SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đề ra thì một người giáo viên mầm non cần phải trang bị cho mình một hệ thống kiến thức phong phú, chính xác và đặc biệt là phải được trải nghiệm các kỹ năng giáo dục thực tế.
Muốn có kiến thức và hiểu được tâm lý, tính cách của trẻ 5- 6 tuổi thì tôi đã tập trung vào đọc và nghiên cứu tài liệu về tâm lý học trẻ em ( NXB Đại Học Sư Phạm), nghiên cứu tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non và tìm hiểu nhiều nguồn tài liệu giáo dục khác nhau: báo giáo dục, internet...
Tôi tham gia rất nhiệt tình và đầy đủ các lớp bồi dưỡng mà nhà trường hay phòng giáo dục tổ chức. Qua các lớp bồi dưỡng như: bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng giáo viên dạy kĩ năng sống, bồi dưỡng công nghệ thông tin đã giúp tôi có thêm rất nhiều kiến thức giúp ích trong công việc giảng dạy cũng như trong việc rèn trẻ một số kĩ năng sống trong lớp.
Muốn có kiến thức và hiểu được tâm lý, tính cách của trẻ 5- 6 tuổi thì tôi đã tập trung vào đọc và nghiên cứu tài liệu về tâm lý học trẻ em ( NXB Đại Học Sư Phạm), nghiên cứu tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non và tìm hiểu nhiều nguồn tài liệu giáo dục khác nhau: báo giáo dục, internet...
Tôi tham gia rất nhiệt tình và đầy đủ các lớp bồi dưỡng mà nhà trường hay phòng giáo dục tổ chức. Qua các lớp bồi dưỡng như: bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng giáo viên dạy kĩ năng sống, bồi dưỡng công nghệ thông tin đã giúp tôi có thêm rất nhiều kiến thức giúp ích trong công việc giảng dạy cũng như trong việc rèn trẻ một số kĩ năng sống trong lớp.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
2 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI 1.Mô tả bản chất của sáng kiến: Trẻ em là mầm non, là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Chính vì lẽ đó, sinh thời Bác Hồ cũng rất quan tâm đến trẻ em, Bác nói: “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”.Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước, trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ. Vì thế việc chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó đặc biệt là vai trò hướng dẫn, giáo dục của cô giáo. Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi kỳ diệu, trẻ vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt để tự bảo vệ mình và đảm bảo an toàn cho bản thân. Vì vậy, khi ở một mình, khi bị người lạ dụ dỗ trẻ dễ tin và đi theo người lạ và khi vui chơi, trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạn thương tích nhỏ: Rách da, tổn thương phần mềm, gãy xương. Tuy nhiên phần lớn các vấn đề trên đều có thể phòng tránh được nếu cha mẹ, cô giáo và mọi người trong cộng đồng xác định được nguyên nhân, nâng cao nhận thức, xây dựng cộng đồng an toàn cho trẻ. Nhận thức được như vậy, là giáo viên mầm non, là những người trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ tôi luôn suy nghĩ làm sao để giúp trẻ trang bị cho mình những kỹ năng sống tốt nhất để phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện, đó cũng là những hành trang quan trọng để trẻ vững vàng bước vào đời. Bản thân tôi là một giáo viên trẻ mang đầy nhiệt huyết, năm nay tôi được phụ trách lớp 5 - 6 