SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non

Bên cạnh đó, hiện nay vì mục tiêu giảm tỷ lệ sinh con nên số con trong mỗi gia đình ít đi, do vậy trẻ ngày càng được nuông chiều thái quá, trẻ muốn gì được nấy…, đây cũng là vấn đề không nhỏ ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề giáo dục lễ giáo cho trẻ. Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo cho con em ở lứa tuổi mầm non, nên thường phó mặc cho giáo viên.
Là giáo viên mầm non chúng tôi thấy việc giáo dục lễ giáo cho trẻ phải luôn được chú trọng và đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa cao đâu đó vẫn còn những câu nói trống không, những hành vi thiếu văn minh…. Vậy làm thế nào? và bằng cách nào?… để việc giáo dục lễ giáo cho trẻ mang lại hiệu quả cao. Đây là vấn đề cấp bách của toàn xã hội không phải của riêng ai.
Trong thực tế hành vi lễ giáo của trẻ ở lớp chưa cao, mà xã hội, phụ huynh lại luôn có những đòi hỏi khắt khe về chuẩn đạo đức và hành vi lễ giáo với trẻ, đặc biệt là với trẻ Mẫu giáo lớn, lứa tuổi cần nhiều kỹ năng để chuẩn bị bước vào lớp 1. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mẫu giáo lớn ở trường mầm non” để góp một phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ.
docx 27 trang skmamnonhay 05/01/2025 1280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non
 1
 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Như chúng ta đã biết, giáo dục lễ giáo cho trẻ là một phần quan trọng 
trong nội dung giáo dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành cho trẻ những cơ sở 
ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: Trẻ khỏe mạnh, nhanh 
nhẹn, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương, biết quan tâm, nhường 
nhịn, giúp đỡ mọi người; biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp.
 Vấn đề giáo dục lễ giáo không phải là vấn đề mới, trước đây và hiện nay 
chúng ta vẫn làm nhưng làm thế nào để giáo dục lễ giáo có hiệu quả. Đây cũng 
là vấn đề mà các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh cũng luôn quan tâm. Điều 
đặc biệt hơn nữa là đối với trẻ mầm non đặc điểm của trẻ là dễ nhớ, mau quên và 
tính hay bắt chước cho nên việc giáo dục lễ giáo cần được sớm thực hiện và 
thường xuyên rèn luyện.
 Bên cạnh đó, hiện nay vì mục tiêu giảm tỷ lệ sinh con nên số con trong 
mỗi gia đình ít đi, do vậy trẻ ngày càng được nuông chiều thái quá, trẻ muốn gì 
được nấy, đây cũng là vấn đề không nhỏ ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề giáo 
dục lễ giáo cho trẻ. Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục lễ 
giáo cho con em ở lứa tuổi mầm non, nên thường phó mặc cho giáo viên.
 Là giáo viên mầm non chúng tôi thấy việc giáo dục lễ giáo cho trẻ phải 
luôn được chú trọng và đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa cao 
đâu đó vẫn còn những câu nói trống không, những hành vi thiếu văn minh. 
Vậy làm thế nào? và bằng cách nào? để việc giáo dục lễ giáo cho trẻ mang lại 
hiệu quả cao. Đây là vấn đề cấp bách của toàn xã hội không phải của riêng ai.
