SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường

Trên thực tế, ở trường mầm non xã Vạn Thắng vấn đề giáo dục môi trường cho trẻ mầm non còn hạn chế, chưa phát huy hết được việc cho trẻ hiểu về môi trường, được quan sát, tiếp cận, làm các trải nghiệm thực tiễn.Ở lớp, tôi nhận thấy có một số phụ huynh chưa quan tâm đến vấn đề môi trường của trường/ lớp, gia đình. Còn học sinh thì chưa tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như: vệ sinh thân thể, sắp xếp đồ dùng đồ chơi, giữ gìn lớp học sạch sẽ, chăm sóc cây, thu gom lá, rác thải ngoài sân trường... không nhặt bỏ vào thùng rác đúng nơi qui định...
Là một giáo viên hàng ngày đang trực tiếp giáo dục những thế hệ tương lai của đất nước, tôi nhận ra một điều thật quan trọng trong công việc của mình là cần phải giáo dục cho trẻ ngay từ bậc học mầm non ý thức bảo vệ môi trường. Điều này là vô cùng quan trọng trong đời sống của trẻ sau này, vì khi trẻ có ý thức bảo vệ môi trường sẽ khắc sâu vào cuộc sống của trẻ, qua đó tạo nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ vững chắc sau này. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc học mầm non, ngay từ đầu năm học tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường”.
docx 20 trang skmamnonhay 27/08/2024 970
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường

SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường
 Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường. thiện 
cảm bảo vệ môi trường, biết được hành vi xấu như vứt rác bừa bãi nơi công 
cộng, vẽ bẩn lên tường, dẫm đạp lên cây xanh.. .Bên cạnh đó giúp cho các bậc 
phụ huynh và cộng đồng có kiến thức cơ bản về giáo dục bảo vệ môi trường và 
tích cực tham gia vào các hoạt động làm “ Xanh- sạch - đẹp” cho đất nước và 
cho thế hệ mai sau.
 Trên thực tế, ở trường mầm non xã Vạn Thắng vấn đề giáo dục môi trường 
cho trẻ mầm non còn hạn chế, chưa phát huy hết được việc cho trẻ hiểu về môi 
trường, được quan sát, tiếp cận, làm các trải nghiệm thực tiễn.Ở lớp, tôi nhận thấy 
có một số phụ huynh chưa quan tâm đến vấn đề môi trường của trường/ lớp, gia 
đình. Còn học sinh thì chưa tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường 
như: vệ sinh thân thể, sắp xếp đồ dùng đồ chơi, giữ gìn lớp học sạch sẽ, chăm sóc 
cây, thu gom lá, rác thải ngoài sân trường... không nhặt bỏ vào thùng rác đúng nơi 
qui định...
 Là một giáo viên hàng ngày đang trực tiếp giáo dục những thế hệ tương lai 
của đất nước, tôi nhận ra một điều thật quan trọng trong công việc của mình là cần 
phải giáo dục cho trẻ ngay từ bậc học mầm non ý thức bảo vệ môi trường. Điều 
này là vô cùng quan trọng trong đời sống của trẻ sau này, vì khi trẻ có ý thức bảo 
vệ môi trường sẽ khắc sâu vào cuộc sống của trẻ, qua đó tạo nền tảng hình thành 
nhân cách cho trẻ vững chắc sau này. Nhận thức được tầm quan trọng của việc 
giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc học mầm non, ngay từ đầu năm học tôi đã lựa 
chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường”.
2. Mục đích nghiên cứu:
 Đánh giá thực chất, chất lượng việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 56 
tuổi tại trường mầm non Vạn Thắng có ý thức bảo vệ môi trường.
 Tìm ra những biện pháp hay, sáng tạo để lồng ghép bảo vệ môi trường cho 
trẻ nhằm hình thành cho trẻ những thói quen tốt lao động tự phục vụ: lau dọn, sắp 
xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi, biết chăm sóc 
cho cây: lau lá, tưới nước , nhổ cỏ. . Hình thành cho trẻ có thái độ thân thiện với 
môi trường biết được hành vi nên làm, không nên làm.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường.
