SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Thông qua các hoạt động học có chủ đích, hoạt động vui chơi, các giờ sinh hoạt, tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ dựa vào tình hình của lớp và khả năng thực tế của trẻ. Lựa chọn để đưa vào kế hoạch những nguyên vật liệu có thể tạo được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu "Học mà chơi, chơi mà học" cho trẻ để đảm bảo hiệu quả đạt được của công tác luôn ở mức cao nhất. Kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ cũng được xây dựng từ dễ đến khó, mức độ tăng dần theo các chủ đề.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

động đúng và hành động sai của con người đối với môi trường. Giúp trẻ hiểu về môi trường xung quanh mình đang sống, hình thành phát triển ở trẻ thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện với môi trường và sự sáng tạo linh hoạt để trẻ thực hành và trải nghiệm một cách thoải mái và không gượng ép. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, tạo cho trẻ thói quen bảo vệ môi trường. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống bằng những hành động thiết thực để tuyên truyền cho cha mẹ trẻ, người thân và gia đình về ý thức bảo vệ môi trường là lá phổi của cuộc sống. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của vấn đề: Năm học 2022-2023 nhà trường phân công tôi dạy lớp mẫu giáo Lớn với số lượng 33 cháu. Trong quá trình thực hiện bản thân tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 2.1.1. Thuận lợi: - Ban giám hiệu luôn quan tâm giúp đỡ khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo của giáo viên, luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho trẻ. - Phòng học đảm bảo rộng rãi thoáng mát, đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động. - Hai giáo viên đứng lớp có trình độ Đại học và luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. - Nhà trường đã làm tốt phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. 2.1.2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi thì còn gặp phải những khó khăn: - Ý thức tham gia các hoạt động giữ gìn môi trường của trẻ còn hạn chế. - Phụ huynh đã số là làm nông nên chưa quan tâm đến trẻ, trẻ ở nhà chủ yếu với ông bà. 2 thức tốt với môi trường: 2.2. Các giải pháp. * Giải pháp 1: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua những HĐ ở trên lớp. Thông qua hoạt động học: Thông qua các hoạt động học có chủ đích, hoạt động vui chơi, các giờ sinh hoạt, tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ dựa vào tình hình của lớp và khả năng thực tế của trẻ. Lựa chọn để đưa vào kế hoạch những nguyên vật liệu có thể tạo được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu "Học mà chơi, chơi mà học" cho trẻ để đảm bảo hiệu quả đạt được của công tác luôn ở mức cao nhất. Kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ cũng được xây dựng từ dễ đến khó, mức độ tăng dần theo các chủ đề. Trong biện pháp này tôi đã xây dựng kế hoạch và lựa chọn các nội dung, hoạt động tích hợp theo từng chủ đề như sau: Ví dụ: Chủ đề: Thế giới thực vật Thông qua giờ học trò chuyện về cây xanh. Mục tiêu của giờ học trẻ phải nắm được lợi ích của cây xanh đối với đời sống con người và môi trường. Giáo dục trẻ không được ngát lá, bẻ cành, để cây xanh tốt cho ta bóng mát, tạo môi trường trong lành cho chúng ta vui chơi. Ví dụ: Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên. + Thông qua giờ hoạt động học: Khám phá sự kì diệu của nước. Chúng tôi cung cấp kiến thức cho trẻ biết được tính chất của nước (nước là một chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, có thể hòa tan, không hòa tan được một số chất, sự đổi màu của nướcích lợi của nước đối với môi trường, sự vật..). Thông qua tiết học này giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước, vì nước rất cần cho con người, khi sử dụng nước vệ sinh cần tiết kiệm cho vòi nước chảy vừa đủ, không xả nước tự do * Thông qua các giờ chơi: Hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Chính vì vậy hoạt 4 Ví dụ: Cho trẻ quan sát bồn hoa giáo viên có thể lồng ghé về bảo vệ môi trừng như giáo dục trẻ không ngắt lá bẻ cành, biêt nhổ cỏ bắt sâu tướ nước cho cây. Giáo dục trẻ không những ở trông