SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi cảm thụ tốt tác phẩm văn học

Theo tình hình thực tế ở lớp tôi, tôi thấy khi yêu cầu trẻ đọc lại bài thơ hay kể lại câu chuyện thì trẻ thường đọc vẹt làu làu, không cảm xúc, chưa chú ý đến nhịp điệu bài thơ, chưa ngắt nghỉ đúng nơi đúng lúc, chưa kể ra được giọng và cảm xúc của nhân vật, chưa nắm bắt tốt nội dung tâm tình tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Và để giải quyết vấn đề trên, tôi tìm và nghiên cứu một số giải pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi cảm thụ tác phẩm văn học tốt nhất.
Qua nghiên cứu trên mạng, sách báo tôi thấy có rất nhiều giải pháp giúp trẻ cảm thụ tốt tác phẩm văn học như giáo viên rèn đọc kể diễn cảm, áp dụng đa dạng các giáo cụ trực quan, lựa chọn tác phẩm phù hợp, Làm quen tác phẩm mọi lúc mọi nơi, hướng dẫn trẻ kể chuyện và đóng kịch... dựa vào những giải pháp sẵn có tôi nghiên cứu và áp dụng thêm hai giai pháp mới đó là xây dựng môi trường mở kích thích trẻ yêu thích tác phẩm văn học; nắm bắt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của từng cá nhân trẻ. Đây là hai giải pháp mà tôi rất tâm đắc, vì giải pháp xây dựng môi trường mở là một yếu tố hết sức quan trọng kích thích trẻ sáng tạo và rèn luyện ngôn ngữ bản thân một cách tốt nhất. Còn đối với giải pháp nắm bắt khả năng cảm thụ của từng cá nhân trẻ, đây là giải pháp rất phù hợp với tính cá nhân hóa trong giáo dục mầm non hiện nay.
doc 18 trang skmamnonhay 24/07/2024 1010
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi cảm thụ tốt tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi cảm thụ tốt tác phẩm văn học

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi cảm thụ tốt tác phẩm văn học
 tuổi nên tôi chọn trẻ 5 – 6 tuổi là đối tượng chính để nghiên cứu và áp dụng 
 một số giải pháp để giúp trẻ cảm thụ tác phẩm văn học một cách tốt nhất.
 4. Mục đích nghiên cứu:
 Theo tình hình thực tế ở lớp tôi, tôi thấy khi yêu cầu trẻ đọc lại bài thơ hay 
 kể lại câu chuyện thì trẻ thường đọc vẹt làu làu, không cảm xúc, chưa chú ý đến 
 nhịp điệu bài thơ, chưa ngắt nghỉ đúng nơi đúng lúc, chưa kể ra được giọng và 
 cảm xúc của nhân vật, chưa nắm bắt tốt nội dung tâm tình tác giả gửi gắm trong 
 tác phẩm. Và để giải quyết vấn đề trên, tôi tìm và nghiên cứu một số giải pháp 
 giúp trẻ 5 - 6 tuổi cảm thụ tác phẩm văn học tốt nhất. 
 5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: 
 Qua nghiên cứu trên mạng, sách báo tôi thấy có rất nhiều giải pháp giúp 
 trẻ cảm thụ tốt tác phẩm văn học như giáo viên rèn đọc kể diễn cảm, áp dụng đa 
 dạng các giáo cụ trực quan, lựa chọn tác phẩm phù hợp, Làm quen tác phẩm 
 mọi lúc mọi nơi, hướng dẫn trẻ kể chuyện và đóng kịch... dựa vào những giải 
 pháp sẵn có tôi nghiên cứu và áp dụng thêm hai giai pháp mới đó là xây dựng 
 môi trường mở kích thích trẻ yêu thích tác phẩm văn học; nắm bắt khả năng 
 cảm thụ tác phẩm văn học của từng cá nhân trẻ. Đây là hai giải pháp mà tôi rất 
 tâm đắc, vì giải pháp xây dựng môi trường mở là một yếu tố hết sức quan trọng 
 kích thích trẻ sáng tạo và rèn luyện ngôn ngữ bản thân một cách tốt nhất. Còn 
 đối với giải pháp nắm bắt khả năng cảm thụ của từng cá nhân trẻ, đây là giải 
 pháp rất phù hợp với tính cá nhân hóa trong giáo dục mầm non hiện nay.
