SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5-6 tuổi

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước, của nhân loại. Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả mà con người hay thiên nhiên gây cho môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là quá trình giáo dục có mục đích nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, có sự quan tâm đến vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi, được thể hiện qua những kiến thức, thái độ hành vi của trẻ đối với môi trường xung quanh.
Vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra liên tục ở tất cả các nước trên thế giới, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới toàn cầu như tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, hạn hán lũ lụt ... xảy ra liên tục mà gần đây nhất như Trung Quốc đang trả giá cho tình trạng ô nhiễm làm ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nhân tố con người là yếu tố chính làm cho tình trạng ô nhiễm càng ra tăng trầm trọng nhưng chính con người cũng là nhân tố bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường sống. Môi trường sống của con người là vũ trụ bao la, trong đó hệ mặt trời và trái đất là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp rõ nét nhất. Môi trường thiên nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên: đất, nước, không khí, ánh sáng ...tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. Môi trường nhân tạo gồm những nhân tố vật lý, sinh học, xã hội do con người tạo nên, chịu sự chi phối của con người.
doc 30 trang skmamnonhay 14/06/2024 820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5-6 tuổi
 Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5-6 tuổi
giáo dục ở giai đoạn này sẽ được trẻ tiếp thu nhanh và thực hiện dễ dàng hơn và cũng 
ít mệt mỏi tốn kém hơn quá trình “giáo dục lại”.
 Giáo dục bảo vệ môi trường tiết kiệm năng lượng cho trẻ mầm non là cung cấp 
cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của 
trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc 
khám phá quy luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trường có thể bắt đầu từ 
lứa tuổi mầm non. Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất 
nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời 
sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước và của cá nhân. Để đảm 
bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý 
thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non 
giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói 
riêng và con người nói chung là cần thiết Từ đó biết cách sống tích cực với môi 
trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ
 Mỗi chúng ta ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe đối với bản 
thân, không có sức khỏe con người sống đâu còn ý nghĩa. “Người khỏe mạnh thì có 
trăm điều ước, người đau ốm thì chỉ ước một điều” chắc hẳn ai cũng đoán được điều 
ước đó là có sức khoẻ. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để mỗi người đều có một 
sức khỏe tốt, ngoài những yếu tố về dinh dưỡng, thể dục thể thao tinh thần thoải mái 
thì môi trường sống trong sạch đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy môi trường 
sống trong sạch là gì? Làm thế nào để có môi trường trong sạch? Mỗi chúng ta đã 
đóng góp được gì để cho môi trường ngày càng trong sạch hơn? Điều đó hoàn toàn 
phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân chúng ta. Còn sử dụng tiết kiệm năng lượng là 
như thế nào?
 Như chúng ta đã biết, năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất trên trái đất có 
nguồn gốc chủ yếu là mặt trời và năng lượng tàn dư trong lòng trái đất. Năng lượng 
mặt trời tồn tại chính là các dạng như: Bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học dưới 
dạng khối, năng lượng chuyển động khí quyển gió...Hiện nay năng lượng tiêu thụ phổ 
biến trong các gia đình thường tập trung vào các loại năng lượng: điện, xăng, dầu, 
rơm rạ, củi than. Năng lượng tiêu thụ trong gia đình thuộc dạng năng lượng không tái 
tạo có nguy cơ cạn kiệt. Trong khi đó nhu cầu sử dụng năng lượng của con người gia 
tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội. Do đó tiết kiệm năng lượng là 
cách tốt nhất để bảo vệ nguồn tài nguyên
 Trẻ mẫu giáo là lứa tuổi mà trẻ thích học hỏi hiếu động, khám phá những gì mới 
lạ, trẻ còn nhỏ tâm hồn trẻ còn ngây thơ hồn nhiên chưa biết gì về thế giới xung 
 2/30 Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5-6 tuổi
với người. Những vấn đề môi trường này nó cùng nhau tồn tại, xen lẫn và tương tác 
chặt chẽ vào nhau. Đặc biệt hơn hiện nay sự bùng nổ dân số cùng với quá trình đô thị 
hóa nhà máy, xí nghiệp đã tạo ra nhiều khí thải ... đang xâm nhập và làm ảnh hưởng 
đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Trẻ biết môi trường xung quanh trẻ bao 
gồm những gì? Trẻ biết phân biệt được môi trường xung quanh trẻ, những việc làm 
tốt - xấu đối với môi trường và làm gì để bảo vệ môi trường? Hay cũng có thể giáo 
dục trẻ cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân trẻ, biết chăm sóc và bảo vệ cây 
cối, bảo vệ con vật nơi mình ở. Biết về một số ngành nghề, văn hóa, phong tục tập 
quán của địa phương, xây dựng cho trẻ niềm tự hào và ý thức gìn giữ bảo tồn văn hoá 
dân tộc.
