SKKN Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5 tuổi thông qua truyện cổ tích

Những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. Phải giáo dục ở mọi lúc mọi nơi và trong các hoạt động, thông qua đó những tính cách của trẻ được bộc lộ rõ, nhiều phẩm chất đạo đức được hình thành và phát triển. Ở trường mầm non giáo viên đã chú trọng nhiều đến việc đọc truyện cổ tích, kể diễn cảm và dạy trẻ kể lại chuyện cổ tích dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú để lồng ghép và giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều giáo viên chưa biết lựa chọn các tác phẩm văn học có tính giáo dục cao, khả năng cảm nhận các câu truyện cổ tích còn hạn chế,giáo viên chưa hiểu hết giá trị nội dung tác phẩm, giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo, các câu truyện được đưa vào giảng dạy chủ yếu là các tác phẩm văn học hiện đại. Trước thực trạng đó là một giáo viên trực tiếp chăm sóc - giáo dục trẻ, tôi không thể không suy nghĩ và nhận thấy rằng giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo hiện nay là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mẫu giáo.
doc 35 trang skmamnonhay 10/04/2025 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5 tuổi thông qua truyện cổ tích", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5 tuổi thông qua truyện cổ tích

SKKN Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5 tuổi thông qua truyện cổ tích
 Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5 tuổi thông qua truyện cổ tích.
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I-Lý do chọn đề tài
 Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên trong hệ 
thống giáo dục quốc dân, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ 
trẻ thành những con người có ích, những con người mới. Một trong ba mục tiêu của 
cải cách giáo dục của nước ta là: Làm tốt việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ 
thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ sở quan trọng của con người Việt Nam mới, người 
lao động làm chủ tập thể, phát triển toàn diện nhân cách. Giáo dục mầm non đã 
góp phần thực hiện mục tiêu trên. Ngày nay, chúng ta không chỉ đào tạo những 
con người có trí thức có khoa học có tình yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, yêu lao 
động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giầu mơ 
ước, sáng tạo và giào lòng nhân ái. Những phẩm chất ấy con người phải được 
hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương 
lai.Trong mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội. Cùng 
với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao đời sống xã hội của mỗi con 
người, có điều tuỳ theo mỗi thời đại mà giáo dục có những cách tổ chức kiểu 
này hay kiểu khác. 
 Chính vì vậy tôi xin trình bày: Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái 
cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua truyện cổ tích.
1, Cơ sở lý luận.
 Theo điều 23 luật GDMN 2005 ban hành số 38/2005 QH11 ngày 
14/6/2005 Yêu cầu về nội dung và phương pháp GDMN đã ghi: Phương pháp 
giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để 
giúp trẻ em phát triển toàn diện.
 Theo chương trình Giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số : 
17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục 
và Đào tạo) cũng đã nêu rõ: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát 
triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên 
của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ 
em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, 
những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa 
những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và 
cho việc học tập suốt đời. Con người phát triển toàn diện phải đủ các yếu tố 
“Đức, trí, lao, thể, mĩ”. Một trong những đức tính của một con người phát triển 
toàn diện phải có lòng nhân ái..Trường mầm non với việc giáo dục lễ giáo cho 
trẻ là công việc thường xuyên qua các hoạt động, các thời điểm trong ngày. 
Nhưng qua việc cho trẻ làm quen với các câu truyện cổ tích trẻ dễ nhận biết và 
rút ra những bài học về lòng nhân ái đối với con người. Xuất phát từ những lý 
do trên với khả năng và kinh nghiệm của bản thân tôi chọn đề tài: “Một số biện 
pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo 5- tuổi thông qua truyện cổ tích”
2. Cơ sở thực tiễn.
 Đối với nghành giáo dục luôn khuyến khích giáo viên có các phương 
pháp dạy trẻ “học bằng chơi, chơi bằng học” thông qua các câu truyện cổ tích trẻ 
 2 / 30 Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5 tuổi thông qua truyện cổ tích.
- Tình yêu thiên nhiên đất nước
- Tình yêu với thế giới xung quanh bé
- Tình yêu với con vật.
 Giáo dục trẻ có lòng yêu thương cha mẹ, ông bà, thầy cô và bạn bè thể hiện 
ở những hành động như đồng cảm, giúp đỡ, chia sẻ với những người thân trong 
gia đình, những người xung quanh, tích cực làm các việc tốt..
4. Bản chất cần được làm rõ của việc nghiên cứu.
- Lòng nhân ái chính là cơ sở, là cái gốc đạo đức của con người.Hình thành lòng
nhân ái chính là hình thành lòng yêu thương con người,yêu quê hương đất nước, 
yêu cảnh vật xung quanh.
-Hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp.
