SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non Trung Sơn Trầm tiếp cận với phương pháp giáo dục STEM/STEAM
Thực hiện đề tài này với mong muốn giúp trẻ 5-6 tuổi A2 được tiếp cận với phương pháp dạy học tiên tiến STEM. Qua phương pháp dạy học mới này trẻ sẽ được tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới và quan trọng hơn là với phương pháp giáo dục STEM trẻ được phát triển về ngôn ngữ, khả năng tư duy sáng tạo, hợp tác nhóm, khi học trẻ nhớ lâu và in sâu kiến thức, trẻ được ứng dụng thực tế và tạo ra các sản phẩm ứng dụng vào thực tiễn, trẻ được thỏa mãn trí tò mò, được thỏa mãn hoạt động vui chơi, được tôn trọng, ghi nhận và không bị áp đặt, được chủ động tham gia vào hoạt động. Điều quan trọng nhất đó là trẻ được phát triển một cách toàn diện.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non Trung Sơn Trầm tiếp cận với phương pháp giáo dục STEM/STEAM", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non Trung Sơn Trầm tiếp cận với phương pháp giáo dục STEM/STEAM
MỤC LỤC Nội dung Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến 1 2. Mục tiêu của đề tài, sáng kiến 2 3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 2 1. Hiện trạng vấn đề 2 2. Giải pháp thực hiện sáng kiến để giải quyết vấn đề 5 2.1. Giải pháp 1: Xây dựng các bài học 5E và đưa vào ngân hàng 5 nội dung, kế hoạch tháng/tuần. 2.2. Giải pháp 2: Xây dựng góc STEM trong lớp học cho trẻ hoạt 7 động. 2.3. Giải pháp 3: Đưa các E và lồng ghép các kỹ năng nền vào trong 7 các hoạt động khác một cách phù hợp. 2.4. Giải pháp 4: Kỹ năng hoạt động nhóm và khả năng truy vấn của 11 trẻ. 3. Kết quả sau khi áp dụng giải pháp sáng kiến tại đơn vị 12 4. Hiệu quả của sáng kiến 13 4.1 Hiệu quả về khoa học 13 4.2 Hiệu quả về kinh tế 13 4.3 Hiệu quả về xã hội 13 III. KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT 14 1. Kiến nghị 14 3. Đề xuất 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 tôi may mắn được tham gia khoá học, chỉ trong một thời gian ngắn tham gia học tập tôi thấy đây là một phương pháp giáo dục thú vị, phát huy được nhiều tiềm năng, khơi dậy sự sáng tạo trong mỗi bản thân trẻ. Bản thân tôi luôn mong muốn được áp dụng phưong pháp dạy học tiên tiến này cho học sinh của mình để giúp trẻ sáng tạo hơn, chủ động và tích cực hơn. Với mong muốn như trên, tôi chọn đề tài:“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi A2 Trường mầm non Trung Sơn Trầm tiếp cận với phương pháp giáo dục STEM/STEAM" làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2020-2021. 2. Mục tiêu của đề tài, sáng kiến: Tôi thực hiện đề tài này với mong muốn giúp trẻ 5-6 tuổi A2 được tiếp cận với phương pháp dạy học tiên tiến STEM. Qua phương pháp dạy học mới này trẻ sẽ được tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới và quan trọng hơn là với phương pháp giáo dục STEM trẻ được phát triển về ngôn ngữ, khả năng tư duy sáng tạo, hợp tác nhóm, khi học trẻ nhớ lâu và in sâu kiến thức, trẻ được ứng dụng thực tế và tạo ra các sản phẩm ứng dụng vào thực tiễn, trẻ được thỏa mãn trí tò mò, được thỏa mãn hoạt động vui chơi, được tôn trọng, ghi nhận và không bị