SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ với mọi người xung quanh
Đất nước ta hiện đang là giai đoạn đặt biệt, giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Trong nền phát triển ấy, con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công, vững mạnh của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Đất nước. Giáo dục đào tạo ngày càng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ con người Việt Nam, năng động sáng tạo mới, đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội hiện nay.
Song hành với việc phát triển ấy không thể không nói đến thế hệ trẻ thơ cần được bồi dưỡng, rèn luyện, hun đúc một tinh thần yêu nước Việt Nam mãnh liệt. Hai tiếng Tổ quốc thiêng liêng cần được cung cấp, bồi đắp vào tâm hồn trẻ thơ ngây bây giờ chứ không thể chờ lâu thêm nữa.
Nói đến sự phát triển, sự thay đổi của Đất nước không phải chúng ta thay đổi hoàn toàn mọi thứ mà chúng ta cần phải gìn giữ truyền thống quý báu của ông cha ta, là biết yêu Quê hương đất nước của mình, cái nôi đầu đời đã sinh ra ta, giúp cho chúng ta hình thành nhân cách, lối sống và kỹ năng lao động cũng từ cái nôi Quê hương yêu dấu, nơi chôn nhau cắt rốn này. Thông qua đó, chúng ta luôn gìn giữ bản sắc dân tộc rồi dần dần cải tiến đổi mới dựa trên cái cũ có sẵn.
Song hành với việc phát triển ấy không thể không nói đến thế hệ trẻ thơ cần được bồi dưỡng, rèn luyện, hun đúc một tinh thần yêu nước Việt Nam mãnh liệt. Hai tiếng Tổ quốc thiêng liêng cần được cung cấp, bồi đắp vào tâm hồn trẻ thơ ngây bây giờ chứ không thể chờ lâu thêm nữa.
Nói đến sự phát triển, sự thay đổi của Đất nước không phải chúng ta thay đổi hoàn toàn mọi thứ mà chúng ta cần phải gìn giữ truyền thống quý báu của ông cha ta, là biết yêu Quê hương đất nước của mình, cái nôi đầu đời đã sinh ra ta, giúp cho chúng ta hình thành nhân cách, lối sống và kỹ năng lao động cũng từ cái nôi Quê hương yêu dấu, nơi chôn nhau cắt rốn này. Thông qua đó, chúng ta luôn gìn giữ bản sắc dân tộc rồi dần dần cải tiến đổi mới dựa trên cái cũ có sẵn.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ với mọi người xung quanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ với mọi người xung quanh
2 Mỗi đứa trẻ được sinh ra mang theo bao ước mơ và hy vọng của cha mẹ. Một trong những ước mơ lớn nhất mà bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng mong chờ ở đứa con của mình trong tương lai đó là bé sẽ trở thành một người tốt, có đạo đức, và trước hết là có tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ, biết yêu thương mọi người. Do đó ngay từ tuổi mầm non không chỉ trau dồi cho trẻ những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh mà điều quan trọng nhất đó là giáo dục trẻ về đạo đức làm người. Vì vậy dạy cho trẻ biết cách yêu thương từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để trẻ trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai. Làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương, chia sẻ với bạn bè và người thân? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn, ứng dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội được thể hiện sự yêu thương, chia sẻ tới cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh Xuất phát từ những lý do trên tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ với mọi người xung quanh”. 1. Giải pháp cũ thường làm - Trong những năm gần đây, nhu cầu học kỹ năng sống, các chuẩn mực đạo đức của trẻ em đã “bùng nổ”.Điều đó thể hiện sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với việc giáo dục con em mình. - Tuy nhiên trên thực tế cho ta thấy, kết quả của giáo dục trẻ biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh, về phẩm chất, nhân cách, đạo đức cho trẻ em cần sự phối hợp của nhiều yếu tố ( gia đình, nhà trường, xã hội), từ lâu vấn đề này được đặt ra và đến nay nó vẫn là câu hỏi lớn. Riêng ở Việt Nam, chương trình giảng dạy trong nhà trường hiện nay vẫn còn quá tập trung vào trí dục, còn đức dục, thể dục và mỹ dục chưa được chú trọng đúng mực. - Bên cạnh đó, phần lớn phụ huynh, đặc biệt là phụ huynh ở các trường mầm non nông thôn, cha mẹ trẻ luôn quan tâm đến việc làm sao để kích thích thính tích cực học tập của trẻ, ai cũng muốn trẻ được học đọc và học viết ngay khi đang học tại trường mầm