SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi

Vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra liên tục ở tất cả các nước trên thế giới, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới toàn cầu như tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, hạn hán, lũ lụt...xảy ra liên tục mà gần đây nhất như Trung Quốc đang trả giá cho tình trạng ô nhiễm làm ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nhân tố con người là yếu tố chính làm cho tình trạng ô nhiễm càng gia tăng trầm trọng nhưng chính con người cũng là nhân tố bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường sống. Môi trường sống của con người là vũ trụ bao la, trong đó hệ mặt trời và trái đất là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp rõ nét nhất. Môi trường thiên nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên: đất, nước, không khí, ánh sáng...tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. Môi trường nhân tạo gồm những nhân tố vật lý, sinh học, xã hội do con người tạo nên, chịu sự chi phối của con người. Môi trường xã hội bao gồm mối quan hệ giữa người với người. Những vấn đề môi trường này nó cùng nhau tồn tại, xen lẫn và tương tác chặt chẽ vào nhau.
Đặc biệt hơn hiện nay sự bùng nổ dân số cùng với quá trình đo thị hóa các nhà máy, xí nghiệp tạo ra nhiều khí thải, khói độc,...đang xâm nhập và làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của con người.
Trẻ biết môi trường xung quanh trẻ bao gồm những gì? Trẻ biết phân biệt được môi trường xung quanh trẻ, những việc làm tốt - xấu đối với môi trường và làm gì để bảo vệ môi trường? Hay cũng có thể giáo dục trẻ cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân trẻ, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật nơi mình ở. Dạy trẻ biết về một số ngành nghề, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, xây dựng cho trẻ niềm tự hào và ý thức gìn giữ bảo tồn văn hoá dân tộc. Vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
doc 26 trang skmamnonhay 30/03/2025 310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
 Hiện nay bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề nóng bỏng trên toàn 
cầu. Tất cả các quốc gia trên thế giới đã và đang nỗ lực vào cuộc để tìm ra 
những giải pháp để cứu lấy Trái đất - Ngôi nhà chung của toàn nhân loại. Môi 
trường đang bị hủy hoại do chính con người vẫn đang diễn ra từng ngày, từng 
giờ ở khắp nơi trên thế giới. Tài nguyên khoáng sản cạn kiệt, rừng bị chặt phá 
bừa bãi, các chất thải công nghiệp không được xử lý, làm môi trường đất, nước, 
không khí bị ô nhiễm nặng nề. Hậu quả của sự tác động đó là những trận nắng 
nóng, những trận động đất, những cơn bão, lũ khủng khiếp trên thế giới. Một 
trong những nguyên nhân chính gây nên những tình trạng đó là do thiếu hiểu 
biết về môi trường của các quốc gia nói chung và của từng cá nhân nói riêng. Để 
khắc phục những vấn đề này, nhiệm vụ hàng đầu được đặt ra là phải nhanh 
chóng tăng cường việc giáo dục bảo vệ môi trường cho từng cá nhân ở mọi lứa 
tuổi đặc biệt là lứa tuổi mầm non.
 Để nhằm khắc phục hậu quả con người gây ra đối với môi trường, giáo 
dục mầm non là mắt xích đầu tiên có vai trò vị trí quan trọng trong việc giáo dục 
môi trường cho trẻ, việc đưa giáo dục môi trường trong trường mầm non là vô 
cùng cần thiết, sẽ giúp trẻ tạo ra những phản xạ, thói quen đầu tiên về bảo vệ 
môi trường sống của mỗi cá thể, từ đó xây dựng quan niệm nhận thức, kiến thức 
và kỹ năng cho các bậc học sau.
 Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những 
kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm 
tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc khám 
phá quy luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trường có thể bắt đầu từ 
lứa tuổi mầm non. Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật 
chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối 
với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước và của cá 
nhân.
 Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh 
thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất 
sớm, từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi 
trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết. Từ 
đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành 
mạnh của cơ thể và trí tuệ.