 Trong thực tế hành vi lễ giáo của trẻ ở lớp chưa cao, mà xã hội, phụ 
huynh lại luôn có những đòi hỏi khắt khe về chuẩn đạo đức và hành vi lễ giáo 
với trẻ, đặc biệt là với trẻ Mẫu giáo lớn, lứa tuổi cần nhiều kỹ năng để chuẩn bị 
bước vào lớp 1. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện 
pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mẫu giáo lớn ở trường mầm non” để góp một 
phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo 
nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ. 3
bạn bè thế giới không chỉ ở sự đoàn kết, mà còn nổi tiếng ở việc có nhiều nét 
văn hoá đẹp. Một trong những nét văn hoá đẹp đó là: “lễ phép”. Lễ phép luôn 
được người dân đặt lên hàng đầu để có thể nhìn nhận và đánh giá về một con 
người. Từ thực tế cũng có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học, 
giáo dục học, đã cho chúng ta thấy rằng trong những năm đầu của cuộc đời đứa 
trẻ, hệ thần kinh mềm mại hơn, non yếu hơn. Trong thời gian đó rất dễ hình 
thành nét cơ bản của cá tính và những thói quen nhất định, hình thành cho trẻ 
những phẩm chất tâm lý, nhân cách của con người, đúng như lời của Macarenco 
- Nhà giáo dục Xô Viết vĩ đại đã nói: “Những gì không có được ở trẻ 5 - 6 tuổi 
thì sau này khó có thể hình thành, và sự hình thành nhân cách ban đầu lệch lạc, 
giáo dục lại rất khó khăn”.
 Việc giúp trẻ hình thành nhân cách sớm có một vai trò hết sức quan trọng. 
Bởi vậy, giáo dục lễ giáo cho trẻ đã cuốn hút sự quan tâm của các nhà giáo dục, 
các bậc phụ huynh, nó chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong đời sống sinh 
hoạt hằng ngày của trẻ và là nền văn hoá đặc biệt với trẻ. Tuy nhiên trẻ mầm 
non ban đầu còn chưa hiểu hết việc kính trọng, thưa gửi lễ phép còn ứng xử theo 
cách riêng của bản thân mình với người lớn tuổi, với bạn bè và với cô giáo. 
Trước thực trạng đó, chúng tôi không thể không suy nghĩ và nhận thấy rằng: 
Việc giáo dục lễ giáo cho trẻ là việc mà mỗi giáo viên phải thực hiện thường 
xuyên, liên tục và xem nó như một phần công việc hằng ngày của mình.
2. Cơ sở thực tiễn
 Như chúng ta đã biết, giáo dục lễ giáo cho trẻ là một phần quan trọng 
trong nội dung giáo dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành cho trẻ những cơ sở 
ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: Trẻ khỏe mạnh, nhanh 
nhẹn, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương, biết quan tâm, nhường 
nhịn, giúp đỡ mọi người; biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh ham hiểu 
biết, thích tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh; hình thành một số kỹ năng cơ 
bản như: Nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi.
 Giáo dục lễ giáo nghĩa là: Giáo dục những chuẩn mực đạo đức như: Giáo 
dục cho trẻ thói quen chào hỏi; Giáo dục trẻ biết nói lời cảm ơn và xin lỗi; Giáo 5
 -Ban giám hiệu có đủ cơ cấu, có trình độ chuyên môn và quản lý tốt, luôn quan 
tâm giúp đỡ, bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên cho giáo viên.
- Lớp được bố trí 3 giáo viên có trình độ trên chuẩn.
- Giáo viên luôn có nhiệt huyết, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao 
trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ.
- Giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, luôn học hỏi 
và nâng cao trình độ.
- Thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thực hành để BGH dự 
giờ và tham gia góp ý trực tiếp.
 -Yêu nghề mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác.
 - Được chị em đồng nghiệp giúp đỡ.
 - Phụ huynh rất tin tưởng và đồng tình ủng hộ.
b. Khó khăn:
- Do ảnh hưởng dịch bệnh trẻ không đến trường giáo viên chỉ thông qua kênh 
zalo lớp, trên phần mềm zoom để truyền tải nội dung giáo dục và hướng dẫn phụ 
huynh giáo dục khi ở nhà nên gặp nhiều khó khăn 
- Do địa bàn nông thôn phần lớn bố mẹ của các cháu làm nông nên việc quan 
tâm đến con em còn hạn chế.
- Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo cho con em ở 
lứa tuổi mầm non, nên thường giao phó hết cho giáo viên.
