SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Một trong các nhiệm vụ được các trường mầm non luôn quan tâm nhất đó chính là việc giáo dục hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo là thói quen vệ sinh trong sinh hoạt cá nhân như vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, thói quen biết bảo vệ sử dụng giữ gìn đồ dùng. Thói quen hành vi văn minh trong quan hệ giao tiếp với mọi người và thói quen hành vi nơi công cộng. Đối với trẻ nhỏ để có được những thói quen, hành vi đạo đức này là rất khó. Chính vì vậy việc giáo dục hành vi lễ giáo này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành bộ mặt nhân cách sau này cho trẻ. Trên thực tế chúng ta đã đạt được một số kết quả nhất định. Đặc biệt các trẻ khi đến trường đều có được những kỹ năng kỹ sảo, thói quen hành vi văn minh. Trẻ tỏ ra độc lập hơn trong việc vệ sinh cá nhân. Bên cạnh những mặt đã đạt được, xuất phát đặc điểm phát triển của trẻ mầm non chưa tự ý thức về cái đúng cái sai, bắt chước cả cái tật lẫn cái xấu trẻ chóng nhớ mau quên. Thì cũng còn một số tồn tại ảnh hưởng đến công tác giáo dục lễ giáo như các phụ huynh thường nuông chiều trẻ không để ý đến việc sửa sai, việc dạy trẻ có được những thói quen hành vi đạo đức cơ bản nhất mà hằng ngày luôn diễn ra. Họ coi đó là những cái nhỏ nhặt không cần quan tâm . Trong khi ở lớp các cô rất chú trọng đến vấn đề giáo dục này. Từ những thực tế trên là một giáo viên mầm non được giao trách nhiệm giáo dục trẻ nên tôi đã mạnh dan lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người. Vâng lời dạy đó của Bác luôn nhắc nhở chúng ta phải chăm no thế hệ măng non những chủ nhân tương lai của đất nước. Thấm nhuần lời dạy của Bác,công tác giáo dục đào tạo thế hệ măng non những chủ nhân tương lai của đất nước đã và đang sẽ là chủ trương lớn của toàn Đảng toàn dân. Để thực hiện tốt mục đích giáo dục này,cấp học mầm non đã có những bước chuyển biến nhằm góp phần đặt nền móng đào tạo những con người phát triển toàn diện có đủ sức, đủ trí,tài năng là những chủ nhân tương lai của đất nước lái con tàu Việt Nam ra đại dương sánh vai với các cường quốc năm châu thỏa lòng mong ước của Bác.Để thực hiện được mục tiêu đó đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có một tấm lòng yêu nghề mếm trẻ. Nhưng xã hội hiện nay lại đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Tổ chức giáo dục văn hóa, khoa học và các nhà giáo dục thế giới đã cùng nhau tìm ra cách giáo dục để tạo cho trẻ có năng lực tâm lý xã hội nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày đó là kỹ năng sống. Do đó việc giáo dục các hành vi lễ giáo cho con người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta cần phải bàn đến. Giáo dục hành vi lễ giáo nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách con người. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ Người có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Chính vì vậy việc giáo dục lễ giáo cần được tiến hành ngay từ lứa tuổi mầm non. Mà nhiệm vụ cơ bản của giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non là hình thành ở trẻ tư cách, phẩm chất đạo đức, kỹ năng kỹ sảo và thói quen hành vi đạo đức trong sự thống nhất với những biểu tượng và động cơ hành vi cụ thế. Thông qua các nhiệm vụ này giáo viên có thể hình thành cho trẻ có được tình yêu thương con người, yêu quê hương đất nước của mình, yêu lao động ghét lười biếng, ghét cái ác. Không những thế còn xây dựng cho trẻ tư cách ứng xử đúng 2/ 29 Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Lễ giáo cái gốc trong nhân cách toàn diện của con người. Từ xưa đến nay vai trò của lễ giáo cũng được nhiều nhà giáo dục, nhà triết gia quan tâm và khẳng định “ Lễ giáo như gốc của cây, ngọn nguồn của cuộc sống, sức có mạnh mới gánh vác được nặng và đi được xa” Tất cả chúng ta muốn trở thành người công dân có ích thì trước hết đều phải học cách làm người, học cách rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức cho chính bản thân mình. Chính vì vậy giáo dục các hành vi lễ giáo là quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách con người ngay từ lúc còn nhỏ là một việc làm vô cùng quan trọng và rất cần thiết. Vì các hành vi lễ giáo không tự có, nó chỉ được hình thành qua con đường giáo dục và tự giáo dục như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Hiễn dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Cổ nhân xưa cũng đã dạy “ Tre non dễ uốn tre già nổ đốt. Bé chẳng vin, cả gẫy cành’’ Câu nói ấy của ngưỡi đã khẳng định ý nghĩa to lớn của việc giáo lễ giáo cho con người, ngay từ thuở còn thơ, đặc biệt là lứa tuổi mầm non là giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Chính vì vậy việc đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có đức có trí là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Thấy rõ được sự quan trọng của thế hệ trẻ sau này Đảng ta đã chỉ rõ ‘ Công nghiệp hóa hiện đại hóa phải đi liền với việc bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc’ Giá trị về các hành vi lễ giáo cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng và cấp thiết. Vậy muốn thực hiện được nhiệm vụ to lớn đó thì mỗi gia đình , mỗi một người làm cha, làm mẹ sẽ là những người yêu thương nuôi dưỡng, chăm sóc và kích thích trẻ đầu tiên. Còn chúng ta mỗi một thầy giáo cô giáo là người cha người mẹ thứ hai của trẻ chịu trách nhiệm giáo dục trẻ thành những đứa trẻ có những đức tính tốt để sau này chở thành những con người có ích cho xã hội. Từ ngàn xưa kinh nghiệm của ông cha ta đã đúc kết nhiệm vụ học đầu tiên của mỗi con người phải là ‘Tiên học lễ, hậu học văn’ . Lễ phép là nét đẹp văn hóa được đặt lên hàng đầu. 2. Cơ sở thực tiễn Bản thân là một giáo viên đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy. Năm nay được sự phân công của ban giám hiệu tôi cùng với 1 cô giáo phụ 4/ 29 Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non chăm sóc và giáo dục trẻ như phụ huynh của cháu Hoài Anh,Vũ Nam,Hoài Phương,Thế Anh. Và một số phụ huynh khác. - Các trẻ trong lớp đến trường đúng cùng một độ tuổi 5-6 tuổi. Phần lớn các con đều học qua lớp Mẫu giáo bé 3-4 tuổi cho nên các con đã có nề nếp thói quen tốt. - Số trẻ ăn bán trú tại lớp đạt 100% nên rất thuận lợi cho giáo viên trong việc giáo dục các hành vi thói quen lễ giáo cho trẻ khi ở trường. Bên cạnh những thuận lợi trên thì chúng tôi còn gặp không ít những khó khăn. 2.2. Khó khăn : - Những tài liệu, sách báo về giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ để giáo viên tham khảo, nghiên cứu đưa vào thực tế còn hạn chế. Gây cho giáo viên khó khăn trong việc tìm kiếm các thông tin để giáo dục cho trẻ. - Một số cá nhân trẻ do được ông bà bố mẹ chiều chuộng vẫn nghĩ trẻ còn nhỏ nên làm hết tất cả mọi việc không muốn để cho con chấu mình phải làm khiến cho trẻ ngại hoạt động mà luôn có tính ỷ lại vào người khác nên chưa có những kỹ năng sống cần thiết cũng như các hành vi phù hợp theo độ tuổi. Vì vậy đây chính lý do khiến cho giáo viên mất rất nhiều thời gian cũng như công sức để tìm ra các phương thức giáo dục cho trẻ các hành vi lễ giáo làm sao đạt hiệu quả và nhanh nhất. - Một số trẻ quá hiếu động nghịch ngợm nên cũng gây không ít ảnh hưởng đến các bạn khác trong lớp khi tham gia hoạt động. - Hiện nay các tệ nạn xã hội ngày càng tăng, phim ảnh và một số trò chơi không lành mạnh đã ảnh hưởng không ít đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. - Bên cạnh đấy cũng không ít trẻ trong lớp còn nhút nhát chưa tự tin giao tiếp cùng cô và các bạn hoặc chưa biết cách tự tin chăm sóc bản thân mình cho tốt và đặc biệt rất nhiều bạn chưa biết cách phối hợp với các bạn trong nhóm chơi.. - Một số học sinh sống trong môi trường hoàn cảnh gia đình chỉ có bố hoặc mẹ, bố mẹ ly hôn nên phải ở với ông bà. nên việc giáo dục trẻ trong gia đình còn chưa quan tâm. - Một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo cho con em mình ở lứa tuổi mầm non nên thường khoán trắng cho giáo viên. - Đầu năm khi tiếp nhận trẻ nắm được tình hình lớp tôi và các cô giáo trong lớp tham khảo bạn bè và đưa ra một số biện pháp giáo dục hành vi lễ giáo cho trẻ mẫu giáo. 6/ 29 Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non “Giáo viên trao đổi với phụ huynh trong giờ đón trả trẻ” b. Thông qua các buổi họp phụ huynh. - Vào các buổi họp phụ huynh tôi đã mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi, vì đây là giai đoạn trẻ bắt chước rất nhanh nhất là đang trong thời kỳ hội nhập của nước ta, tiếp nhận nhiều nền văn hóa và một số phim ảnh trò chơi không lành mạnh...