SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non An Thủy
Hiện nay trước sự thay đổi khí hậu toàn cầu làm cho môi trường trên thế giới và Việt Nam bị ô nhiễm nặng nề gây hại đến sức khoẻ của con người, sự phát triển của sinh vật và làm giảm chất lượng của môi trường. Mặt khác do sự gia tăng dân số quá nhanh, nghèo nàn và lạc hậu ở các nước đang phát triển, đô thị hoá ở nhiều nơi khí thải của công trường nhà máy và lượng rác thải trong sinh hoạt hàng ngày quá nhiều nhưng không được xử lý tốt đã làm mất vệ sinh gây ô nhiễm môi trường. Ngày nay giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc cần được giáo dục cho con người ngay từ tuổi thơ. Giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên: Bậc học mầm non. Lứa tuổi mầm non được coi là "giai đoạn quan trọng đặt nền móng hình thành nhân cách ban đầu của con người, trang bị, hình thành, rèn luyện, phát triển mọi khả năng để có thể tiếp thu và hành sự tốt nhằm tác động những mặt tích cực vào trong cuộc sống của trẻ". Trong đó, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5- 6 tuổi là vô cùng quan trọng.
Trẻ ở độ tuổi mầm non là độ tuổi phát triển mạnh, các yếu tố môi trường xung quanh trẻ có tác động rất lớn đến sức khỏe, đời sống, tinh thần của trẻ, khơi gợi khả năng tư duy, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm. Nếu trẻ sống trong môi trường thuận lợi, đảm bảo thì trẻ sẽ được phát triển tốt, ngược lại trẻ sẽ bị khiêm khuyết, hạn chế mặt nào đó trong các lĩnh vực phát triển, dẫn đến nhân cách của trẻ sẽ phát triển không tốt và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Bởi vậy muốn trẻ lớn lên có một sức khỏe tốt, trí tuệ thông minh, một nhân cách trong sáng, trước hết chúng ta cần chú ý đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội ở xung quanh trẻ. Vì trẻ ở lứa tuổi này rất hiếu động, dễ bắt chước làm theo, mà hành động theo cảm tính thì rất dễ bị lệch lạc trong suy nghĩ và sẽ gây nên hậu quả về lâu dài đối với trẻ.
Trẻ ở độ tuổi mầm non là độ tuổi phát triển mạnh, các yếu tố môi trường xung quanh trẻ có tác động rất lớn đến sức khỏe, đời sống, tinh thần của trẻ, khơi gợi khả năng tư duy, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm. Nếu trẻ sống trong môi trường thuận lợi, đảm bảo thì trẻ sẽ được phát triển tốt, ngược lại trẻ sẽ bị khiêm khuyết, hạn chế mặt nào đó trong các lĩnh vực phát triển, dẫn đến nhân cách của trẻ sẽ phát triển không tốt và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Bởi vậy muốn trẻ lớn lên có một sức khỏe tốt, trí tuệ thông minh, một nhân cách trong sáng, trước hết chúng ta cần chú ý đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội ở xung quanh trẻ. Vì trẻ ở lứa tuổi này rất hiếu động, dễ bắt chước làm theo, mà hành động theo cảm tính thì rất dễ bị lệch lạc trong suy nghĩ và sẽ gây nên hậu quả về lâu dài đối với trẻ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non An Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non An Thủy

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI " Họ và tên: Võ Thị Uyến Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non An Thủy Quảng Bình, tháng 5 năm 2016 2 Quảng Bình, tháng 05 năm 2014 Quảng Bình, tháng 5 năm 2014 một giai đoạn rất cần thiết. Để cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng đắn của trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc khám phá quy luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trường có thể bắt đầu từ lứa tuổi 5 - 6 tuổi, giúp cho con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết. Từ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ. Hiện nay, con người chúng ta đã và đang cùng nhau tìm ra các giải pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường, để cải tạo, giữ gìn môi trường trong sạch, nhằm giảm bớt những rủi ro trong cuộc sống mà do môi trường sinh ra như lủ lụt, hạn hán, ô nhiểm nước, không khí....ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường, biển hải đảo... Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi phải được đo bằng sự vận dụng những ý thức đó vào trong cuộc sống hằng ngày như: không vứt rác bừa bãi, biết giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch, đi tiểu tiện đúng nơi quy định... Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các em biết được những điều nên làm và không nên làm, biến những ý thức có được thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn vớí bản thân, với xã hội, với gia đình và cộng đồng và biết ứng phó với nhiều tình huống nảy sinh trong xã hội, qua đó trẻ biết phân biệt được các hành động đúng - sai để giao tiếp, ứng xử, để hành động với mọi người và cộng đồng. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi là dạy cho trẻ có được những hành vi lành mạnh, giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống và hình thành ở trẻ các giá trị văn hoá con người trong thời đại hiện nay, tạo cho trẻ những nề nếp, thói quen tốt, tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt. Vậy nên, nhiệm vụ của giáo viên mầm non là phải giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ ngay từ bây giờ để cung cấp cho trẻ những gíá trị của cuộc sống, giúp trẻ nhận thức những gì đúng đắn nhất để trong cuộc sống trẻ tự tin hơn, thực hiện đúng các chuẩn mực văn hoá xã hội đạt hiệu quả cao hơn. Chính vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài: "Một số biên pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi” 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài: Xuất phát từ thực tế, trẻ em nào cũng cần hình thành được một số kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cơ bản đầy đủ và vững chắc, cùng với một số thói quen, hành vi, kỹ năng, đạo đức theo chuẩn mực của xã hội, đủ cho trẻ có thể vận dụng vào trong cuộc sống hằng ngày, tham gia các hoạt động một cách tích cực và có ý thức. Đặc biệt trẻ 5 - 6 tuổi rất hiếu động, hay bắt chước, làm theo, trẻ chưa hiểu rõ được hành động của mình đúng hay sai và như thế nào là có hại hay có lợi. Vì thế nên tôi luôn đặt ra 4 Với việc đưa nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ trong quá trình thực hiện, bản thân tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: - Được sự quan tâm, hỗ trợ và chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường, cũng như sự đồng tình giúp đỡ của chị em đồng nghiệp đưa nội dung giáo dục hành vi bảo vệ môi trường vào trong các hoạt động của nhà trường. - Trường có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, đủ diện tích, có hàng rào bao quanh, có sân chơi và các loại đồ chơi ngoài trời đầy đủ cho trẻ, có hệ thống cống rãnh thoát nước đảm bảo vệ sinh, vườn trường có đường đi lối lại, bồn hoa cây cảnh đảm bảo xanh - sạch - đẹp. - Lớp học thoáng mát, đủ diện tích cho trẻ hoạt động, có công trình vệ sinh khép kín, có đầy đủ đồ dùng vệ sinh chung, đồ dùng vệ sinh cá nhân đảm bảo an toàn cho trẻ. - Trang thiết bị phục vụ cho việc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường khá đầy đủ như: Tranh ảnh, băng đĩa, sách báo, tạp chí... - Một số trẻ ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, biết giữ vệ sinh cá nhân, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp học. - Trong những năm thực hiện việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, lớp tôi đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Năm học 2014 - 2015 lớp được công nhận là lớp học tiêu biểu trong công tác giáo dục hành vi bảo vệ môi trường. Năm học 2015 - 2016 lớp tôi được chọn làm điểm, đây là cơ hội cho tôi thể hiện thế mạnh của bản thân và lớp tôi chủ nhiệm. - Bản thân là một giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tâm