trường mà những nơi công cộng như công viên, và những nơi công cộng khác cũng ko được vứt rác bừa bãi, ko dẫm lên hoa hay ngắt lá bẻ cành.... * Giải pháp 2: Phối hợp với phụ huynh sưu tầm, tìm kiếm, lựa chọn những mẫu đồ dùng, đồ chơi đơn giản từ nguyên vật liệu thải bỏ. Tôi rất quan tâm đến “Bảng tuyên truyền”, Ở các bảng này tôi thường xuyên tuyên truyền về kiến thức bảo vệ môi trường. Tôi còn sưu tầm các tranh ảnh, câu chuyện, bài thơ, câu đố, những bài viết về giáo dục bảo vệ môi trường phong phú với nội dung gần gũi với trẻ để khi cha mẹ xem có thể dễ ghi nhớ, nhắc nhở trẻ thực hành và thu hút trẻ thích được đến xem. Tôi đã huy động phụ huynh nộp những nguyên vật liệu sẵn có như chai nước, long bia, can nước giặt để làm đồ chơi. Tôi cho trẻ cùng lựa chọn và phân loại những nguyên vật liệu kiếm được để cùng làm ra những đồ dùng đồ chơi giúp cho hoạt động học và trang trí lớp. + Ví dụ: Từ những lon bia có thể tạo thành những nhạc cụ âm nhạc. hay từ những chai nước có thể tạo thành những lòng đèn để trang trí lớp học.. Hằng ngày vào những giờ đón, trả trẻ tôi thường nhắc nhở phụ huynh thường xuyên nhắc trẻ cất giầy, dép, đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định, khi nhìn thấy vỏ bánh kẹo nơi công cộng, ngoài sân trường phải nhặt bỏ vào thùng rác, đó cũng là một việc để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻĐộng viên, truyên truyền những phụ huynh có năng khiếu kể chuyện, đọc thơ có nội dung về việc bảo vệ môi trường cho trẻ em, để cung cấp thêm kiến thức cho trẻ. 2.3. Kết quả đạt được: Qua một thời gian kiên trì thực hiện biện pháp trên tôi đã đạt được một số kết quả đáng mừng như sau. Điều đó được thể hiện ở bảng khảo sát kết quả cuối năm học: STT Nội dung khảo sát Đạt Chưa đạt 6 những đồ dùng, đồ chơi bằng những đồ dùng nguyên vật liệu dễ kiếm phù hợp với chủ đề. * Đối với phụ huynh: - Phụ huynh thì đã hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Từ đó phụ huynh rất nhiệt tình trao đổi với giáo viên ở lớp về tình hình học tập của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ hơn như thường xuyên dành thời gian để dạy trẻ về kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng vệ sinh, dạy trẻ biết tránh xa những nơi nguy hiểm, biết phân biệt được hành vi đúng, sai, môi trường bẩn, môi trường Xanh - sạch – đẹp và thân thiện... 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của đề tài. Là một giáo viên Mầm non tôi nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là một việc làm hết sức cấp bách không những chỉ cho thế hệ trẻ hôm nay mà còn cho cả thế hệ trẻ ngày mai, chính vì vậy, giáo viên phải là người làm gương cho trẻ, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường và giáo dục trẻ biết yêu quý, gần gũi, thân thiện với môi trường. Mỗi giáo viên là một tuyên truyền viên về giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường, các bậc phụ huynh và cộng đồng. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: * Đối với giáo viên: - Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng về ý thức bảo vệ môi trường. - Thường xuyên làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương phù hợp với chủ đề, đảm bảo khoa học và an toàn cho trẻ hoạt động. - Biết vận dụng biện pháp lồng ghép tích cực các hình thức tổ chức một cách khoa học, nhẹ nhàng, thoải mái để khai thác tối đa hoạt động nhận thức về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. * Đối với phụ huynh: 8 là cao và được ban giám hiệu nhà trường và hội đồng chuyên môn nhà trường triển khai biện pháp này nhân rộng ra các lớp và được giáo viên hưởng ứng rất nhiệt tình và bước đầu đạt được những kết quả rực rỡ. Song bản thân tôi nhận thấy còn nhiều vấn đề cần tiếp tục học hỏi đồng nghiệp. Tuy nhiên việc tích lũy kinh nghiệm của bản thân không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của hội đồng khoa học các cấp để từ đó bản thân tôi rút ra được các kinh nghiệm sâu sắc hơn trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của hội đồng để từ đó bản thân tôi rút ra được các kinh nghiệm sâu sắc hơn trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Tôi xin chân thành cảm ơn./. 10
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho.docx