SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A3 khu chính

Để làm tốt những vấn đề này tôi nghĩ trước hết mỗi con người chúng ta cần phải có nhận thức về môi trường, có kiến thức, kỹ năng và hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời phải tích cực tìm ra những biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường ngay từ ban đầu cho trẻ trong trường mầm non, chính vì vậy việc mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ mẫu giáo về môi trường và vệ sinh môi trường là rất cần thiết. Giáo dục môi trường ở trường mầm non sẽ hình thành những phản xạ, những thói quen đầu tiên trong việc bảo vệ môi trường, giáo dục trẻ có thái độ, ứng xử đúng đắn với môi trường tôn trọng và giữ gìn môi trường, biết cách sống tích cực và thân thiện với môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường, giúp trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật nơi mình ở, giữ gìn vệ sạch sẽ góp phần xây dựng cho trẻ niềm tự hào và ý thức gìn giữ bảo tồn văn hoá dân tộc. Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là một tâm điểm nóng của xã hội. Chính vì vậy việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ là rất cần thiết và cấp bách.
docx 16 trang skmamnonhay 15/04/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A3 khu chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A3 khu chính

SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A3 khu chính
 Cụ thể qua kết quả khảo sát đầu năm như sau:
 Stt Nội dung khảo sát Số trẻ Tỷ lệ %
 1 Trẻ chưa có ý thức tham gia bảo vệ môi trường 12/25 48%
 2 Trẻ có ý thức tham gia bảo vệ môi trường 14/25 56%
 3 Trẻ tích cực tham gia bảo vệ môi trường 9/25 36%
 4 Trẻ có kỹ năng bảo vệ môi trường 8/25 32%
 5. Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp "Một số biện pháp giáo dục ý 
thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A3 khu chính"
 Ông cha ta có câu "Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm" câu nói đó 
chính là yếu tố làm cho con người có thói quen sống vệ sinh, ngăn lắp, sạch sẽ, 
chính là bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
 Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. 
Chăm sóc giáo dục trẻ là chăm sóc đến tương lai của dân tộc. Bởi vậy các 
chuyên gia giáo dục đã khẳng định giáo dục bảo vệ môi trường là rất cần thiết và 
cấp bách bắt đầu từ thế hệ mầm non, nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ 
đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, nhằm tạo ra thái 
độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Ngày nay một trong 
những mối lo âu hàng đầu của con người đó chính là vấn đề ô nhiễm môi 
trường.
 Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách và quan trọng không chỉ 
riêng ở Việt Nam mà còn của toàn nhân loại trên thế giới. Cuộc sống ngày càng 
hiện đại thì nhu cầu về vật chất của con người càng tăng vì vậy vấn đề ô nhiễm 
môi trường cũng tăng theo. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất 
nhân tạo bao quanh con người, có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng tới đời sống, 
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật khác trên trái đất. Môi 
trường trong sạch thì con người sẽ có sức khỏe tốt, môi trường bị ô nhiễm thì nó 
có nguy cơ hủy diệt tất cả các nhân loại. Môi trường bị ô nhiễm thể hiện trên 
 2 6. Mục đích của biện pháp.
 - Mục đích lớn của biện pháp là tìm ra một số biện pháp tốt nhất để rèn 
luyện thói quen, giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường, giúp trẻ nhận thức 
được những hành động đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường cũng chính là 
bảo vệ sức khỏe của bản thân mình góp phần đắc lực cho quá trình hình thành 
nhân cách của trẻ. 
 7. Nội dung.
 7.1. Một số biện pháp có cải tiến về việc giáo dục ý thức bảo vệ môi 
trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi A3 khu chính"
 * Biện pháp 1: Công tác phối kết hợp cùng phụ huynh.
 Để thành công trong việc giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường thì 
việc phối kết hợp cùng với phụ huynh là rất quan trọng cần phải làm ngay từ đầu 
năm.
Vì phụ huynh (cha mẹ) trẻ là người tác động đến trẻ nhiều nhất về các hành vi 
trong mọi lĩnh vực giáo dục hình thành nhân cách của trẻ. Đồng thời cũng là 
những người luôn sát cánh cùng giáo viên trong suốt quá trình chăm sóc giáo 
dục trẻ ở độ tuổi mầm non. Ngoài ra còn phối hợp với nhà trường trong công tác 
tuyên truyền cho các bậc phụ huynh cùng có ý thức bảo vệ môi trường và nhiệt 
tình ủng hộ các phong trào của trường như: 
 Tuyên truyền với phụ huynh về sự ô nhiễm môi trường và những dịch 
bệnh do ô nhiễm môi trường gây ra đặc biệt là bệnh covid- 19.
