ nên tô theo những nét có sẵn, tập điều khiển cơ tay để dần dần học viết nét chữ. Khi học viết sớm, cơ tay yếu, trẻ dễ cầm bút tùy tiện, sai tư thế ngồi viết và cách cầm bút. Ngoài ra, khi phải ngồi nhiều để tập viết, làm toán, trẻ sẽ căng thẳng, mệt mỏi, cảm thấy bị áp lực. Và nguy cơ tiềm ẩn nhất là khi đã biết trước các kiến thức của lớp một, vào năm học, bé dễ chán và có thái độ chủ quan ảnh hưởng đến kết quả học tập. Vì vậy, giải pháp đúng đắn và cần thiết nhất cho bé chuẩn bị vào lớp 1 là định hướng khả năng tập trung, lắng nghe và sự tự tin, làm cho trẻ thích đi học, muốn được học và xem đó là một công việc thích thú, quan trọng cần phải làm. Chính vì thế việc chuẩn bị tốt cho trẻ về thể chất, tâm lý từ tuổi mầm non là yêu cầu quan trọng giúp trẻ thích ứng tốt với việc học tập ở bậc học phổ thông II. CƠ SỞ THỰC TIỄN - Số trẻ trong lớp: 31 trẻ. - Trong đó: Số trẻ nam là 23: Chiếm 74%. Số trẻ nữ là 8: Chiếm 26%. - Lớp có 2 giáo viên phụ trách 1. Thuận lợi - Tôi luôn nhận được sự quan tâm của các đồng nghiệp trong tổ, và đặc biệt là ban giám hiệu nhà trường về mọi mặt. - Bản thân tôi là một giáo viên lâu năm được phân công phụ trách lớp 5 - 6 tuổi. Được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên đề do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức và đã tích cóp được nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, cũng như có vốn hiểu biết tương đối đầy đủ về tâm lý trẻ mầm non. - Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng. - 100% trẻ đúng độ tuổi 5 - 6 tuổi, 100% trẻ đã học qua lớp mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ nên rất có ý thức và nề nếp học tập, vui chơi, vệ sinh. - Nhiều phụ huynh trẻ rất nhiệt tình quan tâm tới việc học tập của các con. Quan tâm ủng hộ và phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. 2. Khó khăn: - Do tình hình dịch bệnh covid diễn biến phức tạp, trẻ phải nghỉ học tại nhà không thể đến trường được. - Mức độ nhận thức của trẻ không đồng đều. Một số trẻ chưa có tính độc lập trong mọi hoạt động, hay ỷ lại, một số trẻ chưa tự tin vào bản thân dẫn đến thực hiện công việc còn kém. - Còn nhiều trẻ chưa có hiểu biết nhiều về bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, các biểu tượng về toán, khả năng vận động còn chậm chạp - Một số trẻ còn nói ngọng, nói tiếng địa phương làm ảnh hưởng đến việc phát âm chữ cái, ảnh hưởng đến giao tiếp. 6/22 cùng với giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch. Đồng thời phổ biến các chủ trương, chỉ đạo của ngành về việc không được cho trẻ tập tô tập viết học trước chương trình lớp một. Giải thích cặn kẽ tác hại của việc cho con học trước chương trình lớp một ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ. Hàng ngày, vào những hoạt động kết nối cùng trẻ, cuối giờ tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh để phụ huynh nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình và phối hợp với phụ huynh giáo dục cháu lúc ở nhà. Tuyên truyền và tư vấn cho phụ huynh của lớp mình cần chuẩn bị thể lực cho trẻ. Mỗi phụ huynh cần phải hiểu điều đó để phối hợp cho trẻ ăn uống đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng, đồng thời cân đối giữa các chất dinh dưỡng thì trẻ mới khỏe mạnh thông minh đảm bảo về thể lực để bước vào tiểu học được tốt. Phụ huynh học sinh cần kết hợp với giáo viên để biết cách dạy trẻ phát âm 29 chữ cái trong chương trình mẫu giáo, cách làm quen với các mẫu chữ in thường, viết thường, in hoa. Và nhận biết, đếm thành thạo từ 1 đến 10. Ngoài ra phụ huynh cần dạy trẻ biết cách ứng xử với mọi người xung quanh, lễ phép, kính trọng và vâng lời người lớn, nhằm chuẩn bị dần cho trẻ thích ứng với những quan hệ xã hội ở trường phổ thông. Phụ huynh cần tạo cho trẻ thói quen tự lập bằng cách khuyến khích trẻ thực hiện một vài công việc nhà đơn giản, tự lập một thời gian biểu học tập - vui chơi và nghiêm túc thực hiện thời gian biểu ấy. Có thể dẫn trẻ đến thăm trường Tiểu học và chỉ cho trẻ biết các phòng, lớp học, sân chơi, cặp sách Thông qua việc tuyên truyền trao đổi cùng phụ huynh tôi đã nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng của phụ huynh trong công tác chuẩn bị tâm thế cho con em mình vào lớp 1. Phụ huynh của lớp đã phối hợp với giáo viên của lớp rất tốt. Phụ huynh rất tin tưởng giáo viên, phụ huynh cảm thấy thoải mái tư tưởng và không còn lo lắng cho con học trước chương trình lớp một. Và đã có những biện pháp, kế hoạch để giáo dục và chuẩn bị tâm thế cho con sẵn sàng bước vào lớp 1. 