-Hình thành ở trẻ cảm xúc thẫm mỹ, phát triển trí tưởng tượng
-Giáo dục lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ mọi người. 
- Phát triển vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- Dạy trẻ biết chia sẻ, quan tâm mọi người xung quanh.
- Giáo dục các hành vi và cách ứng xử đúng mực .
III. Đối tượng nghiên cứu:
 - Khách thể nghên cứu: Hình thành lòng nhân ái cho trẻ 5 tuổi
IV. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm.
- Đối tượng khảo sát: 20 học sinh lớp 5 tuổi trong Trường mầm non khu Trung 
tâm
- Đối tượng thực nghiệm: 20 học sinh lớp 5 tuổi trong trường mầm non khu lẻ
V. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thực nghiệm: thực nghiệm các biện pháp giáo dục lòng nhân ái 
cho trẻ mẫu giáo thông qua truyện cổ tích. 
- Phương pháp quan sát: Quan sát khả năng cảm thụ, hứng thú tích cực của trẻ ở 
trường, gia đình, ngoài xã hội khi được giáo dục lòng nhân ái qua các câu truyện 
cổ tích để có cơ sở đánh giá thực trạng một cách toàn diện và có những biện 
pháp thực nghiệm một cách tích cực và hiệu quả.
 4 / 30 Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5 tuổi thông qua truyện cổ tích.
“ Một con nghựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Tình yêu thương giữa con người với con 
người là điều cần thiết để có thể giúp đỡ, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với nhau.
 Đất nước ta đã phải trải qua bao nhiêu biến cố, mất mát và đau thương để 
có được sự thái bình và thịnh vượng như hôm nay chẳng phải cần rất nhiều tấm 
lòng nhân ái, cần rất nhiều sự sẻ chia cũng như yêu thương nhau hay sao. Sức 
mạnh để chiến thắng kẻ thù đôi khi không phải là sức mạnh của vũ khí mà là sức 
mạnh của đoàn kết, tương thân tương ái không chịu khuất phục trước kẻ thù. 
Hàng năm trên mảnh đất miền Trung phải hứng chịu biết bao nhiêu trận bão lũ. 
Nhân dân miền Trung phải gồng mình ghánh chịu những mất mát, đau thương 
và để phần nào động viên nhân dân miền Trung sớm ổn định lại cuộc sống và 
tinh thần thì cũng đã rất nhiều các tổ chức, các quỹ từ thiện, và nhân dân trên cả 
nước chung tay ủng hộ vì miền Trung thân yêu. Xung quanh chúng ta còn rất 
nhiều mảnh đời bất hạnh, nghèo khó. Họ cần sự san sẻ, giúp đỡ. Lòng nhân ái 
của mỗi chúng ta sẽ giúp đỡ được rất nhiều người , rất nhiều mảnh đời ở ngoài 
kia. Dù chỉ là những hành động hết sức nhỏ bé nhưng đó là niềm động viên, an 
ủi lớn đối với họ. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay vẫn còn tồn tại những người 
chỉ biết sống cho riêng mình không biết giúp đỡ những người xung quanh, làm 
việc gì cũng chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân. Lòng nhân ái, tinh thần yêu 
thương san sẻ trong cuộc sống là rất cần thiết không chỉ người lớn mà ngay cả 
cá em nhỏ cũng vậy. Đối với nghành giáo dục yêu cầu trẻ “học bằng chơi, chơi 
bằng học” vì thế tôi muốn thông qua các câu truyện cổ tích để trẻ tiếp nhận các 
kiến thức của tuổi mình một cách nhẹ nhàng, gần gũi hơn. Nó đem lại cho trẻ 
những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh, biết yêu thương, chia sẻ và 
sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh. 
 Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng, trẻ rất 
nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Âm điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng 
dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ. Những câu chuyện cổ tích đặc 
biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 
thông qua truyện cổ tích là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện về 
phẩm chất, đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hóa.
 6 / 30 Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5 tuổi thông qua truyện cổ tích.
của trẻ. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý tưởng tượng của trẻ mầm non đã 
bắt đầu mang tính chất sáng tạo. Tưởng tượng của trẻ gắn chặt với xúc cảm đó là 
quan hệ hai chiều: tưởng tượng phụ thuộc vào sự phát triển của cảm xúc, cảm 
xúc càng sâu sắc thì tưởng tượng càng phát triển và ngược lại. Trẻ thường gắn 
tình cảm suy nghĩ của mình vào sự vật hiện tượng vào trong nội dung các câu 
truyện cổ tích. Trẻ tích lũy được vốn biểu tượng trong khi hoạt động, sau đó 
trong những thời điểm và hoàn cảnh cụ thể trẻ sẽ có những liên tưởng cần thiết. 