- Trẻ chưa tự giác chào hỏi người lớn, cô giáo lễ phép, hoặc có chào thì chào ào 
ào, chào cho xongTrẻ chưa mạnh dạn, chưa nhanh nhẹn, còn nhút nhát, thụ 
động.
- Trẻ nói cộc lốc , trống không rất nhiều
- Tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, phim ảnh và một số trò chơi không lành 
mạnh đã ảnh hưởng không ít đến sự phát triển nhân cách của trẻ. 
- Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, trong bộn bề lo toan của cuộc sống... 
đạo đức, lễ giáo, hành vi ứng xử, lối sống tốt đẹp dường như bị lãng quên, xem 
nhẹ. Gia đình chỉ chăm lo cho con cái việc ăn, uống, học tập một cách đầy đủ 
mà lại quên đi những điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, nhưng 7
d. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng:
+ Nhận thức của trẻ còn hạn chế, kết hợp với dịch covid 19 trẻ phải nghỉ học 
nhiều ít được tham gia giao lưu và giao tiếp cũng như thể hiện mình trước đám 
đông nên trẻ thiếu sự tự tin trong giao tiếp, cách xưng hô còn cộc lốc, chào hỏi 
còn hạn chế, chưa có kĩ năng biết cảm ơn xin lỗi.
+ Trẻ được bố mẹ nuông chiều nên chưa có những hành vi phù hợp với độ tuổi 
+ Một số phụ huynh đã có sự quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ. Nhưng chưa có 
kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ luôn nóng vội trong việc dạy con. Bên cạnh đó 
có một số bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm còn phó mặc hoàn toàn cho 
cô giáo. Có 1 số phụ huynh lại chiều con quá mức khiến con không có kĩ năng 
tự phục vụ và luôn ỷ nại vào người lớn
Từ những hạn chế trên, tôi đã nghiên cứu và tìm ra “Một số biện pháp giáo dục 
lễ giáo cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non” nhằm nâng cao ý thức lế giáo 
cho trẻ.
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 Giáo dục lễ giáo nói chung là giáo dục cách ăn nói lễ phép, có thưa, có 
gửi, chào hỏi, dạ vâng, cảm ơn, xin lỗi; tư thế, trang phục, phong cách và tất cả 
những hành vi ứng xử đối với những người xung quanh; tình yêu thương, sự 
kính trọng, lòng biết ơn đối với ông bà, cô giáo, anh chị và tình thân ái đối với 
bạn bè.
 Qua tìm tòi, nghiên cứu tôi đã tìm ra “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo 
cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non” như sau: 
 1. Biện pháp 1: Lên kế hoạch thực hiện.
 Để thực hiện giáo dục lễ giáo thì việc đầu tiên tôi làm là xây dựng kế hoạch 
rõ ràng, cụ thể ngay từ đầu năm học. Trong buổi họp khối đầu tiên để xây dưng 
mục tiêu và ngân hàng nội dung tôi đã đưa ra để các giáo viên trong tổ cùng góp 
ý kiến và lên kế hoạch giáo dục lễ giáo cho cả năm. Điều đó giúp tôi luôn chủ 
động và có mục tiêu phấn đấu cho bản thân, không bị động trong quá trình thực 
hiện. 9
 Sự kiện: Ngày làm 1 số công việc trong nhà 
 nhà giáo Việt - Biết nói lời xin lỗi khi mắc lỗi
 Nam 20/11 - Biết xin phép, chào hỏi khi muốn đi chơi
 - Biết nói lời chúc mừng cô ngày nhà giáo việt 
 nam.
 - Biết giúp cô cất gọn gàng đồ dùng đồ chơi trong 
 các hoạt động hàng ngày. 
 Chủ để “Nghề - Yêu quí người lao động. Trân trọng sản phẩm 
 nghiệp” các nghề, mong muốn được lao động tạo ra sản 
 phẩm. 
 - Tôn trọng tất cả các nghề trong xã hội
 12
 - Yêu quý chú bộ đội
 - Biết nói lời chúc mừng các chú bộ đội nhân 
 Sự kiện: Ngày ngày 22/12. Biết vẽ, làm thiệp chúc mừng các 
 QĐND 22/12 chú
 - Yêu quí, bảo vệ các loài động vật. 
