SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi khu Mặn Trường Mầm non An Lập
Vấn đề giáo dục lễ giáo không phải là vấn đề mới, trước đây và hiện nay chúng ta vẫn làm nhưng làm thế nào để giáo dục lễ giáo có hiệu quả. Đây cũng là vấn đề mà các cô giáo và các bậc phụ huynh cũng luôn quan tâm. Giáo dục những hành vi, thói quen đạo đức cho trẻ, trước hết nhằm xây dựng cho trẻ cách ứng xử đúng đắn trong mọi hoàn cảnh giao tiếp với người lớn và bạn bè. Điều đặc biệt hơn nữa là đối với trẻ mẫu giáo của lớp tôi có đặc điểm dễ nhớ, mau quên và tính hay bắt chước hành vi của người khác. Vậy hơn ai hết người lớn và đặc biệt những người làm công tác giáo dục trẻ như chúng ta cần cung cấp cho trẻ những hành vi đạo đức mang tính chuẩn mực. Những hành vi đạo đức này sẽ là kim chỉ nam giúp trẻ định hướng trong hành động, những hành vi thói quen đạo đức cần giáo dục cho trẻ thói quen kính trọng, lễ phép với người lớn, thói quen sẵn sàng giúp đỡ người khác, thói quen vệ sinh, trật tự ngăn nắp, có kỉ luật, có văn hóa, trong đó thói quen giao tiếp có văn hóa với mọi người xung quanh, thói quen tổ chức hoạt động hàng ngày như: ăn, ngủ, chơi,… phù hợp với nguyên tắc chuẩn mực đạo đức, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi khu Mặn Trường Mầm non An Lập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi khu Mặn Trường Mầm non An Lập

2 Các cháu chưa có ý thức tập trung nghe cô giảng bài, luôn làm theo ý muốn của mình, các cháu hay đùa giỡn, nói chuyện gây mất trật tự trong giờ học làm cho tiết học kém hiệu quả, ảnh hưởng đến các cháu khác. Bên cạnh đó còn có trẻ chưa mạnh dạn, chưa nhanh nhẹn, còn nhút nhát, thụ động. Biện pháp 2: Giáo dục lễ giáo cho trẻ mọi lúc, mọi nơi. * Giáo dục trẻ có thói quen văn minh trong giao tiếp: Trên thực thế hành vi chào hỏi của trẻ còn hạn chế do trẻ chưa mạnh dạn, chưa trở thành thói quen, phần lớn chúng ta phải nhắc thì trẻ mới thực hiện. Trong sinh hoạt hàng ngày, cô giáo giáo dục trẻ biết tôn trọng và thực hiện những quy định chung như không cười ồn ào, đùa nghịch. Tuy nhiên do xu thế thời mở cửa hiện nay nên quy tắc ứng xử trong gia đình có phần bị xói mòn đi, không được quan tâm và do quan niệm “dân chủ hóa, bình đẳng hóa trong gia đình” đã làm lu mờ các chuẩn mực đạo đức mà ông cha ta đã vun trồng từ “công dung – ngôn hạnh” như cách giao tiếp giữa ông bà, cha mẹ, giữa con cái với bố mẹ,và với anh với chị, đặc biệt không nói trống không, không vô lễ trong giao tiếp. Chẳng hạn như bố mẹ hỏi: “Con ăn cơm chưa?” thì trẻ phải trả lời đầy đủ là: “Con ăn cơm rồi ạ” chứ không trả lời: “Rồi ạ” và nhất là khi nói chuyện với người cùng tuổi phải xưng hô là “bạn với tớ” chứ không được nói là “tao” hoặc “mày”, “tay nọ”, “tay kia”, “thằng nọ”, “thằng kia”. * Giáo dục trẻ có hành vi thói quen ứng xử văn minh nơi công công: Trên thực tế hành vi thói quen ứng xử văn minh nơi công cộng của trẻ còn hạn chế, do trẻ chưa có ý thức, chưa trở thành thói quen. Biện pháp 3: Phối hợp phụ huynh. Tuy nhiên để thực hiện được vấn đề không phải dễ, bởi nó có một số tồn tại tình trạng và nhược điểm, hạn chế ảnh hưởng tới quá trình giáo dục. Chẳng hạn như do điều kiện ở nông thôn, một số phụ huynh luôn bận rộn với công việc mà không chú trọng quan tâm giáo dục đạo đức cho con em mình. Còn phần lớn các gia đình sinh con ít, sự nhận thức không đồng đều trong các bậc phụ huynh, nhiều người còn chiều chuộng con, làm cho trẻ có những thói quen không tốt 4 Để áp dụng được sáng kiến này thành công, tôi nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ Ban giám hiệu nhà trường, sự tham gia ủng hộ tích cực của Hội cha mẹ học sinh của lớp, các bạn bè đồng nghiệp và trẻ trong lớp. Giáo dục các hàng vi thói quen đạo đức là vô cùng quan trọng, nó là nền tảng để trẻ có cách cư xử chuẩn mực sau này. Trên thực tế hiện nay, do sự phát triển của xã hội, do những yếu tố khách quan trong xã hội dễ xâm nhập vào đời sống trẻ thơ, dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành học mầm non tiến hành giáo dục lễ giáo