SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong những trường hợp khẩn cấp ở trường mầm non

Trước những tình huống nguy hiểm xảy ra, trẻ rất dễ hoảng sợ. Càng hoảng sợ thu mình vào một góc kẹt hoặc vùng vẫy, la hét, trẻ càng khó được tìm thấy, khó được cứu và càng dễ nguy hiểm hơn. Vì vậy, trẻ cần được huấn luyện trong mọi tình huống bất thường, kể cả khi không có cha mẹ, cô giáo ở bên, trẻ cần phải giữ bình tĩnh. Đặc biệt, cần phải trang bị cho trẻ những kỹ năng mềm như: Học bơi, hoặc nếu xảy ra hỏa hoạn thì biết dùng khăn ướt quấn quanh người, che mặt để bảo vệ đường hô hấp; nếu động đất, thay vì chạy, trẻ cần bình tĩnh nấp dưới những chiếc bàn vững chắc như bàn ăn, bàn làm việc để chống đỡ và bảo vệ đầu mình khỏi những đồ vật rơi xuống, có thể dạy trẻ nhớ các số điện thoại khẩn cấp, cách kêu cứu. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu. Đa số các bậc phụ huynh vẫn còn chủ quan, xem nhẹ và chưa chủ động trong việc dạy trẻ ứng phó với các trường hợp nguy hiểm nên sự phối hợp giáo dục cho trẻ còn khó khăn.
Là một giáo viên tôi luôn nghĩ rằng việc dạy trẻ có được kiến thức cũng như kĩ năng về ứng phó với các trường hợp nguy hiểm đóng một vai trò rất quan trọng và góp phần vào việc giáo dục toàn diện đặc biệt là nâng cao kiến thức và kỹ năng cho trẻ khi gặp các trường hợp nguy hiểm. Thông qua việc dạy trẻ ứng phó khi gặp phải trường hợp nguy hiểm, trẻ sẽ có thêm nhiều kiến thức cũng như được trải nghiệm thông qua các hoạt động ở trường, hoạt động ngoại khóa. Nên trong quá trình giảng dạy tôi đã luôn băn khăn và trăn trở để làm sao tìm ra được các biện pháp dạy trẻ lớp mình có thêm được kiến thức, kĩ năng ứng phó với các trường hợp nguy hiểm, nhằm tạo cho trẻ sự hứng thú và lôi cuốn trẻ vào các hoạt động. Chính vì thế tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong những trường hợp khẩn cấp ở trường mầm non. ” để nghiên cứu và góp phần nhỏ bé của mình vào việc dạy trẻ ứng phó với các trường hợp nguy hiểm và từ đó hình thành cho trẻ kiến thức, kĩ năng tốt trong việc ứng phó khi gặp các trường hợp nguy hiểm.
docx 16 trang skmamnonhay 24/01/2025 3050
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong những trường hợp khẩn cấp ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong những trường hợp khẩn cấp ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong những trường hợp khẩn cấp ở trường mầm non
 2/16
và từ đó hình thành cho trẻ kiến thức, kĩ năng tốt trong việc ứng phó khi gặp các 
trường hợp nguy hiểm.
 II. Thời gian nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
 1. Thời gian: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023
 2. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 5-6 tuổi trường mầm non .
 3. Phạm vi nghiên cứu: Tại lớp 5-6 tuổi trường mầm non.
 III. Mục đích nghiên cứu
 -Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất một số biện pháp giáo dục 
trẻ 5 - 6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong trường hợp khẩn cấp. Nhằm góp phần 
vào việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ, nâng cao chất 
lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
 B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở khoa học
 1. Cơ sở lý luận
 Kỹ năng bảo vệ bản thân là gì? Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết 
của cá nhân về các đối tượng, sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình và từ đó có 
khả năng phán đoán đưa ra các hành động phù hợp để bảo vệ tính mạng và sức khỏe 
của bản thân.
 Kỹ năng tự bảo vệ bản thân cũng được hiểu là sự phòng vệ giúp bản thân có 
thể tránh xa các mối nguy hiểm từ thế giới bên ngoài.
