SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Tiên học lễ, hậu học văn”, hay “Cái nết đánh chết cái đẹp”, đó là hai câu tục ngữ quen thuộc mà ông cha ta muốn nói đến giáo dục đạo đức cho con cháu đời sau. Cái “Lễ” - (Đạo đức, nhân cách con người) là nét đẹp văn hoá được đặt lên hàng đầu khi nhìn nhận và đánh giá về một con người. Trước khi nói đến con người thành công, phải đòi hỏi con người đó có đạo đức như thế nào? Điều đó cho ta thấy việc giáo dục đạo đức cho trẻ là rất quan trọng, hay đó chính là giáo dục lễ giáo mà tôi muốn đề cập đến trong bài viết này.
Qua điều tra thực tế lớp tôi, trường mầm non nơi tôi công tác, tôi thấy phụ huynh lớp tôi đa phần là nông dân, vốn tri thức còn hạn chế nên sự giao tiếp còn rụt rè, cung cách ứng xử với cô giáo, với con cái chưa đúng chuẩn mực. Cũng vì vậy mà nhiều trẻ lớp tôi chưa có ý thức tốt trong ứng xử với người lớn, bạn bè, và thế giới xung quanh…
Với những trăn trở đó, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non” nhằm bồi dưỡng, uốn nắn ý thức và hành vi lễ giáo cho trẻ lớp tôi.
doc 18 trang skmamnonhay 05/01/2025 150
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
 1/17
 PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 “Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”
 Đó là hai câu thơ chứa chan tình yêu thương trẻ em của Bác Hồ. Đó đồng 
thời cũng là trách nhiệm và tầm quan trọng về việc người lớn chúng ta phải 
thường xuyên quan tâm, chăm lo đến thế hệ măng non của đất nước. Việc giáo 
dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, 
nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Bác Hồ cũng 
đã viết: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn - Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Sản 
phẩm của giáo dục là con người mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát 
triển đất nước trong tương lai. Đất nước ta trên đường hội nhập quốc tế, chúng ta 
phải giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Điều đó lại càng đặt 
ra thách thức rất lớn cho nền giáo dục là đào tạo ra những con người có đủ tiêu 
chuẩn thích ứng với thời đại 4.0. Đó là con người có đủ nhân cách, tri thức và kỹ 
năng xã hội, để trở thành một người công dân toàn cầu.
 Vậy chúng ta cần giáo dục học sinh, nhất là bậc học mầm non những gì? 
“Tiên học lễ, hậu học văn”, hay “Cái nết đánh chết cái đẹp”, đó là hai câu tục 
ngữ quen thuộc mà ông cha ta muốn nói đến giáo dục đạo đức cho con cháu đời 
sau. Cái “Lễ” - (Đạo đức, nhân cách con người) là nét đẹp văn hoá được đặt lên 
hàng đầu khi nhìn nhận và đánh giá về một con người. Trước khi nói đến con 
người thành công, phải đòi hỏi con người đó có đạo đức như thế nào? Điều đó 
cho ta thấy việc giáo dục đạo đức cho trẻ là rất quan trọng, hay đó chính là giáo 
dục lễ giáo mà tôi muốn đề cập đến trong bài viết này.
 Qua điều tra thực tế lớp tôi, trường mầm non nơi tôi công tác, tôi thấy phụ 
huynh lớp tôi đa phần là nông dân, vốn tri thức còn hạn chế nên sự giao tiếp còn 
rụt rè, cung cách ứng xử với cô giáo, với con cái chưa đúng chuẩn mực. Cũng vì 
vậy mà nhiều trẻ lớp tôi chưa có ý thức tốt trong ứng xử với người lớn, bạn bè, 
và thế giới xung quanh 
 Với những trăn trở đó, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo 
cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non” nhằm bồi dưỡng, uốn nắn ý thức và hành 
vi lễ giáo cho trẻ lớp tôi.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 5 - 6 tuổi
2. Phạm vi nghiên cứu: Lớp 5 tuổi A5 nơi đơn vị tôi công tác
3. Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023. 3/17
 Nhà trường đã triển khai về nội dung giáo dục lễ giáo cho các con qua 
chuyên đề giáo dục lồng ghép.