cho trẻ ở các trường mầm non nhằm mục đích giúp trẻ có những thói quen, hành vi văn hóa trong cuộc sống hàng ngày. 6. Mục đích của biện pháp: Như chúng ta đã biết, giáo dục lễ giáo cho trẻ là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người xã hội chủ nghĩa: Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương, đặc biệt là yêu quý người thân yêu trong gia đình, yêu trường lớp, yêu thầy giáo cô giáo, yêu quý những người lao động, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người, tình yêu quê hương đất nước; biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, có tính thật thà chăm chỉ, giáo dục trẻ biết ghét cái ác, ghét cái lười biếng, ghét nói dối, ghét cái xấu. Trẻ thông minh ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh, hình thành một số kỹ năng cơ bản như: Nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi, Vấn đề giáo dục lễ giáo không phải là vấn đề mới, trước đây và hiện nay chúng ta vẫn làm nhưng làm thế nào để giáo dục lễ giáo có hiệu quả. Đây cũng là vấn đề mà các cô giáo và các bậc phụ huynh cũng luôn quan tâm. Giáo dục những hành vi, thói quen đạo đức cho trẻ, trước hết nhằm xây dựng cho trẻ cách ứng xử đúng đắn trong mọi hoàn cảnh giao tiếp với người lớn và bạn bè. Điều đặc biệt hơn nữa là đối với trẻ mẫu giáo của lớp tôi có đặc điểm dễ nhớ, mau quên và tính hay bắt chước hành vi của người khác. Vậy hơn ai hết người lớn và đặc biệt những người làm công tác giáo dục trẻ như chúng ta cần cung cấp cho 6 độ hành vi văn minh, lịch sự để giáo dục trẻ phát triển toàn diện, đào tạo con người xã hội chủ nghĩa theo đúng mục tiêu của ngành học mầm non. Tôi luôn yêu nghề mến trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ, luôn tạo cho trẻ sự an toàn tuyệt đối khi ở bên cô. Để giáo dục hành vi đạo đức ứng xử giao tiếp với mọi người, tôi phải sử dụng một số phương pháp, đặc biệt là phương pháp trực quan có người thật việc thật và ở đây chính là cô giáo và các bạn trong lớp, cách cư xử của cô giáo với đồng nghiệp trong nhà trường. Tôi là người trực tiếp sống với trẻ ở lớp, có uy tín lớn với trẻ, mọi lời nói việc làm của tôi có ảnh hưởng đến việc học theo của trẻ. Chính vì vậy, tôi phải là tấm gương mẫu mực cho trẻ noi theo từ lời ăn, tiếng nói, khi giao tiếp với đồng nghiệp và với trẻ. Mọi thái độ, hành vi, lời nói, việc làm của tôi là những tấm gương sáng để trẻ noi theo. Với trẻ ở lứa tuổi này, hình ảnh của cô trong trẻ có một vị trí đáng kể, cô giáo có uy tín lớn đối với trẻ, mọi việc làm của cô giáo được trẻ luôn coi là đúng. Chẳng hạn như “cô giáo con nói thế”, “cô bảo con không được làm như thế”, vì thế nên tôi cần phải có cách cư xử chuẩn mực để trẻ noi theo. Biện pháp 2: Giáo dục lễ giáo cho trẻ mọi lúc, mọi nơi. Trẻ mầm non ở lớp cả ngày, ngoài các hoạt động có chủ đích, trẻ được chơi tự do, tôi phải là người thường xuyên quan sát trẻ khi thấy trẻ có hành vi đẹp, tôi kịp thời động viên trẻ và kịp thời nhắc nhở trẻ khi trẻ có hành vi chưa đẹp. Việc giáo dục lễ giáo cho trẻ phải được tiến hành mọi lúc, mọi nơi. *Giáo dục trẻ có thói quen văn minh trong giao tiếp: Hành vi thói quen văn minh trong quan hệ giao tiếp với mọi người xung quanh là một vấn đề vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong các nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ trong trường mầm non. Giúp trẻ nắm được những quy tắc ứng xử chuẩn mực trong quan hệ với mọi người như: biết chào hỏi khi gặp người lớn tuổi, biết cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác, biết xin lỗi khi làm phiền người khác, khi muốn làm việc gì phải biết xin phép người lớn, biết đoàn kết bạn bè, khiêm tốn học hỏi. Đặc biệt là tạo cho trẻ thói quen chào hỏi mạnh dạn không cần phải nhắc nhở. *Giáo dục trẻ có hành vi thói quen ứng xử văn minh nơi công cộng: 8 minh lịch sự, không nói chuyện trong khi nhai, biết rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi tay bị bẩn. Tất cả những điều đó lúc đầu là do bố mẹ dạy và cho trẻ làm thường xuyên, đến lớp tôi sẽ phối hợp nhắc nhở