 Vậy giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ là quá trình tổ chức, hướng 
dẫn có mục đích, có kế hoạch của giáo viên nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức 
sơ đẳng về bảo vệ an toàn bản thân, nhận biết và thực hiện các hành động phù hợp 
và kịp thời để ứng phó trước những tình huống bất lợi, hoàn cảnh nguy hiểm xảy ra 
trong cuộc sống.
 Chính vì vậy việc dạy trẻ mầm non ứng phó với các trường hợp nguy hiểm là 
rất quan trọng. Nội dung giáo dục trẻ ứng phó với các trường hợp nguy hiểm trong 
nhà trường mầm non:
 - Giáo dục trẻ nhận biết các hiện tượng thời tiết, về nguy cơ của mưa bão, lũ 
lụt, hạn hán, động đất, núi lửa, sạt lở đất, lốc, sét, chớp, nắng nóng,....
 - Giáo dục trẻ nhận biết về các nguy cơ gây tai nạn thương tích, gây nguy 
hiểm đến thân thể tính mạng của trẻ.
 - Giáo dục trẻ nhận biết các nguy cơ gây cháy, hỏa hoạn..
 - Giáo dục trẻ nhận biết người lạ, không đi theo người lạ, không nói chuyện 
và nhận quà từ người lạ
 - Giáo dục trẻ nhận biết đồ vật và nơi nguy hiểm: Nhận biết kí hiệu nơi nguy 
hiểm, không tự mình đến gần nơi chứa nước, kể cả xô nước, chậu nước, giếng nước, 4/16
 - Lớp ở khu trung tâm nên được sự quan tâm thường xuyên cuả Ban giám 
 hiệu
 - Cảnh quan sư phạm của nhà trường luôn sạch sẽ, thoáng mát.
 - Đội ngũ giáo viên nhà trường nhiệt tình, năng nổ, có trình độ chuyên môn 
cao.
 -Ở trường các cháu được học tập theo đúng độ tuổi nên rất thuận lợi cho 
quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ.
 b. Khó khăn
 - Bản thân các giáo viên của lớp chưa có nhiều kinh nghiệm nhất là về giáo 
dục trẻ ứng phó với các trường hợp nguy hiểm.
 - Nhận thức của trẻ không được đồng đều. Đa số trẻ còn hạn chế về kiến 
thức cũng như kỹ năng để ứng phó với các trường hợp nguy hiểm.
 - Có nhiều phụ huynh chưa để ý hết đến việc học tập của các con và phối 
hợp cùng giáo viên giáo dục trẻ ở nhà.
 - Các tài liệu về giáo dục ứng phó với các trường hợp nguy hiểm cho trẻ 
mầm non còn ít, nên giáo viên chúng tôi có ít tài liệu để tham khảo và học tập.
 - Số liệu khảo sát trước khi thực hiện giải pháp:
 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA TRẺ ĐẦU NĂM
 LỚP MẪU GIÁO LỚN 5-6 TUỔI. ( THÁNG 9/ 2022)
Số trẻ khảo sát: 28 trẻ.
 Kết quả
 Đạt Chưa đạt
 Nội dung Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
-Trẻ có kiến thức cơ bản về giữ an 8 28,5% 20 71,5%
toàn và bảo vệ bản thân
-Trẻ kiềm chế cảm xúc, không la hét 5 17,8% 23 82,2%
hoảng loạn trong các trường hợp khẩn 
cấp, tình huống bất ngờ
-Trẻ có hành vi, ứng xử phù hợp mang 5 17,8% 23 82.2%
tính chủ động, tích cực
-Trẻ nhanh nhạy ứng phó, xử lý với 7 25% 21 75%
những hoàn cảnh khó khăn nguy cấp
 5 17,8% 23 82.2%
-Trẻ có khả năng thích ứng với những 
thay đổi, thử thách từ cuộc sống.