tuổi. Tôi đã nhận thấy rằng đối với trẻ 5- 6 tuổi việc giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt kỹ năng đảm bảo an toàn và tự bảo vệ bản thân cũng rất 4 hỏi các tài liệu có liên quan để nghiên cứu. - Với trẻ mẫu giáo nhỡ rất hứng thú với những bài học mới lạ, có nội dung hấp dẫn. Vì vậy, tôi sưu tầm những bài thơ, bài hát, câu chuyện, tình huống, những bài tập thực hành, những video dạy kỹ năng sống và những câu hỏi để kích thích trẻ tìm câu trả lời theo sự tư duy, cách giải quyết riêng của trẻ để kích thích trẻ tham gia hoạt động học một cách hiệu quả nhất. * Giải pháp 2: Lập kế hoạch khảo sát trẻ và giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua mọi hoạt động * Số liệu điều tra trước khi thực hiện : Tôi đã tiến hành khảo sát Tại lớp Mẫu giáo Lớn 2 Trường Mẫu giáo Đại Thạnh nơi tôi công tác với số lượng là 32 trẻ. Kết quả thu được như sau: Đạt Chưa đạt STT Kỹ năng sống Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 1 Kỹ năng tự bảo vệ 20/32 63% 12/32 37% Kỹ năng đảm bảo 2 20/32 63% 12/32 37% an toàn Với trẻ mẫu giáo Lớn, kinh nghiệm sống chưa có nhiều nên kỹ năng phòng chống tai nạn đảm bảo an toàn và kỹ năng tự bảo vệ còn hạn chế. Trẻ chưa nhận thức được mối nguy hiểm sảy ra xung quanh trẻ và cách nhận biết, phòng tránh và xử lý cho phù hợp. Chính vì vậy tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu các nội dung kỹ năng rồi đưa vào dạy lồng ghép thông qua các hoạt động trong ngày và đồng thời được gắn vào các chủ đề, chủ điểm trong năm cho phù hợp. Cụ thể là: * Thông qua hoạt động học : Xuất phát từ tâm lý trẻ mầm non là rất thích nghe kể chuyện, đọc thơ, múa hát và đặc biệt là thích tìm tòi khám phá nên tôi đã lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng đảm bảo an toàn những tai nạn có thể xảy ra cho trẻ. Giúp trẻ tiếp nhận một cách hứng thú, tự nguyện qua nội dung các câu chuyện, 6 ăn do trẻ cười đùa. Bị bỏng thức ăn do thức ăn mang từ nhà bếp lên còn đang nóng. Vì vậy trong giờ ăn,tôi quan sát trẻ cách ăn uống: Trẻ ăn như thế nào? Trẻ có ngậm cơm không? Trẻ có nói chuyện, đùa nghịch trong khi ăn không? Trong lúc ăn mà trẻ bị ho hay hắt xì hơi thì trẻ sẽ làm thế nào? Thức ăn rơi thì trẻ sẽ làm thế nào? Trong quá trình quan sát hành động của trẻ thì tôi luôn luôn nhắc trẻ: Các con nhớ xúc cho gọn gàng, trong giờ ăn không được nói chuyện đùa nghịch, khi ho hay hắt xì hơi thì phải biết che miệng lại, ăn thì phải nhai kỹ, nhai chậm, cơm rơi vãi thì phải nhặt vào đĩa, không được xúc cơm sang bát của bạn, không được ngậm thức ăn trong miệng, không được dùng tay để bốc thức ăn, nếu thức ăn còn bỏng các con thổi nguội mới ăn ( Hình 4). Cô giải thích cho trẻ hiểu: Nếu vừa ăn vừa nói chuyện thì có thể sẽ bị hóc sặc, thức ăn bỏng mà các con ăn vào sẽ bị bỏng miệng... * Giờ đi vệ sinh: Tôi dạy trẻ kỹ năng xếp thành 2 hàng khi đi vệ sinh. Bạn nam đi tolet nam, bạn nữ đi toet nữ, không được chen lấn, xô đẩy khi đi. Tất cả những điều đó giúp cho trẻ nhớ lâu và dần trở thành cái kỹ năng không thể thiếu với trẻ. * Thông qua hoạt động chiều: - Ví dụ: Thông qua hoạt động đọc thơ với bài thơ “Xe chữa cháy” của tác giả Phạm Hổ: Mình đỏ như lửa Bụng chứa nước đầy Tôi chạy như bay Hét vang đường phố