huyết với nghề, nhiệt tình, năng động trong mọi công việc. Thực hiện tốt chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của Bộ giáo dục và đào tạo, luôn có ý thức, nhiệt tình trong công tác bảo vệ môi trường, làm tấm gương sáng cho đồng nghiệp và học sinh noi theo. - Bên cạnh đó được sự giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình của hội cha mẹ học sinh và tập thể hội đồng sư phạm nhà trường trong việc sưu tầm tranh ảnh, mua sắm thêm trang thiết bị... - Phối kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong nhà trường, phụ huynh học sinh để giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên cùng với thuận lợi, bản thân tôi còn gặp một số khó khăn sau. 6 * Khảo sát thực trạng: Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ trên lớp để nắm bắt tình hình và có kế hoạch, biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi, cụ thể kết quả khảo sát như sau: Đạt Không đạt Nội dung khảo sát Số Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % trẻ 1. Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường 5/21 23,8 16/21 76,2 2. Biết chăm sóc bảo vệ vườn hoa, cây cảnh 6/21 28,6 15/21 71,4 3. Biết sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, 6/21 15/21 71,4 28,6 ngăn nắp, đúng nơi quy định. 4. Biết vứt rác đúng nơi quy định 5/21 23,8 16/21 76,2 5. Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, vệ 5/21 23,8 16/21 76,2 sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân. 6. Biết tiết kiệm nước khi sử dụng 5/21 23,8 16/21 76,2 7. Nhắc nhở người lớn không xả rác bừa bãi. 2/21 9,5 19/21 90,5 8. Biết phân biệt các hành động đúng, sai với 6/21 15/21 71,4 28,6 môi trường. * Từ kết quả khảo sát trên tôi rút ra nhiều nguyên nhân như sau: - Do ý thức của một số người lớn chưa làm gương cho trẻ noi theo trong quá trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. - Giáo viên chưa biết vận dụng các phương pháp giảng dạy và cách lồng ghép các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ sao cho phù hợp. - Do chúng ta chưa hiểu nhiều về tác hại của ô nhiểm môi trường. - Sự phối kết hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội chưa thường xuyên, thiếu sự thống nhất trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. - Nhận thức của trẻ ở trong lớp chưa đồng đều. Từ những nguyên nhân trên, bản thân tôi đã lựa chọn, đưa ra các giải pháp để thực hiện. 8 rác, nhắc nhỡ bạn đi vệ sinh đúng nơi quy định, uống sữa, ăn bánh không vứt hộp lung tung làm bẩn trường , lớp của mình. - Hoạt động chiều: Trò chuyện về sự cần thiết của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay, rửa mặt. Những thời điểm cần rửa tay, rửa mặt (Trước khi ăn, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau hoạt động ngoài trời và khi tay bẩn). Vào những hoạt động đó tôi giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước khi rửa tay, rửa chân.. nhiều lúc tôi còn chủ động tạo tình huống- làm cho môi trường lớp bừa bộn có nhiều rác, đồ dùng đồ chơi sắp xếp không ngăn nắp. + Cho trẻ nhận xét môi trường lớp học sạch hay bẩn. + Trẻ đưa ra cách giải quyết: trẻ tự phân công công việc cho từng tổ hoặc từng cá nhân. + Trẻ thực hiện công việc + Sau khi lao động xong cho trẻ nhận xét so sánh môi trường của lớp học trước khi chưa lao động và sau khi đã lao động. Ngoài ra tôi luôn tận dụng thời gian để giáo dục trẻ thói quen trực nhật cuối tuần theo nhóm, cùng nhau chăm sóc góc thiên nhiên của lớp, sắp xếp lau chùi, dọn dẹp đồ dùng đồ chơi lên giá sạch sẽ, gọn gàng. Qua đó giúp trẻ có tinh thần làm việc tập thể, biết thi đua nhau giữ gìn môi trường lớp học của mình và hình thành ở trẻ thói quen tốt. * Chủ đề: Bản thân và Gia đình. - Ở chủ để bản thân “ Tìm hiểu các bộ phận trên cơ thể bé” sau khi tìm hiểu các bộ phận trên cơ thể trẻ, tôi giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng, biết bảo vệ cơ thể của mình khi ra đường phải có khẩu trang, mũ, nón để tránh khói, bụi, nắng, mưa... * Chủ đề gia đình: Tôi đưa vào hoạt động chung “Nhận biết, so sánh môi trường gia đình” bao gồm: Các phòng ở, nhà vệ sinh, sân vườn, nguồn nước, các đồ dùng và cách sắp xếp các đồ dùng trong gia đình. Cho trẻ quan sát qua băng hình hoặc tranh ảnh và đàm thoại về môi trường sạch, môi trường bẩn. + Môi trường sạch được thể hiện: Các phòng ở, nhà vệ sinh, chuồng gia súc, sân vườn, nguồn nước, các đồ dùng được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, không bụi bẩn, không khói và không có tiếng ồn. + Môi trường bẩn thể hiện ở chỗ: Nhà ở, sân vườn không được quét dọn, đồ dùng không được lau chùi và sắp xếp gọn gàng, bụi bẩn. Sau khi trẻ so sánh, phân biệt được môi trường sạch, môi trường bẩn và trẻ hiểu được ích lợi khi sống trong môi trường sạch, tác hại sẽ ra sao khi sống trong môi trường bẩn. Qua hoạt động đó tôi lồng ghép giáo dục trẻ biết sử dụng tiết kiệm điện nước, trong gia đình, biết sắp xếp đồ dùng của cá nhân mình gọn gàng, ngăn nắp. 10 bỏ vào đâu là đúng và sạch?”, “Con có nhận xét gì về ý thức bảo vệ môi trường của mọi người trong ngày lễ hội đầu xuân?”, “Nếu con được tham gia con sẽ nói gì với những trường hợp đó?”.... Qua các hoạt động đó, tôi giáo dục cho trẻ về ý thức đến nơi công cộng không vứt rác bừa bãi, không bẻ cành lộc, ngắt hoa ngày tết và nhắc nhở người lớn cùng nhau bảo vệ môi trường. - Hoạt động góc: + Góc tạo hình: Cô cho trẻ làm theo nhóm, làm dây hoa trang trí lớp và làm nhà bằng các loại hộp giấy, bìa cứng, làm bánh chưng bằng vỏ hộp bánh cốm, làm bánh tét bằng vỏ lon nước yến, tận dụng những quyển lịch, bìa cũ làm thiệp chúc tết. + Góc phân vai: Trẻ chơi phân vai gia đình trong dịp tết... - Hoạt động chiều: Ôn luyện kiến thức, kỹ năng bằng cách cho trẻ tổ chức chơi hoạt động ngày tết, dọn dẹp nhà cửa, trang trí, vệ sinh... Qua đó, tôi giáo dục cho trẻ biết môi trường là những gì ở xung quanh ta, con người muốn có sức khỏe tốt, sống khỏe mạnh thì chúng ta phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. * Chủ đề: Bé với luật lệ và phương tiện giao thông: Với chủ đề này, tôi cho trẻ tìm hiểu sự ảnh hưởng của các phương tiện giao thông tới môi trường. Tôi cho trẻ xem một đoạn video có những hình ảnh cụ thể về mật độ các phương tiện giao thông trên đường và tiếng còi, khói xe... Tôi gợi ý cho trẻ nhận xét: “Điều gì gây ô nhiễm môi trường?”. Từ đó giáo dục trẻ biết tiếng còi không đúng lúc và âm thanh to quá mức cho phép, những làn khói xe xả ra đường phố sẽ gây ô nhiễm môi trường và con người chúng ta là đối tượng phải chịu hậu quả lớn nhất. * Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên: - Hoạt động chung: Tìm hiểu về một số hiện tượng tự nhiên, trong đó có mưa, bão, lũ lụt và cách phòng tránh chúng. Trong hoạt động đó, tôi cho trẻ biết tác hại của mưa lớn sẽ gây lũ lụt vì rừng bị chặt phá hết cây cối, con vật bị săn bắt hết nên khi bị lũ lụt sẽ gây thiệt hại rất lớn đến con người, cây cối, gia súc, gia cầm sẽ bị chết hết, và sẽ gây nên ô nhiễm nguồn nước, từ đó con người sẽ bị bệnh và hao tổn biết bao nhiêu tiền của công sức.. - Hoạt động ngoài trời: Cho trẻ quan sát bấu trời, trong khi đó trẻ được biết được trời nắng nóng, nước cạn kiệt, con người cần sử dụng đến điện, nước nhiều, trong hoạt động đó giáo dục trẻ biết tiết kiệm điện, nước. - Hoạt động chiều: Cho trẻ xem băng hình về một số hành vi của con người với môi trường. Trò chuyện, gợi ý cho trẻ nhận xét về hành vi đúng, sai của con người đối với môi trường, trẻ biết được những hành vi nào nên làm, những hành vi nào không nên làm...Để sửa sai cho trẻ, tôi đã phát cho trẻ một trẻ một bức tranh có những hành 12
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho.doc