SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chơi tốt hoạt động góc ở trường mầm non

Hoạt động không phải là thừa năng lượng như các nhà tư sản phương Tây quan niệm, mà hoạt động ở đây cụ thể là hoạt động góc của trẻ được người lớn tổ chức, hướng dẫn giúp trẻ tái tạo lại những kiến thức trẻ đã được học, được nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy trong giờ học, những sự việc hiện tượng sẩy ra trong môi trường sống gần gũi trẻ. Thông qua đó trẻ học được mẫu nhân cách phù hợp với xã hội loài người. Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó trẻ giải tỏa mâu thuẫn đó bằng hình thức cực kỳ độc đáo đó là hoạt động góc (góc phân vai góc xây dựng, góc học tập, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên). Nghĩa là chúng tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình, chúng tưởng tượng mình là người lớn và cùng làm công việc như người lớn thực sự.
docx 10 trang skmamnonhay 22/02/2025 1060
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chơi tốt hoạt động góc ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chơi tốt hoạt động góc ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chơi tốt hoạt động góc ở trường mầm non
 pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chơi tốt hoạt động góc ở trường mầm non” làm đề tài 
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua đồ chơi ở giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ 
năng phân biệt, so sánhnhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội 
dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện.
3. Đối tượng nghiên cứu:
“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú tham gia hoạt động góc ở trường mầm 
non”
4. Đối tượng khảo sát, thực hiện:
Lớp Mẫu giáo 5 - 6 tuổi A2 với 27 cháu.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu một số biện pháp giúp trẻ chơi tốt hoạt động góc của trẻ 5- 6 tuổi tại 
Trường Mầm Non. 
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Từ tháng 9/ 2018 – 5/2019
Trong đó tháng 9 khảo sát thực tế xây dựng biện pháp
Từ tháng 11 đến tháng 3 áp dụng biện pháp
Từ tháng 4- 5 tổng hợp kết quả và viết sáng kiến
Nghiên cứu đè tài nhằm củng cố và thực hiện cho những năm học tiếp theo.
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
 Hoạt động không phải là thừa năng lượng như các nhà tư sản phương Tây quan 
niệm, mà hoạt động ở đây cụ thể là hoạt động góc của trẻ được người lớn tổ chức, 
hướng dẫn giúp trẻ tái tạo lại những kiến thức trẻ đã được học, được nhìn thấy, nghe 
thấy, sờ thấy trong giờ học, những sự việc hiện tượng sẩy ra trong môi trường sống 
gần gũi trẻ. Thông qua đó trẻ học được mẫu nhân cách phù hợp với xã hội loài người. 
Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn 
làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó 
trẻ giải tỏa mâu thuẫn đó bằng hình thức cực kỳ độc đáo đó là hoạt động góc (góc 
phân vai góc xây dựng, góc học tập, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên). Nghĩa là chúng 
tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình, chúng tưởng tượng mình là 
người lớn và cùng làm công việc như người lớn thực sự, vd: Vai cô giáo, Bác sỹ, 
Chú công nhân, Bố mẹ. - Đầu năm một số trẻ trong lớp còn có tính thụ động chưa mạnh dạn tiếp xúc với đồ 
chơi chưa tự giác chơi, đa số trẻ còn lẫn lộn giữa góc chơi này với góc chơi kia dẫn 
tới trẻ không hứng thú,
 - Thời gian để làm đồ dùng đồ chơi ở các góc còn ít, đồ dùng đồ chơi thì phải đủ số 
lượng thì mới phục vụ cho hoạt động vui chơi của trẻ, song còn một số phụ huynh 
hay phê bình cô giáo hay cho trẻ chơi mà ít dạy cho trẻ tập viết, đọc chữ cái, làm 
toán..
 Một số trẻ chưa biết sử dụng đồ chơi đúng mục đích dẫn đến giờ hoạt động góc 
đạt tỷ lệ thấp. Cụ thể như sau:
3. Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Tạo môi trường lớp học
Biện pháp 2: Chuẩn bị nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi ở các góc
Biện pháp 3: Hướng dẫn hoạt động vui chơi
Biện pháp 4: Đánh giá hoạt động vui chơi
Biện pháp 5: Trao đổi với phụ huynh
=>Từ các biện pháp trên tôi tiến hành triển khai từng biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Tạo môi trường lớp học 
 - Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những 
phương pháp mới để dảng dạy, trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là hoạt 
động góc cũng rất quan trọng và được phân bố như một hoạt động chính trong ngày, 
thông qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, khả năng sáng 
tạo, giao tiếp với nhau nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, phát triển trí tuệ ở trẻ một 
cách toàn diện.
 - Thông qua hoạt động góc còn giúp trẻ hiểu được nội dung của công việc thật mà 
trẻ chưa hề thực hiện được.