Nhà nào bốc lửa Tôi dập liền tay Ai gọi chữa cháy “ Có ngay! Có ngay! Sau khi đọc bài thơ cô có thể đưa ra những câu hỏi đàm thoại với trẻ: + Bài thơ nói về xe gì? + Xe chữa cháy như thế nào? 8 Hiện nay do xã hội đang trên đà phát triển nên xuất hiện nhiều tệ nạn xảy ra ảnh hưởng đến trẻ em đặc biệt là nạn bắt cóc trẻ em đang diễn ra ở những vùng quê nên tôi chú trọng đến việc đảm bảo an toàn cho trẻ trong thời gian về nhà. Trước tình hình như vậy tôi giải thích cho cha mẹ trẻ hiểu về những tai nạn có thể đến với trẻ và cách phòng tránh. Và nhiều cha mẹ trẻ do còn bận đi làm, nên nhờ hàng xóm đón con hộ thì tôi sẽ phải hỏi trẻ: Ai đến đón con? Con biết cô chú này không, tên là gì? Tôi sẽ gọi điện xác nhận với cha mẹ trẻ rồi mới cho đón trẻ. Đồng thời tôi dặn dò trẻ nếu người lạ mà con không quen biết thì không được đi theo vì đó là những người xấu, không tốt, nếu chúng ta đi theo thì sẽ gặp nguy hiểm. Với cách này rất hiệu quả, 100% trẻ lớp tôi được an toàn và cha mẹ trẻcũng rất yên tâm nên tôi sẽ duy trì biện pháp này cho những năm học tiếp theo( Hình 7). * Giải pháp 3: Dạy trẻ những kỹ năng cần thiết để trẻ tự bảo vệ và đảm bảo an toàn Để trẻ biết tự bảo vệ bản thân và đảm bảo an toàn cho mình ở mọi lúc, mọi nơi, giáo viên cần cung cấp cho trẻ những kỹ năng cần thiết nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện và có khả năng thích ứng trong mọi hoàn cảnh thực tế. Có như vậy, trẻ sẽ chủ động, không dựa dẫm vào bố mẹ, vào thầy cô hay bạn bè mà tự mình chủ động, tự tin ứng phó với những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc sống của mình. Qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu, tôi nhận thấy để giúp trẻ có kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ, tôi sẽ hướng dẫn trẻ thực hành những kỹ năng sau: * Kỹ năng nhận biết nguy hiểm: Tôi dạy trẻ cách nhận biết nguy hiểm qua hình ảnh, câu chuyện, tình huống cụ thể để giúp trẻ có cái nhìn toàn diện nhất về những nguy hiểm xung quanh trẻ, từ đó trẻ sẽ tự biết cách phòng tránh để không gặp phải tình huống nguy hiểm đó nữa. Để trẻ nhận biết được hết các loại nguy hiểm, tôi dạy trẻ phân theo từng nhóm nguy hiểm. Các mối nguy hiểm trong nhà như: điện, nước nóng, quạt, lửa, 10 * Kỹ năng xử lí khi bị bắt cóc: Tệ nạn bắt cóc trẻ em đang ngày một gia tăng trên cả nước. Kẻ xấu có thể đóng vai làm bất kì ai để dụ dỗ, mua chuộc trẻ đi theo mình. Có rất nhiều tình huống, người lạ đóng giả làm bạn của bố hoặc mẹ để rủ trẻ đi mua bánh kẹo hay đi mua đồ chơi. Vì thế tôi sẽ hướng dẫn trẻ xử lý tình huống khi bị bắt cóc bằng hình ảnh, phóng sự và trải nghiệm thực tế dưới sự hóa trang của giáo viên và các cô trong trường để trẻ được rèn luyện và trang bị kỹ năng ứng phó khi bị bắt cóc.