SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước cho trẻ 5-6 tuổi

Đất nước ta hiện đang là giai đoạn đặt biệt, giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Trong nền phát triển ấy, con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công, vững mạnh của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Đất nước. Giáo dục đào tạo ngày càng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ con người Việt Nam, năng động sáng tạo mới, đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội hiện nay.
Song hành với việc phát triển ấy không thể không nói đến thế hệ trẻ thơ cần được bồi dưỡng, rèn luyện, hun đúc một tinh thần yêu nước Việt Nam mãnh liệt. Hai tiếng Tổ quốc thiêng liêng cần được cung cấp, bồi đắp vào tâm hồn trẻ thơ ngây bây giờ chứ không thể chờ lâu thêm nữa.
Nói đến sự phát triển, sự thay đổi của Đất nước không phải chúng ta thay đổi hoàn toàn mọi thứ mà chúng ta cần phải gìn giữ truyền thống quý báu của ông cha ta, là biết yêu Quê hương đất nước của mình, cái nôi đầu đời đã sinh ra ta, giúp cho chúng ta hình thành nhân cách, lối sống và kỹ năng lao động cũng từ cái nôi Quê hương yêu dấu, nơi chôn nhau cắt rốn này. Thông qua đó, chúng ta luôn gìn giữ bản sắc dân tộc rồi dần dần cải tiến đổi mới dựa trên cái cũ có sẵn.
doc 32 trang skmamnonhay 14/06/2024 1130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước cho trẻ 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước cho trẻ 5-6 tuổi
 Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
 MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài....................................................................................trang 2
1.2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................trang 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................trang 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................trang 4
1.5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu ..............................................................trang 4
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề ........................................................................trang 5
2.2 Thực trạng của vấn đề ........................................................................... trang 6
 a. Thuận lợi ............................................................................................ trang 7
 b.khó khăn .............................................................................................. trang 7
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề ............................... trang 10
 Biện pháp 1 ........................................................................................... trang 10
 Biện pháp 2 ...........................................................................................trang 13
 Biện pháp3 ............................................................................................ trang 15
 Biện pháp 4 ...................................................................trang 18
 Biện pháp 5 ........................................................................................... trang 20
 Biện pháp 6 ............................................................................................trang 22
2.4. Kết quả đã đạt được............................................................................ trang 25
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận ..............................................................................................trang 28
3.2. Kiến nghị.............................................................................................trang 28
 Lữ Thị Nga 1 Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
 Băn khoăn về những vấn đề trên nên tôi suy nghĩ tìm tòi những biện pháp 
gì thiết thực nhất để đưa vào dạy trẻ và giúp cho trẻ có một tấm lòng trắc ẩn, 
giúp trẻ hiểu thêm về Quê hương Đất nước con người Việt Nam, gieo vào lòng 
trẻ tinh thần đoàn kết dân tộc, yêu vẻ đẹp của quê hương đất nước, có sức mạnh 
kiên cường gìn giữ mãnh đất thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.
 Xuất phát từ vấn đề đó nên tôi quyết định chọn đề tài xây dựng“Một số 
biện pháp giáo dục trẻ tình yêu Quê hương Đất nước” trong môi trường giáo 
dục mầm non tại lớp tôi chủ nhiệm.
 Giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước là vai trò của gia đình, nhà 
trường và của toàn xã hội. Thông qua việc làm này mong được mang lại làn gió 
mới trong lớp học. Tuy vẫn còn đó những gì khó khăn chồng chất, bởi vì ở lớp 
Mẫu giáo các bé còn quá non nớt chưa hiểu hết về Quê hương Đất nước,biển 
đảo của mình, chưa hiểu hết nét văn hóa truyền thống, bản sắc của dân tộc mình 
là gì? Chính vì thế mà việc đưa “Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất 
nước”vào giảng dạy tôi đang tiến hành nguyên cứu và thực hiện.
1. 2. Mục đích nghiên cứu 
 - Nhằm hướng đến sự phát triển về trí tuệ cho trẻ, giáo dục cho trẻ tấm 
lòng biết yêu thương mọi người, yêu vạn vật xung quanh.
 - Giúp trẻ biết tên quê hương, nơi đã sinh ra mình, quê hương gần gũi trẻ 
đang sinh sống cùng người thân.
 - Giúp trẻ hiểu biết về vị trí địa lý của Đất nước Việt Nam, biết về danh 
lam thắng cảnh, con người Việt Nam.
 - Giúp trẻ biết yêu quí, gìn giữ Biển đảo Việt Nam, biết gìn giữ giá trị bản 
sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Hun đúc trong trái tim trẻ về hai tiếng “Tổ 
quốc” thiêng liêng một Quê hương giàu đẹp.