 Ngày nay trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước nhu 
cầu đào tạo thế hệ trẻ - lực lượng kế thừa xây dựng đất nước sau này, giáo dục 
 2/26 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
 Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh 
con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và 
sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước, của nhân loại. Bảo vệ môi trường là 
những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng 
sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả mà con người hay thiên nhiên gây 
cho môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là quá trình giáo 
dục có mục đích nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, 
có sự quan tâm đến vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi, được thể hiện qua 
những kiến thức, thái độ hành vi của trẻ đối với môi trường xung quanh.
 Vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra liên tục ở tất cả các nước trên thế 
giới, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới toàn cầu như tình trạng ô nhiễm không 
khí, nguồn nước, hạn hán, lũ lụt...xảy ra liên tục mà gần đây nhất như Trung 
Quốc đang trả giá cho tình trạng ô nhiễm làm ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nhân tố 
con người là yếu tố chính làm cho tình trạng ô nhiễm càng gia tăng trầm trọng 
nhưng chính con người cũng là nhân tố bảo vệ môi trường và cải thiện môi 
trường sống. Môi trường sống của con người là vũ trụ bao la, trong đó hệ mặt 
trời và trái đất là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp rõ nét nhất. Môi trường thiên 
nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên: đất, nước, không khí, ánh sáng...tồn tại 
khách quan ngoài ý muốn của con người. Môi trường nhân tạo gồm những nhân 
tố vật lý, sinh học, xã hội do con người tạo nên, chịu sự chi phối của con người. 
Môi trường xã hội bao gồm mối quan hệ giữa người với người. Những vấn đề 
môi trường này nó cùng nhau tồn tại, xen lẫn và tương tác chặt chẽ vào nhau. 
Đặc biệt hơn hiện nay sự bùng nổ dân số cùng với quá trình đo thị hóa các nhà 
máy, xí nghiệp tạo ra nhiều khí thải, khói độc,...đang xâm nhập và làm ảnh 
hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của con người.
 Trẻ biết môi trường xung quanh trẻ bao gồm những gì? Trẻ biết phân biệt 
được môi trường xung quanh trẻ, những việc làm tốt - xấu đối với môi trường và 
làm gì để bảo vệ môi trường? Hay cũng có thể giáo dục trẻ cách chăm sóc giữ 
gìn sức khỏe cho bản thân trẻ, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật 
nơi mình ở. Dạy trẻ biết về một số ngành nghề, văn hóa, phong tục tập quán của 
địa phương, xây dựng cho trẻ niềm tự hào và ý thức gìn giữ bảo tồn văn hoá dân 
tộc. Vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non là 
nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
 4/26 Bảng khảo sát đầu năm về ý thức bảo vệ môi trường của trẻ
 (Tổng số trẻ: 47 trẻ)
 Nội dung Đạt Chưa đạt
 Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ
 1. Trẻ biết tác hại 33 70,2% 14 29,8%
 của bão, lũ
 2. Nguyên nhân làm 36 76,5% 11 23,5%
 ô nhiễm nguồn nước
 3. Vệ sinh lau đồ 38 80,8% 9 19,2%
 dùng, đồ chơi
 4. Có ý thức bảo vệ 36 76,5% 11 23,5%
 cây xanh
 5. Không vứt rác 39 83% 8 17%
 bừa bãi
3.2. Biện pháp 2: Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường thông qua các bài 
thơ, câu chuyện 
 Tâm lý lứa tuổi mầm non trẻ tri giác bằng trực quan và hành động cụ thể, 
nên những hành vi, hành động, lời nói, trong các bài thơ, bài hát, câu chuyện, 
những hoạt động trẻ được trải nghiệm có tác động sâu sắc đến tâm lý của trẻ.
