SKKN Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường mầm non Hoa Sen

Tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầmnon một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Thực hiện điều trên đã góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ trong nhà trường, nâng cao kết quả dạy học cho giáo viên và phù hợp với trẻ tuổi mầm non theo yêu cầu phát triển của ngành học Mầm non.Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, Chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý, vì thế mà mỗi trẻ có nhu cầu, hứng thú, cách học và cách tiếp thu khác nhau nhưng chúng đều có thể thành công. Ở lứa tuổi mầm non, hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà chơi ” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức trong cuộc sống xung quanh trẻ nhờ có sự can thiệp, hổ trợ của nhà giáo dục.
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục, hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trải nghiệm khám phá, giải quyết được một số tình huống có vấn đề thì như vậy trẻ.
doc 28 trang skmamnonhay 03/11/2024 320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường mầm non Hoa Sen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường mầm non Hoa Sen

SKKN Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường mầm non Hoa Sen
 Theo Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền: “Chương trình giáo dục mầm non tốt là 
một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên 
hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo cơ 
hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ 
mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của 
trẻ.”
 Đây là bài học mang nhiều lợi ích cho bản thân tôi cũng như đồng nghiệp 
giáo viên trong trường Mầm non Hoa Sen khi tổ chức hoạt động cho trẻ theo 
hướng “Lấy trẻ làm trung tâm ”. Cách tổ chức này là điều còn mới mẻ với 
độingũ giáo viên trong trường tôi. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài 
“Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 – 6 tuổi ”. 
 2. Tên sáng kiến kinh nghiệm
 “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 – 6 tuổi ”. 
 3. Tác giả sáng kiến
 - Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Hoa Sen - huyện Tam 
Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc.
 - Số điện thoại: 0985020966
 - Gmail: nghuyenthihong.c0hoasen@vinhphuc.edu.vn
 4. Chủ đầu tư sáng kiến
 Nguyễn Thị Hồng
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
 Các biện pháp sư phạm giúp trẻ phát huy mọi tiềm lực trong mọi hoạt 
động trên cơ sở lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non Hoa Sen - Huyện 
Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu 
 Ngày 18/10/2017
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến
 7.1. Nội dung của sáng kiến
 7.1.1. Cơ sở lý luận khoa học liên quan đến gây hứng thú cho trẻ
 Trong lý luận dạy và học có những quan niệm khác nhau về vai trò của 
nhà giáo dục và vai trò của học sinh, nhưng quy tụ lại có hai hướng: Hoạt động 
lấy giáo viên làm trung tâm hoặc hoạt động lấy học sinh làm trung tâm, những 
năm gần đây các tài liệu giáo dục và dạy học ở nước ngoài và trong nước thường 
nói tới việc cần thiết phải chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang 
dạy học lấy học trẻ làm trung tâm, đây là một xu hướng tất yếu của nền giáo dục 
mà chúng ta nên áp dụng và đổi mới.
 Vậy trong công tác giảng dạy người giáo viên luôn quan tâm trước hết 
đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền thụ tới trẻ cho hết nội dung 
 2 
 Nhiệm vụ của đề tài:Tìm hiểu về đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non. 
Trong thực tế vì sao chất lượng giáo dục mà trẻ lĩnh hội chưa cao? Tại sao chưa 
phát huy hết khả năng, tiềm thức của mỗi đứa trẻ. Trong thực tế trẻ còn học dưới 
hình thức cũ, trẻ học còn bị chi phối nhiều của giáo viên, trẻ chưa được phát huy 
đúng hướng lấy trẻ làm trung tâm, nghĩa là trẻ chưa thể hiện được hết khả năng, 
nhu cầu và hứng thú trong các hoạt động học. Phải xây dựng kế hoạch giảng dạy 
và lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động nhằm lấy trẻ làm trung tâm thì mới 
mang lại hiệu quả, sát với thực tế, phù hợp với tình hình nhận thức của trẻ trong 
lớp.
 Tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là một 
nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục 
mầmnon một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù 
hợp với từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Thực hiện điều 
trên đã góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ trong nhà 
trường, nâng cao kết quả dạy học cho giáo viên và phù hợp với trẻ tuổi mầm non 
theo yêu cầu phát triển của ngành học Mầm non.Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng 
biệt, Chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, 
văn hóa và tâm lý, vì thế mà mỗi trẻ có nhu cầu, hứng thú, cách học và cách tiếp 
thu khác nhau nhưng chúng đều có thể thành công. Ở lứa tuổi mầm non, hoạt 
động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà chơi ” thông qua các hoạt động đa 
dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức trong cuộc sống xung quanh trẻ nhờ có 
sự can thiệp, hổ trợ của nhà giáo dục. 
 Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự 
nhiên, xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục, 
hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ 
chăm sóc giáo dục trẻ.
 Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung 
tâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và 
phương pháp giải quyết vấn đề. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trải 
nghiệm khám phá, giải quyết được một số tình huống có vấn đề thì như vậy trẻ.
 7.1.3 Thực trạng việc nâng cao việc sử dụng biện giáo dục lấy trẻ làm 
trung tâm đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A5 ở mầm non Hoa Sen – Tam 
Dương – Vĩnh Phúc
 1. Đặc điểm tình hình của lớp mẫu giáo 5 tuổi A5
 Trường mầm non Hoa Sen có 5 lớp mẫu giáo 5 tuổi với tổng số trẻ là 167 
trẻ. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao về chuyên môn cũng như được đầu tư về 
cơ sở vật chất phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ, có thể nói đó là sự quan 
tâm rất lớn của ban giám hiệu đối với lớp. Giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình với 
công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
 4 
 Đa số các giáo viên còn trẻ nên kinh nghiệm còn nhiều hạn chế trong việc 
tổ chức hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Bên cạnh đó tài liệu để 
phục vụ chuyên đề còn nghèo nàn và đặc biệt trẻ mẫu giáo đang bước đầu hình 
thành, phát triển về các tác phẩm tạo hình, thể chấtnên việc thực hiện chuyên 
đề gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, cha mẹ trẻ đa phần ở nông thôn, cuộc sống 
khó khăn ngày nay cũng khiến cha mẹ quá bận rộn, không có thời gian quan tâm 
đến giá trị của các tác phẩm tạo hình đối với sự phát triển của trẻ
 Trong thực tế khi giáo viên cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm tạo hình thì còn 
lúng túng, chưa linh hoạt, sáng tạo trong quá trình giảng dạy. Chưa có nhiều kỹ 
năng trong việc sử dụng biện pháp gây hứng thú, thường là câu hỏi đóng, không 
lấy trẻ làm trung tâm nên chưa phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ.
7.1.4. Thực trạng việc sử dụng biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 
đối với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
 Thực tế trong giảng dạy cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường hiện nay, còn nhiều 
vấn đề cần khắc phục như: Sự am hiểu tính cách độ tuổi từng trẻ, cách xây dựng 
kế hoạch, lựa chọn chỉ số, lối dẫn dắt lôi cuốn trẻ, đa số còn dạy trẻ theo hướng 
lấy giáo viên làm trung tâm, cô hướng dẫn nhiều, nói nhiều, trẻ ít được thực 
hành, trao đổi, một phần cũng do đồ dùng đồ chơi ít, chưa đầy đủ để trẻ hoạt 
động.
 Để tháo gỡ khó khăn này, tôi đã chọn phương pháp giáo dục lấy trẻ làm 
trung tâm, thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và cách lập kế 
hoạch trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.Vì vậy đòi hỏi giáo viên 
phải có trình độ chuyên môn cao, sáng tạo, năng động trong giảng dạy để trẻ đạt 
được kết quả tốt nhất khi cho trẻ tự khám phá tìm tòi cái mới trong mọi hoạt 
động .
 Chất lượng giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp lá MG 5 tuổi A5 được thể hiện 
qua các số liệu như sau:
 Tổng số trẻ: 38 trẻ; nữ: 17 trẻ; dân tộc: 0 trẻ; Khuyết tật: 0 trẻ.