 - Chăm sóc các con vật nuôi gần gũi trong gia 
 Động vật xung 
1/2021 đình.
 quanh bé
 - Biết thể hiện tình cảm của mình với các loài vật
 - Bảo vệ những loài vật quí hiếm.
 - Biết tôn trọng giũ gìn bản sắc truyền thống 
 Chủ đề “Thế trong ngày tết
 giới thực vật” - Biết giúp người lớn trang trí nhà cửa sạch đẹp
 - Biết chúc tết ông bà.. mọi người trong dịp tết cổ 
2/2021
 truyền
 Sự kiện: Bé đón - Biết nói lời cảm ơn, lễ phép bằng 2 tay khi được 
 tết cổ truyền nhân quà 
 - Biết xin lỗi người khác khi mắc lỗi.
3/2021 Chủ đề “Bé - Phân biệt được những hành vi đúng khi tham 11
 Cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ, muốn giáo dục cho trẻ phát triển toàn 
diện thì cô giáo là người đóng vai trò hết sức quan trọng, cô luôn là tấm gương 
sáng để trẻ noi theo.
 Ở lứa tuổi của trẻ luôn thích được cô yêu thương, gần gũi, mọi hành vi 
của cô được trẻ lưu tâm nhất. Vì vậy tôi luôn luôn chuẩn mực trong giao tiếp với 
người lớn, với đồng nghiệp. Đối với trẻ, tuyệt đối không la mắng, quát nạt trẻ 
làm trẻ phải sợ hãi, xưng hô dịu dàng bằng cô và con, tạo cho trẻ cảm giác an 
toàn, tin tưởng ở cô. Bên cạnh đó giáo viên luôn đối xử công bằng với trẻ, đặc 
biệt tôn trọng và lắng nghe ý kiến của trẻ, trẻ hỏi gì cô trả lời rõ ràng, nói trọn 
câu để trẻ học tập.
 Trẻ ở lứa tuổi này luôn tin tưởng ở cô, xem cô như là thần tượng, mọi việc 
nhất nhất phải theo cô. Chính vì vậy, nên khi hứa điều gì với trẻ là tôi phải thực 
hiện đúng lời hứa, không làm cho trẻ mất lòng tin. Ngược lại nếu trẻ có hành vi 
sai trái hoặc lời nói không hay tôi nhẹ nhàng góp ý, động viên trẻ biết nhận lỗi 
và sửa sai, tránh sai phạm lần sau. Tác phong quần áo tôi luôn chú ý ăn mặc đẹp, 
lịch sự, tôi luôn vui tươi trẻ rất thích. Để bản thân thực sự là tấm gương sáng cho 
trẻ noi theo.
3. Biện pháp 3: Giáo dục lễ giáo thông qua các môn học.
 Như chúng ta đã biết, ở trường mầm non không có giờ học đạo đức riêng, 
mà thông qua sử dụng hình thức tích hợp, lồng ghép với nội dung bài dạy của 
các lĩnh vực để dạy và hướng trẻ tới cảm xúc, tình cảm, hành vi lễ giáo. Đó là, 
trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động như: Hát - múa, đọc thơ, kể chuyện, làm 
quen với toán, chữ cái Chính vì vậy, lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo vào 
các hoạt động có nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi 
lễ phép, có văn hoá. 
 Năm học 2021-2022 bị ảnh hưởng của dịch bệnh covid trẻ không đến 
trường được vì vậy khi làm các video các hoạt động học để gửi phụ huynh và 
các con trên nhóm zalo tôi đã lồng giáo dục lễ giáo vào các môn hoc và khi thực 
hiện giao lưu kết nối với trẻ tôi cũng lồng ghép giáo dục lễ giáo từ cách chào 
hỏi, cách xưng hô, cách xin phép.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_le_giao_cho_tre_mau_giao_lon.docx