* Đối với bản thân:
 Bản thân là một giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêu 
nghề. 
 Tôi nhận được sự quan tâm giúp đỡ của một số cha mẹ học sinh trong việc 
phối kết hợp với nhà trường để giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao hơn.
* Đối với trẻ:
 Đa số trẻ trong lớp đều khỏe mạnh, đi học chuyên cần.
b. Khó khăn:
* Đối với bản thân:
 Bản thân còn ít kỹ năng trong việc tuyên truyền giáo dục lễ giáo cho trẻ.
* Đối với trẻ:
 Học sinh lớp tôi vẫn còn tình trạng đi học thường hay quấy khóc; Một số 
trẻ được nuông chiều thái quá đòi hỏi bố mẹ đáp ứng nhu cầu mới đi học như: 
mua kẹo, cho tiền, bế trẻ lên cầu thang vào lớp.
* Đối với phụ huynh:
 Phụ huynh đa số là những gia đình làm nông nghiệp nên không có nhiều thời 
gian quan tâm đến đời sống tình cảm, tâm lý của trẻ. 
 Sự bất đồng quan điểm giáo dục trẻ giữa ông bà và bố mẹ trong gia đình. 
Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo cho con em ở 
lứa tuổi mầm non, nên thường khoán trắng cho giáo viên.
c. Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
 Tôi điều tra và đánh giá 35 trẻ lớp tôi theo các tiêu chí và kết quả như sau: 
 Tiêu chí Số trẻ đạt Tỷ lệ
 Trẻ biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi, xưng hô lễ 
 9/35 26%
 phép.
 Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, nói rõ ràng, đủ câu 11/35 31,5%
 Trẻ có ý thức, hành vi, cử chỉ đúng mực 10/35 29%
 Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi 
 9/35 26%
 trường, yêu quý thiên nhiên
 Trẻ biết an ủi, thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ, chia 
 6/35 17%
 sẻ
 Trẻ biết biểu lộ cảm xúc: Vui, buồn, sợ hãi, tức 
 giận, ngạc nhiên, xấu hổ, biết kiềm chế cảm xúc 7/35 20%
 tiêu cực. 5/17
- Mạnh dạn phát biểu, diễn đạt ý tưởng bằng ngôn ngữ cá nhân. Tham gia tích 
cực, sáng tạo trong các hoạt động
- Gần gũi, yêu quý thiên nhiên, biết chăm sóc, bảo vệ cây. 
 THÁNG 3:
- Có ý thức khi tham gia giao thông và nhắc nhở mọi người cùng chấp hành. 
Biết giữ yên lặng khi cần thiết. Không đùa nghịch ở nơi công cộng, trên xe buýt.
- Mạnh dạn tự tin chủ động trong giao tiếp. Có hành vi ứng xử đúng với bản 
thân và những người xung quanh.
 THÁNG 4:
- Có hành vi, thái độ thể hiện sự quan tâm đến những người thân yêu, gần gũi.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện, nước. Không xả rác bừa bãi, bảo 
vệ rừng, bảo vệ nguồn nước.
- Hợp tác, chia sẻ với bạn bè trong các hoạt động.
 THÁNG 5:
- Biết làm việc cá nhân và phối hợp với bạn, cố gắng hoàn thành công việc đến 
cùng.
- Có tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc.
 Trên đây là những nội dung giáo dục lễ giáo mà tôi xây dựng, dựa theo kế 
hoạch giáo dục, bám sát các mục tiêu và yêu cầu cần đạt của lứa tuổi, điều đó 
giúp tôi dễ dàng thực hiện và lồng ghép trong các hoạt động chăm sóc và giáo 
dục trẻ hàng ngày.
2. Biện pháp 2: Xây dựng cảnh quan sư phạm, ứng dụng công nghệ thông 
tin.