2. Biện pháp 2: Chuẩn bị sẵn sàng về thể lực cho trẻ. Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không đơn thuần là sự chuẩn bị về lượng phát triển chiều cao và trọng lượng cơ thể, mà còn là sự chuẩn bị về chất, năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, độ khéo léo của bàn tay, tính nhanh nhạy của các giác quan Để có được phẩm chất đó, cần tạo một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập, dạy trẻ rèn luyện một cách khoa học và hợp lý cả về thời gian và phù hợp với đặc điểm phát triển riêng của từng trẻ. Xác định được tầm quan trọng của vấn đề này ngay từ đầu năm tôi đã kết hợp với cô giáo cùng lớp để thống nhất cách làm việc và vạch ra kế hoạch cụ thể để thực hiện tốt yêu cầu này như sau: Bám theo kế hoạch của nhà trường ngay từ những ngày đầu năm, chúng tôi đã phối hợp với phụ huynh cân, đo, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ. Nhân viên y tế chấm biểu đồ tăng trưởng, trên cơ sở đó phân loại sức khoẻ theo kênh, chiều cao theo cấp độ và phân loại theo bệnh tật 8/22 có ngôn ngữ mạch lạc phát triển tốt, thì đồng thời các quá trình tâm lý cũng như tư duy, tưởng tượng, ghi nhớ, tri giác, của trẻ cũng phát triển tốt. Khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh cũng rất quan trọng. Nhiều trẻ có kiến thức, có năng lực nhưng lại không nói lên được suy nghĩ của mình, hay diễn đạt để cho mọi người xung quanh hiểu. Vì vậy việc phát triển ở trẻ khả năng sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống hàng ngày một cách phong phú, hình thành một số kỹ năng chuẩn bị cho việc đọc, viết, thông qua các hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động, các buổi tham quan, dạo chơi cần khuyến khích trẻ sử dụng tiếng mẹ đẻ, mở rộng vốn từ về thế giới xung quanh, tập cho trẻ biết diễn đạt một cách rõ ràng, mạch lạc, không nói ngọng, nói lắp, nói lí nhí. Hiểu được điều đó trong mọi hoạt động học tập, vui chơi tôi luôn tạo mọi điều kiện, khuyến khích trẻ lớp mình phát biểu ý kiến của bản thân trẻ. Khuyến khích trẻ trao đổi, giao tiếp với các bạn cùng lớp, cùng nhóm. Tạo các tình huống để trẻ được thảo luận với nhau. Luôn động viên trẻ mạnh dạn, tự tin. Thông qua hoạt động làm quen văn học và những hoạt động kết nối, tôi luôn chú trọng việc cung cấp từ mới, giải thích các từ khó cho trẻ trong các bài thơ, câu chuyện giúp trẻ hiểu sâu hơn về nội dung của những bài thơ, câu chuyện đó. Ngoài ra, tôi còn tổ chức các hoạt động qua phần mềm zoom để cho trẻ đóng vai các nhân vật trong chuyện, thể hiện các lời thoại của nhân vật từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phong phú, thể hiện cảm xúc, tình cảm trong lời nói giúp trẻ giao tiếp tự tin hơn trong cuộc sống. Bên cạnh đó chuẩn bị cho việc đọc, viết: Như cho trẻ tiếp xúc với chữ viết trong môi trường xung quanh, nhận dạng và phát âm các chữ cái, tô chữ cái, từ, xem và nghe đọc các loại sách. Cho trẻ làm quen với cách đọc, hướng đọc, từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới, đọc truyện qua các tranh vẽ, đọc phải diễn cảm, các tranh vẽ phải đẹp và to, chữ viết rõ ràng. Dạy trẻ làm quen chữ cái thông qua hoạt động học: Làm quen chữ cái, tôi tổ chức video giờ học, những hoạt động kết nối, không những đúng phương pháp mà còn phải phong phú, sáng tạo qua các giờ học làm quen, trò chơi với chữ cái giúp trẻ nhận biết được 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt, nhận biết các chữ cái có trong từ, cụm từ. Cho trẻ làm quen với các kiểu chữ in thường, viết thường, in hoa viết hoa để làm tiền đề cho việc bước vào lớp một. Thông qua hoạt động làm quen chữ cái tôi luôn luôn chú ý cách rèn cho trẻ phát âm chuẩn, chính xác, dạy trẻ cách ghi nhớ, miêu tả đặc điểm, cấu tạo của các chữ cái. Do đặc điểm phát âm của địa phương trẻ hay phát âm ngọng một số từ (l – n) nên tôi chú trọng việc sửa ngọng cho trẻ. Tôi hướng dẫn trẻ cách đặt lưỡi và mở miệng đúng cách để phát âm cho chuẩn. VD: Khi phát âm chữ n: Hơi mở miệng và ấn lưỡi xuống Khi phát âm chữ l: Mở miệng đặt lưỡi trên vòm họng và đẩy hơi ra ngoài. Do vốn từ của trẻ chưa phong phú, trẻ chưa có khả năng hiểu nghĩa của từ, khả năng tư duy còn hạn chế Vì vậy tôi cho rằng một trong những hướng thiết thực cần chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp một là rèn luyện cho trẻ kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc. Tôi có thể rèn các kỹ năng trên
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_chuan_bi_tam_the_san.doc