 II. Các biện pháp thực hiện.
 1.Biện pháp 1: Tăng cường bồi dưỡng kiến thức và phương pháp giáo dục 6/16
thương tích.... mà cô giáo nêu ra phải gần gũi, không xa lạ với trẻ, có thể ở trường 
hoặc ở địa phương thật cụ thể.
 Qua thời gian nghiên cứu tôi đã xây dựng được kế hoạch giáo dục trẻ ứng phó 
với các tình huống nguy hiểm theo các tháng như sau:
 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRẺ
 ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM LỚP MẪU 
 GIÁO LỚN NĂM HỌC 2022-2023
 STT THÁNG NỘI DUNG GIÁO DỤC
 - Hiểu trường có mấy tầng, các phòng, nhóm, phòng chức 
 năng, phòng y tế, nơi để các đồ dùng, dụng cụ cứu hộ, cứu 
 nạn cần thiết, sân, vườn, cống rãnh, các đồ dùng của lớp, 
 của cô và trẻ, đồ chơi
 + Biết gọi cô và người lớn khi chẳng may gặp phải tai nạn 
 thương tích.
 1 Tháng 9
 + Khi chơi không tranh giành xô đẩy, không sờ vào ổ điện, 
 không nhét hột hạt vào mũi tai. Không được lấy những đồ 
 dùng đồ chơi khi không được phép của cô giáo,...
 - Hành vi của trẻ khi xảy ra tai nạn thương tích:
 + Bình tĩnh, không hoảng sợ, kêu la, hét,..
 -Biết quý trọng và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và áo quần. -
 Trẻ nhận biết đồ vật và nơi nguy hiểm: Nhận biết kí hiệu 
 nơi nguy hiểm, không tự mình đến gần nơi chứa nước, kể 
 cả xô nước, chậu nước, giếng nước, ao, hồ, ổ cắm điện và 
 những thiết bị điện; không nghịch lửa, bao diêm, bật lửa; 
 biết gọi người lớn khi gặp nguy hiểm, biết tự bảo vệ sức 
 khỏe và tính mạng của mình khi không có được sự giúp đỡ 
 của người lớn như: chạy nhanh tìm nơi trú ẩn an toàn, tìm 
 2 Tháng 10 các vật dụng có thể 8/16
 + Tìm sự trợ giúp của người xung quanh để đưa về nhà
 - Khi ra chỗ đông người không may bị lạc trẻ phải thật bình 
 tĩnh, tìm cách giải quyết như: Gặp bảo vệ để hỏi, hỏi những 
 người xung quanh để đưa về nhà, gọi nhờ điện thoại cho 
 người thân...
 - Trẻ có kiến thức về phòng các chống tai nạn thương tích 
 khi tham gia vào giao thông:
 + Trẻ biết nội dung của các loại đèn tín hiệu giao thông. + 
 Trẻ biết đi bên phải đường và dừng đỗ đúng theo quy định
 + Trẻ biết được các đặc điểm cơ bản của biển báo cấm, 
 biển báo nguy hiểm.
 + Đi sang đường từ từ, không chạy nhảy. Đi bên phải 
 7 Tháng 3
 đường và không được đi ra đường khi không có người lớn 
 đi cùng.
 - Hành vi của trẻ khi tham gia giao thông:
 + Chấp hành nghiêm túc các quy định và luật lệ giáo thông.
 + Không chạy nhảy, đùa nghịch trên đường.
 + Tác hại và lợi ích của gió, nắng,mưa, các cách tránh gió, 
 , nắng,mưa
 +Tác hại của dông, sét, lốc, mưa đá: Các cách phòng tránh
 + Tác hại của lũ lụt, bão, sạt lở đất
 - Tài nguyên nước: Có nhiều loại nước khác nhau, nước bị 
 ô nhiễm, biết bảo vệ tiết kiệm nguồn nước.
 - Trẻ biết được nguyên nhân chính gây nên các thảm hoạ 
 thiên tai là do biến đổi khí hậu.