để trẻ dần dần tự ý thức và có thói quen tốt. * Giáo dục trẻ có thói quen bảo vệ, sử dụng và giữ gìn đồ dùng đồ chơi. Ví dụ: Trẻ luôn có ý thức gọn gàng ngăn nắp khi lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, không bày bừa,vứt bỏ lung tung. Hình ảnh trẻ sắp xếp đồ dùng đồ chơi ở các góc sau khi chơi. Thông qua việc tổ chức các hoạt động thường ngày cho trẻ, tôi đã khéo léo lựa chọn các hình thức giáo dục cho phù hợp, để hình thành cho trẻ các thói quen biết bảo vệ sử dụng và giữ gìn đồ dùng đồ chơi. Chẳng hạn như tôi sử dụng phương pháp giảng giải, đề ra quy tắc không được làm hư hỏng đồ chơi, chơi xong phải cất đúng nơi quy định. Qua đó, giúp cho trẻ hình thành được thói quen biết bảo vệ, sử dụng và giữ gìn đồ dùng đồ chơi. Biện pháp 3: Phối hợp với phụ huynh. Nếu có sự kết hợp tốt của phụ huynh thì chắc chắn trẻ sẽ có phẩm chất đạo đức tốt, ngoan ngoãn, lễ phép, biết giúp đỡ mọi người, mọi vật xung quanh. 10 Hình ảnh thao giảng chuyên đề giáo dục lễ giáo cho phụ huynh dự Biện pháp 4: Xây dựng môi trường lớp học, giáo dục lễ giáo cho trẻ. Cùng với toàn ngành thực hiện chủ để năm học “Xây dựng trường mầm non xanh – an toàn thân thiện”, tôi luôn chú ý tạo môi trường lớp học phù hợp lứa tuổi của trẻ phù hợp từng chủ đề, sự kiện, không gian lớp sạch sẽ, đồ dùng đồ chơi sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Tôi trồng nhiều cây xanh ở góc thiên nhiên, ở đó trẻ được tự tay mình chăm sóc cây xanh như: tưới nước, nhổ cỏ, lau lá cho cây, Tôi đã nhắc nhở các cháu rằng muốn có môi trường xanh – sạch – đẹp thì chúng ta phải góp phần chăm sóc, bảo vệ cây ở lớp, ở nhà cũng như ở nơi công cộng. Qua những hoạt động này, trẻ trở nên yêu thích lao động, biết cảm nhận vẻ đẹp của thế giới tự nhiên gần gũi xung quanh. Tôi thường nhắc nhở trẻ vứt rác đúng nơi quy định. Qua thời gian, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi đã có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học như không vứt rác bừa bãi, chơi xong biết cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định. *Xây dựng góc tuyên truyền: Góc tuyên truyền của lớp không thể thiếu nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ, đây là biện pháp rất hữu hiệu, bởi lẽ trẻ ở lứa 12 diện cho trẻ. Để ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đòi hỏi tôi không chỉ có năng lực sư phạm mà cần có những kinh nghiệm trong việc phối kết hợp giữa giáo án điện tử và phần giảng dạy của cô để việc ứng dụng công nghệ thông tin thực sự đem lại hiệu quả giáo dục.Trong các hoạt động học, tôi áp dụng công nghệ thông tin và đưa đến cho trẻ những hình ảnh thật về các hành vi văn minh lễ phép, Qua các giờ học, trẻ còn nắm được các quy tắc hành vi đạo đức và có thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh. Ở trẻ mẫu giáo lớn, bước đầu đã nắm được một số hành vi chuẩn mực đạo đức đơn giản, do đó thông qua các môn học: Làm quen với môn Văn học, môn Âm nhạc, Tạo điều kiện giúp trẻ hình thành thói quen giao tiếp, giúp trẻ bộc lộ thái độ cư xử đúng mực, biết đánh giá hành vi tốt xấu. Qua môn Văn học: Giáo dục lễ giáo ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nếu được giáo dục tốt, khi giao tiếp trẻ sẽ nói năng nhẹ nhàng, mạch lạc, có văn hóa trong các câu nói, trong cử chỉ, hành động của trẻ với mọi người. Các tác phẩm văn học, các hình ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo và quá trình giao tiếp của trẻ với bạn bè, của trẻ với cô giáo là một trong những phương tiện giáo dục lễ giáo tốt nhất cho trẻ. Điều đó nhằm hình thành cho trẻ những tình cảm thương yêu, gần gũi với mọi người xung quanh, kính trọng lễ phép với người lớn tuổi. Ví dụ: Thông qua bài thơ “Xưng hô”, giáo dục trẻ hình thành thói quen văn minh trong giao tiếp, biết xưng hô thế nào cho đúng và xưng hô thế nào là không được. Chẳng hạn như: “Cô giáo gọi bằng cô Khách thăm thưa chú bác Cùng tuổi gọi bằng bạn Không xưng hô tao – mày Ai nghe cũng mến ngay”.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_le_giao_cho_tre_5_6_tuoi_khu.doc