SKKN Một số biện pháp giúp phụ huynh dạy trẻ học tốt chữ cái, góp phần tạo tâm thế tiền đọc viết cho trẻ 5 tuổi

Qua thời gian các bé nghỉ học ở nhà, tôi nhận thấy rằng trẻ làm quen chữ cái chưa được nhiều, trẻ viết chưa chuẩn, chưa biết sao chép các từ, tư thế ngồi chưa đúng, phát âm sai còn ngọng, chưa tập trung học và nhớ lâu được các chữ cái...Vì vậy mà nó đòi hỏi phụ huynh phải kiên trì, chịu khó, biết vận dụng linh hoạt các phương pháp, đặc biệt là trong việc tạo môi trường chữ cái phong phú quanh trẻ, giúp trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn nói riêng và góp phần vào việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói chung. Nhưng vì trẻ nghỉ học ở nhà, phụ huynh không có nhiều thời gian, chưa có phương pháp dạy.... Tất cả những điều đó thôi thúc tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp phụ huynh dạy trẻ học tốt chữ cái, góp phần tạo tâm thế tiền đọc viết cho trẻ 5 tuổi”.
docx 20 trang skmamnonhay 22/07/2024 950
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp phụ huynh dạy trẻ học tốt chữ cái, góp phần tạo tâm thế tiền đọc viết cho trẻ 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp phụ huynh dạy trẻ học tốt chữ cái, góp phần tạo tâm thế tiền đọc viết cho trẻ 5 tuổi

SKKN Một số biện pháp giúp phụ huynh dạy trẻ học tốt chữ cái, góp phần tạo tâm thế tiền đọc viết cho trẻ 5 tuổi
 2
 Đặc biệt là bố mẹ đi làm ăn xa, các con ở nhà với ông bà nên việc học tập của 
các con không có nhiều cơ hội học tốt môn chữ cái. Đôi khi ông bà dạy các cháu học 
còn phát âm chưa đúng các chữ cái theo chương trình quy định. Chính vì vậy mà trẻ 
dễ bị phát âm sai các chữ cái, có cháu còn nói ngọng, nói lắp. Và càng khó khăn hơn 
nữa là năm nay vì dịch bệnh Covid – 19 báo động mà trẻ phải nghỉ học ở nhà. Trong 
khi trẻ 5 tuổi đang trong độ tuổi học chữ, cần những kiến thức cơ bản về chữ cái để 
chuẩn bị thật tốt tâm thế bước vào lớp 1.
 Bắt nguồn từ những tầm quan trọng trên và những khó khăn của các bậc phụ 
huynh khi dạy con chữ cái ở nhà. Cho nên là một giáo viên mầm non tôi luôn tìm tòi 
để đưa ra những biện pháp giúp phụ huynh dạy trẻ nắm vững chữ cái, tạo tiền đề cho 
trẻ tự tin bước vào lớp 1, làm sao cho lượng kiến thức trẻ tiếp thu được đạt kết quả 
cao, trẻ hứng thú với bài học và tạo ra nhiều sản phẩm.
 Qua thời gian các bé nghỉ học ở nhà, tôi nhận thấy rằng trẻ làm quen chữ cái 
chưa được nhiều, trẻ viết chưa chuẩn, chưa biết sao chép các từ, tư thế ngồi chưa 
đúng, phát âm sai còn ngọng, chưa tập trung học và nhớ lâu được các chữ cái...Vì 
vậy mà nó đòi hỏi phụ huynh phải kiên trì, chịu khó, biết vận dụng linh hoạt các 
phương pháp, đặc biệt là trong việc tạo môi trường chữ cái phong phú quanh trẻ, 
giúp trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn nói riêng và góp phần vào việc phát 
triển ngôn ngữ cho trẻ nói chung. Nhưng vì trẻ nghỉ học ở nhà, phụ huynh không có 
nhiều thời gian, chưa có phương pháp dạy.... Tất cả những điều đó thôi thúc tôi chọn 
đề tài: “Một số biện pháp giúp phụ huynh dạy trẻ học tốt chữ cái, góp phần tạo tâm 
thế tiền đọc viết cho trẻ 5 tuổi”.
