SKKN Một số biện pháp giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi

Từ xưa ông cha ta đã quan tâm đến vấn đề môi trường song qua các câu tục ngữ, thơ ca " Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm". Môi trương bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, môi trường có tầm quan trọng đối với dời sống con người và phát triển kinh tế văn hóa của đất nước của nhân loại đặc biệt là lứa tuổi mầm non việc giáo dục môi trường không chỉ cho hôm nay mà cho cả ngày mai nhằm xây dựng trường học xanh sạch đẹp và xã hội trong lành, bảo vệ môi trường giáo viên phải là người làm gương cho trẻ luôn có ý thức hướng dẫn nhắc nhở trẻ và giáo dục trẻ biết yêu quý và gần gũi với môi trường. Trẻ em ngay từ lúc sinh ra chịu tác động rất lớn của môi trường xung quanh, môi trường có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Vậy chúng ta phải làm thế nào để vệ sinh môi trường sạch sẽ và mang lại cho trẻ một cuộc sống vui khỏe, thoải mái là vấn đề cần quan tâm. Làm thế nào để trẻ được sống trong môi trường an toàn, không bị ô nhiễm. Để làm được điều đó thì chúng ta phải xây dựng cho trẻ ý thức vệ sinh và bảo vệ môi trường từ những việc làm rất nhỏ nhặt nhất. Trên cơ sở đó nhằm hình thành cho trẻ thói quen tốt biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời gọng gàng ngăn nắp, biết bỏ rác đúng nơi quy định, biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc con vật nuôi hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường biết được hành vi xấu như vứt rác bừa bãi nơi công cộng dẫm đạp cây xanh. Là một vấn đề không phải dễ. Bên cạnh đó giúp cho các bậc phụ huynh và cộng đồng có kiến thức cơ bản về giáo dục môi trường và tích cực tham gia các hoạt đông làm " Xanh- Sạch Đẹp " cho đất nước và cho thế hệ mai sau.
doc 11 trang skmamnonhay 05/04/2025 370
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi
 vì khi trẻ có ý thức vệ sinh và bảo vệ môi trường thì ý thức đó sẽ khắc sâu vào cuộc 
sống của trẻ, qua đó hình thành thêm nhân cách cho ngày càng tốt hơn. Vậy làm thế nào 
để nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi đó là 
điều luôn làm tôi băn khoăn, suy nghĩ để tìm ra những giải pháp, cách làm giúp trẻ tự ý 
thức vệ sinh và biết bảo vệ môi trường sống của mình một cách lành mạnh, đảm bảo 
cho trẻ một sức khỏe tốt để trẻ phát triển một cách toàn diện. Đó là lý do tôi chọn đề tài: 
“Một số biện pháp giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi”.
1.2. Điểm mới của đề tài:
- Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, những trận động đất, những cơn sóng 
thần làm mất mát và thiệt hại về tiền của và con người, sự biến đổi về khí hậu, các thiên 
tai thường xảy ra ảnh hưởng đến kinh tế và khả năng hồi phục sau những thiên tai ấy là 
rất lớn. Do đó để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, 
trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là có hiệu quả nhất là 
ở lứa tuổi mầm non. Bởi trẻ con ở lứa tuổi này dể hình thành những nề nếp, thói quen 
tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt.
- Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tôi xác định là một trong những nhiệm vụ 
quan trọng được tiến hành có kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển toàn diện nhân 
cách trẻ. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các hoạt động hằng 
ngày tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm những vốn sống của bản thân.
- Đồng hành với hững suy nghĩ ấy rõ rang chúng ta sẽ nhận thấy giải quyết vấn đề này 
như thế nào
Để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất là điều mà những người làm công tác giáo dục 
phải quan tâm. Tôi cho rằng sự thành công của công tác này không thể thiếu sự kết hợp 
chặt chẽ từ ba lực lượng giáo dục Gia đình- Nhà trường - Xã hội.. 
 Vậy để giúp trẻ có ý thức giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường thì chúng ta phải có 
một kiến thức vững chắc về môi trường.
