SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi bảo vệ môi trường

Trẻ em ở lứa tuổi mầm non sự nhận biết còn rất hạn chế, ý thức chưa cao, sự tăng trưởng và phát triển luôn chịu sự phát triển tác động mạnh mẽ. Có tính quyết định của môi trường xung quanh. Để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, hình thành nhân cách toàn diện làm nền tảng cho các giai đoạn phát triển sau này. Mọi nhà trường, mọi gia đình và đoàn thể cần có sự chung tay để bảo vệ môi trường sống của trẻ và giáo dục cho trẻ biết yêu quý và bảo vệ môi trường. Vì lứa tuổi mầm non dễ chịu sự tác động của môi trường. Trẻ dễ tiếp thu và hình thành nề nếp thói quen, tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển nhân cách của con người. Trẻ được giáo dục bảo vệ môi trường tốt, trẻ sẽ có ý thức quan tâm tới môi trường mà trẻ đang sống. Từ đó trẻ sẽ có ý thức tích cực giữ gìn bảo vệ môi trường cho bản thân và cho toàn thể cộng đồng trên mọi miền đất nước.
Chính vì lý do đó mà tôi suy nghĩ làm sao để tuyên truyền, giáo dục cho tất cả mọi người trong cộng đồng nói chung và đặc biệt là trẻ mầm non nói riêng luôn có thói quen, ý thức giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ môi trường nhất là đang trong giai đoạn dịch covid-19. Để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh sạch đẹp nên tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi bảo vệ môi trường ” là đề tài sáng kiến trong năm học này.
docx 22 trang skmamnonhay 27/08/2024 410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi bảo vệ môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi bảo vệ môi trường

SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi bảo vệ môi trường
 2
 CỘNG HỊA X HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phc
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lí do chọn đề tài:
 Giáo dục mầm non là phát triển khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ cơ sở ban 
đầu của nhân cách con người, tạo điều kiện cho trẻ có nhiều cơ may thắng lợi trên 
con đường học hành cũng như trong cuộc sống.
 Đối với việc giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ thì việc giáo dục bảo vệ môi 
trường cho trẻ ở trường mầm non là rất quan trọng. Bởi vì bảo vệ môi trường là bảo 
vệ đời sồng, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
 Với xu thế hiện nay nền kinh tế nước ta có những bước phát triển vượt bậc. Đất 
nước đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các nhà máy khu công nghiệp 
phát triển cả về số lượng và quy mô, quy trình đô thị hóa dịch vụ, khu du lịch phát 
triển, dân số gia tăng. Song song với phát triển ấy có một số vấn đề nóng bỏng đặt ra 
đó là: Ô nhiễm môi trường.
 Trẻ em ở lứa tuổi mầm non sự nhận biết còn rất hạn chế, ý thức chưa cao, sự tăng 
trưởng và phát triển luôn chịu sự phát triển tác động mạnh mẽ. Có tính quyết định 
của môi trường xung quanh. Để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, thông minh, nhanh 
nhẹn, hình thành nhân cách toàn diện làm nền tảng cho các giai đoạn phát triển sau 
này. Mọi nhà trường, mọi gia đình và đoàn thể cần có sự chung tay để bảo vệ môi 
trường sống của trẻ và giáo dục cho trẻ biết yêu quý và bảo vệ môi trường. Vì lứa 
tuổi mầm non dễ chịu sự tác động của môi trường. Trẻ dễ tiếp thu và hình thành nề 
nếp thói quen, tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển nhân cách của con người. 
Trẻ được giáo dục bảo vệ môi trường tốt, trẻ sẽ có ý thức quan tâm tới môi trường 
mà trẻ đang sống. Từ đó trẻ sẽ có ý thức tích cực giữ gìn bảo vệ môi trường cho bản 
thân và cho toàn thể cộng đồng trên mọi miền đất nước.