2. Mục đích nghiên cứu:
 Nhằm tìm ra một số biện pháp hữu hiệu nhằm giúp phụ huynh dạy trẻ học tốt 
chữ cái, góp phần tạo tâm thế tiền đọc viết cho trẻ 5 tuổi. Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin 
khi bước vào lớp 1.
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 Một số biện pháp giúp phụ huynh dạy trẻ học tốt chữ cái, góp phần tạo tâm thế 
tiền đọc viết cho trẻ 5 tuổi. 4
 PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề.
 1.1. Cơ sở lý luận:
 Ngôn ngữ có vai trò quan trọng giúp duy trì và phát triển xã hội loài người. Đặc 
biệt ngôn ngữ được sử dụng như một phương tiện của tư duy hay còn được hiểu ngôn 
ngữ là “cái vỏ” của tư duy, là phương thức biểu đạt muốn cho người khác hiểu được 
những suy nghĩ, nhu cầu, mong muốn của bản thân thông qua lời nói. Và để tạo cơ 
hội cho trẻ lứa tuổi mầm non phát triển tư duy, khả năng nhận thức, kĩ năng xã hội 
thì việc giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng.
 Như chúng ta đã biết, trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi khi bước vào trường tiểu 
học là một bước ngoặt lớn và khó khăn đối với trẻ. Vì ở mẫu giáo trẻ đang quen 
với vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì học tập lại là vai 
trò chủ đạo. Ngay từ nhỏ, trẻ được tiếp xúc với người lớn và sự vật xung quanh. Dần 
dần trẻ bắt đầu có khái niệm về thế giới xung quanh, rồi có nhu cầu vốn hiểu biết 
hơn về tên gọi đặc điểm của các sự vật. Chính vì thế việc dạy trẻ làm quen, học tốt 
các chữ cái và học đọc học viết đóng vai trò quan trọng, hình thành và phát triển các 
năng lực trí tuệ như: Ngôn ngữ mạch lạc, tư duy, cảm giác và khả năng chú ý có chủ 
đích. Cho trẻ làm quen chữ cái là chuẩn bị các kĩ năng tiền biết đọc, viết và đặc biệt 
là nhận biết các chữ cái cho trẻ 5 tuổi, chuẩn bị cho trẻ một hành trang “ Tiếng việt” 
vững chắc để trẻ bước vào lớp 1. 
 Trước hết làm quen với chữ cái là rèn luyện khả năng nghe, khả năng phát 
âm, khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng việt. Thông qua việc làm quen với chữ cái, trẻ 
được cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh. Cho trẻ làm quen với chữ cái 
còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu 
thế nào là đọc và viết sau này khi sang bậc học khác.
 Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc dạy trẻ học tốt chữ cái, trẻ 
có tiền đọc viết và những khó khăn trong việc trẻ ở nhà phòng chống dịch không 
được đến trường. Trẻ ở nhà với ông bà nhiều hơn bố mẹ còn bố mẹ vì cuộc sống nên 
chưa dành nhiều thời gian cho con. Phụ huynh chủ yếu là quan tâm đến việc ăn ngủ 
của trẻ, chưa hiểu được việc học tốt các chữ cái có tác dụng quan trọng trong việc 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi như thế nào. Trẻ nghỉ học vì dịch bệnh không thể 6
 Được sự quan tâm, phối hợp, tương tác của phụ huynh trong quá trình giáo dục 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là phụ huynh của các cháu có khó khăn về mặt 
ngôn ngữ.
 Một số trẻ nhận thức nhanh, hoàn thành các bài tập cô giao trên video và gửi 
sản phẩm lên Zalo nhóm lớp. 
 2.2. Khó khăn:
 Đồ dùng và các nguyên liệu còn thiếu chưa đầy đủ và phong phú. Đa số phụ 
huynh làm nông, và sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không đồng đều 
nên chưa chú trọng vào việc giáo dục và phát triển ngôn ngữ cho con em mình.
 Bên cạnh đó hiện nay trẻ thích chơi hơn thích học. Mỗi khi các cháu học tinh 
thần uể oải, không tập trung, trong khi các cháu lại thích chơi những trò chơi hiện 
đại như chơi game trên các phương tiện như: tivi, điện thoại cho nên trẻ không 
hứng thú với việc học chữ cái. Thời gian trẻ nghỉ học ở nhà phòng chống dịch bệnh 
Covid kéo dài. Trẻ thường ở nhà với ông bà, ông bà không dạy được trẻ học, có dạy 
cũng phát âm không chuẩn các chữ cái.