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận
 Làm quen văn học là một môn rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là 
phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ có đủ vốn từ để nói lưu loát, 
diễn đạt gãy gọn, sử dụng từ ngữ đúng ngữ cảnh khi giao tiếp. Giúp trẻ phát 
triển trí tưởng tượng, óc sang tạo, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Giáo 
dục trẻ lòng nhân ái, biết phân biệt hành vi đúng sai, biết kính trên nhường dưới, 
yêu quý kính trọng những người xung quanh.
 2 3. Giải pháp
 3.1.Giáo viên rèn luyện nghệ thuật đọc kể
 Có thể nói một tác phẩm văn học có sức thu hút hấp dẫn trẻ hay không 
thì nghệ thuật đọc kể của giáo viên chiếm đến 50%. Vì thế giáo viên phải chú ý 
đến nghệ thuật đọc kể của mình, đọc kể diễn cảm, đúng ngữ điệu của từng nhân 
vật trong truyện, thể hiện nét mặt cử chỉ, tư thế phù hợp với diễn biến của câu 
chuyện thì mới thu hút sự chú ý của trẻ. Giọng đọc, giọng kể của cô nhịp 
nhàng, đúng nhịp điệu sẽ giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài thơ, câu 
chuyện và khả năng cảm thụ văn học của trẻ cũng được nâng cao.
 Muốn cho trẻ làm quen với một tác phẩm văn học dù là một câu chuyện 
dài hay một bài thơ ngắn thì người giáo viên phải luôn dành thời gian để đọc 
tác phẩm nhiều lần, xác định chính xác nội dung, tính cách nhân vật, cái đẹp cái 
hay, vần điệu, ngữ điệu của tác phẩm để có nghệ thuật đọc kể cho phù hợp. 
 Trên nền của giọng điệu cơ bản, giáo viên cần phải sử dụng các sắc thái 
khác nhau tùy theo diễn biến nội dung để trình bày trọn vẹn tác phẩm. Một 
trong những sắc thái của giọng đọc được thể hiện ở yếu tố ngữ điệu. Ngữ điệu 
là những thay đổi chủ yếu về độ cao của giọng khi đọc, nó có thể miêu tả lại 
được tâm trạng hành động, cá tính của các nhân vật, bộc lộ thái độ của mình 
trước các nhân vật đó
 Ngoài yếu tố ngữ điệu ra, sắc thái của giọng đọc còn thể hiện ở yếu tố 
nhịp điệu, cường độ, nhịp điệu chính là tốc độ của giọng đọc, cường độ giọng 
đọc là độ vang, độ mạnh đối với lứa tuổi trẻ mầm non cần đọc những tác phẩm 
với nhịp điệu, cường độ vừa phải, phù hợp với ngữ điệu giọng điệu cơ bản của 
tác phẩm.
 Ví dụ như trong câu chuyện “Tích Chu” có đoạn: “Bà ơi lòng bà thương 
Tích Chu cao hơn trời rộng hơn biển lớn lên Tích Chu sẽ không bao giờ quên 
ơn bà đâu” khi kể đến đoạn này giáo viên cần nhấn mạnh sự so sánh tình 
thương của bà được ví như trời và biển để trẻ thấy được tình thương ấy thật lớn 
lao qua những tình tiết tiếp theo như Bà nhường món ngon cho Tích Chu, quạt 
khi Tích Chu ngủ
 4 Nói tóm lại các thủ thuật về ngữ âm có vai trò rất quan trọng đối với việc 
rèn kỹ năng đọc kể diễn cảm. Tác phẩm văn học có cuốn hút được trẻ và trẻ có 
cảm thụ đầy đủ những giá trị nghệ thuật, nội dung của tác phẩm hay không là 
phụ thuộc vào cách đọc, giọng kể của giáo viên. Do đó, giáo viên cần phải trang 
bị cho mình các thủ thuật đọc kể diễn cảm tác phẩm văn học.
