SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ý thức bảo vệ môi trường

Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và người dân về bảo vệ môi trường chưa đầy đủ, chưa chuyển thành ý thức và hành động cụ thể, thường xuyên. Vẫn còn khoảng cách lớn giữa nhận thức và hành động, giữa cam kết và thực hiện trong bảo vệ môi trường. Đặc biệt, trong chỉ đạo, điều hành, tư tưởng “ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế”. Ý thức về bảo vệ môi trường vẫn chưa thành thói quen, nếp sống của nhân dân; các thói quen xấu gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, như vứt rác, chất thải, xác súc vật bừa bãi ở nơi công cộng, nguồn nước, chưa được loại bỏ, thậm chí một số nơi còn phổ biến. Ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của một số nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh còn thấp, chưa chủ động, tự giác thực hiện, phần lớn vẫn chạy theo lợi nhuận, coi nhẹ bảo vệ môi trường.
Nhận thức, hiểu biết đầy đủ trong xã hội, đặc biệt là của các cấp ủy, chính quyền về tăng trưởng xanh, phát triển nền kinh tế xanh như là một phương thức để phát triển bền vững, vẫn còn rất hạn chế. Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường tuy đã được hình thành về cơ bản nhưng vẫn còn nhiều bất cập, nhiều quy định còn chung chung, mới mang tính nguyên tắc. Còn thiếu hoặc đã có quy định nhưng chưa đầy đủ về bảo vệ môi trường đất, nước, không khí, về tái chế chất thải, về khắc phục ô nhiễm, cải tạo, phục hồi môi trường, về tiêu dùng bền vững. Nhiều quy định về xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc, thiếu cơ chế phù hợp để thực hiện nên chưa phát huy được hiệu quả. Cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường chậm đổi mới, chưa đồng bộ với thể chế thị trường. Các loại thuế, phí về môi trường mới chỉ bước đầu tạo nguồn thu cho ngân sách mà chưa phát huy được vai trò công cụ kinh tế điều tiết vĩ mô, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội theo hướng hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa theo kịp các yêu cầu mới đặt ra, nhất là ở các địa phương, cơ sở, còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
docx 24 trang skmamnonhay 26/09/2024 710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ý thức bảo vệ môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ý thức bảo vệ môi trường

SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ý thức bảo vệ môi trường
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài: 
 Bước vào thế kỷ XXI, loài người đang đứng trước những thách thức vô 
cùng to lớn của tự nhiên. Đó là nạn lạm phát tài nguyên, cạn kiệt tài nguyên, nạn ô 
nhiễm môi trường và cũng chính từ những điều này đã tác động không nhỏ tới 
việc tận dụng tài nguyên thiên nhiên của con người. 
 Là người Việt Nam ai cũng nhận thức được việc giữ gìn cho quê hương 
chúng ta ngày một sạch đẹp hơn. Điều đó không chỉ là để có một vẻ đẹp về thiên 
nhiên, cây cối hay là quang cảnh mà còn là để cho chúng ta có một sức khỏe thật 
tốt. Mỗi chúng ta ai cũng nhận thấy được tầm quan trọng của sức khỏe đối với bản 
thân, không có sức khỏe con người sống đâu còn ý nghĩa. “Người khỏe mạnh thì 
có trăm điều ước, người đau ốm thì chỉ ước một điều”. Chắc hẳn ai cũng đoán 
được điều đó là sức khỏe. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để có một sức khỏe 
tốt, ngoài những yếu tố về dinh dưỡng, thể dục thể thao, tinh thần thoải mái thì môi 
trường sống trong sạch đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy môi trường sống 
trong sạch là gì? Làm thế nào để có một môi trường trong sạch? Mỗi chúng ta đã 
đóng góp được gì để cho môi trường ngày càng trong sạch hơn? Điều đó phụ thuộc 
hoàn toàn vào ý thức của mỗi cá nhân chúng ta.
 Trước hết chúng ta cần tìm hiểu thế nào là môi trường?
 Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con 
người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và sinh 
vật ( Mục 3, Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam đã sửa đổi 2005)
 Còn ô nhiễm môi trường là gì?
 Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không 
phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật 
(Mục 6, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam đã sửa đổi 2005)
 Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh, 
không bị ô nhiễm, thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cần được hình thành 
và rèn luyện từ rất sớm. Từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban 
đầu về môi trường sống của bản thân mình và con người nói chung là cần thiết. Từ 
đó trẻ biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành 
mạnh của cơ thể và trí tuệ. thiệt hại về tiền của, tài sản và con người, ảnh hưởng đến kinh tế và khả năng phục 
hồi sau những trận thiên tai ấy là rất lớn. Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính 
quyền, đoàn thể và người dân về bảo vệ môi trường chưa đầy đủ, chưa chuyển 
thành ý thức và hành động cụ thể, thường xuyên. Vẫn còn khoảng cách lớn giữa 
nhận thức và hành động, giữa cam kết và thực hiện trong bảo vệ môi trường. Đặc 
biệt, trong chỉ đạo, điều hành, tư tưởng “ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế”. Ý thức 
về bảo vệ môi trường vẫn chưa thành thói quen, nếp sống của nhân dân; các thói 
quen xấu gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, như 
vứt rác, chất thải, xác súc vật bừa bãi ở nơi công cộng, nguồn nước, chưa được loại 
bỏ, thậm chí một số nơi còn phổ biến. Ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường 
của một số nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh còn thấp, chưa chủ 
động, tự giác thực hiện, phần lớn vẫn chạy theo lợi nhuận, coi nhẹ bảo vệ môi 
trường.