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
Đề tài này được áp dụng trên 38 trẻ lớp mẫu giáo lớn A4 do tôi phụ trách.
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 8/2018 đến tháng 3/2019 tại lớp A4 trường 
mầm non Vạn Thắng .
 2/20 Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường.
 Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số 
thuận lợi và khó khăn như sau:
2.2. Thuận lợi:
 BGH nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các buổi 
hội thảo các chuyên đề. Trang thiết bị dạy và học được BGH nhà trường đầu tư đầy 
đủ, và luôn quan tâm giúp đỡ khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên, tạo điều kiện 
về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho trẻ.
 Môi trường lớp học sạch sẽ, thoáng mát tạo điều kiện cho trẻ có một môi 
trường học tập tốt.
 Nhà trường đầu tư nhiều thùng rác có nắp đậy đặt ở nhiều chỗ trong sân 
trường, ở từng lớp để thuận lợi cho trẻ và phụ huynh bỏ rác. Nhà trường quan tâm 
đến việc vệ sinh môi trường, vệ sinh cơ thể trẻ tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt 
động.
 Giáo viên có năng lực sư phạm nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề mến trẻ 
phối hợp ăn ý trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, có tinh thần học hỏi ở bạn 
bè, đồng nghiệp, có năng lực sư phạm.
 Qua 16 năm trực tiếp đứng lớp chăm sóc và giáo dục trẻ nên bản thân có nhiều 
kinh nghiệm trong giảng dạy và nhiều năm đạt danh hiệu giáo viên giỏi, chiến sĩ 
thi đua cấp huyện.
 Phần lớn các cháu thích đến lớp, đi học đều và rất tích cực tham gia vào các 
hoạt động.
2.3. Khó khăn:
 Bên cạnh những thuận lợi trên tôi gặp không ít những khó khăn sau:
 Phụ huynh đa số làm nghề nông và buôn bán nhỏ nên đời sống còn khó khăn, 
do đó một số phụ huynh chưa quan tâm đến trẻ được nhiều.
 Phụ huynh chưa quan tâm đến môi trường quanh trẻ.
 Một số trẻ chưa có ý thức về bảo vệ môi trường nên việc truyền thụ kiến thức 
đến cho trẻ còn nhiều bất cập.
2.4. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài:
 Để nắm được khả năng nhận thức về bảo vệ môi trường của trẻ tôi dùng biện 
pháp khảo sát trẻ: Tổng số trẻ được khảo sát: 38 trẻ
 4/20 Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường.
trường vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ:
 Xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các 
hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi, sinh hoạt dựa vào tình hình của lớp, khả 
năng thực tế của trẻ. Lựa chọn để đưa vào kế hoạch những nguyên vật liệu có thể 
tạo được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu "học mà chơi, chơi mà học" cho trẻ để 
đảm bảo hiệu quả đạt được luôn ở mức cao nhất. Kế hoạch giáo dục bảo vệ môi 
trường cho trẻ cũng được xây dựng từ dễ đến khó, mức độ tăng dần theo các tháng 
như sau:
- Tháng 9:Giữ sạch trường lớp, không vẽ bẩn lên tường; vứt rác, đi vệ sinh đúng 
nơi quy định, lau dọn, sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng ngăn nắp.Trò chuyện về 
sự cần thiết của việc rửa tay rửa mặt, những thời điểm cần thiết rửa tay, rửa mặt 
trong ngày.
- Tháng 10: Biết giữ gìn vệ sinh cơ thể, quần áo đầu tóc sạch sẽ gọn gàng,có hành 
vi văn minh trong ăn uống,biết sử dụng đồ dùng vệ sinh cá nhân: cốc, khăn mặt.. 
.Tiết kiệm bảo vệ nguồn nước, điện.
- Tháng 11:Giáo dục trẻ có ý thức vệ sinh môi trường, tôn trọng những người làm 
sạch đẹp môi trường như: cô lao công.