 Đối với giáo dục mầm non, đây là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, tạo nền 
tảng ban đầu và hết sức quan trọng cho việc giáo dục trẻ em trở thành công dân tốt cho 
đất nước. Do đó việc nâng cao nhận thức giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường vào các 
hoạt động giáo dục hàng ngày giúp trẻ có thái độ và hành vi tích cực đối với môi trường 
xung quanh, biết yêu quý và trân trọng những giá trị của cuộc sống, biết sống thân thiện 
với môi trường ngay từ nhỏ. Việc giáo dục môi trường không chỉ: “Cho hôm nay mà 
cho cả ngày mai” nhằm xây dựng môi trường “Xanh- sạch- đẹp”, thân thiện, không ô 
nhiễm. Vì vậy chúng ta cần phải nâng cao việc giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường 
cho trẻ từ những việc làm nhỏ, hành vi đơn giản nhất để trẻ có ý thức về vệ sinh và bảo 
vệ môi trường.
 Trong những năm qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi 
trường đã được Bộ GD, sở GD- ĐT Quảng Bình, phòng GD- ĐT Lệ Thủy triển khai 
rộng rãi đến các trường học, đến tận từng giáo viên với nhiều giải pháp tích cực và có 
hiệu quả. Trong quá trình thực hiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng được tăng có ý thức cố gắng rèn luyện về chuẩn mực đạo đức, nhân cách, hành vi để làm gương 
cho trẻ noi theo.
 b. Khó khăn:
 Trường mầm non Xuân Thủy là trường nằm ở vùng nông thôn, phần lớn trẻ là 
con em của các gia đình nông nghiệp, cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả, lam lũ. 
Việc chăm sóc, giáo dục trẻ chưa được coi trọng, còn ỷ lại. Nhất là việc giáo dục trẻ còn 
theo lối cứng nhắc, gò bó khô khan tạo cho trẻ sự nhàm chán, uể oải, khó tiếp thu làm 
ảnh hưởng không nhỏ trong việc giáo dục trẻ vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ. Vì 
vậy trẻ chưa thực sự tham gia hoạt động, chưa tích cực chủ động để thực hiện công 
việc, chưa cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ của mình để tìm ra kết quả. Trẻ còn phụ 
thuộc nhiều vào cô giáo. Đặc biệt nhiều gia đình chưa biết cách giáo dục trẻ theo khoa 
học. Nhiều trẻ đến trường chân tay, mặt mũi còn bẩn, trẻ chưa có ý thức vệ sinh và bảo 
vệ môi trường sạch sẽ.
 Vì thế nên ý thức của trẻ chưa cao: Còn vứt rác bừa bãi, đi tiểu tiện không đúng nơi 
quy định. 
 Cơ sở vật chất để cung cấp cho việc vệ sinh và bảo vệ môi trường còn hạn chế: 
góc thiên nhiên chưa phong phú, các dụng cụ để bảo vệ môi trường còn hạn chế.
 Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến vấn đề vệ sinh và bảo vệ môi trường, chưa 
phối hợp với cô giáo để thực hiện việc bảo vệ môi trường cho con em mình một cách 
khoa học.
 Qua khảo sát tình hình đầu năm để nắm bắt mức độ, khả năng của trẻ khi tham 
gia vào hoạt động giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường kết quả như sau:
 * Tình hình hoàn cảnh của lớp:
 Sĩ số lớp tôi có 30 cháu, nhưng có 26 cháu là con trong gia đình nông nghiệp, 4 cháu 
con gia đình cán bộ.
 * Trình độ nhận thức của trẻ:
 Tỷ lệ trẻ chưa thường xuyên biết vệ sinh và bảo vệ môi trường: 12/30 trẻ chiếm 
40%.
 Trẻ có thói quen vệ sinh và bảo vệ môi trường: 14/30 trẻ chiếm 47%.
 Trẻ biết vệ sinh đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp: 15/30 trẻ chiếm 50%.
 Trẻ biết vệ sinh thân thể 18/30 chiếm 60%
 Trẻ biết vệ sinh trong ăn uống: 16/30 trẻ chiếm 53.3%.