(Hình 10)( ( - Các kỹ năng cụ thể tôi hướng dẫn cho trẻ khi bị bắt cóc đó là: - Kỹ năng kêu cứu: tôi hướng dẫn trẻ kêu cứu thật to: “Cứu! Bắt cóc. Cứu! Bắt cóc” để nhờ mọi người xung quanh giúp đỡ. - Kỹ năng bu 2 chân 2 tay vào người lạ: tôi chú ý dạy trẻ không đánh lại vì sức của trẻ còn yếu sẽ không có tác dụng, tôi hướng dẫn trẻ dùng 2 tay 2 chân bu thật chặt vào chân của người lạ làm cho họ không có thế để bắt và kêu cứu thật to và từ đó có thể thoát ra vùng chạy. - Kỹ năng giả vờ ngất: nếu dùng mọi biện pháp trên mà vẫn không thoát khỏi kẻ xấu, trái lại bị kẻ xấu đánh đập thì các con hãy giả vờ ngất xỉu, uể oải và nằm nhắm mắt, không cử động. Như vậy sẽ tránh bị kẻ xấu đánh đập tiếp, mặt khác khi thấy nạn nhân bị ngất kẻ xấu sẽ bối rối đi tìm cách cứu chữa, hoặc nghĩ rằng trẻ không đủ sức để trốn chạy nữa thì nhân cơ hội đó trẻ có thể dùng tai nghe để xác định và tìm cách trốn thoát hay cầu cứu người giúp đỡ. * Giải pháp 4: Cần động viên, khen thưởng trẻ kịp thời Khen ngợi, động viên là biện pháp vô cùng hữu hiệu để kích thích, nhằm củng cố lòng tin cho trẻ trong học tập hiệu quả. Bất kỳ một đứa trẻ phát triển bình thường nào đều có nhu cầu vươn lên khẳng định chính mình. Do đó, tôi đã phải tìm mọi cách thức để kịp thời động viên, khích lệ sự vươn lên đó ở trẻ. Khen ngợi đúng mức và kịp thời sẽ kích thích trẻ đem hết năng lực của mình để hoạt động. Ngược lại, nếu không có sự khích lệ đúng đắn của giáo viên trước những thành quả mà trẻ đạt được, thì sẽ làm cho trẻ hụt hẫng và không muốn sáng tạo nữa. 12 nhưng lại đạt hiệu quả rất cao trong các hoạt động. Việc giáo viên tích cực giao lưu với cha mẹ trẻ vào giờ đón trả trẻ giúp giáo viên dễ dàng nắm bắt tình hình của trẻ, hiểu được tính cách, hoàn cảnh sống của trẻ từ đó đề ra các biện pháp phù hợp cũng như cách tác động, phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc rèn luyện trẻ đúng phương pháp. Cô mời cha mẹ trẻ học sinh đến dự một số hoạt động của trẻ ở lớp để cha mẹ trẻ thấy rõ những điều mà trẻ được học qua đó cùng phối hợp với giáo viên nuôi dạy con mình tốt hơn.Tuyên truyền với cha mẹ trẻ qua góc “cha mẹ trẻ cần biết” cô dán những áp phích, tranh ảnh về kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ: không leo trèo lên tường rào, lan can, không nghịch vào đồ điện không đi theo người lạ, phòng tránh những vật dụng gây nguy hiểm, chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ ( Hình 12) Tôi mạnh dạn đề nghị với cha mẹ trẻ thường xuyên trao đổi với cô trong giờ đón trẻ và trả trẻ, đọc bản tin “ cha mẹ trẻ cần biết” và gần gũi với trẻ để tìm hiểu các nội dung giáo dục kỹ năng sống trên lớp. Đồng thời phối hợp giáo dục rèn luyện cho trẻ ở nhà và phản ánh kết quả qua lại cả hai phía đều biết được tình hình của trẻ. Bản chất việc hình thành kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ không chỉ dừng lại ở nhận thức, mà nó còn bao gồm cả việc bắt chước những hành động đúng, nên làm trong thời điểm nào đó. Đồng tình với quan điểm này của tôi nên dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, tôi và cha mẹ trẻ đều cố gắng làm gương cho trẻ từ việc nhỏ nhất. Ví dụ: Dùng lót tay khi bắt xoong nồi trên bếp nóng, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, rửa sạch và gọt hoa quả trước khi ăn.. Nhận thức được tầm quan trọng của biện pháp này, tôi thường trao đổi, tuyên truyền cha mẹ trẻ hiểu những việc nên và không nên đối với trẻ để giúp trẻ có kỹ năng sống tốt, trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tự tin trong cuộc sống. Trẻ luôn bắt chước người lớn và cha mẹ trẻ là những người lớn gần gũi trẻ nhất.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_tu_bao_ve_va_dam_bao.doc