non. Các bậc phụ huynh còn muốn chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1 là trẻ phải biết đọc, biết viết, biết đánh vần và làm tính, còn việc giáo dục cho trẻ kỹ năng cho trẻ biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh, kỹ năng giao tiếp ứng xử của trẻ không quan trọng. - Từ những vấn đề thực tiễn trên, để thực hiện tốt mục tiêu, nội dung, chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non thực sự có chất lượng và đạt kết quả cao thì đòi hỏi phải có sự phối hợp hài hòa giữa chăm sóc và giáo dục một cách toàn diện thông qua các lĩnh vực phát triển. - Đối với giáo viên mầm non, thường tập trung lo lắng rèn luyện cho trẻ những 4 nâng cao chất lượng. - Các bậc phụ huynh có nhiều đổi mới về nhận thức, luôn phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. + Nhược điểm: - Là địa phương có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên đời sống của nhân dân nói chung và các bậc phụ huynh mầm non nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. - Do tác động của xã hội làm cho trẻ bị ảnh hưởng một số thói quen xấu nên việc rèn luyện cho trẻ có kỹ năng sống biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh còn gặp nhiều khó khăn. - Do tập quán, lối sống nông thôn nên kỹ năng giao tiếp, thích ứng của các cháu còn hạn chế, trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. - Một số giáo viên chưa xem việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ là quan trọng và cần thiết đối với trẻ. - Một bộ phận phụ huynh do điều kiện kinh tế gia đình phải đi làm ăn xa nên sự gần gũi về tình cảm cũng như việc chăm sóc giáo dục con cái còn hạn chế. - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến trẻ, thậm chí 1 số gia đình còn thiếu kỹ năng sống, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cho trẻ ở nhà cũng như ở trường. - Trong phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” tập trung nhiều nội dung chung cho các bậc học, nhiều giáo viên chưa hiểu sâu về nội dung phải dạy trẻ lứa tuổi mầm non những kỹ năng sống cơ bản nào? Chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non ra sao? Chính vì vậy các giáo viên còn lúng túng trong việc lựa chọn nội dung giáo dục trẻ cho phù hợp lứa tuổi. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp để tìm ra một số biện pháp giáo dục trẻ biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ với mọi người xung quanh. Trước khi thực hiện áp dụng các biện pháp, đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ ở lớp 5 tuổi A như sau: + Bảng 1: Bảng kết quả khảo sát trước khi áp dụng biện pháp Số trẻ Trước khi áp dụng được TT Nội dung giáo dục Đạt Chưa đạt đánh Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số trẻ giá % trẻ % Trẻ biết lễ phép, quan tâm, chia sẻ, 1 35 18 51,4 17 48,6 giúp đỡ mọi người Trẻ biết chơi đoàn kết, nhường 2 35 19 54,2 16 45,8 nhịn, giúp đỡ bạn bè 6 những kiến thức để vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt khi tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ với mọi người xung quanh đạt kết quả tốt. - Hình ảnh 1: Hình ảnh giáo viên tham gia lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn Sau thời gian tự học, tự bồi dưỡng tôi cảm thấy mình đã trang bị được những kiến thức cơ bản về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ lứa tuổi mầm non, tôi đã hiểu trẻ hơn và có thể thiết kế các hoạt động nhằm giúp các con biết yêu thương chia sẻ với mọi người xung quanh. Tôi nhận thấy rằng việc giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ với mọi người xung quanh đạt hiệu quả thì giáo viên phải luôn biết lắng nghe, thấu hiểu trẻ, tạo cơ hội cho trẻ biết chia sẻ đồ chơi hay món ăn mà trẻ yêu thích với bạn bè. Lắng nghe, giúp trẻ bày tỏ thái độ, giải quyết vấn đề, dạy trẻ mọi lúc mọi nơi tận dụng mọi tình huống và hoạt động có thể tích hợp. 2. Biện pháp 2: Tạo môi trường lớp học thân thiện, cởi mở thu hút trẻ Môi trường thân thiện, cởi mở sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên, góp phần hình thành nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí sắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ. Để trẻ hứng thú khi đến lớp, tôi làm những biểu tượng như: trái tim, đập tay, bắt tayở cửa lớp, để mỗi khi trẻ đến lớp muốn được cô chào