 Trẻ có một số biểu hiện và có ý thức vệ sinh và bảo vệ môi trường: 16/30 trẻ chiếm 
53,3%.
 Số trẻ biết tập trung, chú ý, nỗ lực, xử lý các tình huống trong việc bảo vệ môi 
trường 15/30 trẻ chiếm 50%.
 Một khó khăn nữa là trẻ trong lớp tôi phụ trách tuy cùng một độ tuổi nhưng có cháu 
sinh đầu năm, có cháu sinh cuối năm nên trình độ nhận thức về việc giáo dục vệ sinh và 
bảo vệ môi trường của các cháu không đồng đều. Nhiều trẻ còn rất chậm, chưa tự tin, 
mạnh dạn để tham gia vào công tác vệ sinh và bảo vệ môi trường. không nên làm. Để hoạt động đạt kết quả cao thì các giáo viên phải dùng các biện pháp 
khác nhau kích thích trẻ tham gia hoạt động và ghi nhớ nội dung lâu hơn, cô có thể 
dùng lời nói trò chuyện với trẻ
 Ví dụ: Giờ học MTXQ chủ đề "Cây xanh" Tôi sẽ đặt ra những câu hỏi: Vì sao người 
ta phải trồng cây? Trồng cây để làm gì? Cây có lợi gì cho môi trường cho cuộc sống? 
Con phải làm gì để giữ cho cây xanh thêm tươi tốt? Cho trẻ xem một số hình ảnh về lợi 
ích của cây xanh đối với môi trường. Qua đó trẻ được nghe, được nhìn để so sánh, phân 
tích nhận xét sự viếc thật gần gũi với trẻ về môi trường sạch với môi trường bẩn, bẩn là 
như thế nào? Bẩn là xấu hây đẹp? Chúng ta phải làm gì để chúng sạch sẽ và gọn gàng từ 
đó trẻ cảm nhận được bảo vệ môi trường một cách hoàn thiện hơn.
Giờ hoạt động tạo hình: Vẽ, nặn, xé dán, xếp hình về môi trường xanh quanh em, vẽ 
cảnh làng quê xanh- sạch- đẹp, hướng dẫn trẻ làm đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải.
 *Biện pháp 3: Tổ chức lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động 
ngoài trời.
* Thông qua hoạt động dạo chơi tham quan trẻ có cơ hội quan sát trực tiếp môi trường 
tự nhiên, xã hội, các loài động, thực vật, các hiện tượng tự nhiên, các phương tiện giao 
thông. Tham quan giúp trẻ có những hiểu biết về mối quan giữa các sự vật, hiện tượng 
với con người với môi trường sống. Từ đó hình thành ở trẻ tình yêu quê hương đất 
nước, cảm nhận được sự cần thiết của môi trường sống đối với cuộc sống con người, từ 
đó trẻ có thái độ và hành vi nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường 
cho trẻ. 
 Giáo viên tổ chức cho trẻ dạo chơi, tham quan, tạo điều kiện thuận lơi để trẻ quan sát 
môi trường bên ngoài. Để trẻ khám phá tìm hiểu đáp ứng được nhu cầu tò mò và tính 
ham hiểu biết của trẻ. 
 Ví dụ: Quan sát một sân trường đầy lá rụng, các phương tiện chạy trên đường xả 
khói, bụi bay.
Giáo viên dẫn trẻ vào sự việc thật gần gũi để trẻ thấy được sự phong phú đa dạng, sống 
động của môi trường bên ngoài, qua đó giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên gần gũi thân 
thiên với môi trường, mong muốn được tham gia bảo vệ môi trường, rèn cho trẻ kỹ 
năng giữ gìn bảo vệ môi trường.
Trong qua trình tổ chức hoạt động ngoài trời, đây là phần lồng ghép các hình ảnh cụ thể 
sinh động. Có thể chỉ cho trẻ xem một số hình ảnh lá rụng xuống sân trường, phải làm 
gì để sân trường có một môi trường trong sạch như: hướng dẫn trẻ nhặt lá bỏ vào thùng 
rác...
xe chạy trên đường xả khói, bụi bay..... nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, chỉ 
cho trẻ thấy đó là môi trường bẩn. môi trường bị ô nhiễm.
