SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại Trường Mẫu giáo Sơn Ca
Trẻ em mẫu giáo nói chung, trong đó có lứa tuổi 5 – 6 tuổi đều có cùng một sở thích đó là hằng ngày được cô giáo cho xem những tranh ảnh, những đồ dùng, đồ chơi mới có nhiều màu sắc đẹp. Muốn cho trẻ tiếp thu tốt nội dung chương trình giảng dạy và làm theo những gì mà cô giáo định hướng cho trẻ thì tôi luôn cố gắng thỏa mãn tối đa nhu cầu mong muốn của trẻ. Căn cứ vào tài liệu Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non của Bộ, Sở, của bộ phận chuyên môn Mầm non Phòng Giáo dục và Đào tạo Nam Trà My về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021- 2022và sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo cùng với tổ chuyên môn nhà trường, bản thân tôi đã nỗ lực hết mình để thực hiện tốt nhất việc trang trí lớp học theo chủ đề hằng tháng. Tùy vào mỗi chủ đề, tôi tìm tòi,sáng tạo để tạo nên những sản phẩm đẹp, màu sắc hài hòa lôi cuốn trẻ để trang trí nhằm kích thích nhu cầu khám phá và sự sáng tạo ở trẻ. Có những lúc, tôi phải dùng máy ảnh để chụp lại những hình ảnh cần thiết. Ngoài scan hình ra, tôi còn in những câu chữ dán kèm theo để trẻ vừa trực quan hình ảnh vừa làm quen với chữ viết. Trong giờ học cũng như giờ chơi, tôi thường vận dụng hình ảnh trực quan và dành nhiều thời gian để trao đổi, hướng dẫn cặn kẽ, chậm rãi cho trẻ cả lớp về nội dung, ý nghĩa của các hình ảnh. Tất cả trẻ trong lớp đều vui tươi, hứng thú tham gia vào các hoạt động. Tôi luôn trang trí lớp học theo đúng chủ đề năm học.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại Trường Mẫu giáo Sơn Ca", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại Trường Mẫu giáo Sơn Ca

bản thân tôi đưa những hình thức mới lạ hấp dẫn tới trẻ, để việc giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo đạt kết quả cao.Và với đề tài này bản thân đã đưa ra được 6 biện pháp chính để thực hiện. Biện pháp 1: Bản thân tôi luôn làm gương để trẻ noi theo. Biện pháp 2: Sưu tầm các loại tranh truyện có nội dung phù hợp với lứa tuổi trẻ cho trẻ xem và đọc cho trẻ nghe. Biện pháp 3: Trang trí lớp học theo chủ đề, chủ điểm một cách hài hòa bắt mắt, các đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp để thu hút trẻ. Biện pháp 4: Lồng ghép giáo dục lễ giáo cho trẻ qua các hoạt động hằng ngày. Biện pháp 5: Cô giáo gần gũi, thương yêu, nhẹ nhàng và đối xử công bằng với các cháu. Biện pháp 6: Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để cùng giáo dục trẻ. Để giúp cho trẻ 5-6 tuổi ăn nói lễ phép, có thưa, có gửi, chào hỏi, dạ vâng, cảm ơn, xin lỗi,...và tất cả những hành vi ứng xử với tất cả mọi người xung quanh đạt được kết quả cao nhất tôi đã sử dụng các giải pháp với cách thực hiện như sau: Biện pháp 1. Bản thân tôi luôn làm gương để trẻ noi theo. Hằng ngày, mỗi buổi sáng đến lớp, khi đón trẻ từ các phụ huynh đưa tới lớp, tôi luôn tươi cười và chuẩn bị sẵn cho mình 1 số câu nói trong hoạt động đón trẻ, giao tiếp ban đầu của một ngày học mới chẳng hạn như: + Kính chào phụ huynh. + Chào cô giáo buổi sáng. + Cô chào tất cả các con . + Các con giỏi quá! Hôm nay, không có bạn nào khóc nhè cả, bạn nào đến lớp cũng ăn mặc đẹp và vui cười nữa chứ. + Các con hãy cùng chào cô đi: “Chúng cháu chào cô vào lớp!” + Các con mau chào tạm biệt ba mẹ của con đi nào. + Mời các con cùng cô