 3.2.Xây dựng môi trường mở kích thích trẻ lĩnh hội tác phẩm văn học 
 Để giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học thì việc tạo cơ hội cho trẻ 
làm quen với tác phẩm văn học phải được thực hiện thường xuyên. Muốn vậy 
giáo viên phải tạo ra môi trường mang tính kích thích nhu cầu khám phá của 
trẻ. Ngay từ đầu năm học tôi vận động phụ huynh trang bị cho lớp nhiều quyển 
truyện, tạp chí, những con thú nhồi bông nho nhỏ. Ngoài ra tôi còn sưu tầm các 
sách văn học, các báo, tạp chí, lịch cũ, nguyên liệu cho trẻ tự làm sách, làm 
những nhân vật để xây dựng một “Góc thư viện” mang nội dung văn học, tại 
“Góc thư viện” trẻ được xem các tranh truyện, tạp chí, báo, được kể chuyện 
theo tranh, kể chuyện với các nhân vật những câu chuyện do trẻ tự nghĩ ra.
 Trong góc chơi trẻ được chơi với rối do cô và trẻ cùng làm, hay kể lại 
truyện theo tranh do trẻ và cô cùng phác thảo khiến trẻ rất thích thú. 
 Rối do cô cùng trẻ làm
 6 lửa” những từ gợi tả đơn giản nhưng lại cung cấp một cách nhẹ nhàng đến trẻ 
đặc điểm của từng loại hoa. Bốn câu kết của bài thơ “Này các bạn nhỏ, đừng 
hái hoa tươi, hoa yêu mọi người, nên hoa kết trái”, một tình cảm nhẹ nhàng sâu 
lắng của con người và thiên nhiên đi vào lòng trẻ hết sức tự nhiên, không gượng 
ép.
 Có những tác phẩm ta cho trẻ cảm nhận nhiều hơn về mặt nhịp điệu, âm 
vần, những bài đồng dao: Vè loài vật, lúa ngô là cô đậu nành, Đi cầu đi quán, 
những câu ca dao. 
 Hay có những tác phẩm ta cho trẻ thấy được nội dung giáo dục rất hay: 
Những giọt mồ hôi đáng khen, Nếu không đi học, Hai anh em, Chiếc áo ấm.
 Ngoài ra còn có những tác phẩm giúp chúng ta lý giải các hiện tượng tự 
nhiên như Giọt nước tí xíu; sự phát triển của các loài vật như Chú đỗ con, Chú 
sâu háu ăn
 Khi đã chọn được tác phẩm hay lúc đó ta mới có các hình thức giúp trẻ 
cảm nhận cho phù hợp
 Để tiết học đạt kết quả cao thì trước hết người giáo viên phải xác định rõ 
nội dung chính của tác phẩm hay nói nôm na đó là tảng băng chìm trong lòng 
đại dương cần phải xác định rõ và phải thuộc tác phẩm. Từ đó đưa ra nội dung 
giáo dục phù hợp với cốt truyện, phù hợp với lứa tuổi của trẻ
 3.4. Nắm bắt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ.
 Muốn trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm văn học trước hết giáo viên cần nắm 
bắt được khả năng lĩnh hội của trẻ như ngôn ngữ, khả năng chú ý, tiếp thu bài 
của trẻ. Qua quá trình giảng dạy tôi khảo sát khả năng cảm thụ văn học của trẻ 
thông qua việc kể cho trẻ nghe một câu chuyện, hoặc đọc cho trẻ nghe một bài 
thơ ngắn. Sau đó cho từng trẻ nói lại nội dung câu chuyện, bài thơ. Kết quả đạt 
như sau:
 + 55% trẻ nhớ và nói được nội dung câu chuyện , bài thơ.