 Tạo môi trường hỗ trợ hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ một cách 
tích cực.Xây dựng góc thiên nhiên phong phú, gồm một số loại cây gần gũi với trẻ để 
hàng ngày cô và trẻ cùng chăm sóc. Xây dựng kế hoạch lao động vệ sinh. đảm bảo đồ 
dùng, đồ chơi, giá tủ, thiết bị vệ sinh như thùng rác, xô, chậu, bồn cầu luôn được giữ 
gìn sạch sẽ. Bên cạnh những đồ dùng trưc quan quen thuộc, có thể sử dụng máy vi 
tính như một phương tiện dạy học hiện đại để cho trẻ xem các hình ảnh, đoạn video, 
chơi trò chơi có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Đây là phương tiện dạy học 
hấp dẫn với trẻ nhỏ, có khả năng truyền tải kiến thức đến với trẻ một cách sống động, 
gần gũi, dễ hiểu. Giáo viên sưu tầm những tư liệu từ mạng có nội dung bảo vệ môi 
trường để sử dụng vào việc dạy học
 Hình ảnh các trận bão lũ, cháy rừng, rác thải
2. Thực trạng vấn đề
a. Thuận lợi:
 - Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học được đầu tư đồng bộ đầy đủ 
hiện đại.
 4/30 Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5-6 tuổi
 7 Biết tiết kiệm nước khi sử dụng nước 28 70 %
 8 Nhắc nhở người lớn tiết kiệm điện 25 62,5 %
 Qua cuộc khảo sát tôi nhận thấy rằng trẻ có kiến thức trong việc bảo vệ môi 
trường còn chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy việc giáo dục trẻ bảo vệ 
môi trường được xác định là mét trong các nhiệm vụ quan trọng, được tiến hành trong 
quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
 Từ thực tế trên tôi đã bàn bạc giáo viên cùng lớp thống nhất về phương pháp và 
đưa ra nhiều biện pháp thực hiện rèn trẻ có mét sè kinh nghiệm hiệu quả nhất.
 Vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non là nhiệm 
vụ vô cùng quan trọng. “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết 
kiệm năng lượng cho trẻ 5-6 tuổi” như sau:
3. Các biện pháp thực hiện
 Nói đến bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng nó có vẻ cao siêu với trẻ 
mầm non, nhưng nó không hề khó khi ta áp dụng chỉ đơn giản là lồng ghép qua các 
hoạt động hàng ngày của trẻ giúp trẻ “Học mà chơi, chơi mà học”.
3.1. Biện pháp 1: Phát động cuộc thi bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng 
ngay tại lớp học.
 Đối với trẻ mầm non xây dựng môi trường giáo dục trẻ là rất quan trọng vì môi 
trường giáo dục có tốt thì mới kích thích sự khám phá tìm tòi của trẻ. Cũng chính vì 
vậy ngay từ đầu năm học tôi đã phát động cuộc thi bảo vệ môi trường và tiết kiệm 
năng lượng trong cuộc họp với phụ huynh để cùng với trường lớp tạo điều kiện cho 
trẻ bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng ngay tại lớp học của mình
 Việc phát động cuộc thi bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng ngay tại lớp 
học để hình thành cho trẻ một thói quen tốt. Để trẻ biết những hành động để bảo vệ 
môi trường tiết kiệm năng lượng bao gồm những việc gì cô cùng phụ huynh tạo môi 
trường cho trẻ hoạt động, tạo môi trường lớp học thoáng- xanh- sạch- đẹp. Trang trí 
các nội dung giáo dục theo chủ đề, theo sự kiện tháng. Làm nhiều góc mở để lôi cuốn 
trẻ vào các hoạt động. Đặc biệt là ở mỗi góc chơi tôi thường gắn những nội quy nho 
nhỏ giúp trẻ có thể thực hiện đúng theo nội quy của từng góc chơi. Hàng tuần, tôi 
phân công từng nhóm trẻ giúp cô lao động trực nhật, lau dọn góc chơi, lau lá cây từ 
đó trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp gọn gàng. Biết cất và lấy đồ 
chơi đúng quy định.