 - Từ đó các cháu muốn đến trường mỗi ngày, thích mọi hoạt động của lớp và có 
trách nhiệm với lớp lúc này cô là người làm cho cháu thấy lớp mình luôn mới lạ và 
có nhiều điều mà trẻ thích thú và hứng thú khi đến lớp, vì không chỉ giờ hoạt động 
góc cháu mới được thỏa sức sáng tạo mà mọi hoạt động cô đều phải tạo sự hứng thú 
kích thích sự tò mò khám phá của trẻ. Lớp học luôn thay đổi hình thức trang trí tranh 
ảnh và đồ dùng cần tạo cho mỗi cháu có một sản phẩm riêng để cháu hứng thú chăm 
sóc và nâng niu trân trọng vì trẻ hiểu những cái đó do tự tay cháu làm ra.
 Hiểu được điều đó là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi cũng tôn trọng và chú ý đến 
sản phẩm của cháu làm ra và từ đó cháu sẽ phát huy năng khiếu của riêng mình và 
tạo cho cháu những nền tảng vững chắc khi có năng khiếu và khả năng riêng của VD: Sự kiện Tết và Mùa Xuân tôi phải chuẩn bị đồ dùng như: lon nước yến, hộp 
bánh đậu xanh, bánh xu xê, giấy màu xanh, cành cây khô, giấy màu hồ dán, tranh 
ảnh về ngày tết mùa xuân
 Từ những nội dung đó nhằm hỗ trợ cho giờ hoạt động chung giúp trẻ sáng tạo hơn 
trong việc thực hiện một số hoạt động và giúp trẻ khắc sâu kiến thức hơn
- Vậy muốn cho trẻ hoạt động vui chơi ở các góc được rõ ràng, cụ thể và mang tính 
chặt chẽ thì ngoài những biện pháp trên tôi thấy có một biện pháp mà tôi nghĩ cũng 
rất quan trọng đó là nội dung chơi ở các góc, nhu cầu gì của trẻ, hoặc góc chơi này 
có liên kết với các góc chơi kia bằng cách nào? Vì vậy muốn trẻ chơi tốt thì tôi cũng 
phải hiểu được ý nghĩa của từng trò chơi.
VD: Trò chơi xây dựng cô phải hiểu đây là loại trò chơi biểu hiện khả năng tạo hình 
của trẻ, từ những khối gỗ, khối nhựa, hộp giấyvới những dạng kích thước khác 
nhau trẻ có thể nắp ghép xây dựng nên những công trình như công viên, trường 
họchoặc từ những viên sỏi trẻ có thể xây nên vườn trường, vườn câyqua những 
giờ hoạt động đó tôi có thể thấy được những khả năng riêng biệt của trẻ được biểu 
hiện trong các công trình mà trẻ đã làm lên.
 => Qua trò chơi trẻ có thể tìm hiểu về nhu cầu tìm hiểu về đặc điểm, tính chất thế 
giới xung quanh, đặc biệt là đồ vật xung quanh trẻ.
 - Thông qua trò chơi rèn luyện khả năng lắp ghép xây dựng, đồng thời phát triển trí 
tưởng tượng, ý thức tình cảm, tính tò mò tính ham hiểu biết của trẻvà đó cũng chính 
là những phẩm chất cần thiết cho con người trong thời đại phát triển.
 - Khi cho trẻ chơi trò chơi xây dựng, tôi thường mắc lỗi là chỉ cho trẻ xây dựng 1 
mô hình mà không mở rộng sang các chủ điểm khác như: Chủ điểm trường mầm 
non tôi chỉ cho trẻ xây dựng trường mầm non, xây dựng lặp đi lặp lại nhiều lần trong 
chủ điểm và đặc biệt trong góc xây dựng không có sự liên kết giữa các góc chơi 
khác.với hình thức này sẽ làm cho trẻ nhàm chán và không phát triển tính sáng 
tạo của trẻ từ đó tôi tìm ra biện pháp khắc phục như sau:
+ Tôi luôn luôn làm phong phú các góc chơi và luôn tạo sự qua lại liên kết giữa các 
góc chơi với nhau.
+ Khi chơi xây dựng ngoài tạo một công viên nhất định cô giáo còn có thể gợi ý cho 
trẻ mở rộng liên kết với các góc khác bằng những đường nối từ góc này sang góc 
kia, như từ khu chợ sang góc gia đình, từ khu vui chơi đến cửa hàng lúc này góc xây 
dựng làm khu trung tâm nối các góc lại với nhau, không những thế góc xây dựng 
còn là chỗ trưng bày sản phẩm của góc tạo hình sau khi trẻ làm xong những sản 
phẩm và từ đó trẻ có thể kể về một câu chuyện mà các nhân vật do chính trẻ tạo ra. *Góc học tập: Tôi sưu tầm những tờ lịch cũ thay thế giấy tô ky, tôi làm bài tập phát 
triển trí tuệ cho cháu say mê vui chơi và các bài tập chữ cái, bài tập toán có số tương 
ứng để cháu xếp vào các hình ảnh tự làm 
*Góc nghệ thuật: Qua giờ chơi giúp trẻ nhận ra được cái đẹp, cái xấu của nội dung 
trò chơi,giúp trẻ phát triển óc thẩm mỹ,khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp 
khi trẻ làm đồ chơi ở góc nghệ thuật trẻ sáng tạo ra các sản phẩm mà trẻ thích.