vào lớp học. + Các con hôm nay rất ngoan, các con phải để giày dép, nón mũ vào đúng nơi quy định của mình nhé. + Cô khen cả lớp. Trong các hoạt động, tôi luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho trẻ được giao tiếp tương tác giữa cô - trẻ; trẻ - trẻ, khuyến khích động viên tinh thần và giúp cho trẻ luôn mạnh dạn, tự tin trong việc trình bày ý kiến của mình về một vấn đề nào đó, tập cho trẻ nói năng một cách mạch lạc trôi chảy, có thưa trình và nói trọn câu. Dù có rất nhiều trẻ không nói được, tôi vẫn không khi nào nổi nóng với trẻ cả mà kiên trì nhẹ nhàng, gần gũi và tôn trọng trẻ bằng một số nội dung câu hỏi đáp, chẳng hạn như: + Trong lớp mình, cháu nào giỏi xung phong trả lời câu hỏi của cô nào? + Khi trả lời các cháu phải biết thưa và biết nói trọn câu. thấy đúng như giúp đỡ các bạn bị lạc đường, bạn khóc nhè, để mình được khen nhiều hơn nhé. Biện pháp 3. Trang trí lớp học theo chủ đề, chủ điểm một cách hài hòa bắt mắt, các đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp để thu hút trẻ Trẻ em mẫu giáo nói chung, trong đó có lứa tuổi 5 – 6 tuổi đều có cùng một sở thích đó là hằng ngày được cô giáo cho xem những tranh ảnh, những đồ dùng, đồ chơi mới có nhiều màu sắc đẹp. Muốn cho trẻ tiếp thu tốt nội dung chương trình giảng dạy và làm theo những gì mà cô giáo định hướng cho trẻ thì tôi luôn cố gắng thỏa mãn tối đa nhu cầu mong muốn của trẻ. Căn cứ vào tài liệu Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non của Bộ, Sở, của bộ phận chuyên môn Mầm non Phòng Giáo dục và Đào tạo Nam Trà My về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021- 2022 và sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo cùng với tổ chuyên môn nhà trường, bản thân tôi đã nỗ lực hết mình để thực hiện tốt nhất việc trang trí lớp học theo chủ đề hằng tháng. Tùy vào mỗi chủ đề, tôi tìm tòi,sáng tạo để tạo nên những sản phẩm đẹp, màu sắc hài hòa lôi cuốn trẻ để trang trí nhằm kích thích nhu cầu khám phá và sự sáng tạo ở trẻ. Có những lúc, tôi phải dùng máy ảnh để chụp lại những hình ảnh cần thiết. Ngoài scan hình ra, tôi còn in những câu chữ dán kèm theo để trẻ vừa trực quan hình ảnh vừa làm quen với chữ viết. Trong giờ học cũng như giờ chơi, tôi thường vận dụng hình ảnh trực quan và dành nhiều thời gian để trao đổi, hướng dẫn cặn kẽ, chậm rãi cho trẻ cả lớp về nội dung, ý nghĩa của các hình ảnh. Tất cả trẻ trong lớp đều vui tươi, hứng thú tham gia vào các hoạt động. Tôi luôn trang trí lớp học theo đúng chủ đề năm học. Bên cạnh đó tôi dùng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương và các nguyên vật liệu phế thải như hạt đậu, hạt gạo, nắp chai, ống hút để cô và trẻ cùng nhau làm đồ dùng trang trí ở các góc trong lớp. Qua quá trình làm đồ dùng tôi và trẻ cùng đàm thoại trao đổi ý kiến với nhau khi thực hiện tôi có thể giáo dục trẻ cách nói năng lễ phép. Ví dụ: Các con có muốn dùng nắp chai để tạo thành một bông hoa đẹp để trang trí lớp cùng cô không? Nếu trẻ trả lời trống không hoặc trả lời không trọn câu,trả lời không dạ thưa thì tôi sẽ giáo dục trẻ khi trả lời câu hỏi của cô giáo, ông bà, ba mẹ hoặc những người lớn hơn mình thì phải dạ thưa và không được trả lời trống không. Qua quá trình làm đồ dùng cùng trẻ tôi luôn dùng những câu hỏi gợi mở để giúp trẻ phát huy tính sáng tạo của mình. Cho trẻ dùng các nguyên vật liệu