 + 45% trẻ chỉ nhớ một phần nội dung câu chuyện, bài thơ.
 Hay tôi có thể hỏi trẻ những câu hỏi thật gần với trẻ sau khi kể chuyện 
cho trẻ nghe như: 
 8 tính thành thạo hơn họ có thể chuyển các bức tranh có sẵn của bài thơ, câu 
chuyện thành đoạn phim hoạt hình, hay ta có thể đưa đoạn phim quay sẵn phù 
hợp với nội dung như thế rất thu hút và gây hưng thú hơn cho trẻ. Hiện nay việc 
sử dụng bảng tương tác là một công cụ hỗ trợ tích cực giúp giáo viên đưa 
những câu chuyện, bài thơ hay đến với trẻ. Ngoài ra trẻ còn được tham gia tạo 
nên những nhân vật ngộ nghĩnh dễ thương theo trí tưởng tượng của trẻ.
 Truyện “ Chú thỏ thông minh” được thiết kế giáo án điện tử 
 VD: Với câu chuyện “Cáo, Thỏ và Gà Trống” tôi đã xây dựng 
đoạn phim hoạt hình về nội dung câu chuyện, ngoài ra tôi còn làm đoạn phim 
về các con vật kết hợp với nhạc đệm rất hứng thú làm cho trẻ dễ nhớ nội dung 
truyện và thấy được tính cách đặc trưng của các nhân vật
 10 3.6. Cho trẻ làm quen tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi. 
 Thực tế cho trẻ làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non, chúng ta 
thấy năng lực cảm thụ văn học của trẻ không thể tự phát triển, mà phải qua một 
quá trình “học – chơi” và quá trình đó phải diễn ra ở mọi lúc mọi nơi.
 Tác phẩm văn học đến với trẻ vào bất cứ lúc nào, có thể là giờ đón trẻ, 
trẻ được chơi theo ý thích trong góc thư viện và góc kể chuyện bé nghe, tôi luôn 
khuyến khích trẻ tham gia. Trẻ sẽ được “đọc”, xem các câu chuyện mà trẻ 
thích, được chơi với các con rối nhân vật trẻ yêu, được nghe các câu chuyện bài 
thơ mà trẻ cảm thấy hứng thúKhi trẻ được tiếp xúc nhiều lần trẻ sẽ dần dần 
cảm nhận được những cái hay cái đẹp trong các tác phẩm đó và ngày càng thích 
thú hơn với các hoạt động văn học. 
 Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với văn học, trẻ được 
cùng cô và các bạn đọc thơ, đọc đồng dao (giáo viên lưu ý hướng trẻ đọc thật 
diễn cảm theo nội dung và nhịp điệu của tác phẩm), trẻ được ngồi dưới tán cây 
nghe cô kể các câu chuyện cổ tích, những câu chuyện gắn với cuộc sống hàng 
ngày của trẻ Qua hoạt động dạo chơi này giáo viên còn có thể cung cấp cho 
trẻ nhiều từ ngữ về cảnh vật cây cối xung quanh, từ tượng thanh tượng hình như 
gió thổi xào xạc, cành lá đung đưa, mưa rơi tí tách
 Ví dụ: khi cho trẻ dạo chơi quan sát sự phát triển của cây, giáo viên có 
thể lồng ghép kể câu chuyện “Chú đỗ con”, hay khi quan sát mưa giáo viên có 
thể kể trẻ nghe câu chuyện “ Giọt nước tí xíu”.