- Tháng 12:Cần chăm sóc bảo vệ vật nuôi cho ăn, không đánh ném các con vật.Có 
ý thức bảo vệ những loài động vật quý hiếm: không săn bắn.
- Tháng 1: Không vứt rác bừa bãi, không nói to nơi công cộng.Không hái lộc xuân 
bằng việc bẻ cành ngắt lá.Trồng cây nhân dịp đầu xuân.
- Tháng 2: Trò chuyện về ích lợi của cây xanh đối với con người: cây làm cảnh, 
cho bóng mát, làm cho không khí trong lành, giữ cho đất không bị sói mòn...Chăm 
sóc và bảo vệ cây xanh: Trồng, vun xới, tưới cây, lau rửa lá cây...
- Tháng 3: - Tiếng ồn của các động cơ, PTGT xả khói ra đường làm ô nhiễm môi 
trường. Cách phòng tránh.
- Tháng 4: - Con người với hiện tượng tự nhiên: Gió, nắng, mưa, hạn hán lũ lụt. 
Ảnh hưởng của chúng với môi trường. Cách bảo vệ và phòng tránh. Sự cần thiết 
của nước. Nhận xét một số hành vi đúng sai của con người với môi trường, một số 
hành vi , những điều nên làm để bảo vệ môi trường.
- Tháng 5: Ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường của địa danh phong cảnh: trẻ biết bảo 
vệ môi trường sạch đẹp không vứt rác bừa bãi, không bẻ cây, ngắt hoa, không dẫm 
lên cỏ và không phá hoại những đồ chơi ở những nơi công cộng.
 Với việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn các nội dung , tích hợp theo từng 
tháng một cách rõ ràng, cụ thể. Tôi đã lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày để 
giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường và đạt hiệu quả cao.
4.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học và góc thiên nhiên để giáo dục 
 6/20 Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường.
 Ảnh chụp góc thiên nhiên của lớp.
4.3. Biện pháp 3: Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động 
trong ngày cho trẻ:
 a. Thông qua hoạt động học:
 Mỗi môn học đều có mục đích, yêu cầu riêng, song tôi luôn chú ý lồng ghép 
giáo dục trẻ bảo vệ môi trường một cách linh hoạt sao cho phù hợp giúp trẻ dễ hiểu 
, dễ nhớ. Mỗi tháng có một nội dung khác nhau nhưng đều giúp cho trẻ có ý thức 
để bảo vệ môi trường.
 Dựa vào từng hoạt động cụ thể để lồng ghép vào từng phần của hoạt động, hay 
có thể lồng ghép vào trọng tâm của hoạt động, nhưng với chương trình học của lớp 
tôi đa phần giáo dục bảo vệ môi trường vào phần củng cố và giáo dục trẻ, nhằm để 
khắc sâu cho trẻ thói quen hành vi tốt, để cho trẻ biết được nội dung giáo dục môi 
trường trong bài học này là giáo dục cái gì? Trẻ phải thực hiện như thế nào? Những 
việc gì nên làm, những việc gì không nên làm. Để hoạt động đạt kết quả cao thì 
người giáo viên phải dùng các phương pháp khác nhau để kích thích trẻ tham gia 
hoạt động và ghi nhớ lâu hơn.
* Ví dụ: Với HĐKP “ Cây xanh và môi trường sống”. Cho trẻ xem một số hình 
ảnh về cây xanh, sự phát triển của cây xanh, lợi ích của cây xanh. Cây lớn lên nhờ 
những yếu tố nào? Vì sao phải trồng cây? Trồng cây để làm gì? Cây có lợi ích gì 
cho môi trýờng cho cuộc sống?
 Sau khi kết thúc giờ học, tôi cho trẻ thực hành trồng cây, chăm sóc cây.
 8/20 Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường.
 Ảnh bé tham gia vệ sinh quét lá rụng và nhặt rác bỏ vào thùng rác
Sau khi trẻ uống sữa học đường xong tôi hướng dẫn trẻ cách gập vỏ sữa cho thật 
nhỏ gọn để bỏ vào thùng rác cho đỡ cồng kềnh tốn diện tích.