áp đặt, được chủ động tham gia vào hoạt động. Điều quan trọng nhất đó là trẻ được phát triển một cách toàn diện. 3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: * Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu: 7 tháng. Từ tháng 9/2020 đến tháng 3/2021. * Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi A2 trường MN Trung Sơn Trầm tiếp cận với phương pháp giáo dục STEM/STEAM. * Phạm vi nghiên cứu: Lớp 5-6 tuổi A2 trường mầm non Trung Sơn Trầm. II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN 1. Hiện trạng của vấn đề: Trước hết chúng ta cần tìm hiểu xem STEM là gì? Phương pháp giáo dục STEM mang lại điều gì ? * Khái niệm STEM: STEM là một phương pháp giáo dục dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng liên quan đế các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học theo cách tiếp cận liên môn và từ đó người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.(Liên môn ít nhất là từ 2 môn. Những tri thức cung cấp cho trẻ mầm non là kiến thức tiền khoa học). Khi STEM + ART = STEAM.(ART: Nghệ thuật). Từ những ưu điểm mà bản thân tôi nhận thấy ở phương pháp giáo dục STEM mang lại cho trẻ tôi rất mong muốn được giúp trẻ tiếp cận nhanh nhất với phương pháp giáo dục tiên tiến này. Trước khi thực hiện bản thân tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: - Về phía Phòng giáo dục: Được sự quan tâm, hướng dẫn, chỉ đạo của Phòng giáo dục tôi được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phương pháp giáo dục STEM do Phòng giáo dục phối hợp với Trường Cao Đẳng Sư phạm mẫu giáo Trung ương tổ chức. - Về nhà trường: Được sự quan tâm, sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường tôi được tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phương pháp giáo dục STEM với kinh phí được nhà trường hỗ trợ là 50%. Bên cạnh đó nhà trường cũng tạo điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, một số tài liệu về phương pháp giáo dục STEM cho giáo viên tham khảo. - Về giáo viên: Với mong muốn được học hỏi về phương pháp giáo dục tiên tiến STEM bản thân tôi đã cố gắng về thời gian cũng như đóng kinh phí là 50% để tham gia khóa học. - Về trẻ: Ham học hỏi, rất tò mò và thích thú với các hoạt động khám phá, trải nghiệm. - Về phụ huynh: Các bậc phụ huynh luôn quan tâm đến tình hình học tập của con vì vậy đã phối hợp với giáo viên trong vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ. Bên cạnh đó còn ủng hộ các cô về đồ dùng phục vụ cho hoạt động STEM để các con học tập. * Khó khăn: - Về nhà trường: Phương pháp giáo dục STEM là một phương pháp mới. Đồ dùng học liệu, giáo cụ của phương pháp này chưa có nhiều. - Về trẻ: Khả năng đặt câu hỏi truy vấn, phản biện của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa chủ động nhiều khi tham gia vào hoạt động STEM. - Về phụ huynh: Chưa hiểu nhiều về phương pháp giáo dục mới này. - Về bản thân: Phương pháp STEM mới lạ vì vậy kiến thức và sự hiểu biết về phương pháp này của giáo viên còn nhiều hạn chế. * Kết quả khảo sát thực tế. Trước khi được tham gia lớp học STEM tôi đã đặt ra rất nhiều câu hỏi: STEM có phù hợp với điều kiện GDMN Việt