 - Mục đích sâu xa của “giáo dục trẻ tình yêu Quê hương Đất nước” là 
nhằm hướng tới việc xây dựng nhân cách con người, đạo lý làm người sau này 
của trẻ. Thông qua việc giáo dục này giúp trẻ nhận thức đúng đắn về giá trị đích 
thực, những chuẩn mực và khuôn mẫu trong xã hội, những bổn phận, nghĩa vụ 
 Lữ Thị Nga 3 Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
2. NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lý luận của vấn đề.
 Con người, ai cũng có một Quê hương, một Tổ Quốc thiêng liêng gắn 
chặt với đời mình. Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết rằng:
 Quê hương mỗi người chỉ một
 Như là chỉ một mẹ thôi
 Quê hương nếu ai không nhớ
 Sẽ không lớn nỗi thành người
 Hình 1: Bản đồ Việt Nam( Đồ dùng tự tạo)
 Tình yêu Quê hương Đất nước rất đẹp, rất thiêng liêng như vậy ? Nhưng 
tình yêu Quê hương Đất nước nghĩa là gì? và làm thế nào để yêu Quê hương Đất 
nước ? Đây là những câu hỏi khó trả lời, không dễ gì giải thích được. 
 Tôi viết bài sáng kiến này nhằm chia sẻ những điều mà chúng ta cần tiến 
hành làm ngay trong môi trường giáo dục trẻ Mầm non. Bởi trẻ mầm non khi 
được giáo dục sớm về tình yêu Quê hương Đất nước thì chắc chắn sau này đối 
với trẻ về một quê hương tươi đẹp, một đất nước hùng vĩ sẽ in lại nhiều dấu ấn 
 Lữ Thị Nga 5 Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
có được ngôi trường như ngày hôm nay chính là nhờ sự quan tâm của các cấp 
Uỷ Đảng ,các ban ngành lãnh đạo huyện, xã nhà,sự chỉ đạo sát sao của phòng 
Giáo Dục,Ban giám hiệu nhà trường,Sự tin yêu của các bật phụ huynh.Bên cạnh 
đó tập thể giáo viên,nhân viên nhiệt tình năng động sáng tạo ,yêu nghề mến trẻ.
 a.Thuận lợi :
 Năm học 2015-2016 tôi được phân công chủ nhiệm lớp lá 2 có sỉ số 36- 
nữ 19 -DT 3 –Nữ DT2-
 Đa số học sinh ở lớp tôi đều khỏe mạnh , thông minh và nhanh nhẹn nên việc 
chăm sóc dạy dỗ có nhiều thuận lợi, các cháu đi học đều vệ sinh sạch sẽ. Nhiều 
phụ huynh quan tâm nên việc truyền thụ kiến thức cho học sinh có nhiều tiến bộ, 
trường lớp được xây cố định khang trang sạch đẹp, nhà trường và cấp trên tạo 
điều kiện mua sắm cơ sở vật chất,đồ dùng, đồ chơi cho các cháu đầy đủ. 
 Bản thân luôn sưu tầm tranh ảnh về Quê hương đất nước ,thông qua công 
nghệ thông tin trình chiếu cho trẻ xem về những nơi mà trẻ chưa được đến, chưa 
được tìm hiểu và khám phá.
 Tôi luôn phối hợp chặt chẽ với giáo viên dạy chung lớp và có sự thống nhất 
cao trong việc tiến hành thực hiện nhiệm vụ,trong công tác chăm sóc và giáo 
dục trẻ ,giáo viên luôn tâm huyết với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt.
 Trình độ chuyên môn của 2 giáo viên đứng lớp đạt trên chuẩn ,có tay nghề 
lâu năm.
 b. Khó khăn:
 - Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, đa số làm nghề nông nên 
việc phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc nuôi dạy trẻ còn hạn chế.
 -Đa số các cháu ít được bố mẹ đưa đi chơi ,thăm quan du lịch ở những nơi 
khác nên cháu rất thiệt thòi về sự am hiểu về quê hương đất nước của mình. 
 - Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục tình yêu quê 
hương đất nước cho con em mình .Đồng thời lại chiều chuộng , Không cho trẻ 
xem hay khám phá những cảnh đẹp về quê hương đất nước mà cho trẻ xem 
những loại phim hoạt hình trên ti vi hoặc trên điện thoại . Do vậy việc giáo dục 
tình yêu quê hương đất nước cho trẻ ở trường mầm non gặp rất nhiều hạn chế.
 Lữ Thị Nga 7 Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
người tàn tật, những người nghèo khó. Như chúng ta đã từng nghe lời dạy của 
Bác rằng « Biết nhường cơm xẻ áo », giúp trẻ có một thái độ cảm thông làm 
cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.
 Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục bậc học Mầm non cần phải đảm bảo 
cho trẻ về các kỹ năng: Lễ giáo, vệ sinh văn minh, biết một số hoạt động lao 
động và hiểu biết về các môn học: Khám phá khoa học, thể dục kỹ năng, hoạt 
động tạo hình, làm quen với toán, làm quen chữ cái, phát triển ngôn ngữ, giáo 
dục âm nhạc và các hoạt động vui chơi khác
 Nhiệm vụ của bản thân là đưa chất lượng chăm sóc và giáo dục lên hàng 
đầu nhằm đảm bảo chất lượng nội dung giáo dục toàn diện, xây dựng kế hoạch 
việc cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với từng lĩnh vực ,phù hợp với chủ 
đề và phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi mầm non, tiếp thu các chương trình tập 
huấn chuyên môn chuyên đề, các bài học Nghị quyết từ Trung ương đến địa 
phương về Biển đảo, con người Việt Nam đến với lớp học mình chủ nhiệm
 Mục tiêu của việc đưa chương trình giáo dục trẻ tình yêu Quê hương Đất 
nước vào giảng dạy đòi hỏi phải có sự đầu tư về nâng cao trình độ năng lực 
chuyên môn của giáo viên, đòi hỏi giáo viên phải hiểu biết lịch sử, phải có phẩm 
chất đạo đức tốt. phải trang bị cơ sở vật chất như: đồ chơi trẻ em ngoài trời, 
trong lớp, bố trí lớp học rộng rãi thoáng mát, có ti vi, máy tính Bên cạnh 
những việc trên giáo viên còn phải xây dựng kế hoạch đưa chương trình vào 
các chủ đề giảng dạy trẻ. Có kiểm tra đánh giá sát sao đến từng trẻ mới thấy 
được chất lượng sẽ như thế nào? cần phải rút ra những kinh nghiệm gì?
 Vì vậy tôi đã kiểm tra,khảo sát thực trạng đầu năm 36 trẻ của lớp lá 2-
trường Mầm Non Họa Mi , kết quả đạt được như sau:
Stt Nội dung Kết quả đạt Kết quả chưa 
 được đạt
 Số Tỉ lệ % Số Tỉ lệ 
 lượng lượng %
1 Kỷ năng nhận biết tên gọi, vị trí của 
 1 số di tích lịch sử ,danh lam thắng 15 42 % 21 58%
 cảnh, vùng miền của tổ quốc
2 Kỷ năng diễn đạt mạch lạc rõ ràng, 12 33% 24
 hiểu biết về về thế giới tự nhiên và 67%
 Lữ Thị Nga 9 Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
 Đối với các bé, giáo dục tình yêu Quê hương không có gì xa lạ trừu tượng 
mà nó chính là cái gần gũi nhất. Quê hương bắt nguồn từ cái nhỏ bé không lộng 
lẫy nhưng chứa đựng tình cảm dạt dào không thể thay thế được đó là bầu sữa 
mẹ, sự âu yếm của mẹ, những lời nói thân thương của những người thân yêu 
trong gia đình trẻ. Chúng ta biết rằng : Tương lai của trẻ là trách nhiệm chung 
của mọi người, mọi nhà. Trên hết vai trò gia đình là rất quan trọng, không gì an 
toàn và hiệu quả hơn việc gia đình làm vòng tay yêu thương che chở cho trẻ 
tránh xa những tác động tiêu cực ngoài xã hội. Gia đình nơi vun đắp những ước 
mơ giúp trẻ trở thành người có ích trong tương lai. Gia đình là điểm tựa của mỗi 
trẻ thơ. Mỗi người ai cũng có một gia đình và mỗi khi nhắc đến hai tiếng Gia 
đình lòng ta gợi lên bao cảm xúc yêu thương trìu mến. Bởi lẽ, gia đình nâng 
bước trẻ thơ trưởng thành. Gia đình, đó là những viên gạch xây nên tòa lâu đài 
cho xã hội và là chỗ dựa về tinh thần, về vật chất cho mỗi thành viên, là tổ ấm 
nơi các em bé được chăm sóc nuôi dưỡng lớn khôn.
 - Gia đình cần cung cấp sớm cho trẻ những hiểu biết, những kỹ năng và 
thái độ cần thiết đối với các sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh, để trẻ 
gia nhập vào đời sống xã hội. 
 - Thông qua Chủ đề Gia Đình ở trường Mẫu giáo, giáo dục trẻ về những 
vấn đề trên thì chắc hẳn trẻ sẽ hiểu và sẽ mang những hiểu biết của mình về với 
gia đình, giúp trẻ sống tốt có tinh thần thoải mái và làm những việc có ích.
 - Giaó viên cần tuyên truyền đến phụ huynh về việc chăm sóc nuôi dạy trẻ 
để họ nắm được tâm tư nguyện vọng trẻ, cần phải xuất phát từ tâm tư tình cảm, 
nếp sống của gia đình, qua thái độ cư xử, hành vi ứng xử, việc làm...Đòi hỏi tập 
thể gia đình phải là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Chúng ta thực hiện theo 
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ của Đảng ta chỉ rõ : Gia 
đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi 
trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách.
 Trường Mẫu giáo là nơi trẻ đầu tiên đặt chân đến, một môi trường hoàn 
toàn mới so với trong gia đình trẻ. Trẻ được học tập, vui chơi, sinh hoạt mang 
 Lữ Thị Nga 11

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_tinh_yeu_que_huong_dat_nu.doc