SKKN Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Năm học qua tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi A1 ở lớp mà tôi đang phụ trách cũng có trẻ mạnh dạn tự tin nhưng không phải lúc nào trẻ cũng thể hiện điều đó trong mọi hoạt động, có những trẻ còn e dè, chưa dám thể hiện khả năng của bản thân, chưa chủ động để trả lời các câu hỏi của cô cũng như đưa ra ý kiến cá nhân trong các hoạt động nhóm. Qua tìm hiểu tôi cũng nắm bắt được nguyên nhân. Có một thực tế là nhiều phụ huynh đã lạm dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy dỗ trẻ như: Cho trẻ ngồi hàng giờ trước máy vi tính, chơi các game màu sắc trên điện thoại, làm hạn chế sự giao lưu tương tác của trẻ với thế giới bên ngoài. Hơn thế nữa cuộc sống hiện đại, mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con nên việc cha mẹ chăm lo, bao bọc quá kỹ là điều dễ thấy. Trong cuộc sống cũng như trong học tập, cha mẹ đều lo cho trẻ từng chút một. Sự bảo vệ này khiến cho trẻ không có cơ hội được tự lập bằng chính khả năng của mình, hình thành tâm lý ỷ lại, dựa dẫm, từ đó thiếu kinh nghiệm sống, trẻ trở lên nhút nhát, sợ hãi với mọi việc. Và một điều không thể phụ nhận đó là trước đây giáo viên chưa chú trọng tới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để phát triển tính mạnh dạn tự tin cho trẻ. Giáo viên thường áp đặt các bài học theo quy chuẩn mà không dựa trên những nhu cầu, khả năng, thế mạnh và hứng thú của từng trẻ. Thiếu tin tưởng vào chúng và ít hy vọng chúng có thể đạt được những thành công, tiến bộ.
docx 17 trang skmamnonhay 23/01/2025 1630
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
 2
trung tâm để trẻ mạnh dạn tự tin trong cuộc sống, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một 
số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho 
trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non. ” nhằm góp phần phát triển tính mạnh dạn, tự tin 
của trẻ một cách có hiệu quả hơn.
 II. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu:
 1. Đối tượng: Trẻ 5- 6 tuổi lớp A1
 2. Phạm vi: Nghiên cứu một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để 
phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non”
 3. Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong 1 năm học từ tháng 9 
năm 2022 đến tháng 3 năm 2023.
 III. Mục đích nghiên cứu.
 Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng việc tổ chức các hình 
thức giáo dục. Áp dụng một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để phát 
triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5-6 tuổi chọn lọc các hình thức giáo dục phù hợp 
nhằm hướng đến sự phát triển tính tích cực trong các hoạt động cho trẻ mầm non, 
hình thành kỹ năng, giúp trẻ phát huy tính tích cực trong các hoạt động, chủ động 
và sáng tạo cho trẻ, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và phát triển một cách toàn diện.
 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở khoa học
 1. Cơ sở lí luận
 Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt và mỗi đứa trẻ đều có cơ hội được học 
bằng nhiều cách khác nhau. Các giáo viên mầm non hiện nay đã tiếp cận phương 
pháp “lấy trẻ làm trung tâm”, giúp trẻ hứng thú với học tập và phát triển thế mạnh 
của mỗi trẻ: Dựa trên những nhu cầu, khả năng, thế mạnh và hứng thú của từng trẻ. 
Cô phải tin tưởng vào trẻ và hy vọng trẻ có thể đạt được những thành công, tiến bộ. 
Hầu hết trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi đều “nhút nhát”, vì thế giới xung quanh còn 
quá mới mẻ và lạ lẫm với chúng, và các bé sẽ có xu hướng gần gũi với những người 
thân quen nhất. Sự nhút nhát ở giai đoạn này là bình thường trong quá trình phát 
triển của trẻ. Và theo lẽ tự nhiên, khi trẻ được 3 hoặc 4 tuổi, bé sẽ bắt đầu có nhu 
cầu vui chơi và tương tác với bạn bè đồng trang lứa. Đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi nhu cầu 
tìm tòi khám phá thế giới xung quanh lại càng cao.