 Tôi sưu tầm các câu chuyện có nội dung về môi trường, phản ánh mối 
quan hệ môi trường với thiên nhiên, nhằm cho trẻ nghe và cảm nhận đối với sự 
kiện hay đối tượng trong chuyện kể, các chuyện đó đều hấp dẫn và có tác dụng 
giáo dục môi trường cho trẻ. Đó là các truyện: Con chuột chết, Ai có lỗi, Nỗi đau 
của lá, Chó cứu hỏa, Mỗi người một việc, Chú sâu róm quá đói,..
 Giáo dục môi trường cho trẻ thông qua đọc thơ. Tôi đã sưu tầm một số bài 
thơ có nội dung về môi trường để giáo dục trẻ:
 Thùng rác trò chuyện
 Xin bạn đừng chê tôi
 Mất vệ sinh bẩn lắm
 Tôi - thùng rác công cộng
 Chẳng ai ngó, ai nhìn.
 Không có tôi lọ lem
 Phố mình đầy rác rưởi
 Không có tôi nhuốc nhem
 Phố mình đầy ruồi muỗi.
 Nào bỏ đây vỏ trái
 Giấy kẹo que cà rem
 Đừng thương tôi mà quên
 6/26 Cùng đi nhặt lá
Bỏ vào thùng rác
Các nơi đều sạch
Không khí trong lành
Giúp bé học hành
Chăm ngoan, khỏe mạnh
 Minh Châu
 Tập quét nhà
Cái chổi lúa
Dựng góc nhà
Theo em ra
Và đi quét
Mẹ dặn trước
Quét trong nhà
Gần đến xa
Sân sạch bóng
Dù bụi đọng
Rác ngổn ngang
Giúp mẹ làm
Vui chẳng ngại!
 Văn Hải
 Lời cô dạy
Bé nhớ lời cô dạy
Không hái lá bẻ cành
Để cây luôn tươi tốt
Thấy rác rơi vương vãi
Nhặt bỏ vào giỏ ngay
Giũ vệ sinh môi trường
Không xả rác bừa bãi
Sạch, xanh và tươi đẹp
 8/26 Ví dụ 2: Với chủ đề “Giao thông” gồm các nội dung:
 - Trẻ biết được nguyên nhân của các phương tiện giao thông làm ô nhiễm 
môi trường
 + Tiếng ồn của động cơ, tiếng còi xe máy, ô tô, tàu hoả, máy bay
 + Các phương tiện chở hàng cồng kềnh cũng gây cản trở, gây tắc nghẽn 
giao thông, gây ra tai nạn
 + Trẻ chơi không đúng chỗ cũng làm cản trở giao thông
 - Biện pháp giảm bớt ô nhiễm môi trường do phương tiện giao thông gây 
ra
 + Không vứt rác xuống đường, xuống sông khi đi trên các phương tiện 
giao thông
 - Các hành vi văn minh khi tham gia giao thông: đội mũ bao hiểm khi 
ngồi trên xe máy; ngồi trên xe ô tô không thò tay,thò đầu ra ngoài tránh nguy 
hiểm; chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông
 - Tiết kiệm trong sinh hoạt: Cô và trẻ làm đồ đùng, đồ chơi, các phương 
tiện giao thông bằng các phế liệu
 Từ những kế hoạch trên giáo viên có thể dễ dàng chọn nội dung giáo dục 
bảo vệ môi trường tích hợp vào các hoạt động trong ngày hoặc ngày hội ngày lễ, 
sao cho phù hợp mà không nặng quá về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường 
hoặc tích hợp không phù hợp với nội dung chính của mỗi hoạt động
 Ví dụ 3: Với chủ đề “Thế giới thực vật” 
 Qua giờ khám phá khoa học “Môi trường sống của một số loại cây” tôi 
đàm thoại cùng trẻ: Cây xanh để làm gì? Cây xanh có ích lợi như thế nào? 
