SKKN Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Vạn Thắng

Với mục đích đẩy mạnh việc xây dựng, tổ chức hoạt động cho trẻ học bằng chơi, bằng trải nghiệm; góp phần nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Đồng thời huy động sự tham gia của phụ huynh học sinh và cộng đồng trong việc xây dựng môi trường, tổ chức hoạt động cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầmnon một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Thực hiện điều trên đã góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ trong nhà trường, nâng cao kết quả dạy học cho giáo viên và phù hợp với trẻ tuổi mầm non theo yêu cầu phát triển của ngành học Mầm non. Ở lứa tuổi mầm non, hoạt động chủ đạo của trẻ là “Chơi mà học, học mà chơi ” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức trong cuộc sống xung quanh.
Môi trường giáo dục trong trường mầm non chính là những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáo dục hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và làm tiền đề cho sự phát triển của trẻ ở các bạc học tiếp theo.
doc 19 trang skmamnonhay 14/09/2024 960
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Vạn Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Vạn Thắng

SKKN Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Vạn Thắng
 “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở 
 trường mầm non Vạn Thắng”.
thiết phải chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học trẻ 
làm trung tâm, đây là một xu hướng tất yếu của nền giáo dục mà chúng ta nên áp 
dụng và đổi mới.
 Vậy trong công tác giảng dạy người giáo viên luôn quan tâm trước hết đến 
việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền thụ tới trẻ cho hết nội dung quy 
định trong chương trình, cố gắng làm cho mọi học sinh hiểu và nhớ những lời cô 
dạy. Cũng từ đó hình thành kiểu học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ. 
Để khắc phục tình trạng đó, cần phát huy tính tích cực chủ động học tập của trẻ, 
quan tâm đến nhu cầu khả năng của mỗi cá nhân trẻ trong tập thể lớp. Các 
phương pháp “Dạy học tích cực”, “Lấy người học làm trung tâm” đã đưa lại 
hiệu quả cao. 
 1.2. Cơ sở thực tiễn:
 Tại trường Mầm non Vạn Thắng, căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học 
2018-2019 của trường: Chương trình giáo dục Mầm non theo Thông tư số 
17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và 
Đào tạo và thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ 
trưởng Bộ giáo dục và đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình 
giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 
tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ở lứa tuổi Mầm non: 
Hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà chơi” thông qua các hoạt động đa 
dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức trong cuộc sống xung quanh trẻ. Chương 
trình giáo dục mầm non mới là lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻ 
được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản thân trẻ, đáp ứng tối đa 
nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình giáo dục.
 Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm 
đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và phương 
pháp giải quyết vấn đề. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trải nghiệm khám 
phá, thì như vậy trẻ đã có thể được phát triển tư duy sáng tạo, giúp trẻ có nhiều cơ 
hội phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, thể chất, phát triển 
nhận thức. Những lợi ích đó có liên hệ trực tiếp với phương pháp dạy của các giáo 
viên, đó chính là cách tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung 
tâm.
 2. Mục đích nghiên cứu:
 Với mục đích đẩy mạnh việc xây dựng, tổ chức hoạt động cho trẻ học bằng chơi, 
bằng trải nghiệm; góp phần nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm 
non. Đồng thời huy động sự tham gia của phụ huynh học sinh và cộng đồng trong việc 
xây dựng môi trường, tổ chức hoạt động cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non.
 2 “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở 
 trường mầm non Vạn Thắng”.