Vì vậy khi cho trẻ làm quen với truyện cổ tích cô cần lưu ý đặc điểm tâm lý này 
để khắc sâu giáo dục lòng nhân ái cho trẻ.
e. Xúc cảm tình cảm
- Xúc cảm và tình cảm là nét tâm lý nổi bật ở trẻ lứa tuổi mầm non ở lứa tuổi 
này tình cảm thống trị tất cả các mặt hoạt động tâm lý của trẻ.
- Đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi. Trẻ luôn có nhu cầu được người khác 
quan tâm và cũng luôn bày tỏ tình cảm của mình đối với mọi người xung quanh 
và xúc động ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng như rất đơn giản cũng có 
thể làm cho trẻ xúc động một cách sâu sắc. Chính đặc điểm dễ nhạy cảm này 
làm cho trẻ khi làm quen với truyện cổ tích có thể dễ dàng hóa thân vào nhân vật 
trong tác phẩm. Trẻ thật lòng chia sẻ với các nhân vật, với các hoàn cảnh khác 
nhau, Việc cho trẻ tiếp cận với tác phẩm văn học ngoài kiến thức còn tạo cho trẻ 
một năng lực cảm nhận cái đẹp, một thái độ cảm nhận cuộc sống, một phong 
cách sống.
=> Tóm lại: Dựa vào những đặc điểm tâm lý của trẻ cô giáo sẽ có một số biện 
pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thông qua truyện cổ tích cho phù hợp, góp 
phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
2, SƠ LƯỢC VỀ GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO TRẺ
a. Bản chất của việc giáo dục lòng nhân ái
- Lòng nhân ái chính là cơ sở, là cái gốc đạo đức của con người. Hình thành lòng 
nhân ái chính là hình thành lòng yêu thương con người, yêu quê hương đất 
nước, yêu cảnh vật xung quanh.
b. Ý nghĩa của việc giáo dục lòng nhân ái
 8 / 30 Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5 tuổi thông qua truyện cổ tích.
 Tóm lại việc cho trẻ làm quen với truyện cổ tích đã hình thành cho trẻ lòng 
nhân ái, đó chính là cơ sở, là ngọn nguồn, là cái gốc đạo đức của con người.
Trên đây là những cơ sở lý luận của đề tài đã giúp tôi căn cứ vào đó để tìm ra 
những biện pháp dạy trẻ sao cho thật tốt.
II, KHẢO SÁT THỰC TRẠNG.
1, TÌNH HÌNH CHUNG.
a. Đặc điểm tình hình nhà trường:
 Là một Trường mầm non nằm trên địa bàn vùng núi khó khăn của Huyện 
Ba Vì. Nơi đây hầu hết là đồng bào dân tộc sinh sống. Trường gồm có 3 khu 
cách xa nhau 8-9km.Trường có 12 phòng học và 11 nhóm lớp với 30 cán bộ 
giáo viên, nhân viên, tuy các khu cách xa nhau nhưng BGH, giáo viên luôn 
nhiệt tình, yêu nghề chăm sóc, giáo dục trẻ hết lòng, được phụ huynh học sinh 
tin tưởng số lượng học sinh ra lớp ngày một tăng lên.
b. Thuận lợi :
 - Ban giám hiệu và tổ chuyên môn luôn góp ý, giúp đỡ, cho tôi hoàn thành tốt 
công việc. Trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học nâng cao trình độ 
chuyên môn vào các dịp hè, chúng tôi được đi học bồi dưỡng chuyên môn của 
phòng giáo dục và đào tạo. Dự các buổi chuyên đề của phòng, chuyên đề của 
trường, dự giờ thăm lớp đồng nghiệp tạo điều kiện tôi được học tập, củng cố 
kiến thức nghiệp vụ.
- Giáo viên nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, vững chuyên môn, có khả năng cảm thụ 
các tác phẩm văn học tốt đặc biệt là truyện cổ tích.
- Đội ngũ giáo viên trong trường luôn đoàn kết, thống nhất.
- Lứa tuổi trẻ tương đối đồng đều. Đó là một thuận lợi lớn để tôi giáo dục lòng 
nhân ái cho trẻ thông qua truyện cổ tích ở trường mầm non.
c. Khó khăn
- Nhận thức của trẻ chưa đồng đều, 95% là trẻ em dân tộc thiểu số nên việc 
truyền thụ kiến thức đến trẻ còn gặp rất nhiều khó khăn.
- Trẻ còn chưa mạnh dạn và tự tin tham gia các hoạt động của lớp.
-Tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, phim ảnh và một số trò chơi không lành 
 10 / 30

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_long_nhan_ai_cho_tre_5_tuoi_t.doc