 2.3. Khảo sát thực trạng:
 Trước khi vào thực hiện đề tài tôi đã khảo sát và điều tra những khả năng của 
trẻ qua hình thức sử dụng câu hỏi trên “Google Form” gửi trên Zalo nhóm lớp. 
 (Minh chứng 1: Hình thức khảo sát qua Goole Form gửi trên Zalo nhóm lớp)
 Qua điều tra và khảo sát trên phần mềm thì tôi thấy đa số trẻ khi phát âm chữ 
cái còn chưa chuẩn, các mặt chữ cái chưa nhớ lâu, khả năng tô trùng khít chấm mờ 
và sao chép các từ còn chiếm tỉ lệ phần trăm cao. Để giúp phụ huynh có thể dạy trẻ 
học tốt các chữ cái, góp phần tạo tâm thế tiền đọc viết cho trẻ, khi tôi đã tiến hành 
khảo sát và đã thu được kết quả như sau:
(Minh chứng 2: Bảng khảo sát trẻ học chữ cái và khả năng tiền đọc viết cho trẻ 
lớp 5TA1 đầu năm học)
 Nhìn vào kết quả mà tôi khảo sát được tôi nhận thấy trẻ chưa nhớ hết các mặt 
chữ cái, phát âm các chữ cái chưa chuẩn, việc sao chép tô đồ các từ, ngồi đúng tư thế 
chiếm tỉ lệ phần trăm thấp. Trong khi các em lại nghỉ dịch ở nhà, cho nên bản thân 8
 Kiểu chữ dán phải chuẩn, phụ huynh nên sử dụng chữ in thường để viết tên các 
đồ dùng, đồ vật..... trong gia đình, sau đó dán lên đồ dùng đó. Từ đó để dần hình 
thành được mối quan hệ giữa nói và viết.
Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen nhóm chữ cái o, ô, ơ thì các bậc phụ huynh hãy dán chữ 
cái o vào cái cốc xúc miệng, dán chữ cái ô vào quyển sách, chữ ơ vào cái khăn. 
 (Minh chứng 4: Hình ảnh gắn chữ cái trên các đồ vật, đồ dùng cá nhân của trẻ)
Ví dụ: Gắn chữ cái từng kệ dép, tủ quần áo, các đồ dùng, đồ chơi, cây cối, cây cảnh.. 
và trẻ sẽ nhìn thấy các chữ cái có trong các từ đó. 
(Minh chứng 5 : Hình ảnh gắn chữ cái lên đồ dùng, đồ vật, cây cối xung quanh nhà)
 Như các bậc phụ huynh cũng biết, đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là dễ nhớ, 
dễ quên. Vì vậy những kiến thức mới cung cấp cho trẻ nếu không thường xuyên ôn 
luyện sẽ nhanh chóng quên ngay. Khi tham gia các hoạt động gia đình trẻ thường cất 
đồ chơi nhanh nhưng không ngăn nắp, bố mẹ thường mất nhiều thời gian để sắp xếp 
lại đồ chơi cho trẻ. Nó vừa mất thời gian mà trẻ lại không có thói quen lao động tự 
phục vụ. 
 Để khắc phục tình trạng này các bậc phụ huynh hãy xếp đồ dùng, đồ chơi trên 
giá ngăn nắp, gọn gàng và theo trật tự khoa học. Khi gắn tên cho các đồ chơi thì phụ 
huynh hãy đàm thoại với trẻ:
Ví dụ: Với đồ chơi gấu bông, điện thoại,Phụ huynh hãy hỏi trẻ đây là cái gì? Con 
hãy nhìn xem mẹ viết (ghép) từ “gấu bông” nhé! Chữ cái đầu tiên trong từ “gấu 
bông” là từ gì? Và những chữ cái còn lại là những chữ gì?
 Mỗi khi chơi với trẻ thì phụ huynh hãy trò chuyện với trẻ: Đây là hình gì? Dưới 
hình tròn có từ “Hình tròn”, sau đó cho trẻ đọc từ “Hình tròn”. Trong từ “Hình tròn” 
có chữ cái nào đã học? Chữ cái đầu tiên là từ nào?....