sẵn có tại đia phương, nguyên vật liệu phế thải để làm nên những hình ảnh ngộ nghĩnh về em bé vòng tay chào người lớn, hình ảnh bạn Tân thưa cô vào lớpđể trang trí ở các góc trong lớp. Ở góc tuyên truyền của lớp tôi thường xuyên sưu tầm các tranh ảnh về giáo dục lễ giáo dán lên cho trẻ xem, bên cạnh đó tôi còn sưu tầm, sáng tác các bài vè, thơ, ca dao tục ngữ, truyện có nội dung về giáo dục lễ giáo gắn lên bảng thay đổi theo chủ đề để trẻ và phụ huynh cùng xem. lễ giáo cho trẻ thường xuyên như vậy thì dần dần trẻ có ý thức tốt hơn. Và lúc đó bỗng có lá vàng rơi cô giáo lại nhặt lá vàng và bỏ vào giỏ rác đúng nơi quy định. Các con biết không khi ở trường, ở nhà hay ở công viên khi con thấy lá vàng hay rác thì con nhớ hãy nhặt chúng lên và bỏ vào giỏ việc làm của con sẽ giúp bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp đấy nhé và việc làm nhỏ của con là rất có ích đấy. Xong việc, cô hướng dẫn trẻ cùng rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng để phòng tránh bệnh tật, nhất là bệnh chân tay miệng. Khi trẻ chơi với các đồ dùng, đồ chơi tôi hướng dẫn trẻ ý thức việc giữ gìn bảo quản đồ chơi, không được vứt lung tung. Khi chơi xong, trẻ phải biết cùng cô thu dọn đồ chơi bỏ gọn gàng vào giỏ, tránh để mất mát hư hỏng đồ chơi. Những hành động, việc làm tuy rất nhỏ nhưng đã tạo cho trẻ những thói quen hành vi văn hóa ban đầu hết sức cần thiết. - Hoạt động ăn, ngủ: Tới giờ ăn thì cần phải đảm bảo tay chúng ta luôn sạch sẽ, khi cô giáo cho trẻ rửa tay sạch trước khi ăn thì có một số trẻ chưa có ý thức tiết kiệm nước, còn nghịch nước làm rơi nước xuống sàn nhà lúc này cô giáo thường khuyên bảo, nhắc nhở trẻ con làm như vậy chưa ngoan rồi, nguồn nước rất quan trọng đối với sự sống của con người cũng như động thực vật không có nước con người, cây cối, rau đều chết cả. Vì thế con phải biết bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước nhé. Khi con làm nước rơi xuống sàn nhà các bạn đi sẽ bị trượt và ngã sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng nữa đấy. Lần sau con nhớ đừng làm như thế nữa nhé. Hàng ngày cô thường nhắc nhở trẻ như vậy trẻ sẽ có thói quen tốt hơn. - Trong giờ ăn trưa của trẻ, mỗi lần trẻ muốn ăn cơm thêm tôi đều hướng dẫn các cháu thực hiện: + Trẻ phải dùng hai tay để nhận bát cơm từ cô giáo đưa cho và con phải nói lời cảm ơn cô. + Trẻ khi ăn không nên làm rơi cơm phải biết bảo vệ, yêu quý mồ hôi của ba mẹ mình làm ra. + Mỗi lần trẻ đi vệ sinh. Sau khi xong, trẻ phải biết thưa với cô giáo. - Hoạt động nêu gương: Qua mỗi ngày học, trước lúc ra về, tôi tập hợp trẻ ngồi thành đội hình chữ U. Sau đó, cho trẻ các tổ lần lượt nêu gương và những trẻ ngoan nhất, giỏi nhất của mỗi tổ nhanh chóng đứng lên. Cô giáo hỏi ý kiến của các tổ trưởng: Các bạn có thống nhất bình chọn những bạn ngoan nhất, giỏi nhất này không? Tất cả số trẻ ngoan của mỗi tổ được cô giáo mời lên cắm cờ trong niềm vui sướng của bản thân trẻ và tiếng vỗ tay hoan hô tán thưởng của cả lớp. Còn đối với những trẻ vẫn ngồi yên trên ghế. Cô giáo hỏi: Các cháu có biết vì sao hôm nay mình chưa được cắm cờ không? Các cháu chưa được cắm cờ vì các cháu chưa ngoan bằng bạn. Ngày mai, các cháu cố gắng vâng lời cô, thực hiện ngoan hơn, giỏi hơn cô sẽ mời các cháu lên cắm cờ nhé. Như vậy, cả trẻ được cắm cờ và trẻ chưa được cắm cờ đều nhận biết những