đã ảnh hưởng một phần không nhỏ đến hành vi văn hóa của trẻ. Trẻ có thể đối sử thô bạo với bạn sau khi trẻ xem một đoạn phim hành động. Trẻ có những lời không nên đối với bố mẹ khi không đồng ý theo yêu cầu nào đó của trẻ. Để phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc phối kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục trẻ tại nhà thì cô giáo trao đổi hướng dẫn cũng như truyên tuyền các nội dung lễ giáo cho ngay trong chính các buổi họp. c. Thông qua góc cha mẹ cần biết. - Trong góc tuyên truyền giáo viên cần tích cực chủ động sưu tầm những hình ảnh những bài thơ hay câu truyện về các hành vi lễ giáo để từ đó phụ huynh có thể đọc và tham khảo giáo dục trẻ. Thông qua các hình ảnh, và những tấm gương người tốt việc tốt ở trong góc tuyên truyền trẻ có thể nhìn thấy và ghi nhớ sâu hơn để bắt chước và noi theo. Thấy được tầm quan trọng như vậy thì các bậc làm cha làm mẹ đừng vô tình bỏ qua những cơ hội đơn giản và thuận lợi hàng ngày để hướng dẫn con những thói quen tốt để rồi sau đó lại bắt trẻ mất thời gian học lại những điều này ở một nơi khác với những người xa lạ. Cha mẹ trẻ hãy chú ý giúp trẻ hình thành 8/ 29 Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non tình cảm đạo đức khác. Vì vậy, ngay từ nhỏ, cần giáo dục cho trẻ có tình yêu thương con người, trước hết là giáo dục trẻ biết yêu quý những người thân trong gia đình của mình như bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em. Cần làm cho trẻ hiểu rằng, mọi người trong gia đình đều gắn bó với nhau trên tình ruột thịt. Cần thường xuyên sống hoà thuận và quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Giáo dục trẻ có thái độ quan tâm với mọi người lớn xung quanh, yêu mến và sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh mình như người già, em nhỏ, giáo dục trẻ biết cảm thông, chia sẻ vói mọi người. Cùng với việc giáo dục tình yêu thương con người, cần chú ý từng bước giáo dục trẻ lòng yêu quê hương, đất nước. Cụ thể là giáo dục cho trẻ biết yêu gia đình, làng xóm nơi mình ở, yêu cảnh vật thiên nhiên như cỏ cây, hoa lá, yêu cái đẹp, tính thật thà chăm chỉ và không được lười biếng, nói dối, nói bậy và những hàm vi sai trái và những việc không nên làm: Cấu nhau, cắn nhau,vứt rác bừa bãi. Đây là điều kiện quan trọng đối với việc phát triển đời sống tình cảm sau này. Bước đầu khảo sát cho kết quả sau: Tổng số trẻ khảo sát 39 / 39 trẻ: Đầu năm Nội dung TS Tốt % Khá % Đạt % Trẻ có thói quen văn minh lịch sự 39 11 28.2 19 48.7 9 23.1 trong giao tiếp Trẻ có thói quen văn minh lịch sự 39 10 25.6 15 38.5 14 35.9 nơi công cộng Trẻ có thói quen sẵn sàng giúp đỡ 39 11 28.2 19 48.7 9 23.1 người khác Trẻ có thói quen gọn gàng ngăn nắp 39 10 25.6 14 35.9 15 38.5 Trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân 39 15 38.4 12 30.8 12 30.8 Trẻ có thói quen tuân thủ kỷ luật 39 9 23.1 11 28.2 19 48.7 Từ kết quả khảo sát đầu năm thì việc giáo dục hành vi thói quen đạo đức cho trẻ càng trở nên cần thiết và quan trọng hơn. 3.3. Giáo dục hình thành các hành vi lễ giáo thông qua các hoạt động.: Trong nhiệm vụ giáo dục lễ giáo đối với trẻ mầm non, không thể thiếu được đó là giáo dục các hành vi thói quen lễ giáo đơn giản cho trẻ. Việc hình thành những kỹ năng kỹ xảo thói quen hành vi lễ giáo đòi hỏi phải kiên trì và có thời gian hoặc khi đã hình thành thì khó mất đi được, cũng khó thay đổi. Do đó cần rèn luyện ở trẻ những kỹ xảo, thói quen hành vi lễ giáo đúng đắn. Với người lớn đặc biệt là những người làm công tác giáo dục. Trẻ cần được cung cấp 10/ 29
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_le_giao_cho_tre_5_6_tuoi_tron.docx