 Với hàng loạt câu hỏi hàng ngày như vậy, trẻ vừa được chơi, được nhìn thấy từ, 
thứ tự các chữ cái trong từ. Từ đó dần dần trẻ trẻ sẽ thuộc từ đó, có thể tự viết hoặc 
ghép chữ cái rời thành từ đó và phát âm thành thạo nó. Phụ huynh có thể tìm chữ 
theo yêu cầu, sau khi tìm được sẽ đọc to chữ cái đó lên. Như vậy, trẻ sẽ được hoạt 
động, vận động thoải mái và tập trung để đi tìm chữ cái đã học. Mỗi khi trẻ ra ngoài 
gặp những hình ảnh trên băng zôn, các từ, các chữ. trên đường đi trẻ sẽ tự tin và 10
Ví dụ: Tiếng kêu của động vật, âm thanh của phương tiện giao thông, âm thanh đồ 
vật, âm thanh của một số hiện tượng tự nhiên, âm thanh của các lễ hội,...Bởi vì các 
âm thanh khác nhau ấy sẽ có tác dụng kích thích thính giác các giác quan của trẻ rất 
lớn. Tổ chức cho trẻ hoạt động kết hợp với lời nói trong các trò chơi, bài hát, đóng 
kịch.
 Phụ huynh cần dành thời gian để chơi với trẻ, muốn tổ chức các hoạt động kích 
thích trẻ luyện đọc, luyện viết hàng ngày thì phụ huynh cần chuẩn bị đầy đủ các loại 
đồ dùng, đồ chơi, tạo tình huống, không khí chơi vui vẻ để lôi cuốn trẻ tham gia vào 
hoạt động, trẻ chủ động tự nguyện chứ tuyệt đối không được ép trẻ phải thực hiện tô, 
đồ, sao chép và tuyệt đối không được trách móc, chê các sản phẩm do trẻ làm ra.
 (Minh chứng 6 : Phụ huynh dành thời gian chơi với trẻ)
 Tạo môi trường chữ viết phong phú đa dạng. Để phát huy hiệu quả phụ huynh 
cần trang trí môi trường chữ với nhiều màu sắc, đa dạng phong phú các kiểu chữ to, 
nhỏ, kiểu dáng khác nhau. Để thu hút trẻ, phụ huynh cần tạo ra một góc thư viện 
ngay trong ngôi nhà của mình. Ở đây, phụ huynh hãy chuẩn bị thật nhiều sách, 
truyện,để trẻ được làm quen với nhiều loại sách, giúp trẻ chọn sách đúng ý thích, 
phụ huynh sẽ tham gia đọc sách cùng với trẻ. 
 ( Minh chứng 7: Tạo góc sách truyện trong gia đình )
 *Kết luận: Khi kích thích trẻ luyện đọc, luyện chữ sẽ làm cho trẻ hứng thú hơn 
khi học và hiệu quả của việc học sẽ tốt hơn. Ngoài ra giúp trẻ nhớ lâu các mặt chữ, 
thích thú trong việc đọc và luyện viết. Khi tinh thần trẻ được thoải mái thì học gì 
cũng sẽ nhanh và dễ hơn.
 4.3. Biện pháp 3: Sưu tầm, tổ chức các trò chơi cho trẻ làm quen chữ cái. 
 Đối với trẻ mầm non chơi là hoạt động chủ đạo, cho nên phụ huynh hãy sưu 
tìm ra một số trò chơi liên quan đến chữ cái. Nếu là những trò chơi có sử dụng các 
nguyên vật liệu có sẵn xung quanh trẻ thì càng tốt. Cô có một số gợi ý về các nguyên 
vật liệu sẵn có để phụ huynh dễ tìm như: Các hạt ngô, hạt đỗ, viên sỏi, đất nặn, hạt 
gấc, hạt bưởi, tấm bìa cắt thành các nét, thẻ chữ cái,Từ những nguyên liệu này phụ 
huynh có thể tạo ra vô số các trò chơi cho các bé tại nhà.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_phu_huynh_day_tre_hoc_tot_chu_cai.docx