 PHẦN THỨ HAI:
 NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 1. Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề:
 Môi trường là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất 
lượng chăm sóc giáo dục trẻ toàn diện. Trong lớp học không thể thiếu những mảng 
trang trí, những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ giáo viên cần 
tạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, đồ dùng đa dạng bắt 
mắt Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp thuận tiện, gần gũi quen 
thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ
 2. Khảo sát thực trạng: 
 2.1. Đặc điểm tình hìnhchung:
 - Năm học 2018 - 2019 trường có 4 điểm trường gồm 24 lớp, 715 học sinh 
 - Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên 87 đồng chí. Trong đó:
 - Lớp 5 tuổi: 8 lớp/304 trẻ
 - Lớp 4 tuổi: 8 lớp/233 trẻ
 - Lớp 3 tuổi: 6 lớp/148 trẻ
 - Lớp NT: 2 lớp/30 trẻ
 2.2. Thuận lợi:
 Được sự quan tâm của cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương, các cấp lãnh 
đạo tạo điều kiện giúp đỡ để nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 
 Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm 
cao, đoàn kết trong tập thể, có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ .
 100% Cán bộ, giáo viên, công nhân viên có trình độ chuyên môn chuẩn và trên 
chuẩn. Nhiều giáo viên trẻ nhiệt tình, mến trẻ, có nhiều sáng tạo trong giảng dạy. 
 Phụ huynh đã cũng dành nhiều thời gian quan tâm hơn đến con em mình, phối 
kết hợp với nhà trường trong quá trình giúp đỡ trẻ học tốt, và phần đa phụ huynh đã 
thừa nhận cách cho trẻ học theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm” trẻ phát triển các 
mặt rất mạnh, đặc biệt ý thức của trẻ phát triển vược bật, trẻ ít khi nhờ người khác 
làm giúp vì trẻ tự giải quyết được và tự hòa về điều đó 
 - Ban giám hiệu trường luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường 
xuyên dự giờ thăm lớp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
 - Có sự quan tâm của nhà trường, sự nhiệt tình giúp đỡ của chuyên môn, đồng 
nghiệp.
 4 “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở 
 trường mầm non Vạn Thắng”.
 hoạch, lựa chọn chỉ số, lối dẫn dắt lôi cuốn trẻ, đa số còn dạy trẻ theo hướng lấy 
 giáo viên làm trung tâm, cô hướng dẫn nhiều, nói nhiều, trẻ ít được thực hành, trao 
 đổi, một phần cũng do đồ dùng đồ chơi ít, chưa đầy đủ để trẻ hoạt động.
 Để tháo gỡ khó khăn này, tôi đã chọn phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung 
 tâm, thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và cách lập kế hoạch trên 
 quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có trình độ 
 chuyên môn cao, sáng tạo, năng động trong giảng dạy để trẻ đạt được kết quả tốt 
 nhất khi cho trẻ tự khám phá tìm tòi cái mới trong mọi hoạt động .
 Chất lượng giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi tại lớp MG 5 tuổi A4 được thể hiện qua các 
 số liệu như sau:
 Bảng khảo sát chất lượng của 38 trẻ lớp A4 đầu tháng 9/2018 như sau:
 Chưa đạt
 Đạt
 STT Tiêu chí
 Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ %
 Trẻ hứng thú tham gia vào 
1 7 18 31 82
 giờ học
 Trẻ có ý thức tự thực hiện 
2 6 16 32 84
 tốt yêu cầu của tiết học
 Trẻ nắm vững kiến thức, kỹ 
3 năng vận dụng linh hoạt, 5 13 33 87
 sáng tạo vào thực tế.
 Trẻ có kỹ năng sử dụng 
4 8 21 30 79
 ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc
 3. Các biện pháp thực hiện: “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 
 cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Vạn Thắng”.
 Biện pháp 1: Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân. 
 Biện pháp 2: Tăng cường thiết bị, đồ dùng dạy học và tạo môi trường cho trẻ 
 hoạt động lấy trẻ làm trung tâm. 
 Biện pháp 3: Thực hiện tổ chức tốt biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 
 thông qua các hoạt động giáo dục.
 Biện pháp 4: Lựa chọn nội dung và trò chơi phù hợp để rèn luyện tính tích 
 cực hoạt động của trẻ.
 Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin, Sử dụng phần mềm power point 
 trong tổ chức các hoạt động chung.
 Biện pháp 6: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
 6 “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở 
 trường mầm non Vạn Thắng”.