8 Tháng 4
 + Động vật và cây cối có ích cho con người, cung cấp thức 
 ăn, thuốc chữa bệnh, đồ dùng, đồ chơi, giúp con người vận 
 chuyển hàng hoá...
 + Con người cần chăm sóc vật nuôi cây trồng: Bảo vệ rừng, 
 không chặt phá, làm đất, chăm sóc, tưới nước cho cây, 
 không chặt cây không bẻ cành, chăm sóc các loài vật nuôi...
 + Không đi theo người lạ.
 + Không được ra chỗ đông người một mình khi không 10/16
* Dạy trẻ ứng phó với các trường hợp nguy hiểm thông qua các hoạt động khác 
trong ngày:
 Trong quá trình tổ chức các hoạt động khác như khi tham gia vào các hoạt 
động như: hoạt động ngoài trời, hoạt động góc,...gắn với nội dung ứng phó vớ i trường 
các hợp nguy hiểm trẻ sẽ được trải nghiệm, được giao lưu, rèn luyện các kỹ năng và 
phát triển về cả nhận thức để đưa ra các cách giải quyết tình huống một cách hợp lí. 
Vì vậy, dạy trẻ ứng phó với các trường hợp nguy hiểm rất cần thiết đối với trẻ ở mọi 
lúc, mọi nơi.
 * Giờ đón trả trẻ:
 - Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường.Trò
chuyện về thời tiết, trang phục mà hôm nay trẻ mặc đi học. Cô giáo nên đọcthơ
và kể cho trẻ nghe về một số câu chuyện có gắn với nội dung để giáo dục và dạy trẻ 
ứng phó với các hiện tượng thiên tai như: Lũ lụt, mưa rét,...
Ví dụ: Trò chuyện cùng trẻ về việc sử dụng nguồn năng lượng tại gia đình:Sử
dụng điện hay năng lượng mặt trời, gió tự nhiên. Tôi cho trẻ xem tranh ảnh và thảo 
luận, chia sẻ thông tin về thời tiết, khí hậu. Cùng trẻ trò chuyện về thời tiết hiện tại 
(Nắng, gió, mưa,...) quan sát xen trẻ mặc có phù hợp với thời tiết không?
* Hoạt động ngoài trời:
 - Khi cho trẻ đi dạo chơi xung quanh sân trường, nên kết hợp cho trẻ quan sát 
hiện tượng tự nhiên đang xảy ra: Gió, nắng, mưa,.. .hoặc có thể cho trẻ luyện tập cách 
thoát hiểm, thu gom rác ở sân trường để trẻ biết được cách ứng phó khi gặp phải các 
hiện tượng thiên nhiên, biết bảo vệ thiên nhiên và cô giáo có thể cho trẻ làm các thí 
nghiệm về nước để trẻ được hiểu rõ về nước.
+ Khi cho trẻ đi dạo chơi, nên kết hợp cho trẻ quan sát các hiện tượng thiên nhiên 
đang xảy ra như: Nắng, gió, mưa,.
+ Tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm về nước: Nước sạch, nước bẩn; tạo các thác 
nước,.
* Giờ hoạt đông góc:
 Trẻ được đóng vai ở góc phân vai như: bác sĩ, gia đình, bán hàng,...;được thỏa 
sức sáng tạo ở góc nghệ thuật và được chơi theo những hiểu biết mà trẻ có. Ví dụ: 
Góc “Tạo hình ”: Tôi cho trẻ vẽ và tô màu về Trái Đất; những đồ dùng, trang phục 
về phòng cháy chữa cháy;.
- Góc “ Gia đình”. Tôi tạo tình huống , tôi đóng vai làm người lạ đến thăm nhà và 
cho các bạn góc gia đình quà bánh rủ các bạn đi chơi,. để trẻ tìm các giải quyết các 
tình huống.
- Góc “ Bác sĩ”. Tôi cũng tạo tình huống bị thương như: chảy máu,.để xem cách xử 
lý tình huống của trẻ như nào.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_5_6_tuoi_ky_nang_tu_bao_v.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong những trường hợp khẩn c.pdf