 Mỗi ngày trẻ được chơi với đồ chơi, được lau dọn, sắp xếp gọn gàng giống 
như cô, được chăm sóc cây xanh, từ đó trẻ yêu thiên nhiên, yêu lao động. Bên 
cạnh đó, tôi cũng chú ý giúp trẻ giữ gìn vệ sinh lớp học và cảnh quan sân 
trường. Trẻ không vứt rác ra lớp, ra sân, nhặt lá vàng mỗi buổi dạo chơi sân 
trường. Sân trường sạch đẹp, đồ dùng đồ chơi phong phú, hấp dẫn, được sắp xếp 
gọn gàng sạch sẽ luôn tạo hứng thú cho trẻ khám phá....
 Ảnh 2: Đồ dùng, đồ chơi tự tạo
 Tôi còn sử dụng CNTT và được Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra đánh 
giá đạt kết quả cao.
 Ví dụ: Hoạt động học làm quen với toán “Ôn các hình” tôi làm giáo án điện 
tử, thiết kế những hình ảnh các phương tiện giao thông bằng các hình hình học, 
pha màu đẹp. Trẻ được khám phá các loại phương tiện giao thông, cô hỏi trẻ 
những hình ghép trên các phương tiện giao thông đó, trẻ trả lời rất hào hứng 
 Ảnh 3: Sử dụng CNTT trong các hoạt động 7/17
ngợi hoặc do tình yêu, lòng mong muốn giúp đỡ người mà trẻ yêu mến đã thúc 
đẩy trẻ. 
 Ví dụ: Khi kể cho các cháu nghe câu chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn” tôi 
nhấn mạnh liên hệ giáo dục: “Các con ạ! Bố mẹ của các con phải làm việc vất vả 
để nuôi các con khôn lớn. Vì vậy các con không những biết vâng lời bố mẹ, yêu 
thương và nhường nhịn em bé, mà còn nên quan tâm và giúp đỡ mọi người xung 
quanh mình nữa đấy”.
 Ảnh 4: Các bé trong giờ hoạt động học
 Trong giờ vui chơi, trẻ được thực hành, trải nghiệm nhiều vai chơi trong 
cuộc sống của người lớn. Trẻ được nhập vai và sử dụng hiểu biết của mình để 
ứng xử với nhau. Tôi lắng nghe và quan sát trẻ chơi, kịp thời uốn nắn khi trẻ có 
hành vi chưa tốt. 
 Ví dụ: Khi khách trả tiền biết cầm 2 tay và nói lời cảm ơn.
 Thông qua vui chơi, trẻ lớp tôi bạo dạn dần với nề nếp, thói quen, lễ giáo. 
Trẻ nói năng lưu loát, nhẹ nhàng, tình cảm, biết chơi, quan tâm đến bạn, giữ gìn 
đồ chơi, cất lấy đúng nơi.
 Giờ ăn, ngủ của trẻ cần được rèn thành thói quen ăn uống lịch sự, ngủ đúng 
giờ giấc, không được nói chuyện riêng.
 Ví dụ: Giờ ăn, trẻ biết giúp cô kê bàn ghế, biết mời cô, mời bạn. Khi ăn 
không nói chuyện, xúc cơm gọn gàng, từ tốn, nếu rơi cơm biết nhặt vào đĩa, ăn 
xong biết xúc miệng nước muối, biết lau miệng, lau tay đúng cách 
 Khi chơi tự do hay hoạt động ngoài trời, giờ lao động, tôi quan sát và uốn 
nắn trẻ biết quan tâm, không đánh nhau Trẻ nào mắc lỗi tôi giải thích, cho trẻ 
xin lỗi bạn. Tôi không tạo cho trẻ tâm lý xấu hổ khi mình làm sai. Nếu bạn làm 
được việc tốt cần cảm ơn bạn. Tôi giáo dục trẻ tình cảm bạn bè yêu thương giúp 
đỡ nhau, chơi vui vẻ đoàn kết.
 Ảnh 5: Các bé trong giờ chơi ngoài trời
4. Biện pháp 4: Cô luôn gương mẫu chuẩn mực và động viên, khích lệ trẻ kịp 
thời.