 Chính vì lý do đó mà tôi suy nghĩ làm sao để tuyên truyền, giáo dục cho tất cả 
mọi người trong cộng đồng nói chung và đặc biệt là trẻ mầm non nói riêng luôn có 
thói quen, ý thức giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ môi trường nhất là đang trong giai 
đoạn dịch covid-19. Để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh sạch đẹp nên 
tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi bảo vệ môi trường 
” là đề tài sáng kiến trong năm học này.
1. 1 Cơ sở lý luân:
 Môi trường bao gốm các yếu tố tự nhiên, xã hội và yếu tố vật chất bao quanh 
con người. Có quan hệ mật thiết với nhau. Ảnh hưởng tới đời sống sự tồn tại, phát 
triển của con người và thiên nhiên. 4
giáo lớn ở trường mầm non. Giúp cho giáo viên có những kinh nghiệm giáo dục ý 
thức bảo vệ môi trường cho trẻ từ đó hình thành cho trẻ ý thức tốt trong việc bảo vệ 
môi trường.
 - Mục đích của việc giáo dục bảo vệ môi trường còn cung cấp cho trẻ mầm 
non những thói quen tốt: Biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp gọn gàng 
ngăn nắp, biết bỏ rác đúng nơi quy định, biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc các 
con vật nuôi.Bên cạch đó giúp trẻ mầm non có những hiểu biết ban đầu về môi 
trường, bảo vệ môi trường từ đó giúp trẻ có hành vi, thói quen, thái độ ứng xử phù 
hợp hơn, sống thân thiện, hòa nhập với môi trường, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 Nghiên cứu ““Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi bảo vệ môi 
trường”.
 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
 - Trẻ mẫu giáo 5 tuổi trường mầm non
 - Lớp 5A2= 31 trẻ là lớp thực nghiệm.
 5. Các phương pháp nghiên cứu :
 Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành các phương pháp sau.
 - Phương pháp nghiên cứu ( phân tích, tổng hợp tài liệu Internet, tập san, 
sách có liên quan đến đề tài.
 - Phương pháp trao đổi trò chuyện giáo viên với phụ huynh,
 - Phương pháp quan sát sư phạm.
 - Phương pháp thực hành, thực nghiệm giáo dục.
 - Phương pháp điều tra thực trạng học sinh.
 6. Phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện đề tài:
 + Thời gian: Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021
 + Phạm vi: Lớp 5A2 = 31 trẻ
 PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề.
 Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con 
người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát 
triển kinh tế văn hóa của đất nước của nhân loại, bảo vệ môi trường là những hành 
động giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, bảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn 
và khắc phục hậu quả mà con người hay thiên nhiên gây ra cho môi trường. Giáo dục 
bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là quá trình giáo dục có mục đích nhằm phát 
triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, có sự quan tâm đến vấn đề môi 
trường phù hợp với lứa tuổi, được thể hiện qua những kiến thức thái độ hành vi của 
trẻ đối với môi trường xung quanh.
 Vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra liên tục ở tất cả các nước trên thế 
giới, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới toàn cầu như tình trạng ô nhiễm khí, nguồn 
nước, hạn hán lũ lụt...Xảy ra liên tục mà gần đây. Môi trường sống của con người 6
 • Về phía ban giám hiệu:
 Trường mầm non chúng tôi hiện nay có hai khu vực. một khu trung tâm và 
một khu lẻ nên cơ sở vật chất chưa thể đầu tư tập trung một nơi. Trường vẫn bị ảnh 
hưởng tới môi trường vì một số hộ nông dân quanh trường có chăn nuôi gia súc, gia 
cầm nhiều. Công tác giáo dục bảo vệ môi trường thực hiện chưa cao.
 Việc đầu tư cơ sở vật chất tạo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp chưa được 
chú trọng nhiều.
 • Về phía giáo viên.
 Việc thực hiện dạy trẻ giáo dục môi trường được thực hiện thường xuyên 
nhưng chưa linh hoạt, sáng tạo và hợp lý các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường 
vào các hoạt động hàng ngày vào mọi lúc mọi nơi.
 Do dịch bệnh diễn biến phức tạp, học sinh phải nghỉ học nhiều trong năm học 
nên công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường của bản thân tôi tới phụ huynh 
và toàn cộng đồng gặp nhiều khó khăn.