 + Trang trí góc tuyên truyền ngoài lớp học về các hình ảnh gây nên ô 
nhiễm môi trường, không biết bảo vệ môi trường:
 VD: Hình ảnh khu rác thải chưa được xử lý, hình ảnh vứt rác thải bừa bãi 
ra đường, hình ảnh các phương tiện giao thông xả khói bụi, hình ảnh bạn học 
sinh bẻ cành cây... và một số các hình ảnh khác có hành vi đúng bảo vệ môi 
trường. 
 + Qua buổi đón trả trẻ nhắc nhở phụ huynh thường xuyên giáo dục trẻ bảo 
vệ môi trường. Nhắc nhở phụ huynh để xe đúng khu vực cho phép.
 4 làm hai đội chơi, mỗi đội có một bức tranh và có những hình ảnh giống nhau, 
yêu cầu 2 đội phải bật qua các vòng và đội 1 khoanh tròn các hành vi đúng đội 2 
khoanh tròn vào những hành vi sai. Thời gian trò chơi được tính bằng một bản 
nhạc. Khi kết thúc bản nhạc đội nào khoanh được nhiều và đúng theo yêu cầu là 
đội đó dành chiến thắng.
 Kết quả: tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia vào trò chơi và có ý thức về 
bảo vệ môi trường như : Cùng cô sắp xếp đồ chơi ngăn lắp gọn gàng, làm đồ 
chơi trang trí lớp, làu chùi bàn ghế sạch sẽ, trồng thêm nhiều cây xanh góc thiên 
nhiên.
 Hình ảnh: Trẻ chơi trò chơi khoanh hành vi đúng, sai
 Chủ đề “Bản thân bé”
 VD: Giờ học KPKH: Khám phá chức năng của 5 giác quan: “mắt, 
mũi,lưỡi, tai, da”. Cho trẻ thực hành trải nghiệm qua đó giáo dục trẻ biết vệ 
sinh chăm sóc cho bản thân ( không dụi tay bẩn lên mắt, rửa mặt hàng ngày 
bằng nước và khăn sạch). Giáo dục trẻ không cho tay bẩn vào miệng, không 
 6 Hình ảnh: Giáo viên hướng dẫn trẻ tiết kiệm điện, nước.
 8 Như vậy việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các 
 chủ đề khác như ở chủ đề: phương tiện giao thông, thế giới thực vật, quê hương 
 đất nước.....quả thật rất phong phú, đa dạng khi chúng ta biết lồng ghép tích hợp 
 để giúp trẻ có những kiến thức hiểu biết về chăm sóc cho bản thân, về môi 
 trường xung quanh gần gũi với bản thân, biết sử dụng và giữ gìn đồ dùng luôn 
 sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp.... biết sống vì môi trường, bảo vệ và giữ gìn môi 
 trường, có thái độ đúng với môi trường một cách tích cực và hiệu quả.
 * Biện pháp 3: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động 
khác.
 Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động vui chơi
 Hoạt động chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ, thông qua các 
trò chơi phân vai, trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của vai chơi.
 VD: Trò chơi gia đình, nấu ăn, bác sỹ..., Giáo dục cho trẻ phải biết dọn 
dẹp vệ sinh nhà cửa, lau chùi nền nhà sạch sẽ, quần áo gấp gọn gàng, ngăn nắp 
đi mua đồ dùng gia đình giữ gìn không rơi vỡ, sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong gia 
đình gọn gàng, ngăn nắp... trước khi ăn phải rửa tay, rửa mặt sạch sẽ nhắc nhở 
mọi người phải biết sử dụng nước tiết kiệm.
 Hình ảnh: Trẻ đang gấp quần áo, sắp xếp đồ dùng gia đình gọn gàng ngăn nắp 
 10 Biện pháp 4: Thông qua tổ chức giờ ăn, ngủ cho trẻ:
 Đây là hoạt động nhằm hình thành các nề nếp thói quen trong sinh hoạt, 
trẻ được vui vẻ và thoải mái như :
 Cô thường xuyên nhắc trẻ phải biết kê bàn ngay ngắn, biết lấy khay ( 
đựng cơm thừa, cơm rơi vãi và 1 khay để khăn ướt lau miệng ). Sau đó ra xếp 
hàng rửa tay. Trong khi ăn cô nhắc trẻ ăn ngon miệng, nhai kỹ, ăn hết xuất, khi 
ho phải lấy tay che miệng, không nói chuyện trong khi ăn tạo những thói quen 
văn minh lịch sự. Ăn xong biết xếp bát, thìa vào nơi quy định một cách gọn 
gàng, sau đó trẻ đi đánh răng, lau miệng, nhắc nhở trẻ tiết kiệm nước bằng cách 
lấy cốc hứng nước, không vặn vòi nước chảy liên tục khi đánh răng.
