SKKN Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi khu Mặn Trường Mầm non An Lập

Trẻ em nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ sẽ ít ốm đau bệnh tật và phát triển tốt. Công tác chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ là việc làm thiết thực nhằm giúp trẻ có nền nếp thói quen vệ sinh là một cách làm hiệu quả để chủ động phòng ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe, nhất là trong giai đoạn hiện nay dịch bệnh covid -19 diễn biến hết sức phức tạp. Làm tốt việc vệ sinh cá nhân không chỉ giúp tạo ấn tượng tốt với những người xung quanh mà còn giúp chúng ta duy trì một sức khỏe tốt. Vệ sinh đúng cách còn có tác dụng phòng bệnh rất tốt giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện. Giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ nhằm mục đích tạo cho trẻ những kỹ năng vệ sinh văn minh, trẻ không chỉ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân mà còn biết giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh mình.
doc 18 trang skmamnonhay 15/04/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi khu Mặn Trường Mầm non An Lập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi khu Mặn Trường Mầm non An Lập

SKKN Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi khu Mặn Trường Mầm non An Lập
 1
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 THUYẾT MINH MÔ TẢ BIỆN PHÁP
 1. Tên biện pháp: 
 “Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ lớp mẫu giáo 5 - 6 
tuổi khu Mặn, trường mầm non An Lập”
 2. Ngày biện pháp được áp dụng lần đầu:
 Biện pháp được áp dụng lần đầu là ngày 17 tháng 9 năm 2021. 
 3. Thông tin cần bảo mật (nếu có): Không
 4. Mô tả các biện pháp cũ thường làm (Nêu rõ tên biện pháp, tình trạng 
và nhược điểm, hạn chế của biện pháp cũ): 
 Biện pháp 1: Giáo dục vệ sinh cho trẻ thông qua các hoạt động chủ đích
 * Tình trạng biện pháp cũ thường làm: 
 Thực hiện lồng ghép công tác giáo dục vệ sinh vào các hoạt động chủ đích 
chủ yếu là lồng ghép vào các môn học ở từng chủ đề. Khi lồng ghép như vậy 
giáo viên sẽ lựa chọn những môn học, những bài học để lồng ghép nội dung giáo 
dục vệ sinh sao cho phù hợp. 
 Tuy nhiên, việc lồng ghép như vậy chỉ giáo dục về ý thức vệ sinh trên lí 
thuyết, trẻ không có cơ hội để thực hành rèn luyện kỹ năng.
 * Ưu điểm: 
 Phát huy được tính chủ động của giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch 
và tổ chức thực hiện.
 * Nhược điểm, hạn chế: 
 - Về phía giáo viên: Chưa tận dụng và lồng ghép tối đa công tác giáo dục 
vệ sinh cá nhân vào các hoạt động của trẻ. Chưa phát huy được tính tích cực của 
cô trong quá trình giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ.
 - Về phía trẻ: Trẻ không biết để giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ phải làm 
những gì? Làm như thế nào? 3
mắc các bệnh nhiễm khuẩn cũng như dễ bị ảnh hưởng của yếu tố thời tiết và môi 
trường. Vì vậy việc giáo dục trẻ em có thói quen vệ sinh cá nhân dựa trên sự 
hình thành phản xạ có điều kiện sẽ giúp trẻ có được những thói quen tốt có lợi 
cho sức khỏe. Muốn gây dựng thói quen cho trẻ không phải chỉ một hai ngày là 
làm được mà phải có quá trình nhắc nhở, thực hành, rèn luyện và duy trì thường 
xuyên.
 Bản thân tuy là giáo viên đạt trình độ chuẩn, có tinh thần trách nhiệm cao, 
song bên cạnh đó thời gian đầu tôi cũng vướng mắc vào sự chủ quan của mình, 
chưa hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc rèn luyện thói quen giữ gìn vệ 
sinh cá nhân cho trẻ. Dẫn đến việc giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ 
chưa được chú trọng, còn chủ quan, xem thường dẫn đến trẻ chỉ biết rửa tay với 
nước, không biết rửa tay với xà phòng, sau khi đi vệ sinh xong hay khi tay bị 
bẩn trẻ cũng không rửa tay, rửa mặt không đúng quy trình... Trẻ không có thói 
quen và tự giác chỉ thực hiện khi được nhắc nhở. Dẫn đến việc trẻ mắc các bệnh 
như: Đau mắt hột, các bệnh về da, các bệnh truyền nhiễm...
 Hiện nay, tình hình dịch bệnh covid-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp thì 
việc rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ càng trở nên cần thiết. Vì vậy 
bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi khắc phục tình trạng, nhược điểm, hạn chế 
của biện pháp cũ và tìm ra những biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng của 
việc rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ.
 Từ những vấn đề trên, tôi đã nghiên cứu và đề ra “Một số biện pháp giáo 
dục vệ sinh cá nhân cho trẻ lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi khu Mặn, trường mầm 
non An lập ”. Tôi nhận thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp này thì sức khỏe 
của trẻ mới được đảm bảo, từ đó trẻ sẽ phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực.