 Tôi và giáo viên cùng lớp luôn luôn chuẩn mực trong lúc giao tiếp với 
người lớn, với trẻ không to tiếng quát tháo, xưng hô dịu dàng bằng cô và con, 
giờ đón trả trẻ tôi luôn ân cần dịu dàng thương yêu trẻ, khiêm tốn lịch sự trong 
giao tiếp với phụ huynh, cháu hỏi gì tôi trả lời rõ ràng, gọn gàng tôn trọng lời 
nói của trẻ, lắng nghe ý kiến của trẻ. Trong các hoạt động, tôi vừa là cô giáo chỉ 
bảo các con, vừa là bạn để cùng chơi với trẻ.
 Tôi hứa điều gì với trẻ là thực hiện đúng lời hứa, nếu trẻ có hành vi hoặc 
lời nói không hay tôi nhẹ nhàng góp ý và khuyến khích trẻ tránh sai phạm lần 9/17
 Tôi cũng đề nghị phụ huynh thường xuyên đọc bảng tin và trao đổi với cô 
trực tiếp hoặc qua nhóm Zalo và gần gũi với trẻ để tìm hiểu các nội dung giáo 
dục lễ giáo trên lớp. Đồng thời phối hợp giáo dục rèn luyện cho trẻ ở nhà và 
phản ánh kết quả với giáo viên.
 Ví dụ: Khi dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ ở lớp như: Tự đi và tháo giày dép, 
gập quần áo, giáo viên cũng trao đổi để phụ huynh rèn trẻ tự làm các công việc 
lao động phục vụ bản thân ở nhà mình như: Tự đánh răng, rửa mặt, mặc quần 
áo, quần áo bẩn biết thay ra để vào chậu, quét và lau nhà 
 Khi dạy trẻ cách ứng xử văn hóa tôi cũng trao đổi để phụ huynh rèn trẻ 
các hành vi văn hóa ở nhà như: Mời trước khi ăn, cảm ơn, xin lỗi đúng lúc, đi 
không lê dép, không hò hét to khi bố mẹ tiếp khách, không khạc nhổ bừa bãi
 Tuyên truyền để phụ huynh hiểu rằng mỗi người trong gia đình đều có 
trách nhiệm trong việc giáo dục trẻ và đều phải làm tấm gương để trẻ noi theo. 
Những hành vi, ứng xử tốt đẹp chỉ được hình thành trên nền tảng là tình yêu 
thương, sự quan tâm và tin tưởng lẫn nhau giữa cha mẹ, học sinh và cô giáo.
 Về phía phụ huynh lớp tôi, đa phần họ làm nghề nông, không có nhiều thời 
gian chăm sóc, dạy dỗ con, nhiều phụ huynh còn phó mặc con cho cô giáo. Tôi 
thường xuyên giao tiếp với phụ huynh, giải thích để phụ huynh hiểu được tầm 
quan trọng trong việc dạy dỗ con cái và tình cảm yêu thương, gắn bó trong gia 
đình. Phụ huynh giành nhiều thời gian hơn để chăm sóc con như vệ sinh thân 
thể, chải răng đúng cách, ăn uống biết mời chào lễ phép, biết mời tăm, mời nước 
người lớn, quan tâm chăm sóc mọi người trong gia đình....
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN (Có so sánh đối chứng)
1. Đối với bản thân:
 - Bản thân tôi được trải nghiệm thực tế, được trau dồi kiến thức, kinh 
nghiệm, kỹ năng trong giao tiếp, ứng xử, được phụ huynh học sinh và đồng 
nghiệp tin yêu quý mến hơn. 
2. Đối với trẻ:
 - Thích tham gia vào các hoạt động của trường, lớp, mạnh dạn trong sinh 
hoạt và giao tiếp với bạn, với cô. Hoạt động của trẻ có tính tập thể, đoàn kết 
trong mọi hoạt động. 
 - Trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết cất lấy đồ dùng đúng nơi.
2. Đối với phụ huynh:
 - Các bậc phụ huynh có chuyển biến rõ rệt trong phong cách ứng xử và 
quan tâm ngày càng nhiều đến con em mình.
* Bảng khảo sát trẻ cuối năm (Có so sánh đối chứng). Tổng số trẻ 35 trẻ.
 TT Đầu năm Cuối năm

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_le_giao_cho_tre_5_6_tuoi_o_tr.doc