việc làm tốt và chưa tốt của bản thân mình để từ đó trẻ sẽ có hướng phấn đấu vươn lên không mắc khuyết điểm nữa. Biện pháp 5. Cô giáo gần gũi, thương yêu, nhẹ nhàng và đối xử công bằng với các cháu. Các biện pháp mà tôi vừa nêu ở trên được giáo viên thực hiện đồng bộ và có hiệu quả hay không chính là nhờ vào sự nhiệt tình, tính hy sinh, lòng thương yêu phụ huynh đọc cho trẻ nghe thơ, truyện về gia đình, cô giáo; phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ củng cố kĩ năng rửa tay, đánh răng, rửa mặt, ...) - Nhờ thường xuyên liên lạc và trực tiếp gặp gỡ phụ huynh trong giờ đón và trả trẻ để trao đổi về việc học tập của con em cũng như các biện pháp mà tôi đang áp dụng nên có sự phối hợp chặt chẽ giữa cha mẹ và cô giáo trong giáo dục nhân cách ban đầu cho trẻ mà các hoạt động giáo dục của lớp đều đạt kết quả rất cao. Ngoài ra, tôi còn tuyên truyền vận động phụ huynh trẻ hăng hái góp phần tích cực vào việc xây dựng phong trào Trường học thân thiện, học sinh tích cực. 1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở): - Biện pháp không mang tính sáng tạo. - Biện pháp không được nhân rộng ra các lớp. - Giáo viên còn thờ ơ trong việc giáo dục lễ giáo mọi lúc mọi nơi cho trẻ. - Chưa có sự phối hợp với phụ huynh về việc giáo dục lễ giáo cho trẻ. - Chưa có sự đầu tư trang trí các hình ảnh về giáo dục lễ giáo cho trẻ ở các lớp. 1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở): Trường mẫu giáo Sơn Ca là một trường khó khăn của huyện Nam Trà My, học sinh đa số là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Tình hình của lớp: Tổng số trẻ trong lớp: 28/13 nữ,trong đó trẻ thuộc con em đồng bào dân tộc thiểu số là: 26/12 nữ, Trong những năm qua, bản thân tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi, tôi nhận thấy trẻ rất nhút nhát, không tự tin khi tham gia hoạt đông, ban đầu trẻ còn chưa hiểu hết việc kính trọng, thưa gửi lễ phép mà ứng xử theo cách riêng của bản thân mình với người lớn, bạn bè và cô giáo. Trước thực trạng đó, là một giáo viên mầm non tôi nhận thấy rằng việc giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non là việc làm mà mỗi giáo viên phải thực hiện thường xuyên, liên tục và xem nó như một phần công việc hàng ngày của mình. Như chúng ta đã biết học sinh đến trường không chỉ chuyên tâm học văn hóa mà còn phải học và rèn luyện cả đạo đức, lễ nghĩa. Đó là truyền thống giáo dục mà từ xưa cha ông ta đã để lại mà bất cứ xã hội nào cũng cần phải giữ gìn và kế thừa. Bởi thế, việc giáo dục lễ giáo cho trẻ rất cần thiết, các bậc phụ huynh không mấy yên tâm về đạo đức của con em mình. Làm thế nào để con em mình biết “Kính trên nhường dưới”, biết nói “cảm ơn và xin lỗi”. Cho nên việc giáo dục lễ giáo trong trường mầm non là rất quan trọng và cần thiết đến sự hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Trẻ mầm non ở trường thì cần cô yêu thương, ở nhà thì được ba mẹ quan tâm. Vì vậy, việc giáo dục lễ giáo cho các cháu đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa nhà trường và gia đình. Từ đó hình thành và phát triển cho trẻ hài hòa, cân đối, biết giàu lòng yêu thương, biết quan tâm nhường nhịn, biết xin lỗi và nhận lỗi khi mình có lỗi. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện bản thân đã gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_le_giao_cho_tre_mau_giao_5_6.docx