 Chưa giành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu về bảo vệ môi trường và các 
biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường ở trường mầm non.
 • Về phía phụ huynh.
 100% phụ huynh là nông dân. Cuộc sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, 
chăn nuôi và trồng trọt do đó nhận thức của phụ huynh về bảo vệ môi trường còn 
chưa đồng đều, ý thức thực hiện chưa cao, vì vậy còn nhiều hiện tượng chưa gương 
mẫu bảo vệ môi trường trong sinh hoạt thường ngày.
 Chưa xử lý tốt chất thải trong sinh hoạt và chăn nuôi, lạm dụng thuốc bảo vệ 
thực vật và phân bón hóa học trong sản xuất.
 Vứt rác tùy tiện không đúng nơi quy định.
 • Về phía trẻ.
 Vẫn còn một số cháu quần áo, đầu tóc trước khi đến lớp chưa được gọn gàng 
 sạch sẽ. Hiện tượng chấy vẫn còn.
 Trẻ còn ăn quà vặt, vứt rác tùy tiện ra lớp và sân trường
 Chưa có ý thức bảo quản đồ dùng, đồ chơi, còn hái hoa, bứt lá tự do.
 Từ những nguyên nhân trên tôi bắt đầu khảo sát chất lượng trên lớp: 5A2 kết 
quả đạt được như sau:
 Số liệu điều tra trước khi thực hiện: ( Lớp 5A2- 31 trẻ )
 Đầu năm
 Tốt Khá Trung bình Yếu
 Nội dung
 Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ 8
 rửa đồ dùng đồ chơi bằng Clo đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ.
 - Hưởng ứng ngày thứ 7 xanh, ngày chủ nhật xanh.
 Hình ảnh 1: Hưởng ứng ngày chủ nhật xanh
4. 2. Kết hợp với giáo viên trong tổ làm đồ dùng, đồ chơi, vật liệu, phế liệu, sáng 
tác thơ ca, hò vè với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
 - Bên cạnh những đồ dùng nhà trường cấp. Tôi kết hợp họp tổ và phát động giáo 
viên trong toàn tổ cùng thi đua gom phế liệu làm đồ dùng đồ chơi tự tạo nhằm phát 
huy tính sáng tạo và tiết kiệm cho nhà trường.
 - Với đôi bàn tay khéo léo của bản thân đã kết hợp với trẻ và giáo viên trong tổ 
làm nhiều đồ chơi phù hợp với thực tế mang tính giáo dục cao. Giúp giảm lượng phế 
thải ra môi trường cụ thể như sau:
 + Bộ đồ chơi gia đình bé gồm có búp bê làm từ vỏ nhựa của các hộp sữa hút và 
len vụn.
 + Những con vật ngộ nghĩnh làm bằng bìa và giấy màu.
 + Bé làm ca sĩ: Làm phách tre, trống, lắc, vỏ hộp bia và nước ngọt.
 + Thùng tưới cây làm bằng vỏ của hộp sữa, hộp dầu gội.
 + Dụng cụ tới cây từ những mảnh sắt gia công
 + Lọ hoa, dây hoa được trang trí bằng sốp, làm nhà lưu niệm.
 + Vỏ hộp dầu làm con voi .......
 +Mảnh xốp làm cây rau góp phần giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đạt hiệu 
quả cao.
 Hình ảnh 2 : Giáo viên trong tổ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo
 Bên cạnh đó tôi thường xuyên sưu tầm các bài thơ, bài hát có nội dung giáo dục 
bảo vệ môi trường để dạy trẻ.
 Ví dụ: Bài thơ
 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI ĐỊA CẨU
 Trái đất thì nóng lên rồi
 Băng tan, khô nước, biển trào sóng khơi
 Dịch bệnh, thiên tai khắp nơi Như lời phẫn uất - địa cầu 
 của ta
 Vì ngày mai, vì con ta
 Sống cho mưa thuận, gió hòa nơi nơi!
 Máy lạnh ư? Xưa rồi người!