 Qua lợi ích của cây xanh, cô giáo giáo dục trẻ không ngắt lá bẻ cành, phải 
bảo vệ chăm sóc cây xanh để cây cho ta nhiều lợi ích. Tôi cung cấp cho trẻ 
những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường như: Trẻ biết được cây cần ánh 
sáng, nước, không khí, đất
 + Trẻ biết được cây cần có sự chăm sóc của con người
 + Trẻ biết cây làm cảnh, cho ta bóng mát, cây, có tác dụng điều hoà và 
làm sạch không khí, cây còn giữ cho đất khỏi trôi khi mùa mưa bão
 + Cây còn là nơi ở của động vật
 + Cây cối còn làm giảm ô nhiễm môi trường: giảm bụi, tiếng ồn, chất độc 
hại, giảm nhiệt độ ngày hè
 + Trẻ biết được những nguy hiểm xảy ra khi rừng cây bị tàn phá: Con vật 
không có nơi ở, không có thức ăn, nhiều động vật quý hiếm bị diệt chủng, lũ lụt 
xảy ra thường xuyên, không còn những cây thuốc quý
 + Giáo dục trẻ cần phải bảo vệ rừng và cây xanh
 10/26 trường, phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn và tìm ra nguyên nhân của 
chúng
 + Thông qua các trò chơi vận động: Trẻ mô tả các hành vi bảo vệ môi 
trường hoặc làm hại môi trường, động tác cuốc đất, trồng cây, tưới nước, bắt 
sâulà hành vi có lợi cho môi trường. Còn chặt cây, dẫm lên thảm cỏ, đốt rừng, 
săn bắt thú rừng, chim là động tác gây tổn hại đến môi trường.
 + Thông qua các trò chơi đóng kịch: trẻ thể hiện nội dung các câu chuyện 
bảo vệ môi trường, thể hiện các hành vi có lợi hành vi có hại cho môi trường.
 + Thông qua trò chơi một số phương tiện công nghệ hiện đại: trẻ nhận 
biết môi trường bẩn, sạch
* Hoạt động học tập: 
 + Thể chất: trẻ minh họa các động tác có lợi hoặc có hại cho môi trường
 + Tạo hình: Vẽ, nặn, cắt, dán thể hiện hiểu biết của mình về môi trường
 Ví dụ: Trẻ vẽ đường phố xanh, sạch đẹp và đường phố bẩn bị ô nhiễm 
môi trường
 + Âm nhạc: Trẻ hiểu một số nội dung bài hát, bài múa thể hiện môi 
trường sạch đẹp
 + Làm quen với văn học: Trẻ được nghe nhiều câu chuyện, bài thơ về môi 
trường, những việc làm có lợi, có hại tới môi trường, tác hại của môi trường ô 
nhiễm đến sức khỏe con người
 + Khám phá môi trường xung quanh: Tổ chức cho trẻ quan sát sự phát 
triển của cây? Cây cần gì để lớn lên (đất, nước, không khí, ánh sáng) hiểu sự cần 
thiết của chúng đối với con vật và thực vật. Trẻ đưa ra các phương án giải quyết 
trong một số tình huống giả định. Ví dụ: Cháu sẽ làm gì khi thấy nước tràn và 
chảy ra ngoài?
* Hoạt động lao động:
 + Lao động tự phục vụ: Trẻ tự phục vụ cho mình như đi đại tiện, tiểu tiện 
đúng nơi quy định, đi vệ sinh xong trẻ biết rửa tay sạch sẽ. Các đồ dùng vệ sinh 
được dùng để ngăn nắp là một hành vi tốt, lớp gọn gàng; trẻ biết ăn hết xuất và 
khi ăn không rơi vãi cơm ra ngoài là một hành vi tiết kiệm - bảo vệ môt trường
 + Lao động chăm sóc con vật nuôi, cây trồng: Đây chính là việc làm tốt 
cho môi trường. Ngoài ra còn hình thành lòng tự hào ở trẻ khi góp công sức của 
mình vào việc cho môi trường xanh, sạch, đẹp 
 + Lao động vệ sinh môi trường: Lau chùi đồ dùng, đồ chơi, xếp dọn đồ 
dùng ngăn nắp, nhặt rác sân trường
 12/26

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho.doc