 Ô cửa bí mật thiết kể từ phần mềm power point
 Tham khảo tài liệu sách báo, nói về chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên 
môn nghiệp vụ, Sáng tạo trong thiết kế thiết bị đồ dùng dạy học thông dụng cho các 
môn học.
 Hằng năm nhà trường thường tổ chức các hội thi như: Thi giáo viên, nhân viên 
giỏi; Hội thi văn hóa thể thao; Công nghệ thông tin; Hội thi làm đồ dùng sáng tạo,.. 
Thông qua các hội thi, giáo viên phải thực hành tiết dạy lĩnh vực phát triển thẩm 
mỹ, vừa đánh giá được trình độ chuyên môn, khả năng chuẩn bị, kỹ năng sư phạm 
trong sử dụng đồ dùng trực quan, sử lý tình huống, cách đặt câu hỏi đàm thoại, kết 
quả đạt được trên trẻ...
 Thông qua hội thi, còn đánh giá xếp loại và rút kinh nghiệm các mặt còn hạn 
chế, đồng thời tạo cơ hội cho giáo viên thể hiện năng lực của mình.
 4.2 Biện pháp thứ hai: Tăng cường thiết bị, đồ dùng dạy học và tạo môi 
trường cho trẻ hoạt động lấy trẻ làm trung tâm. 
 Đây là biện pháp quan trọng mà người giáo viên cần phải có đó là sự sáng tạo 
trong thiết kế xây dựng, lựa chọn đề tài cũng như tạo dụng cụ dạy học đồ dùng đồ 
chơi, cách sưu tầm tranh ảnh, xây dựng mô hình, tạo và lựa chọn môi trường hoạt 
động học trong và ngoài lớp cho trẻ giúp trẻ có điều kiện tiếp cận với cách học mới 
gây được sự tò mò thích khám phá trong trẻ hơn. Khi sử dụng biện pháp này trẻ 
được tiếp xúc với cách học mới mà trẻ hằng mong đợi ở trường, đồ dùng, thiết bị 
học càng phong phú thì trẻ sẽ có điều kiện tiếp cận nhiều hơn làm khắc sâu hình 
tượng và ghi nhớ và nảy sinh nhiều sáng kiến với đồ dùng hơn. 
 8 “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở 
 trường mầm non Vạn Thắng”.
 * Đối với trẻ:
- Phải khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cùng cô và các bạn, 
giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, tạo sự gần gũi giữa cô với trẻ, tạo tâm thế thoải mái 
cho trẻ khi bước vào hoạt động.
- Giúp trẻ chủ động, tích cực trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức, tạo cơ hội cho tất 
cả trẻ đều được tham gia vào quá trình nhận thức, tìm tòi, khám phá tri thức, trẻ 
được thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ của trẻ thông qua các hoạt động cụ thể.
 4.3 Biện pháp thứ ba: Thực hiện tổ chức tốt biện pháp giáo dục lấy trẻ làm 
trung tâm thông qua các hoạt động giáo dục
 Ở độ tuổi 5-6 tuổi, hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà chơi” 
thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội tri thức trong cuộc sống 
xung quanh trẻ, chương trình giáo dục mầm non mới lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều 
kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản 
thân trẻ, đáp ứng được tối đa nhu cầu và hứng thú, dựa vào khả năng của mỗi trẻ.
 Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học tôi đã chia trẻ thành từng nhóm, 
mỗi nhóm có đội trưởng, nhằm cho các thành viên tự quan sát, khảo nghiệm thảo luận, 
rồi mời nhóm trưởng thuyết trình ý kiến của nhóm mình đưa ra. 
 Hình ảnh trẻ thi đua làm đồ dùng sáng tạo
 Qua đó giáo viên sẽ là người tổng hợp mọi ý kiến của các nhóm và bổ sung ý 
kiến, đưa ra kết quả chung cho cả lớp hiểu vấn đề.
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_lay_tre_lam_trung_tam_cho_tre.doc