 Nhắc trẻ giữ gìn vệ sinh phòng, nhóm sạch sẽ, đi vệ sinh phải đúng nơi 
quy định, đi xong để dép lên giá xếp ngay ngắn theo tổ, sau đó biết lấy gối đi 
ngủ, biết gấp quần áo và để đúng nơi quy định.
 Kết quả : Trẻ có ý thức gọn gàng, ngăn nắp và có ý thức xây dựng bảo vệ 
môi trường chung.
 Biện pháp 5: Thông qua hoạt động lao động ( ngoại khoá).
 Tôi thường tổ chức hoạt động lao động vào các buổi chiều thứ 5 hàng 
tuần để cho trẻ lao động vệ sinh môi trường xunh quanh trường lớp như :
 + Tổ 1: Thu gom rác xung quanh trường ( nhặt giấy vụn, vỏ bim bim, vỏ 
hộp sữa, thu gom lá bỏ vào thùng rác)
 + Tổ 2: Lau đồ dùng, đồ chơi, các giá để đồ chơi của lớp.
 + Tổ 3: Sắp xếp đồ chơi đúng nơi quy định
 Kết quả : Hình thành cho trẻ ý thức tự lập, tự giác và tinh thần đoàn kết 
cùng nhau bảo vệ môi trường.
 Hưởng ứng chương trình chủ nhật xanh cô và trẻ thực hiện hoạt động vệ 
sinh trường lớp thu gom rác thải tạo môi trường xanh -sạch- đẹp và an toàn
 12 Biện pháp 6: Thông qua hoạt động nêu gương.
 Hoạt động nêu gương cũng là một trong những hoạt động để tôi thực hiện 
nhiệm vụ rèn trẻ kỹ năng bảo vệ môi trường cho trẻ một cách có chiều sâu, giúp 
cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường một cách hiệu quả nhất.Vào những buổi nêu 
gương cô cho trẻ nêu kể những việc làm tốt giúp cô giáo và các bạn như: biết kê 
bàn ăn, biết gấp khăn, biết đổ khay thức ăn thừa vào nồi, biết nhặt rác để vào 
thùng, xếp ghế, có kỹ năng sống như biết chào hỏi, khi mắc lỗi với cô hoặc bạn 
thì biết xin lỗi, khi có người khác giúp đỡ hay cho quà thì biết cảm ơn...Trong 
những buổi nêu gương như vậy đã giúp trẻ làm tốt hơn những công việc hàng 
ngày trẻ lao động giúp cô. Tôi đã tuyên dương trẻ, khích lệ trẻ kịp thời và cho 
trẻ được cắm cờ. Vào những buổi nêu gương tôi thường xuyên cho trẻ kể những 
việc làm tốt mà trẻ đã làm trong ngày và được cắm cờ, trong đó tôi rất trú trọng 
đến vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường bằng cách tuyên dương, khen ngợi 
những trẻ đã làm giúp cô như nhặt lá rụng, quét lớp, trải thảm, cất gối, tiết kiệm 
nước khi rửa tay, rửa chân....
 Hình ảnh : Trẻ được cắm cờ
 14 - Phụ huynh cũng có kỹ năng hơn trong việc bảo vệ môi trường.
 - Phụ huynh có ý thức và đã chủ động phối hợp cùng giáo viên trong công 
tác bảo vệ môi trường cho bản thân, học sinh và cộng đồng.
 b. Đối với cô: 
 - Bản thân đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền 
với phụ huynh về bảo vệ môi trường cho trẻ trong lớp mẫu giáo lớp 5 - 6 tuổi 
A3 nói riêng và trong trường mầm non An Lập nói chung. 
 - Tạo được mối quan hệ mật thiết với phụ huynh, thuận lợi hơn trong việc 
rèn cho trẻ kỹ năng bảo vệ môi trường.
 - Xây dựng góc tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường đa dạng 
phong phú hơn.
 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của biện pháp.
 Biện pháp "Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 
mẫu giáo 5 - 6 tuổi A3 khu chính" tôi đã ứng dụng trong quá trình giảng dạy, 
và được các bạn đồng nghiệp áp dụng đã thu được kết quả cao trong công tác 
bảo vệ môi trường cho trẻ đây cũng là động lực thúc đẩy tôi cần cố gắng nhiều 
hơn nữa. Rất mong sự góp ý của hội đồng giáo dục để tôi có động lực góp sức 
nhỏ bé của mình vào trong nền giáo dục của huyện nhà ngày càng phát triển.
 * Cam kết: Tôi xin cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và 
không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG TÁC GIẢ
 Hoàng Hồng Khuyến
 16

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho.docx