 Vì vậy giáo viên và gia đình là người tạo những cơ hội học cho trẻ bằng 
những cách khác nhau và cả hoạt động vui chơi. Phản ánh sự phát triển của từng trẻ 
và xây dựng trên tất cả những gì mà trẻ đã được biết và có thể thực hiện được. Cần 
tạo cho trẻ những hứng thú, thế mạnh, khả năng, nhu cầu của từng trẻ. Đồng thời 
người lớn đều phải tạo cho bé cơ hội được hiểu, được đánh giá đúng và cần được 
tôn trọng. Luôn mạnh dạn, tự tin là tin tưởng vào bản thân, tin vào khả năng và 
hành động của chính mình để cho mỗi đứa trẻ một cơ hội tốt nhất để có thể thành 
Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5- 6 tuổi ở
trường mầm non. 4
 - Một số trẻ còn e dè không thích tham gia vào hoạt động, một số trẻ còn 
chưa mạnh dạn, tự tin trong hoạt động.
 - Nhận thức của một số phụ huynh còn chưa cao, họ chưa coi trọng việc 
giáo dục trẻ ở lứa tuổi này nói chung và đặc biệt là họ cũng chưa thấy tầm quan 
trọng của việc phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ nên việc cho trẻ hình thành 
kỹ năng này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
 - Cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục tuy có được đầu tư xong còn 
hạn chế về số lượng.
 c. Số liệu điều tra trước khi thực hiện
 Để thực hiện tốt các biện pháp ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành tìm 
hiểu và nghiên cứu để đưa ra bảng khảo sát đầu năm như sau:
 * Bảng khảo sát đầu năm như sau: Số lượng trẻ 31 cháu
 Tốt Khá Trung bình
Nội dung
 Số lượng % Số lượng % Số lượng %
1. Sự mạnh dạn tự 
 9 29% 13 42% 9 29%
tin
2. Hợp tác chia sẻ
 8 26 % 12 39% 11 35%
3. Sáng tạo trong 
 6 20% 10 32% 15 48%
các hoạt động
 Với những thực trạng này tôi luôn mong muốn tìm ra được một sô biện 
pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để phát triển tính mạnh dạn, tự tin. Và dựa 
vào những kiến thức chuyên môn mà tôi đã học hỏi tôi đã xây dựng và tìm ra một 
số biện pháp sau :
 II. Các biện pháp thực hiện
 1. Biện pháp 1: Rèn kỹ năng mạnh dạn tự tin trong giao tiếp cho trẻ.
 * Rèn kỹ năng qua giao tiếp với bạn
 Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, mỗi trẻ sống trong gia đình khác nhau 
thì ngôn ngữ giao tiếp của chúng cũng khác nhau. Chính vì vậy, tôi luôn tạo cơ hội 
cho trẻ trò chuyện, học tập, thảo luận cùng nhau để từ đó làm giàu vốn từ cho trẻ 
khi giao tiếp. Tôi cho trẻ giao lưu trò chuyện cùng nhau bằng
cách như;
 - Cho trẻ cùng nhau chơi các trò chơi dân gian, đọc các bài thơ, đồng dao... 
nhằm tạo sự thân thiết giữa trẻ và trẻ.
 - Cho trẻ cùng đọc sách, xem tranh, kết hợp trao đổi, trò chuyện với nhau về 
nội dung của cuốn sách hoặc bức tranh vừa xem, cùng nhau đặt trên cho bức tranh, 
các nhân vật trong sách...
Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5- 6 tuổi ở
trường mầm non. 6
 Ví dụ: Câu chuyện Chú dê đen
 Trong giờ kể chuyện cho trẻ nghe tôi đã đưa ra rất nhiều câu hỏi đàm thọai 
như sau: Dê Trắng đi vào rừng để làm gì? Điều gì đã xảy ra với dê trắng? Dê trắng 
đã trả lời Sói với thái độ như thế nào? Bạn nào có thể nhắc lại cuộc đối thoại giữa 
dê trắng và chó sói? Với thái độ run sợ thì chuyện gì đã xảy ra với Dê trắng? Gặp 
Sói, Dê đen đã trả lời với thái độ như thế nào nhỉ? Bạn nào thể hiện lại cuộc đối 
thoại giữa dê đen và sói nào? Tại sao chó Sói phải bỏ chạy vào rừng? Nếu là con, 
khi gặp sói con sẽ làm gì?
 Với hệ thống câu hỏi mở như trên, tôi đã tạo cơ hội cho trẻ được nói nhiều 
hơn, suy ngẫm nhiều hơn, giải quyết tình huống cụ thể để trẻ phải trải qua tình 
huống như vậy trẻ sẽ tự tin giải quyết vấn đề của mình, đưa ra những phán đoán 
của mình về tình tiết của câu truyện hiểu sâu sắc ý nghĩa của truyện. Và khi trẻ trả 
lời các câu hỏi như vậy cô cũng rèn luyện cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin khi bày tỏ 
suy nghĩ của mình trước cô giáo và các bạn.
 Trong giờ dạy trẻ kể lại truyện rất nhiều trẻ còn nhút nhát, không dám tự tin 
lên đóng vai nhận vật xong qua lời khuyến khích của tôi: “con thích nhân vật nào? 
Vì sao con lại thích nhân vật đó? Con có muốn được đóng vai nhân vật mà con 
thích không? cô tin con sẽ làm được,”.... Sau những lời động viên khuyến khích của 
tôi trẻ đã mạnh dạn, tự tin lên đóng vai nhân vật và kể lại truyện. Để trẻ húng thú 
hơn khi đóng vai các nhân vật trong truyện tôi đã sưu tầm những mảnh vải vụn, 
bông, .tôi đã khâu lại thành những bộ quần áo phù hợp để trẻ mặc và đóng vai các 
nhân vật trong truyện. Ngoài ra tôi còn làm những cây xanh, hoa, thảm cỏ, ngôi 
nhà, cảnh rừng núi... bằng bìa cattong, vải vụn để tạo cảnh phù hợp với vở kịch mà 
trẻ thể hiện nhằm gây hứng thú cho trẻ.
 (Hình ảnh 4: Trẻ đóng vai kể chuyện)
 + Thông qua hoạt động khám phá:
 Để giúp trẻ hiểu đúng đắn về những đề tài của giờ hoạt động chung làm quen 
khám phá khoa học thông qua việc trò chuyện, đàm thoại, quan sát, trò chơi.... 
Những thí nghiệm khoa học vui cũng luôn là niềm yêu thích của trẻ em. Qua các 
thí nghiệm, trẻ có thể học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, phát triển tư duy, tiếp thu tích lũy 
những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kĩ năng trong cuộc sống để phát 
triển tính mạnh dạn tự tin trong giờ học rất tốt.
 Ví dụ: Cho trẻ làm thí nghiệm: “Núi lửa phun trào” Với những nguyên liệu 
vô cùng đơn giản, gần gũi: Baking soda, giấm, một chút xà phòng, và bột màu và 
chai nhựa... cô và trò lớp tôi đã có những giây phút học tập thú vị. Bước 1: Đổ 
Baking soda vào chai. Bước 2: Cho màu thực phẩm vào. Bước 3: Cho nước rửa bát 
vào. Bước 4: Chụp mô hình núi lửa. Bước 5: Đổ dấm vào mô hình núi lửa. Trẻ được 
thảo luận theo nhóm, đưa ra các phán đoán của mình khi nghe câu hỏi của cô: Khi 
Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5- 6 tuổi ở
trường mầm non. 8
Thông qua sự khích lệ của tôi và các bạn trong lớp trẻ đã mạnh dạn, tự tin đúng lên 
sân khấu để biểu diễn.
 (Hình ảnh 6: Trẻ biểu diễn trong giờ hoạt động âm nhạc).