Bảng khảo sát chất lượng của trẻ đầu tháng 9/2017 như sau:
 Đạt Chưa đạt
 STT Tiêu chí Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ %
 Trẻ hứng thú tham gia vào 
1 15/38 39 23/38 60
 giờ học
 Trẻ có ý thức tự thực hiện 
2 14/38 37 24/38 63
 tốt yêu cầu của tiết học
 Trẻ nắm vững kiến thức, kỹ 
3 năng vận dụng linh hoạt, 16/38 42 22/38 58
 sáng tạo vào thực tế.
 6 
 - Các học liệu cho trẻ trong mọi hoạt động còn ít, chưa phong phú, đa dạng.
 - Trẻ mới vào đầu năm học nên một số trẻ còn nhút nhát chưa phát huy hết 
năng lực của trẻ.
 - Tính sáng tạo trong sự thiết kế bài dạy cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm 
trung tâm chưa cao, dẫn đến khi thực hiện chương trình đổi mới còn nhiều khó 
khăn. Từ những hạn chế trên đã làm cho đội ngủ giáo viên thiếu sự tự tin khi lập 
kế hoạch và soạn giảng, bởi giáo viên quên cách dạy truyền đạt nên giờ học đối 
với trẻ còn nhàm chán, bởi cô nói và làm còn trẻ thụ động.
 * Nguyên nhân chủ quan: Đề tài đã tập trung khai thác, nêu bật lên những 
phương pháp, cách làm gần gũi với giáo viên đứng lớp. Các biện pháp dễ hiểu 
dễ áp dụng trong thực tế. 
 - Nhà trường đặc biệt là chuyên môn và tổ khối luôn đề cao việc giảng dạy 
“Lấy trẻ làm trung tâm” đây chính là nòng cốt của việc dạy và học dựa trên nhu 
cầu và năng lực của trẻ.
 - Trẻ cùng độ tuổi, luôn đi học chuyên cần.
 Trẻ mầm non rất thích được nghe và làm những cái mới, thích được tìm 
hiểu, sáng tạo dựa trên những điều đã hiểu biết, nên khi đưa trẻ vào các bài 
giảng hay các hoạt động khác như hoạt động góc mà giáo viên nắm được kỹ 
năng, phương thức học “Lấy trẻ làm trung tâm” Thì sự phát triển tư duy của trẻ 
mang lại càng cao.
 Về phía phụ huynh cũng dành nhiều thời gian quan tâm hơn đến con em 
mình, Phối kết hợp với nhà trường trong quá trình giúp đỡ trẻ học tốt, và phần 
đa phụ huynh đã thừa nhận cách cho trẻ học theo hướng “ Lấy trẻ làm trung 
tâm” trẻ phát triển các mặt rất mạnh, đặc biệt ý thức của trẻ phát triển vược bật, 
trẻ ít khi nhờ người khác làm giúp vì trẻ tự giải quyết được và tự hòa về điều đó 
 *Nguyên nhân khách quan: Giáo viên chưa linh hoạt trong cách tổ chức 
dạy học lấy trẻ làm trung tâm và sử dụng các biện pháp, thủ thuật giúp trẻ phát 
huy tối ưu khả năng nhận thức của trẻ.
 - Cơ sở vật chất còn thiếu, một số giáo viên còn hạn chế về công nghệ 
thông tin, chưa mạnh dạn cho trẻ tự thảo luận khám phá, đôi khi giáo viên còn 
ôm đồm quá nhiều đồ dùng vào trong tiết dạy nhưng chưa khai thác sử dụng triệt 
để vì cô còn làm nhiều và nói nhiều chưa thực sự lấy trẻ làm trung tâm nên chưa 
mang lại hiệu quả cao trong giờ học, chưa sáng tạo trong cách tổ chức tiết học. 
 * Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra:
 -Việc xây dựng thiết kế các phương pháp, biện pháp thủ thuật theo mục 
đích lấy trẻ làm trung tâm là rất cần thiết, giúp giáo viên xây dựng kế hoạch phù 
hợp với độ tuổi và đối tượng lĩnh hội kiến thức.
 Trong mọi hoạt động nhà giáo dục đều lấy trẻ làm trung tâm thì sẽ giúp trẻ 
 hiểu và ghi nhớ rất nhanh những việc tốt, việc gì không tốt, việc nên làm, việc 
 8

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_lay_tre_lam_trung_tam_cho_tre.doc