Nam hay không? Nó có sự khác biệt gì đối với chương trình học hiện nay? Điều gì hay ở phương pháp này mà STEM được ca ngợi và đưa vào ứng dụng, tiếp cận cho trẻ từ bậc học mầm non? mầm non. Vì vậy việc lồng ghép, ứng dụng phương pháp giáo dục STEM vào trong kế hoạch tháng là rất khó khăn. Ngay từ đầu năm học việc tôi cần làm đầu tiên là: + Xây dựng các bài học 5E đưa vào ngân hàng nội dung, hoạt động. Nội dung của một bài học 5E gồm có đầy đủ từ E1 đến E5 trong đó: E1: thu hút, E2: khám phá, E3: giải thích, E4: mở rộng, E5: đánh giá. Khi xây dựng được các bài học 5E cho cả một năm được tổ chuyên môn và nhà trường phê duyệt tôi đưa các bài học 5E vào ngân hàng nội dung sau đó áp dụng cụ thể vào từng tháng/tuần. Dự kiến ứng dụng STEM vào trong chương trình giáo dục mầm non. Tháng thực hiện Các bài học 5E Ghi chú Tháng 11 Thiết kế túi xách Tháng 12 Làm giỏ hoa tặng chú bộ đội. Tháng 1 Thiết kế thùng đựng rác mini Tháng 2 Làm giỏ đựng quà tết Làm biển báo giao thông Tháng 3 Làm ô tô chở khách Tháng 4 Làm khẩu trang Tháng 5 Làm khung ảnh STEM là một phương pháp mới, bản thân chúng tôi lại chưa có kiến thức sâu rộng về phương pháp này, đồ dùng học liệu STEM bước đầu còn hạn chế bên cạnh đó giáo viên phải thực hiện chương trình khung của Bộ giáo dục chính vì vậy sau khi nghiên cứu để cho phù hợp nhất khi đưa vào lồng ghép các bài học 5E với chương trình giáo dục hiện nay tôi đã dựa trên các chủ đề sự kiện và đưa các bài học 5E vào sao cho phù hợp. Từ đó sẽ giúp trẻ dần dần làm quen với phương pháp mới và trẻ sẽ không bỡ ngỡ, hiệu quả đạt được tốt hơn. VD: Trong tháng 11 có 4 tuần, chủ đề sự kiện của các tuần là: +Tuần 1: Một số nghề phổ biến. +Tuần 2: Công việc của bố, mẹ +Tuần 3: Ngày NGVN 20/11 +Tuần 4: Ước mơ của bé. Để thực hiện ứng dụng có hiệu quả phương pháp giáo dục STEM. Tôi đã lựa chọn nội dung tích hợp hoạt động STEM phù hợp cho từng hoạt động như sau. * Giờ trò chuyện sáng: Để thực hiện bài học 5E tốt thì các E: E1, E2, E3, E4, E5 trong bài học phải thực hiện tốt vì vậy tôi luôn chia nhỏ các E ra để thực hiện vì trẻ bước đầu được làm quen với phương pháp STEM nên trẻ còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng. Thường thì giờ trò chuyện buổi sáng chính là giờ để tôi thực hiện E1 trong bài học 5E. E1 trong bài học 5E là thu hút trẻ đến đề tài tôi sẽ thực hiện trong bài học 5E. Tôi thu hút trẻ bằng nhiều cách: có thể bằng video, bằng hình ảnh, nghe kể chuyện hay sử dụng tình huống có vấn đề... VD: Với đề tài: “Làm nhà nổi” tôi có thể thực hiện thu hút trẻ. Tôi đưa ra một số chất liệu như: phao, xốp, sỏi, ni lông, lá cây... cho trẻ phán đoán từ việc sờ, nhìn. Để kiểm chứng phán đoán của trẻ và cũng là cung cấp kiến thức cho trẻ để chuẩn bị vào bài học tôi cho trẻ xem video rồi trò chuyện với trẻ về đề tài sắp học. (Hình ảnh 4: cô trò chuyện với trẻ) * Hoạt động học: Hoạt động khám phá: Ở hoạt động này tôi cho trẻ thực hiện các hoạt động khám phá, trải nghiệm, thử nghiệm. E2 trong bài học 5E là trẻ được khám phá đặc điểm cấu tạo hay trẻ khám phá về chất liệu để làm ra sản phẩm vì vậy tôi thường đưa E2 trong bài học 5E vào giờ học khám phá. Ở