 *Góc thiên nhiên: Qua giờ chơi trẻ được vui đùa với thiên nhiên , tự mình trồng 
cây, chăm sóc cây và tìm hiểu quá trình phát triển của cây và biết được lợi ích của 
cây xanh đối với đời sống con người.
- Trẻ khám phá sự vật hiện tượng xung quanh mình qua quá trình thử nghiệm, khám 
phá vật nổi, vật chìm, không khí ,nam châm.
 Trẻ làm thí nghiệm vật chìm vật nổi
Biện pháp 4: Đánh giá quá trình vui chơi
 Với biện pháp này trong quá trình chơi tôi luôn bao quát trẻ với mọi cử chỉ một cách 
chính sác để có biện pháp và cách sử lý phù hợp, động viên khuyến khích cháu chơi 
tốt hơn và cũng từ đó động viên cháu sưu tầm thêm các phế liệu để cô cùng làm thêm 
nhiều đồ chơi cho các buổi chơi khác, tôi luôn có các biện pháp khen và khích lệ trẻ.
Biện pháp 5: Trao đổi với phụ huynh
 Biện pháp này rất quan trọng đối với một giáo viên mầm non bởi muốn hoạt động 
vui chơi đạt kết quả tôi thường xuyên liên hệ với phụ huynh vào thời gian đón và 
trả trẻ, cho phụ huynh xem một số đồ dùng sáng tạo làm từ phế liệu do phụ huynh 
đóng góp để từ đó khích lệ phụ huynh đóng góp thêm nhiều phế liệu hơn để phục vụ 
cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động học và chơi của trẻ đạt kết quả 
cao, bên cạnh đó trao đổi với phụ huynh cả về các mặt phát triển của trẻ khi được 
học và chơi ở tại nhóm lớp để phụ huynh phấn khởi và yên tâm khi gửi con đến 
trường và có những cử chỉ đẹp và tôn trọng cô giáo.Từ đó phụ huynh sẽ động viên 
trẻ đi lớp được đều hơn.
4. Kết quả đạt được
- Qua một thời gian áp dụng các biện pháp trên cùng với sự chỉ đạo sát sao của BGH 
nhà trường, sự góp ý của đồng nghiệp trong trường qua các buổi dự giờ lớp học của 
tôi đã thu được kết quả như sau.
 + Trẻ có khả năng giao tiếp mạnh dạn hơn, sử dụng đồ dùng khéo léo hơn, tạo ra 
nhiều sản phẩm đẹp hơn và có nhiều sáng tạo hơn. - Tạo cho giáo viên thêm phần khéo léo, sáng tạo trong việc làm đồ chơi cho trẻ. Biết 
tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
- Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã áp dụng trong giờ hoạt động 
góc của lớp và cũng có một số kinh nghiệm rút ra từ thực tế của lớp học đê áp dụng 
vào giờ hoạt động góc.Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nưa để tìm ra các giải 
pháp tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động góc của trẻ theo chương trình hiện nay.
2. Khuyến nghị
Theo tôi việc cho trẻ chơi hoạt động góc ở trường mầm non Tản Lĩnh chúng tôi còn 
gặp rất nhiều khó khăn vì vậy tôi mạnh có một số đề xuất như sau:
 * Về phía nhà trường
- Cần tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian hơn để sáng tạo và làm ra nhiều đồ 
dùng đồ chơi phục vụ cho việc học và chơi ở các góc.
- BGH cùng tổ chuyên môn thường xuyên đi kiểm tra dự giờ các lớp giúp đồng 
nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
- Thường xuyên tổ chức cho tất cả cá giáo viên được đi dự giờ trong trường và học 
tập các trường bạn.
 *Về phía giáo viên
- Phải có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề mến trẻ và luôn tâm huyết với nghề.
- Không ngừng học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của 
bản thân.
=>Trên đây là một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chơi tốt hoạt động góc ở trường 
mầm non nơi tôi đã triển khai và thực hiện, tôi đã áp dụng thành công ở trường mầm 
non nơi tôi công tác và thu được kết quả tốt. Rất mong nhậ được sự đóng góp ý kiến 
và bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn để thực hiện tốt trong năm học tiếp theo.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_choi_tot_hoat_dong_g.docx