Ví dụ: Tôi tổ chức cho trẻ tham quan vườn hoa, cánh đồng, dòng sông, khu di 
tíchKhi tham quan Tôi kết hợp trò chuyên và nhắc nhở trẻ cần giữ gìn môi trường nơi 
tham quan, không vứt rác bừa bãi, không dẫm lên bãi cỏ, không bẻ cành hái hoatôi 
hướng trẻ đến những truyền thống, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước Tôi thường tổ chức các hoạt động để phụ huynh cùng tham gia như thu gom rác thải, 
trồng cây quanh trườngTừ đó phụ huynh sẽ nhận thức được ý nghĩa của việc vệ sinh 
và bảo vệ môi trường để trẻ có một sức khỏe tốt.
 Tôi huy động phụ huynh thu gom các nguyên vật liệu phế thải (vỏ hộp, chai nhựa, 
lịch củ) mang tới lớp cho trẻ làm đồ chơi.
 Thông qua công tác tuyên truyền, vận động này phụ huynh sẽ hiểu rỏ hơn tầm quan 
trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ không phải chỉ ở phía nhà 
trường mà còn kết cùng gia đình.
Có thể nói rằng đây là biện pháp rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục 
vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ. Từ đó giúp trẻ phát huy toàn diện nhân cách trẻ.
 * Kết quả đạt được:
 Qua quá trình thực hiện và áp dụng các giải pháp trên Tôi đã thu được những kết quả 
đáng phấn khởi:
+ Cháu tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.....
+ Cháu có ý thức vệ sinh cơ thể, trường, lớp sạch sẽ.
+ Kể được nhiều câu chuyện về bảo vệ môi trường
+ Thích xem tranh ảnhm, thích các trò chơi có liên quan đến hoạt động về môi trường.
+ Đồ dùng đồ chơi dạy học phục vụ cho các hoạt động phong phú và hấp dẫn, có hiệu 
quả đối với các hoạt động của trẻ. 
+Nhìn chung sau khi thực hiện các biện pháp lồng ghép bảo vệ môi trường vào các hoạt 
động cho trẻ ở lớp, tôi thấy có chuyển biến về ý thức bảo vệ môi trường cũng như cơ sở 
vật chất được tăng lên so với ban đầu.
+ 100% cháu biết vệ sinh cơ thể
+ 95% cháu biết vệ sinh ngoài lớp
+ 95% cháu biết vệ sinh trong lớp
+ Phần lớn các cháu thích đến lớp, biết vâng lời cô giáo, yêu thương giúp đỡ bạn. Thực 
hiện ban đầu trẻ chưa tích cực với hoạt động bảo vệ môi trường
 - Qua việc khảo sát đầu năm vào tháng 10, và kết quả kiểm tra vào tháng 4 đã cho thấy 
tỉ lệ trẻ biết vệ sinh bảo vệ môi trường của trẻ đạt khá cao so với trước. Trẻ hứng thú 
tham gia vào các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường, chăm sóc cây, vườn hoa, tưới 
nước, bón phân bắt sâu thu gom rác, nhặt lá cây trong sân trường.....
 - Qua các hoạt động học và các hoạt động khác trẻ biết được ích lợi của việc giữ gìn vệ 
sinh và bảo vệ môi trường trong trường cũng như ở gia đình và xã hội.
Trẻ biết kể được nhiều câu chuyện về bảo vệ môi trường. Nhiều cháu luôn có ý thức 
trao đổi với bạn để cùng bảo vệ môi trường như cháu: Diệu Vinh, Lê Trâm, Khánh 
Huyền, Hùng, Nhật...........và một số cháu khác.
 - Qua quá trình thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ chúng ta thấy rằng việc 
giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ là một yếu tố quan trọng và rất cần thiết. Muốn đạt 
được những thành tích trên, trước hết là sự phấn đấu của bản thân và sự đoàn kết của 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ve_sinh_va_bao_ve_moi_truong.doc