 Phòng lạnh một chút, trời càng nóng thêm, Tay vì tay dùng quạt 
 nêm
 Để dành hơi mát tặng lên đất trời
 Minh Chánh Toàn
 Ví dụ: Bài hát: “ Ngôi nhà chúng ta”; “ Không xả rác” ...
 Theo kế hoạch đã xây dựng của lớp thứ 6 hàng tuần tổ chức cho trẻ tổng vệ sinh 
các góc chơi, môi trường lớp học.
 4 .3. Tổ chức lớp học sắp xếp giá góc đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
 Đối với trẻ mọi yếu tố của môi trường đều quan trọng. Diện tích phòng lớp, 
nơi chơi, màu tường, loại bàn ghế, đồ dùng, đồ chơi đều có ảnh hưởng đến hoạt động 10
hoạt.
Ví dụ: Hoạt động khám phá: Cây xanh và môi trường sống trong chủ đề thực vật.Trẻ 
được khám phá nhận xét về cây xanh. Giáo dục trẻ: Cây cho ta thức ăn, cây làm 
thuốc chữa bệnh, cây làm cảnh và cho ta bóng mát, không khí trong lành, cây làm 
giảm ô nhiễm môi trường.
 Giáo dục trẻ có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây như: Bắt sâu, nhổ cỏ, tưới cây. 
Không bẻ cành, ngắt lá để giữ cảnh quan môi trường thêm đẹp.
 Hình ảnh 4 : Trẻ đang chăm sóc cây
 Trong hoạt động học tôi lồng ghép các bài thơ, bài hát về cây xanh một cách 
hợp lý để cháu dễ hiểu hơn như bài hát” Em yêu cây xanh, Lý cây xanh”, thơ “ Rong 
và cá” , chuyện “ chú đỗ con, Thăm nhà bà”..
 - Hoạt động lao động:
 Cô tổ chức cho trẻ thực hành, trẻ rất hứng thú và hăng say lao động như: Chăm 
sóc cây, tưới cây, nhổ cỏ, nhặt lá, gom rác vào đúng nơi quy định. Lau chùi đồ dùng, 
đồ chơi hàng ngày.. , từ đó trẻ cứ thấy đồ chơi cất chưa đúng nơi quy định là cất dọn 
và tự giác lau chùi đồ dùng thường xuyên. Tôi rất vui khi thấy những hành vi của trẻ 
đã là động lực giúp tôi thêm sức mạnh cùng đóng góp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ 
môi trường.
 Hình ảnh 5 : Trẻ bỏ giác đúng nơi quy định
 - Hoạt động vui chơi, hoạt động góc:
 Cô cho trẻ xé, dán, vẽ tranh về môi trường, tô màu hành vi có lợi cho môi 
trường. Gạch chéo hành vi có hại cho môi trường.
 Sắp xếp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi, trò chơi, thể hiện hành vi ứng xử có 
văn hóa.
 Hát múa về môi trường, trò chơi phân vai phát huy bảo vệ môi trường
 - Hoạt động tự phục vụ:
 + Giờ ăn:
 Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn
 Vặn vòi nước tiết kiệm khi dử dụng
 Giới thiệu các món ăn cung cấp dinh dưỡng, tạo môi trường cho trẻ ăn hết 
suất.
 Trẻ có thói quen vệ sinh khi ăn uống như: Ăn uống sạch sẽ, không nói chuyện 
, sắp xếp bát thìa gọn gàng, giúp cô lau chùi bàn ghế sau khi ăn...
 Phận biệt hành vi đúng, sai, có lợi, có hại cho môi trường.
 - Hoạt động nêu gương:
 Nêu gương bình cờ, trẻ tự nhận xét hành vi tốt, có lợi cho môi trường, những 
hành vi chưa tốt của bản thân, của bạn bè, tuyên dương trẻ có hành vi tốt, nhắc nhở 
trẻ có hành vi chưa tốt. Trao đổi với phụ huynh cùng tham gia giúp trẻ đạt hiệu quả.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_mau_giao_5_tuoi_bao_ve_mo.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi bảo vệ môi trường.pdf