 6. Mục đích của biện pháp
 Trẻ em nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ sẽ ít ốm đau bệnh tật và 
phát triển tốt. Công tác chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ là việc làm 
thiết thực nhằm giúp trẻ có nền nếp thói quen vệ sinh là một cách làm hiệu quả 
để chủ động phòng ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe, nhất là trong giai đoạn 
hiện nay dịch bệnh covid -19 diễn biến hết sức phức tạp. 5
 Qua cuộc khảo sát tôi nhận thấy rằng trẻ có kỹ năng, ý thức, thói quen 
trong việc vệ sinh cá nhân không cao. Với kết quả như vậy tôi đã đi sâu vào 
nghiên cứu và thực hiện áp dụng “Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân 
cho trẻ lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi khu Mặn, trường mầm non An Lập”.
 Biện pháp 1: Chuẩn bị môi trường và điều kiện vật chất tối thiểu cần 
thiết cho hoạt động vệ sinh
 * Môi trường xã hội:
 Muốn trẻ hứng thú với hoạt động vệ sinh thì việc đầu tiên là phải gây được 
hứng thú cho trẻ khi đến lớp. Khi trẻ có hứng thú thì mới tích cực tham gia vào 
các hoạt động khác. Chính vì vậy mà chúng ta cần xây dựng môi trường thân 
thiện, ấm áp, yêu thương giúp trẻ tích cực, hứng thú với các hoạt động vệ sinh. 
Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác 
luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
 Hình ảnh: Cô và trẻ lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi khu Mặn 7
 Ví dụ: Cô dạy trẻ rửa mặt thì lớp phải có khăn mặt để trẻ thực hiện rửa 
mặt. Cô dạy trẻ phơi khăn thì lớp phải có giá phơi cho trẻ thực hiện phơi khăn. 
Có đầy đủ đồ dùng, dụng cụ trẻ lại được thực hiện thường xuyên ở lớp cũng như 
ở nhà, trẻ sẽ nhanh chóng hình thành được thói quen vệ sinh đó.
Để đảm bảo đồ dùng phục vụ cho hoạt động vệ sinh cho trẻ ngay từ đầu năm 
học tôi đã thống kê đồ dùng, dụng cụ của lớp để kịp thời tham mưu với nhà 
trường bổ sung thêm đồ dùng, dụng cụ vệ sinh đảm bảo cho trẻ hoạt động. Đồ 
dùng của trẻ có kí hiệu riêng để trẻ nhận biết và lấy đúng đồ dùng cá nhân của 
mình. 
 Hình ảnh: Một số đồ dùng phục vụ vệ sinh cá nhân của trẻ.
 Biện pháp 2: Tự học tập để bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thực hành 
thao tác vệ sinh cá nhân cho trẻ 
 Bản thân tôi luôn muốn xác định rèn luyện cho trẻ lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi 
khu Mặn có thói quen và kỹ năng trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân nên việc 
đầu tiên là tự bồi dưỡng kiến thức và thực hiện các bước vệ sinh cá nhân trẻ thật 
thuần thục.
 Thấy rõ mục đích và tầm quan trọng của công việc đang làm, nắm vững 
nội dung giáo dục vệ sinh cho trẻ và nguyên tắc thực hành các thao tác như: Rửa 9
 - Qua hoạt động học có chủ đích: Tôi lồng ghép công tác giáo dục vệ sinh 
vào các chủ đề tùy theo từng môn học. 
 VD: Ở chủ đề “Bản thân”, tiết: Khám phá khoa học “Tìm hiểu về các giác 
quan của bé” tôi lồng ghép giáo dục vệ sinh vào vừa nhẹ nhàng vừa lôi cuốn trẻ 
giúp trẻ nhớ lâu.
 Ở chủ đề “Nghề nghiệp”, giờ làm quen với văn học, tôi kể cho trẻ nghe câu 
chuyện “Bác sĩ chim”. Sau đó hỏi những câu hỏi gợi mở để trẻ trả lời:
 + Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
 + Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
 + Ai được giao nhiệm vụ tiếp bệnh nhân?
 + Bệnh nhân đầu tiên đến bệnh viện khám là ai?
 + Bệnh nhân Trâu kể bệnh của mình với Chim Chào Mào như thế nào?
 + Bác sĩ Cò chữa bệnh cho Trâu bằng cách nào?
 + Sau khi bắt hết ruồi cho Trâu bác sĩ Cò dặn Trâu điều gì?
 (Bác sĩ Cò dặn Trâu thường xuyên tắm rửa sạch sẽ)
 + Bệnh nhân tiếp theo là ai?
 + Trong lúc khám cho Tê Giác, bác sĩ Chim Bắt Ve thấy gì?
 + Và bác sĩ Chim Bắt Ve nói gì với Tê Giác?
 + Bệnh nhân cuối cùng là ai?
 + Khi tới phòng khám, Cá Sấu nói gì với bác sĩ Chim Sáo?
 + Khi khám răng cho Cá Sấu, bác sĩ Chim Sáo nhìn thấy gì
 + Bác sĩ Chim Sáo làm sạch răng miệng cho Cá Sấu bằng cách nào?