 Nhận thức, hiểu biết đầy đủ trong xã hội, đặc biệt là của các cấp ủy, chính 
quyền về tăng trưởng xanh, phát triển nền kinh tế xanh như là một phương thức để 
phát triển bền vững, vẫn còn rất hạn chế. Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường 
tuy đã được hình thành về cơ bản nhưng vẫn còn nhiều bất cập, nhiều quy định còn 
chung chung, mới mang tính nguyên tắc. Còn thiếu hoặc đã có quy định nhưng 
chưa đầy đủ về bảo vệ môi trường đất, nước, không khí, về tái chế chất thải, về 
khắc phục ô nhiễm, cải tạo, phục hồi môi trường, về tiêu dùng bền vững. Nhiều 
quy định về xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường mới chỉ dừng lại ở nguyên 
tắc, thiếu cơ chế phù hợp để thực hiện nên chưa phát huy được hiệu quả. Cơ chế, 
chính sách bảo vệ môi trường chậm đổi mới, chưa đồng bộ với thể chế thị trường. 
Các loại thuế, phí về môi trường mới chỉ bước đầu tạo nguồn thu cho ngân sách mà 
chưa phát huy được vai trò công cụ kinh tế điều tiết vĩ mô, hạn chế gây ô nhiễm 
môi trường, thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội theo hướng hài hòa với thiên 
nhiên, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Đội ngũ cán bộ làm công 
tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, 
chưa theo kịp các yêu cầu mới đặt ra, nhất là ở các địa phương, cơ sở, còn thấp hơn 
nhiều so với các nước trong khu vực.
 Ô nhiễm môi trường nhiều nơi đang có nguy cơ vượt ngưỡng chịu đựng của 
các hệ sinh thái, ảnh hưởng đến nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội, điều kiện sống 
và sức khỏe của nhân dân. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường gia tăng nhanh về và khi lao động thì trẻ làm một cách miễn cưỡng coi đấy là nhiệm vụ của mình 
phải làm.
 Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp thói quen ngay từ nhỏ, 
giúp trẻ nhận thức được thái độ hành vi đúng đắn của trẻ đối với môi trường xung 
quanh. Theo tôi nghĩ đây không phải là một vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là của 
tất cả các đồng chí giáo viên nói chung. Chính vì thế tôi đã suy nghĩ áp dụng một 
số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ đạt hiệu cao, mạnh dạn 
chia sẻ cùng đồng nghiệp.
 3. Các biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ý thức bảo vệ môi trường.
 3.1. Khảo sát tình hình thực tế tại các lớp mẫu giáo 5-6 tuổi.
 Để biết được thói quen, ý thức ban đầu của trẻ, vào đầu năm học tôi đã tiến 
hành khảo sát trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại lớp MGL A2 với số trẻ là 33. kết quả 
như sau:
 Nội dung Tổng số trẻ đạt theo khả năng và ý thức
 Tốt Khá Trung Kém 
 bình 
Biết cách chăm sóc và bảo vệ 7=21,2% 10= 30,3% 9 =27,3% 7=21,2%
cây
Biết giữ gìn trật tự vệ sinh nơi 6=18,1% 7 = 21,2% 8=24,2% 12=36,3%
công cộng
Biết cất dọn đồ dùng đồ chơi 6 =18,1% 7=21,2% 7=21,2% 13=39,3%
đúng nơi quy định
Không vứt rác ra đường, biết 4=12,1% 9=27,3% 6=18,1% 14=42,4%
gom rác vào thùng
Phân biệt được những hành 10=30,3% 12=36,3% 7=21,2% 4=12,1%
động đúng, hành động sai đối 
với môi trường
Biết tiết kiệm nước khi sử dụng 8 = 24,2% 9 = 27,3% 7= 21,2% 9 = 27,3%
Biết phân loại rác thải khi sử 3 = 9% 5 = 15,1% 9 = 16 = 
dụng 27,3% 48,4% Hình ảnh : Cô giáo hướng dẫn trẻ tưới cây
 Hình ảnh 2 : bé nhặt rác ở sân trường
 Hình ảnh 3 :Bé tập hót rác
 3.3. Xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông 
qua các hoạt động học. - Hoạt động ngoài trời: Cô và trẻ cùng trò chuyện về công việc của trẻ ở nhà. 
Cô giáo dục trẻ biết giúp đỡ bố mẹ sắp xếp dọn dẹp nhà cửa, biết chăm sóc cây 
cảnh, cây hoa có trong nhà mình (lau bàn ghế, lau bát, tự lấy và cất quần áo của 
mình vào tủ)
 * Tháng 11: Chủ đề, sự kiện: Các ngành nghề.