 Kết quả: Lấy trẻ làm trung tâm để phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 
theo hướng tích hợp các nội dung giáo dục và lồng ghép với các hoạt động học... 
Trẻ nhận thức rất nhanh và biết ứng dụng trong cuộc sống từ đó, tạo cho trẻ sự 
mạnh dạn, tự tin và ý thức tự lập. Trẻ phát triển được các kỹ năng phán đoán, suy 
luận và biết đưa ra quyết định của mình.
 3. Biện pháp 3: Rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin thông qua hoạt động 
giao lưu, trò chơi tập thể, các ngày lễ hội và tham quan, trải nghiệm.
 Như chúng ta đã biết, trang bị cho bé các kĩ năng xã hội là một nhiệm vụ 
quan trọng trong công tác chăm sóc và giáo dục với mỗi giáo viên mầm non. Trong 
đó, kĩ năng kết bạn là một kĩ năng cần thiết với trẻ để trẻ rèn luyện tính mạnh dạn 
tự tin khi được giao lưu kết bạn. Một số bé khi ở nhà thường quan tâm đến việc đến 
lớp ai sẽ chơi cùng mình và người bạn ấy đôi khi còn quan trọng hơn cả việc bé sẽ 
chơi trò chơi gì? Nắm bắt được tâm lý đó nên tôi đã lên kế họach tổ chức một số 
buổi giao lưu nhảy dân vũ và trò chơi vận động để giúp các bé tăng cường sức khỏe 
và thêm tình đoàn kết giữa các lớp và đặc biệt là giúp trẻ chủ động giao lưu không 
những với bạn cùng lớp cùng khối mà cả các bạn khác khối. Ngoài ra tôi đã trao 
đổi và thống nhất với lớp bạn để lồng ghép nội dung thi kể truyện giữa hai lớp, 
nhằm phát triển năng lực kể truyện cho trẻ. Hơn nữa còn giúp trẻ thêm tự tin mạnh 
dạn trước đám đông và học hỏi được từ bạn mình những giọng kể phát huy cho lần 
sau. Sân chơi này đã giúp trẻ hòa mình với những bạn cùng trang lứa, hiểu thêm về 
tình đồng đội, sự sẻ chia và gắn kết trẻ cũng mạnh dạn, tự tin, càng yêu bạn bè, 
trường lớp của mình nhiều hơn. Duy trì hoạt động ít nhất 1 lần/ tháng: giao lưu giữa 
các lớp cùng khối, giao lưu với các bạn khác khối.
 Ví dụ: Giao lưu “ Giáo dục kỹ năng phòng chống cháy nổ” của 3 lớp A1 - 
A2-A3. Cô tổ chức chương trình giao lưu kỹ năng phòng chống cháy nổ qua đó trẻ 
biết được các nguyên nhân dẫn đến xảy ra cháy, nổ. Các biện pháp phòng tránh và 
các kỹ năng cần thiết xử lý khi có hỏa hoạn xảy ra. Trẻ được giao lưu gần gũi các 
bạn trong khối và các em nhỏ. Trẻ được biểu diễn đồng diễn cùng anh lính cứu hỏa 
đó là tiết mục: “Xe cứu hỏa” và được lên thực hiện các kỹ thuật bò, lăn người khi 
bị lửa bám, kỹ năng kêu cứu khi xả ra hỏa hoạn.. .Từ đó trẻ nâng cao được kiến 
thức kỹ năng khi có hỏa hoạn xảy ra và đồng thời cũng rèn cho trẻ sự tự tin, mạnh 
dạn ko sợ sệt khi xảy ra hỏa hoạn.
 ( Hình ảnh 8:Trẻ giao lưu kỹ năng phòng chổng cháy nổ )
* Rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin thông qua trò chơi tập thể
 Dựa trên quan điểm lấy trẻ làm trung tâm và phương châm: học mà chơi, 
Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5- 6 tuổi ở
trường mầm non.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_lay_tre_lam_trung_tam_de_phat.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5-6.pdf