hoạt động này trẻ vừa được tìm tòi, khám phá, được trải nghiệm bên cạnh đó trong hoạt động này để giải quyết được những điều trẻ còn tò mò, hoài nghi thì lúc này trẻ đặt ra các câu hỏi truy vấn và từ đó giúp trẻ phát triển tư duy, ngôn ngữ, óc hoài nghi khoa học, kỹ năng ghi nhớ, phân tích, khái quát, vận dụng những tri thức để giải quyết vấn đề. Qua hoạt động khám phá E2 trong bài học 5E trẻ không chỉ được tìm tòi khám phá, được tích cực tham gia hoạt động nhóm, được chủ động tìm kiếm nguyên vật liệu, tự do thảo luận mà trẻ ở hoạt động này sau khi tìm được nguyên vật liệu trẻ còn phải đưa vào bảng kết quả của nhóm mình và phải thể hiện được nguyên liệu đó có thể sử dụng để làm ra sản phẩm hay không. Để thể hiện được điều đó trẻ phải dùng các ký hiệu hay còn có thể gọi là các ký tự để thể hiện trên bảng kết quả của nhóm như: các dấu v, x, hay thể hiện bằng hình ảnh mặt cười, mặt mếu. Góc khám phá: + Tôi cho trẻ tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, thí nghiệm để phát hiện tính khoa học trong mỗi thí nghiệm. + Cho trẻ chơi các trò chơi với những đồ dùng của bộ môn kĩ thuật: cưa, tua vít, ốc vít, búa, đinh + Hoạt động góc chính là trẻ thực hiện khám phá, trải nghiệm, thử nghiệm, được tìm kiếm, trao đổi với các bạn trong nhóm để tự tìm ra nguyên vật liệu làm ra sản phẩm của đề tài vì vậy cho trẻ hoạt động góc là rất quan trọng giải quyết E2 trong bài học 5E. VD: khi cho trẻ khám phá nguyên liệu làm thùng rác mini trẻ sẽ trao đổi với các bạn trong nhóm để tìm nguyên liệu và thử nghiệm ghép các nguyên liệu trẻ tìm được và phát hiện xem nguyên liệu nào có thể ghép được tạo thành khối và đựng được rác thải khô theo tiêu chí cô đưa ra. (Hình ảnh 6: trẻ hoạt động ở góc Stem) + Đây là bước quan trọng vì sau khi khám phá trẻ sẽ thu được những kết quả chính xác đó là tìm ra được nguyên liệu làm thùng rác, đựng được rác thải khô và có nắp đậy. Đó chính là căn cứ để trẻ tiếp tục thực hiện đề tài ở E4. Góc toán: + Cho trẻ chơi những trò chơi, đồ chơi có mục đích ôn luyện khái niệm sơ đẳng về toán. + Phát hiện tính logic. + Ứng dụng của khái niệm toán vào cuộc sống. VD: Khi trẻ thực hiện để tài trong tháng: thiết kế kỹ thuật “Làm khẩu trang” thì lúc này khi trẻ làm khẩu trang sẽ có liên quan đến toán học đó là hình dạng khẩu trang, kích thước khẩu trang, chiều dài của quai sao cho phù hợp để đeo được. Lúc này khi chơi góc cô có thể cho trẻ thực hiện ôn luyện các bài tập về hình dạng, đo kích thước để phục vụ cho hoạt động E4 làm khẩu trang. Góc tạo hình: + Phối hợp các kĩ năng tạo hình để tạo ra sản phẩm, ứng dụng các kĩ năng đó trong cuộc sống + Vẽ sáng tạo theo tưởng tượng. VD: Khi trẻ thực hiện để tài trong tháng: thiết kế kỹ thuật ”Làm khẩu trang” thì lúc này khi trẻ về góc trẻ sẽ tưởng tượng để vẽ chiếc khẩu trang như thế nào, trang trí màu sắc ra sao. Chính những hoạt động này của trẻ sẽ giúp cho quá trình thiết kế chiếc khẩu trang đó là E4 trong bài học 5E. + Để chuẩn bị tốt cho đề tài trẻ sắp học thì ở góc tạo hình tôi còn thường xuyên rèn các kỹ năng nền cho trẻ.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_a2_truong_mam_non_tr.doc