 - Hoạt động học: Tìm hiểu về các ngành nghề truyền thống ở địa phương và 
các ngành nghề phổ biến trong xã hội, ước mơ của trẻ. Giáo dục trẻ ý thức quý 
trọng các ngành nghề và biết giữ gìn các sản phẩm lao động.
 Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động tìm hiểu về một số nghề qua hình ảnh, cho trẻ 
trải nghiệm qua quan sát các dụng cụ của các ngành nghề
 - Hoạt động ngoài trời: Quan sát các dụng cụ và sản phẩm lao động của một 
số ngành nghề, ảnh hưởng của ngành nghề đối với môi trường.
 Xem đoạn băng vi deo về sản phẩm và tác dụng của một số nghề.
 * Tháng 12: Chủ đề, sự kiện: Thế giới động vật
 - Hoạt động học: Tìm hiểu về các loài động vật, tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, 
môi trường sống sinh sản của các con vật. Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các 
con vật nuôi.
 - Hoạt động ngoài trời: Cho trẻ quan sát các con vật nuôi quen thuộc gần gũi 
với trẻ như: con chó, con mèo, con thỏ, con cáTừ đó trẻ biết lợi ích của các loài 
động vật và cách chăm sóc các con vật.
 * Tháng 1: Chủ đề, sự kiện: Bé và phương tiện giao thông.
 - Hoạt động ngoài trời: Tiếng còi, khói xe của các phương tiện giao thông và 
ảnh hưởng của chúng đối với môi trường.
 Xem đoạn băng video về mật độ của các phương tiện giao thông trên đường 
qua từng năm và ảnh hưởng của sự gia tăng các phương tiện giao thông với môi 
trường.
 * Tháng 2: Chủ đề, sự kiện: Tết và mùa xuân.
 - Hoạt động ngoài trời: Cô và trẻ cùng trò chuyện về góc hoạt động hội chợ 
xuân ngoài lớp học và hoạt động của trẻ trong những ngày Tết. Cô giáo dục trẻ khi - Hoạt động ngoài trời: Cho trẻ quan sát các hình ảnh chụp và quay video 
clip tại các nơi xảy ra lũ, lụt. Trò chuyện với trẻ về tác hại, hậu quả của bão lũ, 
cách khắc phục, phòng tránh
 - Hoạt động chiều: Xem băng hình, hình ảnh và đưa ra nhận xét một số hành 
vi đúng, sai của con người đối với môi trường. Trò chuyện về một số hình vi, 
những điều nên làm của con người để bảo vệ môi trường.
 * Tháng 5: Chủ để, sự kiện: Quê hương – Đất nước.
 - Hoạt động học: Tìm hiểu về thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam, các danh 
lam thắng cảnh của đất nước Việt nam, của Thủ đô Hà Nội. Cô giáo dục trẻ biết 
bảo vệ môi trường sạch đẹp, không vứt rác bừa bãi, biết phân loại rác, không bẻ 
cây ngắt hoa, không dẫm lên có và không phá hoại những đồ dùng đồ chơi ở nơi 
công cộng. Cô giáo dục trẻ biết xây dựng và cùng gìn giữ những cảnh quan đó.
 - Hoạt động chiều: Cô cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch, cô giúp trẻ thể hiện 
nội dung các câu chuyện bảo vệ môi trường, thể hiện các hành vi có lợi và hành vi 
có hại cho môi trườngVới việc tích hợp ý thức bảo vệ môi trường thông qua các 
hoạt động học, trẻ đã có những kiến thức và kỹ năng thực hành bảo vệ môi trường 
phù hợp với khả năng của trẻ.
 3.4. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm.
 - Giáo viên tổ chức ngày sinh nhật cho trẻ theo tháng:
 Ví dụ: Cô lên danh sách những bạn sinh trong tháng 3, chọn một buổi chiều 
thứ sáu trong tháng, cô có thể phối hợp với phụ huynh để cùng tổ chức sinh nhật 
cho các bé sinh trong tháng 3. Cô cùng phụ huynh mua hoa quả, bánh kẹo, bánh 
sinh nhật. Sau đó chuẩn bị lọ hoa, đĩa để bánh kẹo, kéo, hai sọt rác để trẻ phân loại 
rác Cô cho trẻ chuẩn bị tiệc sinh nhật cùng cô giáo và phụ huynh: Cho một 
nhóm trẻ xếp bánh kẹo ra đĩa, xếp xong cô nhắc trẻ để đĩa bánh kẹo lên các bàn đã 
kê sẵn. Một nhóm trẻ cắt bớt cành hoa và cắm hoa vào lọ. Sau đó cô tiến hành tổ 
chức sinh nhật cho trẻ. Sau khi liên hoan sinh nhật xong, cô nhắc trẻ thu dọn đồ 
dùng để đúng nơi quy định, nhặt rác và phân loại rác sau đó bỏ vào thùng rác theo 
đúng kí hiệu đã dán ở thùng rác.
 - Cho trẻ khám phá về sự kì diệu của đôi bàn tay:

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_mau_giao_5_6_tuoi_y_thuc.docx