 6/30 Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5-6 tuổi
 Hình ảnh quy định và ký hiệu các góc chơi
 Hình ảnh phân công trẻ lao động tự phục vụ
 Thông qua các hoạt động hàng ngày trẻ được “Học mà chơi, chơi mà học” được 
củng cố lại kiến thức qua đó hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc 
hình thành nhân cách tốt đẹp.
 8/30 Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5-6 tuổi
 Trẻ cùng nhau làm sản phẩm tự tạo, rối làm từ phế liệu
 Đối với lĩnh vực khám phá khoa học và xã hội như “Tìm hiểu công việc của cô 
lao công”, chúng tôi kết hợp giáo án điện tử và cho trẻ video cô lao công ngày đêm 
quét rác trên đường phố làm cho đường phố thêm sạch đẹp, từ đó trẻ luôn có ý thức 
giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học sạch sẽ.
 Hình ảnh tìm hiểu cô công nhân vệ sinh môi trường
* Chủ đề trường mầm non
 Ngoài việc cung cấp cho trẻ kiến thức về chủ đề, cô giáo dục trẻ có ý thức giữ 
gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không hái hoa bẻ cành cây xung quanh trường lớp...
 Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ chọn những hành vi đúng - sai”. Cô làm tranh vẽ 
về việc giữ gìn bảo vệ môi trường của một bạn nhỏ như: bé vứt rác vào thùng, vứt rác 
 10/30 Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5-6 tuổi
 + Giáo dục trẻ không sờ vào các thiết bị điện hay ổ cắm vì sẽ gây nguy hiểm 
cho trẻ
* Chủ đề bản thân: Đề tài : Nhu cầu của bé”
 Giáo dục trẻ biết ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối 
với sức khoẻ con người. Trẻ có hành vi và thói quen tốt trong ăn uống: mời cô, mời 
bạn, không ăn quà vặt ngoài đường... Nhận biết ký hiệu thông thường: nhà vệ sinh 
nam, nữ, thùng đựng rác... và nhận biết một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản 
thân: dao, kéo, ổ cắm điện, ao, hồ...
 Mục đích- yêu cầu:
 + Kiến thức: Trẻ biết nhu cầu của bản thân, điện có từ đâu, biết các đồ dùng sử 
dụng từ điện
 +Kỹ năng: Trẻ kể được các nhu cầu sử dụng điện trong gia đình, một số hành vi 
sử dụng tiết kiệm điện. Phân biệt các hành vi đúng sai khi sử dụng điện
 + Thái độ: Có ý thức tiết kiệm điện trong sinh hoạt
 Tiến hành:
 + Trẻ kể về nhu cầu của bản thân ( nhu cầu ăn, ngủ, vui chơi, học tập, ngaoif ra 
trên nhu cầu sử dụng năng lượng như xem ti vi, sưởi ấm...)
 + Cung cấp cho trẻ kiến thức điện có từ đâu, làm gì để tiết kiệm năng lượng.
 + Trò chơi củng cố: 
 TC1: Xem video, hình ảnh có nội dung sử dụng tiết kiệm điện năng lượng, trẻ 
nói nội dung của đoạn video, hình ảnh 
 TC2: Kể tên các đồ dùng với các thiết bị sử dụng
 TC3: Gạch bỏ những hành vi sai khi sử dụng điện nước
 Giờ khám phá khoa học: “Năm giác quan của bé”. Cho trẻ khám phá thực hành 
trải nghiệm các giác quan và qua đó giáo dục trẻ biết chăm sóc giữ gìn đôi mắt (không 
dụi tay bẩn lên mắt, rửa mặt hàng ngày bằng nước và khăn sạch). Giáo dục trẻ biết 
giúp đỡ những bạn bị khiếm thị, bị cận... không cho tay bẩn vào tai, không dùng que 
ngoáy tai của mình và của bạn, khi tắm gội chú ý không để nước chui vào tai... biết 
đội mũ, ô khi ra trời nắng và đeo khẩu trang, thường xuyên đánh răng và không ăn 
những thức ăn quá nóng, quá lạnh, phải giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày, tiết kiệm 
nước khi rửa tay và đánh răng...
 Hay giờ hoạt động âm nhạc bài hát “Em vẽ môi trường màu xanh”cô giáo dục 
bảo vệ môi trường cho trẻ bằng cách giáo dục trẻ qua bài hát: Cô hỏi: Trong bài hát 
môi trường xanh có những gì? ( ánh nắng, hàng cây xanh, dòng nước xanh, bầu trời 
 12/30

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_va_t.doc