 Trong giờ học làm quen văn học trẻ có thể chưa cảm nhận hết được các 
giá trị về mặt ngôn ngữ, tình cảm của các tác phẩm thì đến giờ hoạt động vui 
chơi giáo viên cho trẻ tham gia vào góc chơi “Kể chuyện bé nghe”. Tại góc 
chơi này cô cho trẻ được xem, đọc hay lắng nghe các câu chuyện bài thơ trẻ 
vừa được học qua băng đĩa để trẻ có thể ghi nhớ sâu hơn, để trẻ một lần nữa lại 
tiếp tục được cảm nhận những cái hay cái đẹp trong tác phẩm. 
 12 Tại phòng thư viện giáo viên có thể hướng dẫn giúp trẻ phát âm chuẩn, trẻ 
thuộc nhiều thơ, biết nhiều truyện, vốn từ phong phú phân biệt từ láy như “lung 
linh, lấp lánh” hiểu từ chính xác hơn như “run cầm cập, kêu ầm ĩ” bước 
đầu cảm nhận từ ngữ văn học “đẹp như trăng rằm, đẹp như tơ nhuộm” giúp 
trẻ nói trôi chảy khi diễn đạt ý muốn và cảm xúc tình cảm của mình, từ đó trẻ 
vận dụng các từ này vào đời sống hàng ngày.
 3.7. Hướng dẫn trẻ đóng kịch và đọc kể diễn cảm
 Là hoạt động giúp trẻ phát triển trí nhớ và giáo dục trẻ tinh thần tập thể. 
Qua hoạt động đóng kịch trẻ truyền đạt lại nội dung câu truyện, làm sống lại 
tâm trạng, hành động ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện, đồng 
thời trẻ biết thể hiện tình cảm và đánh giá các nhân vật trong truyện. Khi đóng 
kịch trẻ dễ dàng nắm được nội dung, ý nghĩa của tác phẩm, nắm được tính liên 
tục của câu truyện, điều này góp phần đẩy mạnh sự phát triển tư duy, cảm thụ 
tác phẩm một cách sâu sắc ở trẻ. Để đạt được điều đó thì trước khi cho trẻ đóng 
kịch giáo viên phải cho trẻ ôn lại nội dung câu truyện và đàm thoại với trẻ về 
nội dung. Giúp trẻ hiểu sâu hơn về nội dung truyện và lời thoại của các nhân 
vật trong truyện để từ đó trẻ biết thể hiện những sắc thái khác nhau về ngữ điệu, 
tính cách tâm trạng của các nhân vật trong truyện. Qua đó trẻ khắc hoạ được 
tính cách nhân vật. Để trẻ nhớ được ngôn ngữ, lời thoại của các nhân vật trong 
truyện để đóng kịch thì trước hết cho trẻ nhắc lại lời thoại của nhân vật sau đó 
cho trẻ đóng vai theo tổ hoặc nhóm. 
 Ví dụ: trong truyện “Giọt mồ hôi đáng khen” cho trẻ hóa thân thành các 
chú thỏ, để trẻ tự thể hiện hành động, điệu bộ của nhân vật cho quen và thành 
thạo. Sau đó trẻ tự chọn vai theo ý thích và cho trẻ nhắc lại lời thoại của nhân 
vật trong truyện mà trẻ sẽ đóng. Lúc này giáo viên là người dẫn truyện và trẻ tự 
diễn theo nội dung câu chuyện. Khi trẻ diễn xong cho trẻ tự nhận xét về vai 
diễn của mình, của bạn, từ đó trẻ xác định được thái độ của trẻ đối với nhân vật 
trong truyện là yêu hay ghét. 
 Trò chơi đóng kịch thực sự giúp trẻ cảm nhận tác phẩm văn học một cách 
sâu sắc và để đạt được điều đó thì việc trang trí sân khấu và hoá trang cho trẻ 
 14

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_cam_thu_tot_tac_pham.doc