 Ảnh: Trẻ gấp gọn vỏ sữa học đường.
 Thông qua buổi trò chuyện, xem các hình ảnh về môi trường, nguyên nhân 
gây ô nhiễm, trẻ đã hiểu và có ý thức tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh trường, lớp 
và biết nhắc nhở các bạn thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường.
 Ví dụ: KPXH: “ Tìm hiểu công việc của cô lao công”. Cho trẻ xem hình ảnh 
cô lao công và trò chuyện về công việc, sự vất vả của cô lao công ngày đêm quét 
rác trên đường phố làm cho đường phố thêm sạch đẹp, từ đó trẻ luôn có ý thức giữ 
gìn vệ sinh môi trường lớp học sạch sẽ.
 Qua đó trẻ được nghe, được nhìn, phân tích, trải nghiệm, nhận xét sự việc thật 
gần gũi với trẻ về môi trường sạch với môi trường bẩn, bẩn là như thế nào?
 10/20 Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường.
 11/20 Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường.
chơi đóng kịch: trẻ thể hiện nội dung các câu chuyện bảo vệ môi trường, thể hiện các 
hành vi có lợi và hành vi có hại cho môi trường thông qua các trò chơi vận động.
c. Thông qua hoạt động ngoài trời
 Hoạt động ngoài trời là hoạt động cần phải đảm bảo tính tích cực hoạt động của 
trẻ làm giàu và củng cố kiến thức cho trẻ về môi trường xung quanh, giáo dục cho trẻ 
những thói quen hành vi với mình nơi công cộng.
 Đặc biệt trường tôi có khung cảnh, khuôn viên sân trường đẹp, rộng rãi, có môi 
trường cây xanh, cây cảnh, vườn rau của bé và có sân chơi... Rất thuận lợi cho trẻ hoạt 
động và khám phá với thiên nhiên. Thông qua hoạt động ngoài trời của các ngày tôi 
cho trẻ được quan sát và lao động ngoài trời như: Quan sát cây cối, các loại hoa, vườn 
rau, nhặt lá rụng, lau đồ chơi ngoài trời. giúp cho trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây, không 
ngắt lá bẻ cành, có ý thức tự lao động quét dọn vệ sinh nhặt lá rụng ngoài sân trường, 
lau dọn vệ sinh đồ chơi ngoài trời.
 Ví dụ 1: Cho trẻ quan sát vườn rau ở trong vườn trường: gợi ý để trẻ nói lên những 
gì mà trẻ thấy, đặc điểm các loại rau, lợi ích của chúng như thế nào? Làm thế nào để 
chúng ta có rau ăn hàng ngày? Nếu không tưới nước và nhổ cỏ cho rau chuyện gì sẽ 
xảy ra? Vì sao?... Với những câu hỏi đó trẻ sẽ đưa ra ý kiến của mình từ đó trẻ thể hiện 
tính độc lập cá nhân, mạnh bạo hơn, tự tin hơn, đồng thời kích thích được tính ham 
hiểu biết của trẻ. Khi trẻ được tham gia hoạt động kiến thức sẽ được khắc sâu trẻ học 
mà không biết là mnh đang học. Đó sẽ là nền tảng để trở thành một tuyên truyền viên 
tốt về chăm sóc và bảo vệ cây cũng như môi trường xung quanh trẻ.
 Ảnh : Trẻ nhổ cỏ, bắt sâu, tưới rau, tưới cây ở vườn trường.
 Tôi luôn dẫn trẻ vào sự việc thật gần gũi để trẻ thấy được sự phong phú đa dạng, 
sống động của môi trường bên ngoài, qua đó giáo dục trẻ biết yêu quí thiên nhiên gần 
gũi thân thiện với môi trường , mong muốn được tham gia bảo vệ môi trường, rèn trẻ 
có kỹ năng giữ gìn bảo vệ môi trường.
 d. Thông qua hoạt động lao động
 14/20

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_5_6_tuoi_co_y_thuc_bao_ve.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường.pdf