 + Qua câu chuyện các con phải làm thế nào để không bị mắc bệnh?
 + Khi bị ốm các con phải làm gì?
 Qua câu chuyện tôi giáo dục trẻ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể để 
phòng tránh một số bệnh thường gặp. Yêu quý, kính trọng bác sĩ.
 - Hoạt động ngoài trời: Khi dạo chơi sân trường tôi cho trẻ quan sát tranh 
ảnh về vệ sinh cá nhân và sau giờ hoạt động tôi cho trẻ thực hành luôn. 11
 - Giờ ăn: Trước khi ăn tôi cho trẻ giúp cô kê bàn ghế, nhắc trẻ kê ngay 
ngắn, lấy rổ đựng khăn và đĩa đựng cơm rơi. Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng sau 
đó mới cho trẻ vào ăn. Nhắc trẻ khi ăn không nói chuyện không làm rơi vãi cơm 
gây mất vệ sinh. Ăn xong để bát đúng nơi quy định. Sau khi ăn xong cho trẻ rửa 
tay, lau mặt.
 - Giờ hoạt động vệ sinh: Tôi căn cứ vào từng hoạt động để chuẩn bị các 
điều kiện cần thiết như: Chuẩn bị về giáo án, về đồ dùng vệ sinh, về địa điểm và 
hình thức sao cho hấp dẫn đem lại hiệu quả cao. Với tiết cung cấp kiến thức, tôi 
làm mẫu và hướng dẫn trẻ thực hiện theo các bước sau đó cho trẻ thực hiện, tôi 
quan sát, sửa sai cho trẻ để trẻ thực hiện đúng các thao tác.
 Ví dụ: 
 + Hoạt động vệ sinh: Rửa tay 
 Bước 1: Làm ướt tay và xoa xà phòng vào 2 lòng bàn tay.
 Bước 2: Dùng lòng bàn tay này rửa cổ tay của bàn tay kia và ngược lại.
 Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà chéo lên mu bàn tay kia, sau đó dùng 
đầu ngón tay miết vào kẽ tay và ngược lại.
 Bước 4: Chà sát 2 lòng bàn tay vào nhau, dùng đầu ngón tay của bàn tay 
này miết vào kẽ tay của bàn tay kia và ngược lại.
 Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của bàn tay này cọ vào lòng bàn tay kia và 
ngược lại.
 Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới vòi nước sạch.
 Khi rửa xong thì lau tay bằng khăn khô.
 + Hoạt động vệ sinh : Rửa mặt
 Đầu tiên trải khăn lên 2 lòng bàn tay.
 Bước 1: Lau mắt: Lau mắt trái bằng ngón trỏ trái, lau mắt phải bằng ngón 
trỏ phải.
 Bước 2: Dịch khăn lên, lau sống mũi, lau miệng, lau cằm.
 Bước 3: Tiếp tục dịch khăn lên, lau vùng trán và 2 bên má
 Bước 4: Gấp đôi khăn lại lau phần sau gáy và cổ. 13
 Hình ảnh: Trẻ được tặng phiếu bé ngoan 
 Biện pháp 4: Giáo dục vệ sinh cá nhân qua những nội quy đơn giản và 
gần gũi với trẻ
 Qua những khái niệm đơn giản cô giúp trẻ hiểu và phân biệt được đâu là 
môi trường sạch, môi trường bẩn và các tác hại khi trẻ chưa có thói quen rửa tay, 
rửa mặt khi bẩn để từ đó trẻ có nhận thức về vệ sinh cá nhân và bảo vệ sức khỏe.
 Để kích thích sự khám phá tìm tòi của trẻ, tôi luôn chú ý tạo cho trẻ môi 
trường lớp học sạch đẹp, thân thiện trang trí các nội dung giáo dục theo chủ đề. 
Ở trong lớp tôi thường gắn những nội quy giúp trẻ thực hiện đúng theo nội quy. 
VD: Ở của nhà vệ sinh, tôi gắn hình ảnh phòng vệ sinh dành cho bé trai, phòng 
vệ sinh dành cho bé gái để trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định. Trong phòng vệ 
sinh tôi dán tranh quy trình các bước rửa tay để trẻ biết rửa tay sau khi đi vệ sinh 
xong. 15
 Tuyên truyền và vận động phụ huynh về tầm quan trọng của việc vệ sinh 
cá nhân cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày.
 Làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để thống nhất nội 
dung giáo dục, phương pháp vệ sinh, chăm sóc thân thể để từ đó hình thành thói 
quen thực hành vệ sinh cho trẻ. Ngoài ra cần có đầy đủ đồ dùng, phương tiện 
đảm bảo cho việc chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ.
 Hình ảnh: Bảng tuyên truyền của lớp
 Sau khi áp dụng các biện pháp tôi thấy trẻ rất hứng thú thực hiện và 
đã đạt được kết quả rõ rệt. Đa số các cháu đã có những kỹ năng vệ sinh rửa tay, 
rửa mặt, đánh răng , có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân và có ý thức giữ gìn 
vệ sinh môi trường.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ve_sinh_ca_nhan_cho_tre_lop_m.doc