đón bằng cách nào trẻ chỉ cần chạm tay vào các biểu tượng sau đó nói lời chào, nói lời yêu thương với cô. Rồi tôi lại dạy trẻ nói lại lời yêu thương đó với ông bà, bố mẹ. Chỉ với câu nói và hành động thân thương, gần gũi như vậy thôi nhưng cũng làm cho những người thân của chúng ta cảm thấy rất vui lòng. Hình ảnh 2.1 Hình ảnh các biểu tượng trang trí ở cửa lớp Tôi còn cho trẻ làm “Vòng tay yêu thương” của lớp bằng bìa cattông, lõi giấy vệ sinh, đĩa hoa giấyTrên đó, mỗi bông hoa gắn với một việc làm tốt, như trẻ biết giúp đỡ cô giáo và các bạn, biết nâng khi bạn ngã, biết nhường nhịn và chia sẻ đồ chơi với bạn. Hoạt động này không chỉ giúp cho các bé của lớp tôi trở nên thân thiện, tích cực, thích làm việc tốt hơn mà còn thu hút được sự quan tâm ủng hộ của rất nhiều các bậc phụ huynh. - Hình ảnh 2.2: Hình ảnh góc hoạt động vòng tay yêu thương của lớp Bên cạnh đó tôi đã sáng tạo khi trang trí lớp theo chủ đề xây dựng trường mầm non “xanh - an toàn - thân thiện”, áp dụng cho trẻ được trải nghiệm. Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, nặn, xé dán, làm cây, hoa, con vật từ nguyên vật liệu sẵn có. Các sản phẩm 8 bè và một số hình ảnh bạn bè yêu thương, đoàn kết, biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau và trò chuyện với trẻ về các hành động đó. Sau đó tôi cho trẻ chơi trò chơi củng cố, chia lớp thành hai đội chọn những hành động đúng dán mặt cười, hành động chưa đúng dán mặt mếu. Tôi thấy trẻ rất hứng thú, cùng phối hợp với các bạn trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ. Qua bài học tôi đã giáo dục trẻ biết thể hiện tình cảm của mình dành cho bạn, biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, chơi đoàn kết với bạn bè. - Hình ảnh 3.1: Hình ảnh giờ học kĩ năng sống Hoặc ở bài học “Dạy trẻ biết yêu thương”, mở đầu hoạt động tôi cho trẻ hát bài “ Em yêu ai”. Sau đó cho trẻ xem một đoạn video: Sức mạnh của lời nói “chú ếch điếc” và trò chuyện về video đó. Tiếp theo tôi cho trẻ tập nói lời yêu thương bằng cách tạo ra các tình huống như: Cô đóng làm mẹ đi làm về và rất mệt mỏi, tôi thấy trẻ lớp tôi biết đấm lưng, xoa bóp vai và hỏi “ Mẹ đi làm về có mệt không?”; biết nói lời động viên “Con thương mẹ lắm”; biết quan tâm “ Con mời mẹ uống nước cho đỡ mệt”...Tình huống tiếp theo bạn Minh bị ngã cả lớp sẽ làm gì? Tôi thấy trẻ đã biết đỡ bạn dậy, hỏi “bạn có đau không” biết dìu bạn về ghế ngồi, có trẻ còn biết đi lấy dầu thoa cho bạn... Hay khi thực hiện ở chủ đề Nghề nghiệp tôi chọn một số bài hát để dạy trẻ có tính giáo dục cao như “cháu hát về đảo xa”, “cảm ơn chú bộ đội”, “chú bộ đội”để giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước, yêu biển đảo Việt Nam. Tôi giải thích cho trẻ hiểu những khó khăn vất vả của các chú bộ đội đang ngày đêm canh giữ đất trời và mong muốn gửi tới các chú những lời hứa, lời yêu thương, giáo dục các cháu luôn chăm ngoan học giỏi để sau này lớn lên góp phần xây dựng quê hương, tổ quốc... Hình ảnh 3.2: Hình ảnh hoạt động giáo dục âm nhạc Việc giáo dục trẻ biết quan tâm, yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh thông qua hoạt động học tôi thấy trẻ được “Học bằng chơi, chơi mà học” nên trẻ tiếp thu rất nhanh. Trẻ biết quan tâm giúp đỡ và thể hiện tình cảm của mình với người thân trong gia đình, với cô giáo với các bạn và cả các em nhỏ trong nhà trường. * Thông qua hoạt động chơi, trải nghiệm Ở hoạt động chơi ngoài trời: Cho trẻ dạo chơi sân trường. Tôi cho trẻ chơi với những đồ chơi ngoài trời và trò chuyện cùng trẻ xem trẻ thích chơi gì? Khi chơi cầu trượt các con chơi như thế nào? Nhắc nhở trẻ xếp hàng lên lần lượt, không xô đẩy, chen lấn nhau, nhường các bạn gái chơi trước. Qua hoạt động này tôi giáo dục trẻ lớp tôi biết nhường nhịn, đoàn kết, chia sẻ động viên các bạn trong lớp cùng chơi với mình. Hoặc ở chủ đề phương tiện giao thông: Cho trẻ quan sát và tập các kĩ năng sang đường, tuân thủ các qui tắc nơi công cộng khi tham gia giao thông như: Đi ở bên phải, đi bộ trên vỉa hè, khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm, biết nhường đường cho cụ giàTừ đó trẻ hiểu nếu không tuân thủ các qui định có thể gây nguy hiểm cho bản thân cũng như ảnh hưởng đến người khác.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_mau_giao_5_6_tuoi_biet_ye.docx